Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi viêm nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua ct scanner và snot 22 từ 4

  • 111 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ CHÍ VỮNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
VIÊM NHÓM XOANG TRƯỚC MẠN TÍNH
CÓ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN MŨI QUA CT SCANNER
VÀ SNOT-22 TỪ 4/2019 ĐẾN 4/2020 TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ CHÍ VỮNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
VIÊM NHÓM XOANG TRƯỚC MẠN TÍNH
CÓ DỊ HÌNH VÁCH NGĂN MŨI QUA CT SCANNER
VÀ SNOT-22 TỪ 4/2019 ĐẾN 4/2020 TẠI BỆNH VIỆN
TAI MŨI HỌNG TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TAI – MŨI – HỌNG
Mã số: CK 62 72 53 05
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học: TS.BS LÊ TRẦN QUANG MINH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, không sao chép kết quả
của nghiên cứu khác. Nếu không đúng những điều trên tôi sẽ hoàn toàn chịu
trách nhiệm về đề tài của mình.
TP, Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2020
Học viên
Ngô chí Vững
.
.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
Sino-nasal Outcome Test ............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. xi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1 Giải phẫu, sinh lý mũi xoang và sinh lý bệnh VMX mạn tính ................ 4
1.1.1 Giải phẫu mũi ....................................................................................... 4
1.1.2 Các cấu trúc liên quan .......................................................................... 6
1.1.2.1 Khe mũi dưới .................................................................................. 6
1.1.2.2 Khe mũi giữa ................................................................................... 6
1.1.3 Mạch máu và thần kinh của mũi .......................................................... 7
1.1.3.1 Động mạch ...................................................................................... 7
1.1.3.2 Tĩnh mạch........................................................................................ 8
1.1.3.3 Thần kinh ........................................................................................ 8
1.1.4 Nhóm xoang ......................................................................................... 8
1.1.4.1 Xoang hàm ...................................................................................... 8
1.1.4.2 Xoang trán ....................................................................................... 8
1.1.4.3 Xoang sàng trước ............................................................................ 9
1.1.5 Sơ lược sinh lý mũi xoang ................................................................... 9
1.1.5.1 Chức năng hô hấp ........................................................................... 9
1.1.5.2 Chức năng lọc bụi ........................................................................... 9
1.1.5.3 Chức năng điều hòa nhiệt độ không khí hít vào ............................. 9
1.1.5.4 Khứu giác ........................................................................................ 9
.
.
iii
1.1.6 Sinh lý bệnh viêm mũi xoang mạn tính [2] ....................................... 10
1.2 Lâm sàng, cận lâm sàng viêm nhóm xoang trước mạn tính .................. 11
1.2.1 Triệu chứng lâm sàng của viêm nhóm xoang trước mạn tính ........... 11
1.2.2 Hình ảnh nội soi mũi xoang ............................................................... 12
1.2.3 Cận lâm sàng của viêm nhóm xoang trước mạn tính......................... 12
1.2.4 Chẩn đoán viêm nhóm xoang trước mạn tính .................................... 13
1.3 Dị hình vách ngăn mũi ........................................................................... 13
1.3.1 Phân loại DHVN theo hình dạng của vách ngăn mũi ........................ 13
1.3.2 Phân loại DHVN theo Mladin: .......................................................... 14
1.3.3 Chẩn đoán và điều trị DHVN: ........................................................... 15
1.3.4 Mối tương quan giữa DHVN và viêm mũi xoang mạn tính: ............. 16
1.4 Điều trị viêm nhóm xoang trước mạn tính cũng tương tự như bệnh lý
VMXMT. ..................................................................................................... 16
1.4.1 Nội khoa ............................................................................................. 16
1.4.1.1 Kháng sinh .................................................................................... 16
1.4.1.2 Corticosteroid ................................................................................ 16
1.4.1.3 Kháng Histamine........................................................................... 17
1.4.2 Phẫu thuật ........................................................................................... 17
1.4.2.1 Chỉ định ......................................................................................... 17
1.4.2.2 Chống chỉ định .............................................................................. 17
1.4.2.3 Các loại phẫu thuật........................................................................ 17
1.4.2.4 Các loại phẫu thuật khác ............................................................... 19
1.4.3 Tai biến trong phẫu thuật, biến chứng sau phẫu thuật và di chứng ... 20
1.4.3.1 Tai biến trong phẫu thuật .............................................................. 20
1.4.3.2 Biến chứng sau phẫu thuật: chảy máu, xơ dính, tái phát. ............. 21
1.4.3.3 Di chứng ........................................................................................ 21
1.4.4 Chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật .................................................. 21
.
