Đánh giá kiến thức, thái độ của điều dưỡng và hộ sinh về quy trình quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu

  • 111 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN HUỲNH KỲ THOẠI
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ
HỘ SINH VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO QUẢN VÀ
THỰC HIỆN THUỐC CẤP CỨU
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN HUỲNH KỲ THOẠI
ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ
HỘ SINH VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ, BẢO QUẢN VÀ
THỰC HIỆN THUỐC CẤP CỨU
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. VŨ TRÍ THANH
2. GS.TS. SARA JARRETT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN -------------------------------------------------------------------- i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT --------------------------------------------- ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ---------------------------------------------------------iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ----------------------------------------------------- iv
MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU --------------------------------------------------------4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ----------------------------------------------5
1.1. Một số khái niệm ----------------------------------------------------------------5
1.2. Tổng quan về các loại thuốc cấp cứu -----------------------------------------5
1.3. Quản lý và sử dụng thuốc của điều dưỡng, hộ sinh ----------------------- 11
1.4. Quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu của điều dưỡng, hộ sinh tại
khoa lâm sàng ----------------------------------------------------------------------- 16
1.5. Vấn đề ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng thuốc cấp cứu của điều dưỡng,
hộ sinh-------------------------------------------------------------------------------- 19
1.6. Nghiên cứu liên quan đến vai trò của điều dưỡng, hộ sinh trong quản lý
và sử dụng thuốc cấp cứu ---------------------------------------------------------- 20
1.7. Lý thuyết điều dưỡng và mô hình nghiên cứu ----------------------------- 24
1.8. Giới thiệu về Trung tâm y tế thành phố Thuận An------------------------ 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU--------- 27
2.1. Thiết kế nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 27
2.2. Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------- 27
.
.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ------------------------------------------- 27
2.4. Cỡ mẫu-------------------------------------------------------------------------- 27
2.5. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ---------------------- 27
2.6. Giới thiệu các biến số --------------------------------------------------------- 31
2.7. Phân tích và xử lý số liệu ----------------------------------------------------- 39
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ------------------------------------------- 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ----------------------------------------------------------- 41
3.1. Đặc điểm nền của đối tượng nghiên cứu ----------------------------------- 41
3.2. Kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh về quản lý, bảo quản và thực hiện
thuốc cấp cứu------------------------------------------------------------------------ 43
3.3. Thái độ của điều dưỡng, hộ sinh về quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc
cấp cứu ------------------------------------------------------------------------------- 46
3.4. Mối liên quan giữa kiến thức về quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp
cứu với các yếu tố ------------------------------------------------------------------ 50
3.5. Tình hình đào tạo, tập huấn các hướng dẫn quản lý và sử dụng thuốc cấp
cứu ------------------------------------------------------------------------------------ 54
3.6. Tự đánh giá của điều dưỡng, hộ sinh về kiến thức quản lý, bảo quản và
thực hiện thuốc cấp cứu ------------------------------------------------------------ 56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN -------------------------------------------------------- 59
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ---------------------------------------- 59
4.2. Kiến thức của điều dưỡng hộ sinh về quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc
cấp cứu ------------------------------------------------------------------------------- 62
4.3. Thái độ của điều dưỡng, hộ sinh về quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc
cấp cứu ------------------------------------------------------------------------------- 67
.
.
4.4. Mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức chung của điều dưỡng, hộ
sinh về quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu ------------------------- 69
4.5. Tự đánh giá của điều dưỡng, hộ sinh về kiến thức quản lý, bảo quản và
thực hiện thuốc cấp cứu ------------------------------------------------------------ 73
4.6. Khái quát hóa và tính ứng dụng của đề tài --------------------------------- 74
4.7. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ------------------------------------------- 75
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------- 77
KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------------- 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
.
.
`
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ
liệu, kết quả, số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Người nghiên cứu
Trần Huỳnh Kỳ Thoại
.
.
`
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
BSTK Bác sĩ trưởng khoa
DS Dược sĩ
ĐD Điều dưỡng
ĐDT BV Điều dưỡng trưởng bệnh viện
GN Gây nghiện
HS Hộ sinh
HT Hướng thần
PV Phản vệ
SPV Sốc phản vệ
TCC Thuốc cấp cứu
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
VBHN Văn bản hợp nhất
.
