Đánh giá và cải tiến hoạt động quản lý chất lượng liên quan đến dược tại một số bệnh viện tỉnh đồng nai giai đoạn 207 2019

  • 162 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
TRẦN VĂN PHÚ
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CẢI TIẾN CÔNG TÁC DƢỢC TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
TRẦN VĂN PHÚ
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
CÔNG TÁC DƢỢC TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62732001
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các dữ liệu,
kết quả được trình bày trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Ngƣời cam đoan
Trần Văn Phú
i
.
.
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
Luận văn chuyên khoa cấp II – Năm 2020
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC DƢỢC
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Đình Luyến
Mở đầu: Chất lượng bệnh viện là toàn bộ khía cạnh liên quan đến người bệnh, người
nhà người bệnh, nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố
đầu vào, yếu tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh. Mặt khác
chất lượng bệnh viện có thể hiểu là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn, lấy người bệnh
là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công
bằng, hiệu quả. Để đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công tác Dược tại
các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) trực thuộc Sở Y tế (SYT) Đồng Nai, Nghiên cứu sử
dụng việc đánh giá thực trạng chất lượng công tác Dược tại 03 KCB được phân hạng 1,
2, 3 theo quy định, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng công tác Dược tại
các cơ sở KCB trực thuộc SYT Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu từ phiếu đánh giá chất
lượng công tác Dược lưu tại các cơ sở KCB trong 03 năm 2017 - 2019 để đánh giá, so
sánh những ưu, nhược điểm về chất lượng công tác Dược tại 03 cơ sở KCB trên.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giải quyết các tồn tại về quản lý chất lượng công tác
Dược cho từng cơ sở KCB, ứng dụng công nghệ thông tin và lập kế hoạch nâng cao
chất lượng công tác Dược cho từng hạng cơ sở KCB giai đoạn 2020 - 2025.
Kết quả và bàn luận: Bộ tiêu chí chất lượng BV Việt Nam, phiên bản 2.0 là cơ sở cho
việc đánh giá, nâng cao chất lượng bệnh viện nói chung và công tác Dược nói riêng tại
các cơ sở KCB trực thuộc SYT Đồng Nai. Khi các tiêu chí đạt được ở một mức nhất
định, các cơ sở KCB có xu hướng giữ mức này cho các năm tiếp theo: Mức 4 (cơ sở
KCB hạng 1, 2), mức 3 (cơ sở KCB hạng 3) do các nguyên nhân: Các cơ sở KCB chưa
ii
.
.
hoạch định cho việc nâng mức đạt của các tiêu chí; Đánh giá chất lượng theo mức và
mức trung bình chưa tạo được động lực cho các cơ sở KCB nâng cao chất lượng BV
và công tác Dược; Cần đánh giá thêm bảng chỉ số đánh giá phần trăm (%) tiểu mục đạt.
Kết quả đánh giá lại không thay đổi so với kết quả tự đánh giá do các nguyên nhân:
Theo ý kiến chủ quan của người đánh giá lại; Chưa thống nhất hồ sơ minh chứng giữa
người thực hiện và người đánh giá lại nên việc đánh giá lại của SYT chưa tạo động lực
cho các cơ sở KCB nâng cao chất lượng công tác Dược qua các năm. Kế hoạch được
phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng công tác Dược
tại các cơ sở KCB trực thuộc SYT Đồng Nai.
Kết luận: Nghiên cứu đã phân tích, tổng hợp và đề xuất giải pháp giải quyết các tiểu
mục chưa thực hiện được; Triển khai thử nghiệm việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác đánh giá chất lượng công tác Dược; Dự thảo được Kế hoạch nâng cao
chất lượng công tác Dược tại các cơ sở KCB trực thuộc SYT Đồng Nai giai đoạn 2020
– 2025.
iii
.
.
TÓM TẮT TIẾNG ANH
ASSESSING AND PROPOSING TO IMPROVE QUALITY MANAGEMENT
OF PHARMACEUTICAL ACTIVITIES AT HEALTH FACILITIES IN DONG
NAI PROVINCE IN THE PERIOD 2017 - 2019
Instructor: Assoc. Prof. PHAM ĐINH LUYEN, Ph.D
Introduction
Hospital quality is the whole aspect related to the patient, the patient's family, the
medical staff, the capacity to perform technical expertise; inputs, operational factors
and outputs of medical examination and treatment activities. On the other hand, the
quality of the hospital can be understood as the accessibility of services, safety, people
- centred, professional qualifications, timely, convenient, equitable and efficient. To
assess the status of pharmaceutical quality management at health facilities under the
Department of Health of Dong Nai, the study assessed the quality of pharmaceutical
activities in 03 health facilities as class 1, 2, 3 and proposed the solutions to improving
quality management of pharmaceutical activities at health facilities in Dong Nai
province in the period 2017 – 2019.