.
iv
1.4.4.1 Chăm sóc tại chỗ ........................................................................... 21
1.4.4.2 Điều trị sau phẫu thuật .................................................................. 21
1.5 Tình hình các nghiên cứu trước đây ...................................................... 21
1.5.1 Trên thế giới ....................................................................................... 21
1.5.2 Trong nước ......................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 28
2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang - tiến cứu .......................... 28
2.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 28
2.2.1 Dân số mục tiêu: Bệnh nhân tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp Hồ Chí
Minh. ........................................................................................................... 28
2.2.2 Dân số nghiên cứu:............................................................................. 28
2.2.3 Dân số chọn mẫu ................................................................................ 28
2.2.3.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................... 28
2.2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 28
2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 29
2.4 Cỡ mẫu ................................................................................................... 29
2.4.1 Cỡ mẫu ............................................................................................... 29
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu:..................................................................... 29
2.5 Phương pháp tiến hành........................................................................... 29
2.5.1 Các bước tiến hành nghiên cứu:......................................................... 29
2.5.2 Công cụ nghiên cứu. .......................................................................... 31
2.5.3 Kỹ thuật thu thập thông tin:............................................................... 32
2.5.4 Phương pháp hạn chế sai số ............................................................... 32
2.6 Biến số nghiên cứu ................................................................................. 33
2.6.1 Biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ...................... 33
2.6.2 Biến số về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ĐTNC. ............. 33
.
.
v
2.6.3 Đánh giá kết quả PTNSMX điều trị VMX trước mạn tính có dị hình
vách ngăn mũi ............................................................................................. 35
2.6.4 Đánh giá kết quả PTNSMX điều trị VMX trước mạn tính có dị hình
vách ngăn mũi sau 1 tháng và 3 tháng ........................................................ 36
2.7 Tiêu chí đánh giá .................................................................................... 38
2.7.1 Đánh giá triệu chứng lâm sàng .......................................................... 38
2.7.2 Đánh giá cận lâm sàng ....................................................................... 40
2.8 Tiêu chuẩn đánh giá sự hài lòng của người bệnh .................................. 41
2.8.1 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 41
2.9 Vấn đề y đức .......................................................................................... 41
2.10 Tính ứng dụng và khả thi ..................................................................... 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 43
3.1 Đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn. ................................................ 43
3.1.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội ...................................... 43
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 45
3.1.2.1 Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 45
3.1.2.2 Triệu chứng thực thể ..................................................................... 45
3.1.2.3 Đặc điểm triệu chứng khởi phát bệnh ........................................... 46
3.1.2.4 Triệu chứng thực thể: qua Nội soi mũi xoang .............................. 47
3.1.2.5 Đánh giá tình trạng viêm xoang mũi theo thang đo SNOT-22 ..... 48
3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................... 50
3.1.3.1 Hình ảnh tổn thương xoang........................................................... 50
3.1.3.2 Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner .............................. 51
3.1.3.3 Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner .................................... 51
3.1.3.4 Mối liên quan giữa kết quả CT Scanner và thang điểm SNOT-22
................................................................................................................... 52
.
.
vi
3.2 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi .............................................................. 52
3.2.1 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi ............................................................. 52
3.2.2 Đặc điểm chăm sóc sau mổ ................................................................ 53
3.2.3 Kết quả điều trị sau 3 tháng ............................................................... 54
3.2.3.1 Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 54
3.2.3.2 Theo thang điểm SNOT-22 sau 3 tháng điều trị ........................... 55
3.2.3.3 Tỷ lệ cải thiện trước và sau điều trị .............................................. 56
3.2.3.4 Nội soi sau PT 1 tháng và 3 tháng ................................................ 58
3.2.3.5 Kết quả CT Scanner sau 3 tháng PT ............................................. 59
3.2.4 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ........................ 59
3.2.4.1 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ................... 59
3.2.4.2 Một số yếu tố liên quan đến kết quả sau PTNSMX và CHVN .... 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 67
4.1 Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 67
4.2 Đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn. ................................................ 68
4.2.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội ...................................... 68
4.2.2 Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 69
4.2.2.1 Triệu chứng thực thể: Qua nội soi mũi xoang .............................. 71
4.2.3 Đánh giá tình trạng viêm xoang mũi theo bảng SNOT-22 ................ 72
4.2.4 Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................... 72
4.3 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi .............................................................. 74
4.3.1 Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang trước
mạn tính có dị hình vách ngăn mũi ............................................................. 74
.
