Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng kích động ở bệnh nhân alzheimer bằng kết hợp day ấn huyệt và thuốc ức chế men cholinesterase

  • 149 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
ĐỖ THANH LIÊM
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN
TRIỆU CHỨNG KÍCH ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN ALZHEIMER
BẰNG KẾT HỢP DAY ẤN HUYỆT
VÀ THUỐC ỨC CHẾ MEN CHOLINESTERASE
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
ĐỖ THANH LIÊM
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN
TRIỆU CHỨNG KÍCH ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN ALZHEIMER
BẰNG KẾT HỢPP DAY ẤN HUYỆT
VÀ THUỐC ỨC CHẾ MEN CHOLINESTERASE
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: CK 62 72 60 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS.BS. PHẠM HUY HÙNG
2. TS.BS. VÕ TRỌNG TUÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 4 năm 2022
Tác giả luận văn
Đỗ Thanh Liêm
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ................................................... iii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
1.1. Bệnh Alzheimer theo Y học hiện đại ................................................................ 5
1.2. Điều trị bệnh Alzheimer ................................................................................. 10
1.3. Triệu chứng kích động ở bệnh nhân alzheimer .............................................. 13
1.4. Gánh nặng chăm sóc cho ngƣời chăm sóc bệnh nhân alzheimer ................... 15
1.5. Bệnh Alzheimer theo quan niệm y học cổ truyền .......................................... 18
1.6. Triệu chứng kích động bệnh Alzheimer theo quan niệm YHCT ................... 22
1.7. Điều trị triệu chứng kích động ngƣời bệnh Alzheimer bằng day ấn huyệt .... 23
1.8. T nh h nh nghi n cứu xoa bóp bấm huyệt điều trị triệu chứng kích động ở
bệnh nhân Alzheimer ............................................................................................. 27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U ........................ 30
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 30
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.3. Liệt k và định nghĩa biến số .......................................................................... 33
2.4. Phƣơng pháp tiến hành ................................................................................... 40
2.5. Phân tích dữ liệu ............................................................................................. 46
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 47
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN C U ................................................................. 48
3.1. Quá trình thu thập số liệu nghiên cứu. ............................................................ 48
3.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................................. 49
3.3. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 63
.
.
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 73
4.1. Đặc điểm cơ bản đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 74
4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 89
4.3. Biến cố bất lợi của nhóm can thiệp và nhóm thông thƣờng ........................... 95
4.4. Điểm mới nghiên cứu ..................................................................................... 96
4.5. ng dụng ........................................................................................................ 97
4.6. Hạn chế ........................................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9
.
. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
AD Alzheimer‟s Disease Bệnh Alzheimer
MMSE Mini-Mental State Thang điểm đánh giá
Examination trạng thái tâm thần kinh
thu nhỏ
CMAI Cohen-Mansfield Thang điểm kích động
Agitation Inventory CMAI
ZBI Zarit‟s Burden Thang điểm gánh nặng
Interview ZBI
YHHĐ Y học hiện đại
YHCT Y học cổ truyền
SSTT Sa sút trí tuệ
RLHVTL Rối loạn hành vi tâm lý
XBBH Xoa bóp bấm huyệt
GMĐKĐ Giảm mức độ kích
động
TLGĐKĐ Tỷ lệ giảm điểm kích
động
GMĐGNCS Giảm mức độ gánh
nặng chăm sóc
TLGGNCS Tỷ lệ giảm gánh nặng
chăm sóc
NC Nghiên cứu
.
. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer ...................................................... 9
Bảng 1. 2 Các thuốc ức chế men Cholinesterase ...................................................... 11
Bảng 1. 3 Các phƣơng pháp điều trị Alzheimer bằng châm cứu .............................. 21
Bảng 1. 4 Các huyệt trong xoa bóp bấm huyệt điều trị kích động ............................ 24
Bảng 2.1 Biến số kiểm soát ở bệnh nhân .................................................................. 34
Bảng 2.2 Tiểu thang MMSE ..................................................................................... 36
Bảng 2.3 Biến số kiểm soát ở ngƣời chăm sóc ......................................................... 36
Bảng 2.4 Biến phụ thuộc ........................................................................................... 38
Bảng 2.5 Đánh giá mức độ gánh nặng chăm sóc ...................................................... 39
Bảng 3.1. Đặc điểm cơ bản bệnh nhân ...................................................................... 49
Bảng 3.2. Đặc điểm thang điểm MMSE của bệnh nhân ........................................... 53
Bảng 3.3. Đặc điểm thang điểm CMAI khởi trị ........................................................ 56
Bảng 3.4. Đặc điểm cơ bản của ngƣời chăm sóc ...................................................... 57
Bảng 3.5. Đặc điểm điểm ZBI khởi trị...................................................................... 61
Bảng 3.6. Sự thay đổi điểm CMAI nhóm can thiệp .................................................. 63
Bảng 3.7. Sự thay đổi điểm CMAI nhóm thông thƣờng ........................................... 64
Bảng 3.8. Sự thay đổi điểm ZBI nhóm can thiệp ...................................................... 67
Bảng 3.9. Sự thay đổi điểm ZBI nhóm thông thƣờng ............................................... 68
Bảng 3.10. Tỉ lệ biến cố bất lợi điều trị của 2 nhóm ................................................. 71
.
. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Tế bào thần kinh của ngƣời b nh thƣờng và Alzheimer .............................. 6
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................... 45
Sơ đồ 3.1. Quá trình thu thập số liệu nghiên cứu ...................................................... 48
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm điểm MMSE ở 2 nhóm ......................................................... 55
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm thang điểm CMAI khởi trị.................................................... 57
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm điểm ZBI khởi trị ................................................................. 62
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi điểm CMAI nhóm can thiệp.............................................. 63
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi điểm CMAI nhóm thông thƣờng....................................... 65
Biểu đồ 3.6. Điểm CMAI của hai nhóm ................................................................... 66
Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi điểm ZBI nhóm can thiệp.................................................. 68
Biểu đồ 3.8. Sự thay đổi điểm ZBI nhóm thông thƣờng ........................................... 69
Biểu đồ 3.9. Điểm ZBI của hai nhóm ....................................................................... 70
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Alzheimer bệnh lý phổ biến nhất, chiếm 60-80% các trƣờng hợp đƣợc chẩn
đoán sa sút trí tuệ[10], gây ra hậu quả tàn tật và tử vong hàng đầu ở ngƣời cao tuổi.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ƣơng, tại Việt Nam 4,6% ngƣời
cao tuổi mắc sa sút trí tuệ. Tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh theo tuổi. Cứ sau mỗi 5 năm
tỷ lệ này lại tăng gần gấp đôi[5]. Biểu hiện chủ yếu của bệnh Alzheimer là nhóm rối
loạn các chức năng nhận thức giảm trí nhớ, sau đến các triệu chứng về hành vi tâm
lý, các triệu chứng đó đủ nặng để ảnh hƣởng tới các hoạt động sống hàng
ngày[7],[90].
Kích động đƣợc coi nhƣ là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh
Alzheimer thuộc nhóm rối loạn hành vi tâm lý [25] [31], chiếm tỷ lệ từ 20,5% đến
63% [29],[77]. Kích động là các hoạt động nhƣ lời nói, giọng nói và hành động quá
mức, bộc phát và hành vi không giải thích đƣợc và ngƣời bệnh không ở trạng thái
loạn thần [18],[61]. Sự kích động ở ngƣời bệnh cũng làm tăng gánh nặng và gây
căng thẳng của ngƣời chăm sóc .
Hiện tại thuốc ức chế men Cholinesterase là thuốc chính điều trị các triệu
chứng về nhận thức và trí nhớ ở ngƣời bệnh Alzheimer, thuốc ức chế sự phân hủy
của acetylcholin làm tăng nồng độ acetylcholin ở các synap cholinergic dẫn tới
tăng hoạt tính dẫn truyền thần kinh hậu synap[34]. Trong các thuốc ức chế men
Cholinesterase, Donepezil là thuốc đƣợc sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam và
đƣợc FDA công nhận năm 1996 trong điều trị bệnh Alzheimer từ mức độ nhẹ tới
trung bình, thuốc có hiệu quả tr n các lĩnh vực của nhận thức nhƣ cải thiện trí nhớ,
tăng sự tập trung.