Materials and Methodology
Retrospective study used existing data from the pharmaceutical quality assessment
sheet of 03 health facilities for 3 years (2017-2019) to evaluate and compare the
advantages and disadvantages of the quality of pharmaceutical activities in the three
above health facilities. Proposing the solution to the problems of pharmaceutical
quality management for each facility; applying information technology and planing to
improve the quality of pharmaceutical activities for each class in the period 2020-2025.
Results and Discussions
Vietnam Hospital Quality Criteria, version 2.0 is the basis for assessing and improving
the quality of hospitals in general and pharmaceutical work in particular at the health
iv
.
.
care facilities affiliated to the Dong Nai Department of Health. When the criteria are
achieved at a certain level, the health care facilities tend to keep this level for the
following years: Level 4 (class 1,2 medical facilities), Level 3 (class 3 medical
facilities) due to the reasons: Health care facilities have not planned to increase the
achievement of the criteria; Evaluating quality by level and average has not created the
motivation for medical facilities to improve the quality of hospitals and pharmaceutical
work; need to evaluate more index table assessing the% sub-item passed.
The reassessment results did not change compared with the self-assessment results due
to the following reasons: According to the subjective opinion of the reassessors;
Documentary evidence between the performers and the reassessors has not been
agreed, so the reevaluation of the Department of Health has not created a motivation
for medical facilities to improve the quality of pharmaceutical work over the years. The
plan is the legal basis for implementing improvements to improve the quality of
pharmaceutical work in medical facilities under the Dong Nai Department of Health
Conclusion
The study has analyzed, synthesized and proposed solutions to the unrealized sub-
categories; Deploying the application of information technology to the pharmaceutical
quality assessment; Planing to improve the quality of pharmaceutical work in medical
facilities under the Department of Health of Dong Nai in the period of 2020 - 2025.
v
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................................................ii
TÓM TẮT TIẾNG ANH ............................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................. vi
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Tổng quan về chất lượng bệnh viện và bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.......... 3
1.2. Tiêu chí chất lượng BV liên quan đến công tác dược ..................................... 15
1.3. Giới thiệu về Sở Y tế tỉnh Đồng Nai và các cơ sở KCB trực thuộc Sở Y tế.... 26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33
2.1. Thời gian, địa điểm và nội dung nghiên cứu .................................................... 33
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 34
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 44
3.1. Kết quả đánh giá, đánh giá lại chất lượng công tác Dược tại 03 cơ sở KCB trực
thuộc Sở Y tế Đồng Nai giai đoạn 2017-2019 ........................................................ 44
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến và Kế hoạch nâng cao chất lượng công tác
Dược tại cơ sở KCB tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2025. ...................................... 58
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 76
4.1. Về thực trạng công tác đánh giá, đánh giá lại chất lượng công tác Dược BV .... 76
vi
.
.
4.2. Về thực hiện đánh giá lại chất lượng công tác Dược của Sở Y tế ..................... 82
4.3. Về triển khai áp dụng CNTT để hỗ trợ các cơ sở KCB thực hiện cải tiến, nâng
cao chất lượng công tác Dược và phê duyệt Kế hoạch nâng cao chất lượng công tác
Dược tại các cơ sở KCB tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2025 ................................. 84
CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 87
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 87
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 1
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 1
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 2
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. 1
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................... 1
vii
.
.
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên Tiếng Việt
BTC Bộ Tài chính Bộ Tài chính
BS Bác sỹ Bác sỹ
BV Bệnh viện Bệnh viện
BYT Bộ Y tế Bộ Y Tế
CĐ Cao đẳng Cao đẳng
CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
CP Chính phủ Chính phủ
DS Dược sỹ Dược sỹ
ĐH Đại học Đại học
ĐK Đa khoa Đa khoa
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị Hội đồng thuốc và điều trị
International Organization
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế.
for Standardization
Chuẩn thiết yếu quốc tế về chất
Joint Commission
JCI lượng y tế và an toàn cho người
International
bệnh
KCB Khám chữa bệnh Khám chữa bệnh
KPI Key Performance Indicator Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
KV Khu vực Khu vực
Medication Management
MMU Quản lý và Sử dụng thuốc
And Use
QĐ Quyết định Quyết định
QH Quốc hội Quốc hội
QLCLBV Quản lý chất lượng BV Quản lý chất lượng BV
TT Thông tư Thông tư
TTYT Trung tâm y tế Trung tâm y tế
viii
.