.
vii
4.3.2 Đặc điểm chăm sóc sau mổ ................................................................ 75
4.3.3 Kết quả điều trị sau 3 tháng ............................................................... 75
4.3.3.1 Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 76
4.3.3.2 Nội soi sau PT 1 tháng và 3 tháng ................................................ 77
4.3.4 Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ........................ 77
4.3.5 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC 1. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU .................................................... 48
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI SNOT-22 ........................................................ 43
.
.
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN Bệnh nhân
CT Scan Computed Tomography
Chụp cắt lớp vi tính
DHVN Dị hình vách ngăn
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
EPOS European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps
FESS Functional Endoscopic Sinus Surgery
PTNSMX Phẫu thuật nội soi mũi xoang
PT CHVN Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn
VNM Vách ngăn mũi
VMX Viêm mũi xoang
VMXMT Viêm mũi xoang mãn tính
VMXM Viêm mũi xoang mạn
VVN Vẹo vách ngăn
SNOT-22 Sino-nasal Outcome Test
WHO World Health Organization
Tổ chức y tế Thế Giới
.
.
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thang điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner xoang. ........... 39
Bảng 3.1 Một số đặc điểm về nhân khẩu học – xã hội ................................... 43
Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp ..................................................................... 44
Bảng 3.3: Thời gian nằm viện ......................................................................... 44
Bảng 3.4: Triệu chứng cơ năng ....................................................................... 45
Bảng 3.5: Triệu chứng thực thể qua nội soi .................................................... 45
Bảng 3.6: Đặc điểm triệu chứng khởi phát bệnh ............................................ 46
Bảng 3.7: Phân loại Vẹo vách ngăn theo hình dạng vách ngăn ...................... 47
Bảng 3.8: Triệu chứng thực thể: qua Nội soi mũi xoang ................................ 47
Bảng 3.9: Theo thang điểm SNOT-22 ............................................................ 48
Bảng 3.10: Phân loại bệnh nhân theo mức độ điểm SNOT-22....................... 50
Bảng 3.11: Hình ảnh tổn thương xoang .......................................................... 50
Bảng 3.12: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner .............................. 51
Bảng 3.13: Hình ảnh cuốn mũi giữa trên CT Scanner : ................................. 51
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa kết quả CT Scanner và thang điểm SNOT-22
......................................................................................................................... 52
Bảng 3.15: Kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang
trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi ....................................................... 52
Bảng 3.16: Thời gian và biến chứng sau phẫu thuật ....................................... 53
Bảng 3.17: Đặc điểm chăm sóc sau mổ .......................................................... 53
Bảng 3.18: Rửa mũi sau mổ ............................................................................ 54
Bảng 3.19: Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 54
Bảng 3.20: Theo thang điểm SNOT-22 sau 3 tháng điều trị .......................... 55
Bảng 3.21: Tỷ lệ cải thiện trước và sau điều trị .............................................. 56
Bảng 3.22: Hình ảnh nội soi sau phẫu thuật ................................................... 58
Bảng 3.23: Điểm Lund – Mackay trên phim CT Scanner .............................. 59
.
.
x
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa kết quả sau PTNSMX - CHVN và lâm sàng,
cận lâm sàng .................................................................................................... 60
Bảng 3.25: Một số yếu tố liên quan đến kết quả sau PTNSMX và CHVN .... 61
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa tỷ lệ hài lòng và kết quả điều trị ................... 62
Bảng 4.1: So sánh cải thiện trước và sau phẫu thuật bằng thang điểm SNOT –
22 ..................................................................................................................... 76
Bảng 4.2: So sánh kết quả phẫu thuật chung .................................................. 78
.
.
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh điểm SNOT-22 trung bình trước phẩu thuật và sau phẫu
thuật 3 tháng .................................................................................................... 57
Biểu đồ 3.2: Đánh giá chung về kết quả sau PTNSMX và CHVN ................ 59
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân trước phẫu thuật và sau 3 tháng
phẫu thuật ........................................................................................................ 62
.