Ở ngƣời bệnh Alzheimer có triệu chứng kích động với các thuốc chống loạn
thần đƣợc sử dụng nhiều nhất [72]. Trong các thuốc loạn thần để điều trị kích động
ở ngƣời bệnh Alzheimer, Risperidon đƣợc đánh giá hiệu quả, phổ biến, dung nạp
tốt, ít biến cố bất lợi [107],[5].
Theo Y học cổ truyền (YHCT) kích động trong bệnh Alzheimer gọi là chứng
.
.
2
“đi n”, “cuồng”, li n quan tới chứng “si ngai”, “kiện vong”. Các yếu tố gây bệnh
bao gồm: tiên thiên bất túc, âm dƣơng thất điều, tình chí uất kết, đờm trọc đƣa l n
trên che lấp thanh khiếu làm cho thần chí nghịch loạn gây nên “đi n”, “cuồng”,
ngoài ra tình trạng cao niên, chấn thƣơng, thể chất hƣ suy và lối sống ít vận động
cũng gây t nh trạng khí trệ huyết ứ làm não hải thất dƣỡng gây chứng “si ngai”, kiện
vong[132].
Day ấn huyệt là một phƣơng pháp điều trị bệnh độc đáo không dùng thuốc
của YHCT, thông qua việc tác động các huyệt tr n cơ thể để điều trị bệnh và tăng
cƣờng chất lƣợng cuộc sống [76]. Theo YHCT day ấn huyệt làm tăng cƣờng khí
huyết lƣu thông ở kinh lạc, điều hòa chức năng tạng phủ để phát huy tác dụng
phòng và trị bệnh[43].
Các y văn trƣớc đây chỉ ra rằng day ấn huyệt có thể làm giảm kích động ở
bệnh Alzheimer [79]. Một nghiên cứu lâm sàng sơ bộ ngẫu nhiên có nhóm chứng
của tác giả Yang và cộng sự năm 2007 day ấn huyệt Phong trì, Bách hội, Thần môn,
Nội quan, Tam âm giao cho thấy cải thiện đƣợc triệu chứng kích động trên thang
điểm CMAI [127]. Nghiên cứu Kwan RY và cộng sự 2016 cho thấy day ấn nhóm
huyệt Phong trì, Ấn đƣờng, Thần môn, Nội quan, Bách hội ở ngƣời bệnh Alzheimer
kèm theo kích động cho thấy cải thiện triệu chứng kích động và giảm triệu chứng
căng thẳng thông qua giảm lƣợng Cortisol tuyến nƣớc bọt [36].
Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ là nghiên cứu lâm sàng sơ bộ, hiện tại vẫn
chƣa có nghi n cứu việc kết hợp day ấn huyệt nhóm huyệt Phong trì, Ấn đƣờng,
Thần môn, Nội quan, Bách hội với thuốc ức chế men Cholinesterase tr n ngƣời
bệnh Alzheimer có triệu chứng kích động, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
góp phần nâng cao chất lƣợng điều trị bệnh nhân, giảm gánh nặng cho ngƣời chăm
sóc bằng kết hợp YHHĐ và YHCT.
CÂU HỎI NGHIÊN C U
Ở ngƣời bệnh Alzheimer có triệu chứng kích động, kết hợp day ấn huyệt với
thuốc ức chế men Cholinesterase có giảm đƣợc triệu chứng kích động hay không?
Có khác biệt so với phƣơng pháp điều trị thông thƣờng (thuốc ức chế men
.
.
3
Cholinesterase kết hợp thuốc chống loạn thần) hay không?
.
.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định mức độ cải thiện triệu chứng kích động ở ngƣời bệnh Alzheimer
khi dùng phƣơng pháp can thiệp kết hợp day ấn nhóm huyệt Ấn đƣờng, Bách hội,
Nội quan, Thần môn, Phong trì với thuốc ức chế men Cholinesterase và phƣơng
pháp điều trị thông thƣờng dùng thuốc ức chế men Cholinesterase kết hợp thuốc
chống loạn thần.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định mức độ thay đổi điểm kích động theo thang điểm
CMAI ở ngƣời bệnh Alzheimer bằng phƣơng pháp kết hợp day ấn huyệt (thuốc ức
chế men Cholinesterase + nhóm huyệt Ấn đƣờng, Bách hội, Nội quan, Thần môn,
Phong trì) và phƣơng pháp điều trị thông thƣờng (thuốc kháng men Cholinesterase
+ thuốc chống loạn thần).
