Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng dinoprostone dạng đặt âm đạo ở thai trưởng thành tại bệnh viện hùng vương

  • 117 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********
TĂNG THƢỜNG BẢN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT
CHUYỂN DẠ BẰNG
DINOPROSTONE DẠNG ĐẶT
ÂM ĐẠO Ở THAI TRƢỞNG THÀNH
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƢƠNG
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********
TĂNG THƢỜNG BẢN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHỞI PHÁT
CHUYỂN DẠ BẰNG
DINOPROSTONE DẠNG ĐẶT
ÂM ĐẠO Ở THAI TRƢỞNG THÀNH
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP IINGƢỜI HƢỚNG DẪN
KHOA HỌC:PGS.TS.BS. HUỲNH NGUYỄN KHÁNH TRANG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TĂNG THƢỜNG BẢN
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ........................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................... x
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT .................................................................................. xi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ xii
DANH MỤC LƢU ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................ xiv
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... xv
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................................... 4
1.1 Tổng quan về KPCD ........................................................................................................ 4
1.1.1 Khởi phát chuyển dạ ............................................................................................... 4
1.1.2 Cơ chế sinh lý khởi phát chuyển dạ ....................................................................... 4
1.1.3 Chỉ định KPCD ....................................................................................................... 4
1.1.4 Chống chỉ định của KPCD ...................................................................................... 6
1.1.5 Các yếu tố liên quan đến khả năng thành công của KPCD .................................. 6
1.1.6 Các phƣơng pháp làm chín muồi CTC và KPCD ................................................. 8
1.1.7 Tổng quan về prostaglandins ................................................................................ 13
1.2 Các nghiên cứu đánh giá KPCD bằng dinoprostone dạng đặt âm đạo ..................... 16
1.3 Các nghiên cứu so sánh KPCD bằng dinoprostone với thông Foley ......................... 23
1.4 GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN HÙNG VƢƠNG ............................................................. 26
.
.
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 28
2.1 Thiết kế NC. .................................................................................................................... 28
2.2 Cỡ mẫu: ........................................................................................................................... 28
2.3 Đối tƣợng NC:................................................................................................................. 28
2.3.1 Dân số mục tiêu: ..................................................................................................... 28
2.3.2 Dân số nghiên cứu: ................................................................................................. 28
2.3.3 Dân số chọn mẫu: ................................................................................................... 29
2.4 Phƣơng pháp chọn mẫu: ............................................................................................... 29
2.4.1 Phƣơng pháp chọn mẫu ......................................................................................... 29
2.4.2 Tiêu chuẩn nhận vào:............................................................................................. 29
2.4.3 Tiêu chuẩn loại trừ: ............................................................................................... 29
2.4.4 Thời gian NC: ......................................................................................................... 30
2.5 Các bƣớc tiến hành và thu thập số liệu: ....................................................................... 30
2.5.1 Nhân lực: ................................................................................................................. 30
2.5.2 Phƣơng pháp tiến hành: ........................................................................................ 31
2.6 Các biến số phân tích ..................................................................................................... 38
2.7 Xử lý số liệu..................................................................................................................... 45
2.8 Phân tích số liệu.............................................................................................................. 45
2.8.1 Thống kê mô tả ....................................................................................................... 45
2.8.2 Thống kê phân tích................................................................................................. 45
2.9 VẤN ĐỀ Y ĐỨC............................................................................................................. 45
2.10 LỢI ÍCH MONG ĐỢI ................................................................................................... 46
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 47
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................ 47
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ................................................................................................ 51
3.3 ĐẶC ĐIỂM CUỘC CHUYỂN DẠ ............................................................................... 55
3.4 ĐÁNH GIÁ SỰ AN TOÀN ............................................................................................ 62
.
i.