.
`
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ -------------------------------7
Bảng 1.2. Trình độ chuyên môn của điều dưỡng, hộ sinh --------------------- 26
Bảng 3.1. Phân bố đặc điểm cá nhân --------------------------------------------- 41
Bảng 3.2. Phân bố đặc điểm xã hội----------------------------------------------- 42
Bảng 3.3. Kiến thức về quản lý thuốc cấp cứu --------------------------------- 44
Bảng 3.4. Kiến thức về bảo quản thuốc cấp cứu ------------------------------- 45
Bảng 3.5. Kiến thức về thực hiện thuốc cấp cứu ------------------------------- 46
Bảng 3.6. Thái độ về quản lý thuốc cấp cứu ------------------------------------ 47
Bảng 3.7. Thái độ về bảo quản thuốc cấp cứu ---------------------------------- 48
Bảng 3.8. Thái độ về thực hiện thuốc cấp cứu ---------------------------------- 49
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức với nhóm tuổi, giới, tình trạng hôn
nhân ---------------------------------------------------------------------------------- 50
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức với trình độ, chuyên môn y tế, thời
gian làm việc, khoa/phòng và chức vụ kiêm nhiệm ---------------------------- 51
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ --------------------------- 52
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức với việc tập huấn, cập nhật về quản
lý và sử dụng thuốc cấp cứu ------------------------------------------------------- 53
.
.
`
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung đúng của điều dưỡng, hộ sinh về quản lý, bảo
quản và thực hiện thuốc cấp cứu-------------------------------------------------- 43
Biểu đồ 3.2. Thái độ chung tốt của điều dưỡng, hộ sinh về quản lý, bảo quản
và thực hiện thuốc cấp cứu ------------------------------------------------------- 47
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh được cập nhật, đào tạo các hướng dẫn
quản lý và sử dụng thuốc cấp cứu ------------------------------------------------ 54
Biểu đồ 3.4. Nguồn cung cấp thông tin các hướng dẫn quản lý và sử dụng
thuốc cấp cứu------------------------------------------------------------------------ 55
Biểu đồ 3.5. Điều dưỡng, hộ sinh tự đánh giá về kiến thức quản lý, bảo quản
và thực hiện thuốc cấp cứu -------------------------------------------------------- 56
Biểu đồ 3.6. Những trở ngại điều dưỡng, hộ sinh thường gặp trong quản lý,
bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu -------------------------------------------- 57
Biểu đồ 3.7. Nhu cầu cập nhật, đào tạo các hướng dẫn quản lý, bảo quản và
thực hiện thuốc cấp cứu định kỳ -------------------------------------------------- 58
.
.
MỞ ĐẦU
Thuốc là phương pháp điều trị được sử dụng thường xuyên và phổ biến
trong chăm sóc sức khỏe đồng thời có liên quan đến tỉ lệ các biến cố bất lợi cao
hơn so với những phương thức can thiệp trên người bệnh khác [25]. Theo Tổ
Chức Y Tế Thế Giới (TCYTTG), sai sót liên quan đến thuốc là một trong mười
vấn đề liên quan đến an toàn người bệnh và chi phí cho nó ước tính hàng năm
khoảng 42 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 1% trong việc chi tiêu y tế trên toàn cầu
[66]. Tại Mỹ, năm 2016 có đến 1,2 triệu báo cáo sự cố nghiêm trọng liên quan
đến thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh [37]. Tương tự, ước tính có khoảng
66 triệu sai sót thuốc trên lâm sàng và khoảng 237 triệu sự cố thuốc xảy ra ở
một số thời điểm trong quy trình thuốc tại Vương quốc Anh mỗi năm [33].
Theo thống kê, những sai sót thuốc thường liên quan đến bác sĩ, điều dưỡng,
những người trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh [46].