Mục tiêu 2: Xác định mức độ thay đổi điểm gánh nặng chăm sóc ngƣời bệnh
Alzheimer tr n thang điểm ZBI bằng phƣơng pháp kết hợp day ấn huyệt (thuốc
kháng men Cholinesterase + nhóm huyệt Ấn đƣờng, Bách hội, Nội quan, Thần môn,
Phong trì) và phƣơng pháp điều trị thông thƣờng (thuốc kháng men Cholinesterase
+ thuốc chống loạn thần).
Mục tiêu 3: Xác định tỉ lệ xuất hiện các biến cố bất lợi của uống thuốc và
day ấn huyệt (mệt lả, nôn ói, tiêu chảy, chậm nhịp tim, run, buồn ngủ, đau) trong
mẫu nghiên cứu.
.
.
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh Alzheimer theo Y học hiện đại
Alzheimer là một hội chứng mắc phải do hậu quả của sự chết dần các tế bào
thần kinh tham gia chức năng nhận thức và hành vi trong não bộ. Bệnh biểu hiện
với mất trí nhớ, giảm chức năng nhận thức, thay đổi về hành vi và mất các chức
năng xã hội.
Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động
nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày.
Nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer. Bệnh đƣợc
đặt t n đầu tiên bởi Emil Kraepelin vào năm 1910, sau Alois Alzheimer ngƣời đã
mô tả các đặc điểm lâm sàng và các biểu hiện bệnh học của sa sút trí tuệ ở một phụ
nữ 51 tuổi vào năm 1906. Trong một vào thập kỉ, bệnh Alzheimer đƣợc xem nhƣ là
một dạng sa sút trí tuệ thời k trƣớc tuổi già ảnh hƣởng đến cá nhân với những triệu
chứng bắt đầu trƣớc 65 tuổi. Nhƣng đến thế kỉ 20 đã có những hiểu biết rõ hơn về
đặc trƣng lâm sàng, bệnh học, cấu trúc phân tử và sinh hóa của bệnh Alzheimer tiền
lão giống với sa sút trí tuệ ở thời kì lão suy (lớn hơn 65 tuổi)[111]. Trong những
năm gần đây, các hiểu biết về di truyền thần kinh và sinh lý bệnh học của bệnh
Alzheimer đã đƣợc phát hiện. Cơ chế chuyển hóa của các Tau-Protein và β-
Amyloid, cơ chế vi m, cơ chế oxy-hóa và những thay đổi về nội tiết có thể gây ra
những thoái hóa tế bào thần kinh trong bệnh Alzheimer càng ngày đƣợc làm sáng tỏ
và nghiên cứu rộng rãi[3].
1.1.1. Dịch tễ học bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh mạn tính của tuổi tác và tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới
mắc đều tăng theo tuổi. Tỷ lệ hiện mắc cho thấy ít hơn 1% ngƣời nhỏ hơn 65 tuổi bị
ảnh hƣởng, nhƣng đến 5% bị ảnh hƣởng ở 65 đến 75 tuổi, khoảng 20% ở 75 đến 85
tuổi và hầu nhƣ tr n 50% ở ngƣời bệnh trên 85 tuổi[111].
Thống kê mới nhất tại Mỹ năm 2019 có khoảng 5,8 triệu ngƣời bị Alzheimer,
trong đó chiếm 5,6 triệu ngƣời ở tuổi trên 65. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong
.
.
6
đứng hàng thứ 6 tại Mỹ, là gánh nặng kinh tế cho việc chăm sóc ngƣời bệnh, ƣớc
tính khoảng 290 tỉ mỗi năm. Dự đoán đến năm 2030 số lƣợng ngƣời bệnh
Alzheimer khoảng 600.000, trong đó 50% ngƣời bệnh trên 85 tuổi[105].