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .............................................................................................. 65
4.1 BÀN LUẬN VỀ LÝ DO CHỌN NGHIÊN CỨU ......................................................... 65
Lý do chọn hƣớng nghiên cứu, tính mới và tính ứng dụng của đề tài ................................... 65
4.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................. 66
4.2.1 Về dịch tễ học của đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................ 66
4.3 HIỆU QUẢ KPCD THÀNH CÔNG ............................................................................. 68
4.3.1 Đánh giá về đặc điểm Bishop trƣớc KPCD.......................................................... 68
4.3.2 Đánh giá về đặc điểm Bishop sau KPCD. ............................................................ 69
4.3.3 Đánh giá tỷ lệ KPCD thành công. ......................................................................... 69
4.3.4 So sánh với các nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................ 69
4.3.5 So sánh với các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................ 71
4.3.6 Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hiệu quả KPCD ....................................... 71
4.4 Đặc điểm cuộc CD .......................................................................................................... 72
4.4.1 THỜI GIAN TỪ KPCD ĐẾN BISHOP≥ 7 ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TỪ KPCD
ĐẾN LÚC SINH ..................................................................................................................... 72
4.4.2 TỶ LỆ SỬ DỤNG OXYTOCIN SAU KPCD....................................................... 74
4.4.3 TỶ LỆ SINH NGẢ ÂM ĐẠO VÀ SINH MỔ ...................................................... 74
4.4.4 TỶ LỆ TÁC DỤNG NGOẠI Ý TRÊN MẸ VÀ CON ......................................... 76
4.5 NHỮNG ƢU ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................... 78
4.5.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 78
4.5.2 Cỡ mẫu của nghiên cứu ......................................................................................... 78
4.5.4 Điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ................................................................. 79
4.6 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................. 80
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
.i
PHỤ LỤC 1 Thƣ ngỏ và bảng đồng thuận
PHỤ LỤC 2 Bảng câu hỏi
PHỤ LỤC 3 Quyết định ngƣời hƣớng dẫn nghiên cứu
PHỤ LỤC 4 Giấy chấp thuận Y Đức
Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn
Bản nhận xét của phản biện 1, phản biện 2
Kết luận của Hội đồng chấm luận văn
Giấy xác nhận đã hoàn thành sửa chữa luận văn
PHỤ LỤC 5 Danh sách thai phụ tham gia nghiên cứu
.
.
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
AĐ : Âm đạo
CTC : Cổ tử cung
CD : Chuyển dạ
CDTK : Chấm dứt thai kỳ
CDHĐ : Chuyển dạ hoạt động
Cs : Cộng sự
DINO : Dinoprostone
KPCD : Khởi phát chuyển dạ
KTC : Khoảng tin cậy
NC : Nghiên cứu
NST : Nonstress test
MISO : Misoprostol
MLT : Mổ lấy thai
PGs: : Prostaglandins
PGE1 : Prostaglandin E1
PGE2 : Prostaglandin E2
PP : Phƣơng pháp
P : P-value
TC : Tử cung
.
.
TM : Tĩnh mạch
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
.
.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ACOG : American College of Obstetricians and Gynecologists
AFI : Amniotic Fluid Index
BMI : Body Mass Index
CTG : Cardio Toco Graphy
FDA : U.S Food and Drug Administration
fFN : fetal Fibronectin
IUGR : IntraUterine Growth Restriction
NST : Non-Stress Test
P : P-value
PGs : Prostaglandin
RCOG : Royal College of Obstetricians and Gynecologists
WHO : World Health Organization
.
i.
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
TÊN TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT
American College of Obstetricians : Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ
and Gynecologists
Amniotic Fluid Index :Chỉ số ối
Cardio Toco Graphy :Biểu đồ theo dõi tim thai, cơn co tử
cung
Fetal Fibronectin :Fibronectin thai
IntraUterine Growth Restriction :Thai chậm tăng trƣởng trong tử cung
Non-Stess Test :Thử nghiệm không đả kích
P-value :giá trị P
Royal College of Obstetricians and :Hiệp hội sản phụ khoa Hoàng Gia Anh
Gynecologists
U.S Food and Drug Administration :Cơ quan quản lý thực phẩm và dƣợc
phẩm Hoa Kỳ
World Health Organization :Tổ chức y tế thế giới
.