.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ thực hiện công tác đánh giá chất lượng BV tại các cơ sở KCB trực
thuộc Sở Y tế Đồng Nai. ............................................................................................. 32
Hình 3.2. Kết quả đánh giá chất lượng theo mức đạt của tiêu chí của 3 cơ sở KCB .... 52
Hình 3.3. Kết quả đánh giá chất lượng theo tiểu mục đạt từng tiêu chí của 3 cơ sở KCB
................................................................................................................................... 53
ix
.
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng BV ........................................................... 6
Bảng 1.2. Ý nghĩa các nội dung của tiêu chí và 5 mức đánh giá ............................. 13
Bảng 1.3. Tên và địa chỉ của các cơ sở KCB [36] .................................................... 28
Bảng 1.4. Nguồn nhân lực của các cơ sở KCB trực thuộc Sở Y tế [2], [26], [31] ... 29
Bảng 2.5. Các biến từ dữ liệu thu thập phiếu tự đánh giá của các cơ sở KCB ...... 35
Bảng 2.6. Nguyên tắc đánh giá cho từng mức của các tiêu chí ............................... 36
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá chất lƣợng BV ............................................................. 37
Bảng 2.8. So sánh kết quả đánh giá giữa 03 cơ sở KCB mà đề tài nghiên cứu giai
đoạn 2017-2019 theo mức tiêu chí trung bình đạt. .................................................. 38
Bảng 2.9. So sánh kết quả đánh giá giữa 03 cơ sở KCB mà đề tài nghiên cứu giai
đoạn 2017 – 2019 theo tỷ lệ % tiểu mục đạt. ........................................................... 39
Bảng 2.10. Tên cơ sở KCB đề tài tiến hành nghiên cứu ......................................... 40
Bảng 2.11. Tổng hợp ƣu, nhƣợc điểm theo từng tiêu chí của tùng cơ sở KCB ...... 41
Bảng 2.12. Đề xuất cải tiến chất lƣợng tại cơ sở KCB mà đề tài nghiên cứu năm
2019. .......................................................................................................................... 42
Bảng 2.13. Mục tiêu cụ thể cho cơ sở KCB (hạng 1, 2, 3) ....................................... 43
Bảng 3.14. Kết quả tự đánh giá chi tiết tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai giai đoạn
2017-2019 .................................................................................................................. 44
Bảng 3.15. Kết quả tự đánh giá tại BVĐKKV Long Khánh giai đoạn 2017 - 2019
................................................................................................................................... 47
Bảng 3.16. Kết quả tự đánh giá tại TTYT huyện Xuân Lộc giai đoạn 2017 - 2019
................................................................................................................................... 49
x
.
.
Bảng 3.17. So sánh kết quả đánh giá chất lƣợng theo mức trung bình đạt của tiêu
chí .............................................................................................................................. 52
Bảng 3.19. So sánh kết quả đánh giá của Sở Y tế với kết quả tự đánh giá của 03 cơ
sở KCB ...................................................................................................................... 56
Bảng 3.20. Phân tích ƣu, nhƣợc điểm trong việc tự đánh giá chất lƣợng BV liên
quan đến công tác Dƣợc tại 03 cơ sở KCB .............................................................. 57
Bảng 3.21. Đề xuất cải tiến chất lƣợng tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai năm 2019
................................................................................................................................... 59
Bảng 3.22. Đề xuất cải tiến chất lƣợng tại BVĐKKV Long Khánh năm 2019 ...... 61
Bảng 3.23. Đề xuất cải tiến chất lƣợng tại TTYT huyện Xuân Lộc năm 2019 ...... 63
Bảng 3.24. Nội dung khảo sát nhu cầu ứng dụng CNTT trong công tác Dƣợc BV
................................................................................................................................... 68
Bảng 3.25. Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm ................... 71
Bảng 3.26. Mục tiêu cụ thể cho cơ sở KCB hạng 1 ................................................. 72
Bảng 3.27. Mục tiêu cụ thể cho cơ sở KCB hạng 2 ................................................. 73
Bảng 3.28. Mục tiêu cụ thể cho cơ sở KCB hạng 3 ................................................. 74
Bảng 3.29. So sánh mức tiêu chí trung bình và tỷ lệ % tiểu mục đạt trong 3 năm
tại 3 cơ sở KCB ......................................................................................................... 82
xi
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi Ngành y tế
phải không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh. Đồng thời,
Ngành y tế đang thực hiện chính sách tăng cường chuyển giao quyền tự chủ cho các
cơ sở KCB công lập cùng với sự thay đổi phương thức thanh toán BHYT thông tuyến
của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong những năm gần đây, với chính sách xã hội hóa
ngành y tế, các cơ sở KCB tư nhân đặc biệt là những tập đoàn trong và ngoài nước đã
đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực KCB tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động KCB
trong nước. Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển, chất lượng đã trở
nên quan trọng đối với khách hàng khi quyết định lựa chọn một dịch vụ hay một sản
phẩm và được xem là một lợi thế chiến lược cho tổ chức để đạt được và duy trì thành
công trong thế giới kinh doanh (Irfan & Ijaz, 2011). Vì vậy, việc nâng cao chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh là một trong những quan tâm hàng đầu của các cơ sở KCB.