Chính vì vậy, an toàn trong quản lý và sử dụng thuốc được xem là mối
quan tâm lớn ở cấp độ toàn cầu [66]. Trong môi trường lâm sàng, quản lý và
sử dụng thuốc là một quá trình đa ngành, có sự phối hợp của nhiều đối tượng
(bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và người bệnh) nhưng điều dưỡng có trách nhiệm
lớn hơn trong việc quản lý và sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho người
bệnh. Với hơn 40% các hoạt động công việc liên quan đến thuốc, việc quản lý
và sử dụng thuốc là nhiệm vụ cốt lõi của điều dưỡng tại cơ sở khám và điều trị
bệnh [24]. Điều dưỡng chính là đại diện cho lần kiểm tra an toàn cuối cùng
trong chuỗi quy trình dùng thuốc để bảo vệ người bệnh khỏi các sai sót về thuốc
[46].
Thuốc cấp cứu (TCC) đóng vai trò quan trọng việc xử trí các tình huống
khẩn cấp liên quan đến sức khỏe con người. Có thể kể đến những tình huống
cấp cứu như sốc phản vệ, kích thích do rối loạn thần kinh, đau hay những phản
ứng căng thẳng của cơ thể có thể dẫn đến diễn tiến nặng hoặc nguy cơ tử vong
.
.
trên người bệnh [51],[53],[55],[63]. Những giải pháp về TCC bao gồm: thuốc
tim mạch (Epinephrine, Nor-epinephrine), thuốc gây nghiện (Morphine,
Fentanyl), thuốc hướng thần (Diazepam, Midazolam), thuốc hô hấp
(Salbutamol, Albuterol), thuốc chống đông máu (Warfarin và Heparin), chất
ngăn chặn thần kinh cơ (Rocuronium hoặc Succinylcholine) và chất điện giải
(Kali clorua 15%) [21],[54],[70].
Một số TCC thường dự trữ tại khoa lâm sàng như: TCC phản vệ (PV) và
sốc phản vệ (SPV), thuốc gây nghiện (GN), thuốc hướng thần (HT). Các thuốc
này đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt vì phần lớn thuộc danh mục
thuốc có nguy cơ cao, được quản lý dựa trên những chính sách, quy định và
tiêu chuẩn thực hành cụ thể cho từng đối tượng y tế chuyên ngành
[31],[35],[52]. Căn cứ vào các thông tư do Chính phủ ban hành, các loại TCC
trên được quản lý và cung cấp sẵn sàng, trực tiếp bởi các đơn vị điều dưỡng
(ĐD), hộ sinh (HS) tại các khoa lâm sàng [8],[9],[11],[59].
Vì thế, điều này đòi hỏi ĐD, HS phải nắm vững những kiến thức liên quan
đến nghĩa vụ pháp lý của mình cũng như các chính sách, quy định về TCC, vốn
là cơ sở cho việc an toàn cho quản lý và sử dụng thuốc trong môi trường lâm
sàng đầy thách thức hiện nay [48]. Ngoài ra, sự nhận thức và tuân thủ đúng
trách nhiệm và nghĩa vụ về thuốc của ĐD, HS cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện các nguyên tắc an toàn trong quản lý và sử dụng thuốc nói chung
và TCC nói riêng. Như thế, liệu khi đã có đầy đủ kiến thức về các quy định,
chính sách cho TCC tại khoa, phòng thì ĐD, HS sẽ có thái độ tích cực hơn so
với những ĐD, HS chưa đủ kiến thức về quản lý và sử dụng TCC hay không?
Đây chính là trọng tâm mà nghiên cứu muốn đề cập để làm rõ hơn trách nhiệm,
nghĩa vụ của ĐD và HS trong lĩnh vực về thuốc.
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu trong nước khảo sát về kiến thức và
thái độ của ĐD, HS liên quan đến các quy định, chính sách quản lý và sử dụng
.