.i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đánh giá tình trạng cổ tử cung trƣớc chuyển dạ bằng chỉ số Bishop ...... 7
Bảng 2.1 Chỉ số Bishop dùng để đánh giá KPCD dùng trong nghiên cứu ............. 24
Bảng 2.2 Các biến số phân tích trong nghiên cứu .................................................. 31
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 40
Bảng 3.2 Chỉ định KPCD ....................................................................................... 42
Bảng 3.3 Đặc điểm chiều dài kênh CTC đo qua siêu âm ngả âm đạo trƣớc
KPCD ................................................................................................................ 42
Bảng 3.4 Chỉ số Bishop trƣớc KPCD ..................................................................... 43
Bảng 3.5 Tỷ lệ KPCD thành công .......................................................................... 44
Bảng 3.6 Tỷ lệ KPCD thành công trên nhóm con so và con rạ .............................. 45
Bảng 3.7 Đánh giá yếu tố liên quan đến khả năng KPCD thành công ................... 45
Bảng 3.8 Đánh giá yếu tố liên quan đến khả năng KPCD thành công trong phân
tích hồi quy logistic đa biến .......................................................................................... 48
Bảng 3.9 Thời gian trung bình từ lúc KPCD đến khi chỉ số bishop ≥ 7 điểm và
từ lúc kpcd đến lúc sinh (giờ) và yếu tố liển quan ........................................................ 49
Bảng 3.10 So sánh hiệu quả KPCD giữa nhóm có sử dụng Oxytocin sau KPCD
và nhóm không sử dụng ............................................................................................... 51
Bảng 3.11 Tỷ lệ sinh ngả âm đạo và sinh mổ ........................................................... 51
Bảng 3.12 Yếu tố liên quan đến phƣơng thức sinh .................................................. 52
Bảng 3.13 Chỉ định sinh giúp, mổ lấy thai ............................................................... 54
Bảng 3.14 Kết cục sau sinh của mẹ .......................................................................... 55
.
.
ii
Bảng 3.15 Kết cục sau sinh của con ......................................................................... 56
Bảng 4.1 Tuổi trung bình của thai phụ qua các NC ............................................... 58
Bảng 4.2 Đặc điểm về điểm số Bishop trƣớc KPCD.............................................. 60
Bảng 4.3 So sánh tỷ lệ KPCD thành công của các nghiên cứu .............................. 61
Bảng 4.4 Thời gian từ KPCD - Bishop ≥ 7 điểm và thời gian từ KPCD – sinh ..... 63
Bảng 4.5 Tỷ lệ sinh ngả AĐ qua các NC ................................................................ 66
Bảng 4.6 Tỷ lệ mổ sinh do KPCD thất bại ............................................................. 67
Bảng 4.7 Tỷ lệ Apgar 1 phút < 7 điểm, 5 phút < 7 điểm qua các NC .................... 68
.
.v
DANH MỤC LƢU ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Lƣu đồ 2.1 Lƣu đồ thực hiện nghiên cứu .................................................................. 30
Biểu đồ 3.1 Sử dụng oxytocin, thuốc giảm co ............................................................ 55
.
v.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình Dinoprostone gel 0,5mg bơm kênh CTC ....................................... 11
Hình 1.2 Cervidil 10mg đặt âm đạo............................................................... 12
Hình 1.3 Propess 10mg đặt âm đạo ............................................................... 12
Hình 1.4 Cấu trúc của Dinoprostone ............................................................. 16
Hình 2.1 Hƣớng dẫn cách đặt Propess ........................................................... 26
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mẹ tròn con vuông luôn là mục tiêu cuối cùng của các nhà sản khoa. Đặc biệt
đối với các thai kỳ nguy cơ cao cần đƣợc chấm dứt thai kỳ trƣớc khi vào chuyển dạ
tự nhiên vì lý do an toàn cho cả mẹ lẫn con. Cuộc chuyển dạ thuận lợi và sinh qua
ngả âm đạo là mong muốn của hầu hết thai phụ. Các thầy thuốc đều hiểu đƣợc lợi
ích của việc sinh ngả âm đạo, cũng nhƣ nguy cơ của việc mổ lấy thai đối với sức
khỏe và tƣơng lai sản khoa của ngƣời phụ nữ. Nhƣng trong thực tế tỷ lệ mổ lấy thai
còn cao tại các bệnh viện. Tỷ lệ mổ lấy thai trên thế giới ngày càng tăng. Đây đang
trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo tỷ lệ mổ lấy
thai không nên vƣợt quá 15% ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên trong thực
tế tỷ lệ MLT ở các nƣớc trên thế giới đang tăng đều đặn qua từng năm. Theo các số
liệu gần đây, tỉ lệ MLT ở Bắc Mỹ khoảng 25%, Trung Mỹ khoảng 30%, hơn 30% ở
các nƣớc châu Âu và lên đến 40% ở các nƣớc châu Mỹ Latinh [28]. Việt Nam, tỷ lệ
MLT tại bệnh viện Phụ Sản Trung ƣơng, vào những năm 60 là 9%, đến năm 2005
con số này tăng lên gần 40% [5]. Phần lớn những trƣờng hợp thai phụ phải chấm
dứt thai kỳ bằng cách mổ lấy thai khi cổ tử cung chƣa thuận lợi để sinh ngả âm đạo.