Ngày 12 tháng 07 năm 2013, Bộ Y tế ban hành TT số 19/2013/TT-BYT về hướng dẫn
thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại BV với “Bộ tiêu chí chất
lượng BV Việt Nam" giúp các cơ sở KCB có cơ sở tiến hành tự đánh giá thử nghiệm
chất lượng KCB tại đơn vị. Đến năm 2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số
6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 kèm theo Bộ tiêu chí chất lượng BV
Việt Nam, phiên bản 2.0 bao gồm 83 tiêu chí chính thức. Đây là căn cứ để các cơ sở
KCB trên cả nước tiến hành tự đánh giá chất lượng dịch vụ và cơ quản lý nhà nước về
y tế thực hiện công tác kiểm tra giám sát các hoạt động của các cơ sở KCB với mục
đích nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở KCB trên cả nước.
Đến nay, Bộ tiêu chí này được tiếp tục sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình
hoạt động thực tế tại các cơ sở KCB trên cả nước và phù hợp với xu hướng phát triển
y tế của các nước trên thế giới. [8], [13]
Công tác đánh giá chất lượng BV tại tỉnh Đồng Nai được triển khai thử nghiệm từ năm
2013 ngay sau khi TT 19/2013/TT-BYT có hiệu lực. Bước đầu các cơ sở KCB trong
1
.
.
tỉnh và Sở Y tế cùng đánh giá việc thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ KCB.
Hoạt động này được triển khai chính thức từ năm 2017 đến nay theo Quyết định số
6858/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí chất lượng BV Việt Nam, phiên bản
2.0. Trong đó, lĩnh vực dược được quy định tại chương C9 về quản lý cung ứng và sử
dụng thuốc gồm các tiêu chí cụ thể C9.1: BV thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động
dược; C9.2: Bảo đảm cơ sở vật chất và các quy trình kỹ thuật cho hoạt động Dược;
C9.3: Cung ứng thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất
lượng; C9.4: Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; C9.5: Thông tin thuốc, theo d i và báo cáo
phản ứng có hại của thuốc kịp thời, đầy đủ và có chất lượng; C9.6: Hội đồng thuốc và
điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, các cơ sở KCB
trên địa bàn tỉnh và Sở Y tế gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động đánh giá chất
lượng BV, trong đó, có việc cung ứng và sử dụng thuốc tại các cơ sở KCB.
Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá và đề xuất giải pháp cải tiến công tác dƣợc tại một
số cơ sở khám chữa bệnh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2019”, được thực hiện với
mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá và đề xuất cải tiến hoạt động quản lý chất lượng công tác dược tại một số cơ
sở KCB tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2017 - 2019.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công tác Dược tại một số cơ sở KCB tại tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2017 – 2019.
2. Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến chất lượng công tác Dược tại một số cơ sở KCB
và kế hoạch nâng cao chất lượng công tác Dược tại các cơ sở KCB tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2020 – 2025.
2
.
.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất lƣợng bệnh viện và bộ tiêu chí chất lƣợng bệnh viện.
1.1.1. Chất lƣợng Bệnh viện:
Chất lượng bệnh viện là toàn bộ khía cạnh liên quan đến người bệnh, người nhà người
bệnh, nhân viên y tế, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu
tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh. Mặt khác chất lượng
BV có thể hiểu là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn, người bệnh là trung tâm, hướng
về nhân viên y tế, trình độ chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả. [13]
1.1.2. Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng Bệnh viện:
1.1.2.1. Quan điểm:
Quan điểm chủ đạo: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV được thể hiện thống nhất và
xuyên suốt và cũng là quan điểm của Bộ Y tế về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
của nhân dân lấy người bệnh là trung tâm của hoạt động điều trị và chăm sóc,
nhân viên y tế là then chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh.