.
xii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Thành ngoài hố mũi .......................................................................... 4
Hình 1.2 Giải phẫu vùng vách ngăn mũi .......................................................... 5
Hình 1.3 Phức hợp lỗ thông xoang ................................................................... 7
Hình 1.4 Vẹo vách ngăn mũi qua nội soi ........................................................ 14
Hình 1.5 Vẹo vách ngăn mũi qua CT Scanner................................................ 14
Hình 1.6 Mở khe giữa (lấy mỏm móc và mở lỗ thông xoang hàm) ............... 18
Hình 1.7 Kỹ thuật mở bóng sàng vào sàng trước ........................................... 19
Hình 2.1 Máy nội soi phẫu thuật mũi xoang ................................................... 31
Hình 2.2 Bộ dụng cụ phẫu thuật mũi xoang ................................................... 32
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là một trong những bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên nếu
không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, viêm mũi xoang có thể tái phát
nhiều lần dẫn đến viêm mũi xoang mạn tính và có thể gây ra các biến chứng ở
các cơ quan lân cận như: viêm túi lệ, viêm mô tế bào quanh ổ mắt, áp xe dưới
cốt mạc, áp xe quanh ổ mắt, viêm thần kinh thị hậu nhãn cầu, viêm tai giữa,
viêm họng, viêm thanh khí phế quản, dò xoang miệng. Đôi khi gây ra một số
biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: cốt tủy viêm xương sọ, viêm màng
não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch hang. Viêm mũi xoang mạn tính là một
trong những chỉ định của phẫu thuật nội soi mũi xoang.
Kennedy và Stammberger đã đề ra phương pháp mổ bảo tồn gọi là phẫu
thuật nội soi xoang chức năng. Mục tiêu thiết yếu của phẫu thuật chính là phục
hồi sự thông khí và dẫn lưu của phức hợp lỗ thông mũi-xoang giúp niêm mạc
tự hồi phục.
Những tỉ lệ thành công dựa trên sự cải thiện triệu chứng từ phẫu thuật
nội soi chức năng mũi-xoang đã được báo cáo thay đổi từ 85% - 92%. Nhóm
bệnh nhân với sự ghi nhận đầy đủ của y văn hơn 10 năm vẫn không có đáp ứng
một cách hiệu quả cả với điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật xoang chiếm 8%-15%
trong những bệnh nhân đã được phẫu thuật.
Senior và cộng sự báo cáo có sự cải thiện triệu chứng 66/72 trường hợp
(98,4%) sau phẫu thuật, thời gian theo dõi trung bình 7,8 năm . Damm và cộng
sự báo cáo cải thiện 85% trong lô nghiên cứu của họ, thời gian theo dõi trung
bình 31,7 tháng [2], [30].
Khi soi vào mũi cấu trúc đầu tiên mà chúng ta gặp là vách ngăn và cuốn
mũi dưới. Vách ngăn mũi bao gồm sụn tứ giác phía trước, nối tiếp với mảnh
đứng xương sàng ở sau trên và xương lá mía sau dưới. Vẹo vách ngăn gây ra
nghẹt mũi cũng như cản trở trong lúc phẫu thuật. Những bệnh nhân có vẹo vách
.
.
2
ngăn được khuyên nên mổ chỉnh hình vách ngăn cùng với phẫu thuật nội soi
xoang mũi xoang chức năng.
Khi vách ngăn không thẳng làm thay đổi về động học của luồng khí lưu
thông có thể gây ra những triệu chứng khác nhau. Thường nhất là nghẹt mũi.
Sự liên hệ giữa bệnh mũi xoang và vẹo vách ngăn đã được biết đến nhiều.
Trong nghiên cứu vào năm 2009 trên 345 BN tại Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thanh Vũ đã đưa kết luận rằng có
mối tương quan giữa vẹo vách ngăn và viêm mũi xoang mạn [25]
Xuất phát từ thực tế lâm sàng, chúng tôi tiến hành “Đánh giá kết quả phẫu
thuật nội soi viêm nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua
CT Scanner và SNOT-22 từ 4/2019 đến 4/2020 tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng
Tp. Hồ Chí Minh”
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi, điều trị viêm nhóm
xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua CT Scanner và SNOT-22
từ 4/2019 đến 4/2020 tại BV Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu cụ thể:
1. Khảo sát đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân
viêm nhóm xoang trước mạn tính có dị hình vách ngăn tại Bệnh viện Tai Mũi
Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2019 đến 04/2020
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang điều trị viêm nhóm xoang
trước mạn tính có dị hình vách ngăn mũi qua CT Scanner và SNOT-22 tại Bệnh
viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2019 đến 04/2020
.
.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu, sinh lý mũi xoang và sinh lý bệnh VMX mạn tính
1.1.1 Giải phẫu mũi
Thành trên mũi gồm mảnh sàng ở phía trong và phần ngang xương trán
ở phía ngoài, tạo thành trần các xoang sàng.
Thành ngoài là vách mũi xoang, có khối bên xương sàng gồm nhiều
nhóm xoang sàng. Mặt ngoài khối sàng là một phần của thành hốc mắt, đây là
vùng rất nhạy cảm trong PTNSMX vì dễ bị tổn thương [3],[11],[35].