Khi đó KPCD là cứu cánh cho trƣờng hợp trên, để cho thai phụ có thêm cơ hội thử
thách sinh ngả âm đạo.
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2011, khảo sát trên 300.000 trƣờng hợp sinh ở
373 cơ sở chăm sóc sức khỏe ở 24 quốc gia, tỷ lệ khởi phát chuyển dạ (KPCD) là
9,6% [39].
Có rất nhiều phƣơng pháp KPCD khác nhau, bằng thuốc hay cơ học. Mỗi loại
đều có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Mục đích cuối cùng của KPCD là làm chín muồi cổ
tử cung và gây ra cơn gò tử cung giúp cổ tử cung xóa, mở. Thuốc thì gồm:
Prostaglandin E1 (PGE1) và Prostaglandin E2 (PGE2). Prostaglandin E2 đƣợc coi
là tác nhân hiệu quả với hiệu quả khởi phát chuyển dạ thành công 83% - 96%[46].
Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2011, Prostaglandin E1 với liều thấp (25μg đặt âm
đạo mỗi 6 giờ) đƣợc khuyến cáo sử dụng để khởi phát chuyển dạ[39]. Với các ƣu
.
.
điểm hiệu quả thành công cao, tiện lợi trong sử dụng, giá thành rẻ, Misoprostol đã
từng là phƣơng pháp KPCD tại bệnh viện Hùng Vƣơng. Tuy nhiên, từ tháng 2/2012
Bộ Y Tế đã không cho phép sử dụng Misoprostol trong khởi phát chuyển dạ trên
thai sống, trƣởng thành do lo ngại những biến chứng khi dùng thuốc. Do vậy PGE2
xem ra là giải pháp hiệu quả và an toàn hơn. Hiện tại, thị trƣờng Việt Nam đã có sản
phẩm Propess (Dinoprostone) dùng để KPCD ở thai trƣởng thành. Nó là
Dinoprostone phóng thích có kiểm soát là một loại PGE2 đặt ở cùng đồ sau có thể
thu hồi để khởi phát chuyển dạ, với hàm lƣợng 10mg, phóng thích prostaglandin E2
ổn định 0,3mg/giờ, thời gian bán hủy 1-3 phút, đã đƣợc Bộ y tế cho phép sử dụng
tại Việt Nam từ 29/07/2016 theo hƣớng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản, 4128 /QĐ-BYT, 29/07/2016.
PGE2 (Dinoprostone, biệt dƣợc Propess, Cerviprime): gây chuyển dạ thuận lợi
và an toàn hơn. Chỉ định với những trƣờng hợp có thể sinh đƣợc đƣờng âm đạo,
không có sẹo mổ cũ [8].
PGE2 (Propess) so với giả dƣợc hay oxytocin thì làm tăng tỷ lệ sinh trong
vòng 24 giờ [13]. Bên cạnh đó, PE2 so với PE1 ít gây cơn gò cƣờng tính và thay đổi
nhịp tim nên đƣợc đánh giá là an toàn hơn cho mẹ và thai.
Tại Việt Nam, Propess mới vừa đƣợc Bộ Y Tế cho phép sử dụng, nhƣng chƣa
có nghiên cứu ứng dụng nào đƣợc công bố. Chúng tôi mới đƣa ra câu hỏi nghiên
cứu: “ Hiệu quả của Propess trong khởi phát chuyển dạ trên thai trƣởng thành tại
bệnh viện Hùng Vƣơng thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?”