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh Alzheimer
Hình 1.1 Tế bào thần kinh của ngƣời b nh thƣờng và Alzheimer
Một tế bào não trƣởng thành khỏe mạnh chứa khoảng 100 tỷ tế bảo thần
kinh, mỗi tế bào thần kinh có các phần mở rộng phân nhánh, những phần mở rộng
này cho phép các tế bào thần kinh riêng lẻ hình thành các kết nối với tế bào thần
kinh khác. Tại các kết nối nhƣ vậy gọi là khớp thần kinh, bộ não chứa khoảng 100
nghìn tỷ khớp thần kinh chúng cho phép các tín hiệu truyền nhanh qua các mạch
thần kinh của não, tạo cơ sở tế bào ký ức, suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc, chuyển
động và kỹ năng [116].
Sự tích tụ của Protein β-Amyloid (gọi màng beta-amyloid) bên ngoài tế bào
thần kinh và sự tích tụ của một dạng bất thƣờng của Tau-protein (gọi là đám rối
Tau) bên trong tế bào thần kinh là hai trong số những thay đổi não bộ đƣợc cho là
góp phần gây ra sự phá hủy và phá hủy tế bào thần kinh dẫn đến mất trí nhớ và các
triệu chứng khác của bệnh Alzheimer. Khi não thay đổi việc truyền thông tin tại các
.
.
7
khớp thần kinh bắt đầu thất bại, số lƣợng các tế bào thần kinh bắt đầu giảm xuống
và các tế bào thần kinh cuối cùng sẽ chết. Sự tích lũy beta-amyloid đƣợc cho là can
thiệp vào quá trình giao tiếp giữa các tế bào thần kinh tại các khớp thần kinh và góp
phần gây chết tế bào. Đám rối Tau ngăn chặn sự vận chuyển các chất dinh dƣỡng và
các phân tử thiết yếu khác bên trong tế bào thần kinh và cũng đƣợc cho gây chết tế
bào não của nhữ ng ngƣời mắc bệnh Alzheimer tiến triển cho thấy tình trạng viêm,
co rút đáng kể do mất tế bào và các mảnh vụn lan rộng từ các tế bào thần kinh đã
chết và sắp chết.[58]
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh alzheimer
1.1.3.1. Triệu chứng của bệnh alzheimer [7]:
Các thay đổi nhận thức: suy giảm trí nhớ, khó hiểu trong giao tiếp bằng lời
nói và chữ viết, khó khăn trong việc tìm từ để dùng, rối loạn định hƣớng, không biết
các sự kiện phổ biến.
Các triệu chứng tâm lý: Chứng tự kỷ hoặc lãnh đạm, trầm cảm, nghi ngờ, lo
âu, mất ngủ, chứng sợ, hoang tƣởng, ảo giác.
Có triệu chứng về hành vi: Đi lang thang, kích động, làm ồn, đứng ngồi
không yên.
Thay đổi nhân cách: Các mối quan hệ không thích hợp, bàng quan, tránh các
sinh hoạt xã hội, bởn cợt tán tỉnh quá mức, dễ thất vọng, có các cơn giận dữ.
Thay đổi các hoạt động hàng ngày: Khó khăn trong chạy xe, bị lạc đƣờng,
quên công thức nấu ăn, thờ ơ chăm sóc bản thân, gia đ nh, khó khăn trong quản lý
tiền bạc, sai lầm trong công việc.
Tùy theo từng thể bệnh, cơ chế bệnh sinh khác nhau, triệu chứng biểu hiện
khác nhau. Sau đây là một số đặc điểm triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất:
Giai đoạn đầu của bệnh triệu chứng đặc trƣng là giảm trí nhớ gần, khi bệnh
tiến triển suy giảm các chức năng nhận thức khác nhƣ chức năng điều hành, định
hƣớng thời gian, không gian, giảm kỹ năng chăm sóc bản thân và giao tiếp xã hội.
Ngƣời bệnh giảm các hoạt động sống hằng ngày và nâng cao. Giai đoạn nặng ngƣời
bệnh thay đổi về nhận thức trầm trọng, không thể nhớ t n ngƣời, đồ vật, không khả
.
.
8
năng chăm sóc bản thân, phụ thuộc vào sự chăm sóc ngƣời khác.