Cuốn mũi dưới được phủ bởi niêm mạc dầy chứa đám rối tĩnh mạch.
Cuốn mũi giữa là một phần của xương sàng, có niêm mạc đường hô hấp
bao phủ. Mảnh nền cuốn giữa nằm cách gai mũi trước 5 - 6 cm [7],[14],[28] là
vách phân chia các xoang sàng trước, sau và là một mốc giải phẫu quan trọng
trong PTNSMX.
Hình 1.1. Thành ngoài hố mũi
(Nguồn: Nguyễn Hữu Khôi, Phẫu thuật nội soi mũi xoang
kèm Altas minh họa (2005), trang 4 [8])
.
.
5
Cuốn mũi trên là mảnh xương nhỏ của khối bên xương sàng. Khe mũi trên
là khe hẹp có xoang sàng sau và xoang bướm đổ vào.
Cuốn mũi trên cùng khi có khi không, 75% trường hợp có lỗ đổ của xoang
sàng sau.
Thành trong là vách ngăn mũi là một vách chia đôi hai hốc mũi gồm có
cốt cứng bằng xương sụn, còn hai bên được bao phủ bởi niêm mạc mũi, chiều
dài từ 7 – 8 cm, chiều cao từ 4 – 4,5 cm.
Khung xương sụn gồm: phía trên là mảnh đứng xương sàng, phía dưới và
sau xương có dạng lưỡi cày đỉnh quay ra trước gọi là xương lá mía, sụn VNM
ở phía dưới và phía trước có đuôi kéo dài ra sau nằm giữa mảnh đứng xương
sàng và xương lá mía. Cuối cùng là cành trong của sụn cánh mũi chồm qua khỏi
đường giữa phía đối bên tạo nên xương dưới VNM. Khung xương sụn này có
bờ trên gắn liền với mảnh đứng xương sàng, bờ sau VNM về phía trên dính vào
thân xương bướm, ở dưới tự do để tạo nên bờ trong của cửa mũi sau.
Phần mũi xương trán
Mảnh đứng xương sàng
Xương mũi
Xoang bướm
Hố yên
Sụn tứ giác
Rễ mũi của xương hàm trên và
xương vòm miệng
Mào răng Xương lá mía
cửa
Hình 1.2 Giải phẫu vùng vách ngăn mũi
(Nguồn: Huỳnh Khắc Cường, Cập nhật chẩn đoán và
điều trị bệnh lý mũi xoang (2006), trang 98 [2])
.
.
6
1.1.2 Các cấu trúc liên quan
1.1.2.1 Khe mũi dưới
Lỗ lệ nằm ở phía trước-trên, ¼ trên-sau là mỏm hàm của xương cuốn
dưới tiếp nối với xương khẩu cái, đây chính là vùng mỏng nhất của vách mũi
xoang để chọc vào xoang hàm.
1.1.2.2 Khe mũi giữa
- Mỏm móc
Mỏm móc là xương nhỏ hình liềm, đi từ chỗ bám phía trước trên vào
vách mũi xoang, đến chỗ bám phía sau dưới vào xương cuốn mũi dưới. Mỏm
móc có thể dị hình như đảo chiều, quá phát, concha bullosa gây cản trở lưu
thông xoang, có thể làm tắc phức hợp lỗ thông mũi xoang gây VMXMT [5].
- Đê mũi (Agger nasi)
Nó giống như một cái mào ngay trước trên chân bám cuốn giữa thuộc
xương lệ, có thể có từ 1-3 tế bào đê mũi, có thể phát triển ra khỏi hố lệ làm hẹp
ngách trán.
- Bóng sàng
Bóng sàng là những tế bào khí có kích thước lớn nhất của phức hợp sàng
trước. Bóng sàng được coi là điểm đột phá đầu tiên trong PTNSMX mở xoang
sàng.
- Phễu sàng
Phễu sàng có vai trò quan trọng về mặt sinh lý bệnh, đây là ngách mà
xoang hàm, xoang trán, sàng trước dẫn lưu vào. Nếu phễu sàng bị bít lấp một
phần hoặc hoàn toàn thì xoang hàm sẽ thông khí kém và dịch tiết sẽ đọng lại
trong xoang.
- Ngách trán
Ngách trán là phần trên và trước nhất của phức hợp dẫn đến xoang trán
và không đồng nghĩa với ống mũi trán. Khi mảnh nền của bóng sàng đạt gần
.