.
thuốc. Tại Trung tâm y tế thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, công tác kiểm
tra, theo dõi và sử dụng TCC tủ trực của ĐD, HS chưa chặt chẽ và thống nhất
dẫn đến tiêu tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng nhiều đến công tác chăm sóc người
bệnh. Đồng thời chưa có quy trình chuẩn vận hành cho công tác này. Vì vậy,
nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: “Đánh giá kiến thức, thái độ của điều
dưỡng và hộ sinh về quy trình quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp
cứu”. Qua đó, đề xuất thiết kế các chương trình tập huấn, đào tạo phù hợp và
xây dựng quy trình quản lý TCC tủ trực chuẩn nhằm trang bị cơ sở pháp lý cho
ĐD, HS trong công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng.
.
.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức đúng và thái độ tốt về quy trình
quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu tại Trung tâm y tế Thành phố
Thuận An, tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kiến thức, thái độ của điều dưỡng và hộ sinh về quy trình quản
lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức đúng và thái độ tốt về
quy trình quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu tại Trung tâm y tế Thành
phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh về
quy trình quản lý, bảo quản và thực hiện thuốc cấp cứu Trung tâm y tế Thành
phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
.
.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thuốc
Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người
nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm
nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược,
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm [15].
Thuốc hóa dược là nhóm chủ yếu thường được sử dụng để điều trị bệnh
trên lâm sàng. Đây là thuốc đã được xác định thành phần, độ tinh khiết và đạt
tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất dược liệu, thuốc
có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và
hiệu quả [15].
1.1.2. Thuốc cấp cứu
TCC là các loại thuốc được dự trữ tại tủ thuốc trực cấp cứu, dùng cho
những trường hợp cấp cứu ban đầu dưới sự chuẩn bị sẵn sàng và cung cấp của
các đơn vị ĐD [59]. TCC được trang bị tại khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích
cực, khoa Nhi, khoa Nội, khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, khoa Phụ Sản
[34],[54],[59],[70]. Đặc biệt, các TCC thường dùng ở dạng tiêm truyền để phát
huy tác dụng điều trị tức thời cho những tình huống khẩn cấp nên việc sử dụng
nhầm, sai mục đích hoặc không đúng cách đều có thể dẫn đến nguy hại nghiêm
trọng cho người bệnh [46].
1.2. Tổng quan về các loại thuốc cấp cứu
1.2.1 Thuốc cấp cứu phản vệ và sốc phản vệ
1.2.1.1. Tình hình sử dụng thuốc
Theo TCYTTG, TCC PV và SPV nằm trong danh sách các thuốc cần có
tối thiểu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cơ bản [64]. Đây là nhóm thuốc
dùng để xử trí, điều trị PV và có thể dẫn tình trạng nặng, đe dọa tính mạng là
.
.
SPV [40]. Theo Tổ Chức Dị Ứng Thế Giới, tỉ lệ SPV trên toàn cầu hằng năm
từ 50-112 đợt/100.000 người với xu hướng nhập viện ngày càng tăng. Trong
các cơ sở điều trị, nhu cầu sử dụng thuốc khá lớn nên người bệnh dễ dàng đối
mặt với nguy cơ PV và SPV do thuốc, nhất là thuốc kháng sinh và thuốc kháng
viêm Non-steroid [61]. Thuốc chống SPV là bước xử lý quan trọng thứ 5 trong
10 bước quản lý tình trạng SPV để đưa người bệnh ra khỏi tình trạng nguy hiểm
đe dọa tính mạng tức thời [61]. Do đó, các hướng dẫn chi tiết trong xử trí, điều
trị, dự phòng liên quan đến thuốc đã được phát hành rộng rãi trên thế giới [61].
Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp chính yếu trong cấp cứu PV
và SPV. Các thuốc điển hình bao gồm: Adrenalin, chất chủ vận Beta-2
Adrenergic, Glucagon, Glucocorticoid và thuốc kháng Histamin [61]. Những
trường hợp SPV do thuốc gây tê, gây mê trong thủ thuật, phẫu thuật thì nhũ
dịch Lipid (Lipofundin 20%, Intralipid 20%) được khuyến cáo dùng vì đặc tính
trung hòa được độc tố thuốc gây tê, gây mê [8],[63]. Việc lựa chọn thuốc sử
dụng cho các trường hợp PV và SPV cần có sự nhận định về mức độ, tiền sử dị
ứng và dị nguyên mà người bệnh tiếp xúc. Ngoài ra, cần nhấn mạnh sự chuẩn
bị sẵn sàng TCC nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn điều trị phù hợp với đặc điểm
và nguyên nhân của tình trạng người bị PV, SPV ở các khoa lâm sàng là vô
cùng cần thiết.