1.1.4. Khám lâm sàng
Các dấu hiệu phát hiện đƣợc trong thăm khám có thể giúp gợi ý nguyên nhân
của SSTT, với biểu hiện giảm trí nhớ tăng dần gợi ý bệnh Alzheimer
Các chức năng nhận thức cần đánh giá bao gồm: lời nói (mất ngôn ngữ), trí
nhớ vận động (mất thực dụng), nhận biết đồ vật (mất nhận biết đồ vật) và khả năng
thực hiện các hoạt động kết hợp (chức năng thực hiện, quản lý), sự đánh giá và cảm
nhận. Các test đánh gía nhận thức có thể hổ trợ cho việc thăm khám này.
Các test đánh giá nhận thức trên lâm sàng
Có rất nhiều test dùng để đánh giá chức năng nhận thức và trí nhớ, nhƣng
test đơn giản nhất hiện nay đang thƣờng đƣợc sử dụng là MMSE (Mini Mental
Status Examination)[9].
1.1.5. Chẩn đoán sa sút trí tuệ
Việc xác định chẩn đoán sa sút trí tuệ đƣợc dựa theo tiêu chuẩn Rối loạn thần
kinh nhận thức của DSM-5, là phải thỏa các ti u chí nhƣ bệnh nhân phải có sự suy
giảm đủ nặng ít nhất 2 chức năng nhận thức và sự suy giảm đó phải gây ảnh hƣởng
đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
*Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer trên lâm sàng
A. Thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT
B. Thỏa mãn 1 trong 2 đặc điểm sau:
1. Có bằng chứng di truyền từ tiền sử gia đ nh hoặc xét nghiệm gien
2. Có tất cả ba đặc điểm sau:
 Có bằng chứng giảm trí nhớ và một chức năng nhận thức khác
 Suy giảm nhận thức này từ từ tăng dần, không có giai đoạn bình
nguyên
 Không có bằng chứng của nguyên nhân khác (tức là không có
bằng chứng bệnh lý thoái hóa khác hoặc bệnh lý mạch máu não,
không có bệnh lý tâm thần, chuyển hóa, thần kinh khác góp phần
.
.
9
suy giảm nhận thức)
Bảng 1. 1 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer
1.1.6. Các thang điểm đánh giá thần kinh tâm lý.
1.1.6.1. Thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần kinh thu nhỏ (MMSE)
Thang điểm MMSE đƣợc Folstein và cộng sự giới thiệu năm 1975 là một
trong những thang điểm đánh giá chung các lĩnh vực chức năng nhận thức toàn diện
đƣợc dùng phổ biến và rộng rãi v tính đơn giản và dễ ứng dụng của nó. Thang điểm
MMSE đƣợc sử dụng với mục đích phát hiện sự suy giảm của chức năng nhận thức,
phân độ mức độ suy giảm nhận thức ở ngƣời già, theo dõi diễn tiến bệnh của ngƣời
bệnh cũng nhƣ việc đáp ứng điều trị. MMSE bao gồm các câu hỏi li n quan đến sự
chú ý, định hƣớng,trí nhớ,tính toán và ngôn ngữ. Tổng điểm số là 30 và nghi ngờ sa
sút trí tuệ khi điểm số nhỏ hơn 26, th có độ đặc hiệu là 82%, độ nhạy là 87%, Nội
dung thang điểm MMSE theo bản gốc tiếng Anh của tác giả Folstein đã đƣợc tác
giả Nguyễn Kinh Quốc dịch sang tiếng Việt năm 2006 để phù hợp với ngôn ngữ và
văn hoá Việt Nam và chúng tôi sử dụng phiên bản tiếng Việt này để khảo sát chức
năng nhận thức của ngƣời bệnh trong mẫu nghiên cứu của mình.
1.1.6.2. Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý chuyên biệt.
Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý chuyên biệt sẽ khảo chuyên biệt các lĩnh
vực nhận thức bao gồm học tập và trí nhớ, chú ý và tập trung, ngôn ngữ, tốc độ thị
giác vận động, chức năng điều hành và kĩ năng thị giác không gian.