Quan điểm sử dụng Bộ tiêu chí: Các tiêu chí chất lượng được ban hành là bộ công cụ
để các BV áp dụng tự đánh giá chất lượng theo Điều 8 của TT số 19/2013/TT-BYT
ngày 12 tháng 7 năm 2013; phục vụ cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý tiến
hành đánh giá chất lượng BV theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất. Đồng thời, các tiêu
chí chất lượng BV là công cụ cho các đơn vị kiểm định chất lượng độc lập tiến hành
đánh giá và chứng nhận chất lượng theo Điều 50, 51 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
số 40/2009/QH12; Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 87/2011/NĐ-CP.
Sau 03 năm triển khai thử nghiệm đánh giá chất lượng BV, năm 2016, Bộ tiêu chí
chất lượng BV Việt Nam được chỉnh sửa, bổ sung và nâng cấp một số tiêu chí, tiểu
mục và ban hành chính thức tại Quyết định số 6858/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
[13], [23], [32], [25]
3
.
.
1.1.2.2. Mục đích
Các tiêu chí chất lượng được ban hành là bộ công cụ để các BV áp dụng tự đánh giá
chất lượng theo Điều 8 của TT số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 và
được chỉnh sửa, bổ sung một số tiêu chí, tiểu mục theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT
của Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm phục vụ cho các đoàn kiểm tra của cơ quan quản lý tiến
hành đánh giá chất lượng BV theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất. Các tiêu chí chất
lượng BV là công cụ cho các đơn vị kiểm định chất lượng độc lập tiến hành đánh giá
và chứng nhận chất lượng theo Điều 50, 51 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số
40/2009/QH12; Điều 10, Điều 11 của Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 9
năm 2011. [13]
1.1.2.3. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các BV tiến hành các hoạt
động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng,
hiệu quả đem lại sự hài lòng cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế, đồng thời
phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
Mục tiêu cụ thể: Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng BV tại Việt Nam;
hỗ trợ cho các BV xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh giá để tiến hành
các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng BV; Định hướng cho BV xác định vấn đề
ưu tiên để cải tiến chất lượng; Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu
tư, phát triển BV; Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng BV,
thi đua và khen thưởng. [13]
1.1.3. Tiêu chí chất lƣợng BV
Là các yếu tố dùng để đo lường hoặc kiểm tra, giám sát mức độ yêu cầu cần đạt được ở
một khía cạnh cụ thể của chất lượng.
Mỗi tiêu chí là tập hợp danh mục các tiểu mục cần kiểm tra, đo lường, giám sát BV về
việc tuân thủ hoặc không tuân thủ; đáp ứng hoặc không đáp ứng; đạt hoặc không đạt.
4
.
.
Một số khái niệm sử dụng trong đo lường, kiểm tra, đánh giá một tiêu chí chất lượng
BV cụ thể bao gồm:
- Chỉ số: Là công cụ đo lường một khía cạnh cụ thể của tiêu chí, được thể hiện bằng
con số, tỷ lệ, tỷ số, tỷ suất. Chỉ số được tính toán thông qua việc thu thập, phân tích
số liệu. Các chỉ số giúp đo lường và chỉ ra mức độ chất lượng đạt được của tiêu chí.
Mỗi tiêu chí có thể có một hoặc nhiều chỉ số để đánh giá chất lượng.
- Mức (mức độ đánh giá của tiêu chí): Là các cấp độ chất lượng từ thấp đến cao của
một tiêu chí cụ thể, tương tự như các bậc thang. Trong Bộ tiêu chí này, mỗi tiêu chí
được chia làm 5 mức độ đánh giá.
- Tiểu mục: Là các nội dung, hoạt động, kết quả cụ thể cần đánh giá của một tiêu chí.
Mỗi tiểu mục chứa đựng một nội dung một công việc, một hoạt động hoặc một kết quả
đầu ra hoàn chỉnh. Mỗi tiểu mục được đánh giá là đạt hoặc không đạt. Một tiêu chí tập
hợp các tiểu mục được đánh số thứ tự từ một đến hết. Mỗi mức độ chất lượng có thể có
một hoặc nhiều tiểu mục khác nhau.