1.2.1.2. Quy định liên quan đến thuốc cấp cứu phản vệ và sốc phản vệ
Nội dung của “Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ” được Bộ
y tế Việt Nam ban hành năm 2017 quy định ở trong và ngoài cơ sở khám chữa
bệnh. Bao gồm: nhận biết về PV và SPV, thành phần trong hộp chống SPV,
phác đồ hướng dẫn, phạm vi sử dụng thuốc dành cho các đối tượng y tế theo
mức độ PV và SPV được nhận định [8].
Hộp TCC PV gồm ba loại thuốc chính là Adrenalin, Methylprednisolon
và Diphehydramin được quy định số lượng cụ thể, thống nhất kèm theo thiết
.
.
bị, vật tư y tế [8]. Tất cả được bảo quản chung và sắp xếp theo quy cách nhằm
đảm bảo sẵn sàng cho việc sử dụng trong tình huống tức thời.
Bảng 1.1. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ
STT Nội dung Đơn vị Số lượng
1 Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ Bản 01
Bơm tiêm vô khuẩn
Loại 10ml Cái 02
2 Loại 5ml Cái 02
Loại 1ml Cái 02
Kim tiêm 14 -16G Cái 02
3 Bông tiệt trùng tẩm cồn Gói/hộp 01
4 Dây garo Cái 02
5 Adrenalin 1mg/1ml Ống 05
6 Methylprednisolon 40mg Lọ 02
7 Diphehydramin 10mg Ống 05
8 Nước cất 10ml Ống 03
 Adrenalin (Epinephrine)
Adrenalin được TCYTTG khuyên dùng như một loại thuốc thiết yếu điều
trị SPV từ độ 3 trở lên, tức là mức độ xuất hiện các triệu chứng bất thường về
hô hấp như co thắt phế quản gây khó thở, thở khò khè, ho [61]. Với liều tiêm
bắp 0,01 mg/kg trọng lượng cơ thể và tối đa là 0,5 mg, liều dùng được lặp lại
sau mỗi 5-15 phút nếu các triệu chứng chưa thuyên giảm [61]. Bộ y tế Việt
Nam hướng dẫn thời gian tiêm nhắc ngắn hơn, được thực hiện sau 3-5 phút cho
tình trạng PV độ 2 trở lên (khó thở, khàn tiếng, tức ngực, đau bụng) [8]. Theo
các hướng dẫn trong nước và trên thế giới, dùng Adrenalin xử trí, ngăn ngừa
SPV đã được phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng nhằm bảo vệ khỏi tình trạng
có thể dẫn đến tử vong tức thời [8],[32],[45]. Trong một số trường hợp SPV
.
.
nặng, Adrenalin còn được chỉ định pha loãng tiêm tĩnh mạch khi tiêm bắp
không đáp ứng [61]. Ngoài ra, Adrenalin còn được cân nhắc sử dụng phun khí
dung cấp cứu khi tắc nghẽn đường hô hấp trên [61].
 Methylprednisolon
Methylprednisolon dùng trong xử trí PV và SPV với mục tiêu ngăn ngừa
các triệu chứng kéo dài và tình trạng SPV tái phát, thuộc nhóm Glucocorticoid
và là thuốc ưu tiên thứ hai trong điều trị PV, SPV [61]. Methylprednisolon được
khuyến nghị tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống tùy theo tình trạng người bệnh
[8]. Mặc dù không có vai trò trong xử trí cấp tính các trường hợp SPV nhưng
Methylprednisolon lại được sử dụng thường xuyên hơn cả Adrenalin, việc kết
hợp Methylprednisolon với Adrenalin trong SPV đã làm giảm hiệu quả sử dụng
của Adrenalin. Mặt khác, sử dụng Methylprednisolon còn góp phần làm trì
hoãn sự tiếp nhận Adrenalin cho người bệnh nên làm cho tình trạng SPV không
được xử trí kịp thời và trở nên nghiêm trọng hơn [27].