Nhớ từ (CERAD Word List): Bao gồm danh sách 10 từ sẽ đƣợc lặp lại cho
đối tƣợng 3 lần với tổng điểm là 30. Ba lần này nhằm khảo sát lần lƣợt là nhớ từ lại
ngay, nhớ lại có trì hoãn, nhận biết có trì hoãn.
Đọc số (Digit span): Nói lập lại dãy số bao gồm Nói lại xuôi dãy số, nhằm
khảo sát sự chú ý và trí nhớ gần (điểm từ 0 đến 14) và Nói lại ngƣợc dãy số, nhằm
khảo sát sự chú ý và trí nhớ làm việc (điểm từ 0 đến 12). Ngƣời khảo sát sẽ đọc dãy
số (1 số/giây) và yêu cầu đối tƣợng tham gia nói lại.
Trắc nghiệm nối ký tự và số (Trail Making Tests-A & B): Đánh giá sự tìm
kiếm thị giác, dò tìm, tốc độ xử lý, sự linh hoạt thần kinh và chức năng điều hành.
.
.
10
TMT-A yêu cầu đối tƣợng vẽ đƣờng thẳng nối 25 con số trong vòng tròn theo thứ tự
trên giấy. TMT-B có yêu cầu tƣơng tự nhƣng ngƣời làm phải thay đổi giữa chữ và
số. Điểm đƣợc cho theo thời gian hoàn thành test, với giới hạn b nh thƣờng dƣới
150 giây cho test A và 300 giây cho test B.
Nói lƣu loát từ về con vật: Khảo sát sự lƣu loát ngôn ngữ, cụ thể là đƣa ra lời
nói, trí nhớ ngữ nghĩa và ngôn ngữ. Đối tƣợng phải nói ra nhiều tên con vật khác
nhau nhất có thể trong 60 giây. Điểm đƣợc cho theo mỗi con vật n u ra, điềm càng
cao cho thấy chức năng ngôn ngữ càng tốt.
Trắc nghiệm vẽ đồng hồ (Clock Drawing Test): Đƣợc dùng để khảo sát khả
năng xây dựng hình ảnh qua thị giác. Ngƣời làm đƣợc cung cấp một tờ giấy trắng
và yêu cầu vẽ tr n đó một đồng hồ, có đầy đủ các số giờ và vẽ kim đồng hồ chỉ 11
giờ 10 phút. Kết quả đƣợc đánh giá từ 1 đến 6 điểm theo thang Shulman.
1.1.7. Tiến triển của bệnh
Bệnh Alzheimer: tiến triển nặng dần, có thể dự đoán đƣợc. Điển h nh, ngƣời
bệnh trung bình sống đƣợc 4-10 năm sau khi đƣợc chẩn đoán và các triệu chứng
thƣờng bắt đầu khoảng 3-4 năm trƣớc thời điểm chẩn đoán.
1.1.8. Các thăm dò cận lâm sàng
Cận lâm sàng trong chẩn đoán Alzheimer nhằm mục đích t m tổn thƣơng gây
bệnh lý Alzheimer, nguyên nhân gây bệnh và chẩn đoán phân biệt.
Xét nghiệm máu: CTM, ion đồ, chức năng gan, chức năng thận, chức năng
tuyến giáp, cortisone, vitamin B12, Homocystein bộ xét nghệm tầm soát yếu tố
nguy cơ mạch máu (đƣờng huyết, bi-lăng lipid,…)
Hình ảnh học não bộ: CT scan não hoặc MRI não, đo thể tích hồi hải mải
ECG
EEG, Dịch não tủy: bệnh cảnh viêm não
Di truyền học: bệnh cảnh SSTT có tính chất gia đ nh hoặc khởi phát sớm
trƣớc 60 tuổi.
1.2. Điều trị bệnh Alzheimer
.
.
11
1.2.1. Thuốc điều trị triệu chứng nhận thức
1.2.1.1. Thuốc kháng men Cholinesterase
Các thuốc kháng Cholinesterase có tác dụng cải thiện tốt nhất khả năng nhận
thức trong bệnh Alzheimer. Các thuốc đƣợc Cục quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm
Hoa Kỳ (FDA) công nhần bao gồnm: Donepezil ra đời năm 1997, rivastigmin
(Exelon) năm 2000 và galantamine (Reminyl) năm 2001.