- Ký hiệu: Các ký hiệu “/” được quy định tương đương với chữ “hoặc” giữa trước và
sau ký hiệu “/”, ví dụ khoa/phòng được hiểu là khoa hoặc phòng.
- Ký hiệu “/” được sử dụng trong các chỉ số như tỷ số, tỷ lệ… tương ứng với từ “trên,
hoặc chia”, ví dụ tỷ số bác sỹ/giường bệnh là số bác sỹ trên số giường bệnh [13].
1.1.3.1. Cấu trúc của Bộ tiêu chí:
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV được ban hành tại Quyết định số 6858/QĐ-BYT
ngày 18 tháng 11 năm 2016, phiên bản 2.0 gồm 83 tiêu chí được sắp xếp theo cấu trúc:
Phần, chương, tiêu chí, tiểu mục, mức.
Cấu trúc của Bộ tiêu chí được trình bày qua Bảng 1.1.
5
.
.
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV
Tên gọi Số lƣợng Diễn giải
- Phần A: Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)
5 (A, B, C, - Phần B: Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
Phần D, E) - Phần C: Hoạt động chuyên môn (35 tiêu chí)
- Phần D: Cải tiến chất lượng (11 tiêu chí)
- Phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
A1, A2, A3, A4
B1, B2, B3, B4
23 C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9, C10
Chƣơng
D1, D2, D3
E1, E2
A1: A1.1 A1.2, A1.3, A1.4, A1.5, A1.6
A2: A2.1, A2.2, A2.3, A2.4, A2.5
A3: A3.1, A3.2
A4: A4.1, A4.2, A4.3, A4.4, A4.5, A4.6
B1: B1.1, B1.2, B1.3
B2: B2.1, B2.2, B2.3
B3: B3.1, B3.2, B3.3, B3.4
B4: B4.1, B4.2, B4.3, B4.4
C1: C1.1, C1.2
C2: C2.1, C2.2
C3: C3.1, C3.2
83 C4: C4.1, C4.2, C4.3, C4.4, C4.5, C4.6
Tiêu chí
C5: C5.1, C5.2. C5.3, C5.4, C5.5
C6: C6.1, C6.2, C6.3
C7: C7.1, C7.2, C7.3, C7.4, C7.5
C8: C8.1, C8.2
C9: C9.1, C9.2, C9.3, C9.4, C9.5, C9.6
C10: C10.1, C10.2
D1: D1.1, D1.2, D1.3
D2: D2.1, D2.2, D2.3, D2.4, D2.5
D3: D3.1, D3.2, D3.3
E1: E1.1, E1.2, E1.3
E2: E2.1
6
.
.
Tên gọi Số lƣợng Diễn giải
A1: A1.1(35), A1.2(22), A1.3(22), A1.4(27), A1.5(15),
A1.6(20)
A2: A2.1(17), A2.2(22), A2.3(17), A2.4(17), A2.5(11)
A3: A3.1(15), A3.2(17)
A4: A4.1(20), A4.2(18), A4.3(21), A4.4(15), A4.5(20),
A4.6(17)
B1: B1.1(14), B1.2(16), B1.3(18)
B2: B2.1(20), B2.2(17), B2.3(18)
B3: B3.1(15), B3.2(17), B3.3(15), B3.4(18)
B4: B4.1(19), B4.2(16), B4.3(19), B4.4(11)
C1: C1.1(21), C1.2(37)
C2: C2.1(23), C2.2(17)
C3: C3.1(22), C3.2(22)
Tiểu mục 1.595 C4: C4.1(21), C4.2(13), C4.3(21), C4.4(20), C4.5(29),
C4.6(20)
C5: C5.1(17), C5.2(18). C5.3(18), C5.4(19), C5.5(17)
C6: C6.1(30), C6.2(19), C6.3(29)
C7: C7.1(17), C7.2(26), C7.3(13), C7.4(12), C7.5(15)
C8: C8.1(24), C8.2(22)
C9: C9.1(18), C9.2(32), C9.3(18), C9.4(25), C9.5(22),
C9.6(15);
C10: C10.1(17), C10.2(10)
D1: D1.1(21), D1.2(20), D1.3(22)
D2: D2.1(15), D2.2(21), D2.3(19), D2.4(18), D2.5(21)
D3: D3.1(16), D3.2(15), D3.3(11)
E1: E1.1(17), E1.2(14), E1.3(29)
E2: E2.1(16)
Mức 1
Mức 2
5 Mức 3
Mức
Mức 4
Mức 5
7
.