 Diphenhydramin
Diphenhydramin thuộc nhóm thuốc kháng Histamin thế hệ 1, cũng là ưu
tiên thứ hai trong điều trị SPV bởi không có tác dụng xử trí cấp thời nhưng hữu
ích trong việc giảm các triệu chứng ngoài da [61]. Diphenhydramin được dùng
qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc qua đường uống [8],[28]. Dù cũng
không thể thay thế cho Adrenalin trong điều trị SPV song TCYTTG vẫn lưu ý
việc sử dụng Diphenhydramin có thể trì hoãn việc tiêm nhắc lại liều Adrenalin.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Campell và cộng sự (2014) đã khuyến nghị,
Diphenhydramin kết hợp với Adrenalin nên vẫn là liệu pháp đầu tay trong điều
trị PV và SPV [28].
 Trang thiết bị và thuốc tối thiểu cấp cứu PV tại cơ sở khám chữa bệnh
Trong danh mục trang thiết bị và thuốc tối thiểu cấp cứu PV, SPV tại cơ
sở khám chữa bệnh, Bộ y tế Việt Nam còn quy định một số loại thuốc thiết yếu
.
.
khác trong danh mục. Cụ thể gồm Salbutamol (chất chủ vận Beta-2 Adrenergic)
điều trị dãn phế quản, nhũ dịch Lipid 20% là giải độc tố của thuốc gây tê, gây
mê cùng một số thuốc chống dị ứng đường uống khác [8].
1.2.2. Thuốc hướng thần
1.2.2.1. Khái niệm
Thuốc HT (còn gọi là thuốc hướng tâm thần) là thuốc có chứa dược chất
kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có
thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng, thuộc Danh mục dược chất
hướng thần do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành [15].
Thuốc HT đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các rối loạn tâm thần,
thần kinh và những trường hợp sử dụng chất kích thích nên sự sẵn có và sử
dụng an toàn luôn được quan tâm [60]. Thuốc HT được phân loại theo mục
đích điều trị hoặc theo thành phần hoạt chất trong thuốc dưới sự kiểm soát chặt
chẽ của các tổ chức quản lý dược thuộc chính phủ các quốc gia [9],[31],[68].
1.2.2.2. Nhóm thuốc hướng thần sử dụng tại khoa lâm sàng
Thuốc HT Benzodiazepin là nhóm rất thường được sử dụng trong điều trị
tại các khoa lâm sàng và được lưu trữ tại tủ thuốc trực cấp cứu. Benzodiazepin
dùng để điều trị các chứng rối loạn thần kinh như kích động, mê sảng, động
kinh, lo lắng hay dùng trong điều trị giảm đau tại khoa điều trị
[22],[36],[54],[69]. Tại các đơn vị điều trị bệnh trẻ em, Benzodiazepin được
dùng để ngăn những cơn co giật do sốt có thời gian kéo dài trên năm phút và
ứng dụng thoa Benzodiazepin để giảm đau lo lắng cho trẻ em sau phẫu thuật
tim [55],[56]. Về mặt tính chất, Benzodiazepin thuộc nhóm thuốc có thể dẫn
tới tình trạng nghiện nên được quản lý theo những quy định riêng trong luật
quản lý về thuốc [9],[31],[35]. Các thuốc nhóm Benzodiazepin điển hình là:
Diazepam, Midazolam hay Lorazepam [54]. Cho đến hiện tại, nhóm thuốc này
.
0.
vẫn được xem là thuốc HT tương đối an toàn được khuyến cáo sử dụng trên các
đối tượng người bệnh ở các độ tuổi.
1.2.3. Thuốc gây nghiện
1.2.3.1. Khái niệm
Thuốc GN là thuốc có chứa dược chất kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ
gây ra tình trạng nghiện đối với người sử dụng, thuộc Danh mục dược chất GN
do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành [15].