Cả thuốc tr n đều ức chế có hồi phục acetyl Cholinesterase. Rivastigmin còn
ức chế có hồi phục butyryl Cholinesterase; galantamin còn có tác dụng trong việc
điều biến các thụ thể nicotinic. Tác dụng điều trị cũng nhƣ biến cố bất lợi của tất cả
các thuốc này rất giống nhau. Mặc dù hệ cholinergic đóng vai trò chính trong việc
mã hoá trí nhớ, tác dụng của các thuốc kháng Cholinesterase trong bệnh Alzheimer
thể hiện tổng quát hơn, làm tăng chức năng điều hành cũng nhƣ trí nhớ, và cải thiện
một cách tích cực mối tƣơng tác phức tạp giữa các hệ cholinergic, noradrenergic và
dopaminergic
Thuốc Liều khởi đầu Liều duy trì Chú ý
Donepezil 5mg Có thể tăng l n 10mg sau Dùng 1 lần trong
4-6 tuần ngày
Rivastigmine 1.5mg 2 lần/ngày Tăng 3mg/2-4 tuần, có thể Tác động lên
đến tối đa 6mg 2 lần/ngày butyl-
Cholinesterase
Rivastigmine dán 4,6mg/ngày 9,5mg/ngày sau khởi đầu
4 tuần.
Galantamine 4mg 2 lần/ngày Tăng 8mg/ngày mỗi 4 Điều hòa thụ thể
tuần. Liều tối đa 12mg 2 nicotinic
lần/ngày
Bảng 1. 2 Các thuốc ức chế men Cholinesterase
1.2.1.2. Memantine
Memantine là một chất có ái lực trung bình với thụ thể NMDA, có tác dụng
.
.
12
điều hòa dẫn truyền thần kinh. Hiện nay, memantine đƣợc FDA công nhận để điều
trị Alzheimer giai đoạn trung b nh đến nặng (Grade 2B). Liều dùng 10mg hai lần
mỗi ngày. Thuốc vừa mới có trên thị trƣờng Việt Nam.
1.2.2. Lựa chọn thuốc điều trị triệu chứng nhận thức ngƣời bệnh
Alzheimer
Thuốc kháng Cholinesterase đƣợc sử dụng rộng rãi nhất từ năm 1997 tới nay
trong điều trị rối loạn nhận thức mức độ nhe và trung bình trong bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu gộp tác giả Birks, J. S. Năm 2006 cho thấy không có sự khác biệt hiệu
quả lâm sàng giữa các thuốc với nhau[89].
Tại Việt Nam thuốc Donepezil đƣợc bộ Y tế cấp phép lƣu hành và có trên
phác đồ điều trị bệnh Alzheimer tại Bệnh viện, do vậy chúng tôi sử dụng thuốc này
vào mục tiêu nghiên cứu.
1.2.3. Biến cố bất lợi thuốc kháng men Cholinesterase.
Biến cố bất lợi thuốc ức chế men Cholinesterase: mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy,
và chậm nhịp tim. [83]
1.2.4. Thuốc điều trị rối loạn hành vi tâm thần và kích động ngƣời bệnh
Alzheimer
1.2.4.1. Clozapine
Clozapine là thuốc chống loạn thần không điển h nh ban đầu đƣợc dùng để
điều trị các trƣờng hợp tâm thần phân liệt; ngƣời ta cho rằng thuốc này hiệu quả ở
những bệnh nhân kháng với các thuốc điều trị khác và có tỷ lệ biến cố bất lợi về vận
động thấp nhất. Tuy nhiên, không có thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng giả dƣợc
trong điều trị bệnh sa sút trí tuệ, mà chỉ có các báo cáo một số trƣờng hợp (Loy và
cs 1999). Những nghiên cứu này gợi ý liều khởi đầu là 12.5 mg/ngày và liều duy trì
vào khoảng 12.5-50 mg/ngày.
Biến cố bất lợi bao gồm an thần, mất điều hòa vận động, ngã, sảng, suy
tủy[5].
1.2.4.2. Risperidone
Risperidone đƣợc nghiên cứu nhiều hơn bấc cứ thuốc chống loạn thần nào
.