Tương tự thuốc HT, thuốc GN cũng nằm trong danh mục thuốc được kiểm
soát chặt chẽ về mặt quản lý, điều trị và sử dụng [9],[31],[35].
1.2.3.2. Nhóm thuốc gây nghiện sử dụng tại khoa lâm sàng
Thuốc GN nhóm Opioid được sử dụng nhiều trên lâm sàng do tác dụng
phổ biến nhất là giảm đau nhanh chóng. Nhóm thuốc này có thể gây ra tình
trạng nghiện nếu sử dụng kéo dài tuy nhiên không thể phủ nhận tác dụng giảm
đau tức thì của nó trong những cơn đau cấp tính do chấn thương hoặc sau phẫu
thuật [23],[56]. Các loại thuốc trong nhóm Opioid điển hình gồm: Fentanyl,
Hydromorphon, Morphin, Propofol và Ketamin [54]. Ngoài ra, Opioid cũng có
tác dụng an thần, được dùng tại các khoa Hồi sức tích cực trên người bệnh đặt
nội khí quản, thở máy [54]. Với đặc tính gây nghiện, Opioid có thể dễ dẫn đến
tình trạng lạm dụng và lệ thuộc thuốc nên cần phải được sử dụng dưới sự giám
sát chặt chẽ của bác sĩ hoặc người chăm sóc được cấp phép [39].
1.2.4. Quy định liên quan đến quản lý thuốc gây nghiện, hướng thần
Thuốc GN và thuốc HT nằm trong danh mục thuốc được kiểm soát đặc
biệt và danh mục thuốc cảnh báo cao và đây được xem là dịch vụ điều trị, chăm
sóc cần thiết hiện nay [31],[35],[52]. Hệ thống y tế Vương quốc Anh và
Scotland đã và đang áp dụng quy định Giám sát việc quản lý và sử dụng thuốc
được kiểm soát đặc biệt (2013) cho các tổ chức dịch vụ y tế và chăm sóc xã
hội, bệnh viện và tổ chức quân đội tại hai quốc gia này [31].
.
1.
Tại Việt Nam, Bộ y tế quy định các cơ sở khám, chữa bệnh phải tuân thủ
các yêu cầu về thực hành quản lý và bảo quản thuốc GN, thuốc HT, kiểm soát
chặt chẽ việc báo cáo thông tin về sử dụng các thuốc này theo biểu mẫu quy
định tại lâm sàng [1],[9],[48].
1.3. Quản lý và sử dụng thuốc của điều dưỡng, hộ sinh
1.3.1. Quản lý thuốc
Quản lý thuốc và các hoạt động liên quan đến thuốc là một phần chính
trong công việc và trách nhiệm của người ĐD, HS [57]. ĐD, HS đóng vai trò
quan trọng khác nhau trong chuỗi quy trình dùng thuốc. Theo tác giả
Luokkamaki (2020), không có định nghĩa chung cho lĩnh vực quản lý thuốc vì
nó bao gồm nhiều lĩnh vực cấu thành năng lực quản lý thuốc ĐD, HS. Theo đó,
kỹ năng quản lý thuốc của ĐD, HS gồm 09 lĩnh vực:
(1) Dự trù, sử dụng, lưu trữ và loại bỏ thuốc an toàn;
(2) Chuẩn bị thuốc;
(3) Dùng thuốc cho người bệnh;
(4) Tài liệu liên quan đến thuốc;
(5) Nhận định và đánh giá các vấn đề liên quan đến thuốc;
(6) Kỹ năng tính toán thuốc;
(7) Phối hợp liên ngành;
(8) Phối hợp với người bệnh;
(9) Báo cáo thông tin thuốc [42].
Các kỹ năng quản lý thuốc đặc biệt quan trọng đối với vai trò thiết yếu
của ĐD, HS nhằm đảm bảo an toàn thuốc và ngăn ngừa các sai sót thuốc [42].
1.3.2. Vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ sinh trong quản lý và sử
dụng thuốc
Trong lịch sử, ĐD là chuyên ngành có liên quan chặt chẽ với việc quản
lý và sử dụng thuốc. Bao gồm kiến thức và liều lượng về thuốc, kiểm soát tác
.