Liệu sử dụng Propess trong KPCD có thực sự hiệu quả, an toàn và phù hợp
với tình hình thực tế, khả năng theo dõi tại bệnh viện Hùng Vƣơng hay không? Do
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn giúp bệnh viện Hùng Vƣơng
và các bệnh viện sản khoa khác có thêm một phƣơng pháp chọn lựa để KPCD.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính:
Xác định tỷ lệ KPCD thành công bằng Propess ở thai trƣởng thành (≥ 37 tuần) tại
bệnh viện Hùng Vƣơng thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2019 đến tháng
12/2020.
Mục tiêu phụ:
1. Xác định thời gian trung bình từ lúc KPCD đến khi chỉ số Bishop ≥ 7
điểm, từ lúc KPCD đến lúc sinh, tỷ lệ sinh ngả âm đạo và sinh mổ sau KPCD
bằng Propess.
2. Tìm các yếu tố liên quan tỷ lệ KPCD thành công với Propess.
3. Xác định tỷ lệ tác dụng ngoại ý trên thai phụ và thai nhi ở phƣơng pháp KPCD
bằng Propess.
.
.
Chƣơng 1 TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Tổng quan về KPCD
Chuyển dạ là quá trình diễn tiến của diễn biến của nhiều hiện tƣợng, quan trọng
nhất là những cơn co tử cung làm cho CTC xóa mở, kết quả là thai và các phần phụ
của thai đƣợc sổ ra ngoài [10].
1.1.1 Khởi phát chuyển dạ (KPCD)
Là chủ động gây ra cơn co tử cung trƣớc khi vào chuyển dạ tự nhiên, nhằm
mục đích gây ra chuyển dạ sinh.
1.1.2 Cơ chế sinh lý khởi phát chuyển dạ [10],[13]
Các thay đổi ở cổ tử cung xảy ra trƣớc khi bắt đầu chuyển dạ bao gồm sự
mềm, ngắn dần đi và sự mở dần của lỗ trong cổ tử cung. Quá trình này đƣợc gọi là
sự chín muồi cổ tử cung.
Cơ chế sinh lý của sự chín muồi CTC chƣa đƣợc biết rõ, nhƣng có nhiều giả
thiết giải thích cho việc chín muồi CTC, trong đó tác động quan trọng là
Prostaglandins E2 (PGE2) và F2α (PGF2α).
Tác dụng của prostaglandin là tạo ra các phản ứng sinh hóa làm biến đổi các
sợi collagen ở cổ tử cung cũng nhƣ chất nền cổ tử cung. Các sợi collagen trở nên
tách rời nhau và không còn gắn bó chặt chẽ với nhau bởi các glycosaminoglycans
khiến chúng dễ dàng chuyển động, ngoài ra còn có sự gia tăng của Cytokin, sự thấm
nhập bạch cầu làm cổ tử cung mở ra và chuyển dạ. In vitro, cả PGF2α và PGE2 đều
gây ra cơn co tử cung. Tuy nhiên, in vivo, PGF2α tác động chủ yếu là thúc đẩy cơn
co tử cung, trong khi PGE2 có vẻ hiệu qủa hơn cho sự chín muồi CTC.
Sự chín muồi CTC tạo điều kiện thuận lợi cho khởi phát chuyển dạ thành
công đặc biệt ở ngƣời sinh con so.
1.1.3 Chỉ định KPCD [11]
KPCD đƣợc chỉ định dựa trên việc mang lại các lợi ích đối với mẹ và/hoặc
đối với thai nhi nhiều hơn so với việc tiếp tục kéo dài thai kỳ.
.
.
Về phƣơng diện sản khoa khi thai đã đủ ngày tháng hoặc nếu phổi thai nhi
xác định đã trƣởng thành thì chỉ định KPCD là không khó.
Nhƣng nếu thai chƣa đủ ngày tháng thì chỉ định KPCD khó hơn nhiều vì cần
phải cân nhắc đến lợi ích của trẻ sinh non tháng. Tuy nhiên trong những trƣờng hợp
do tình trạng bệnh lý của mẹ có thể đe dọa tính mạng do việc kéo dài thai kỳ, có thể
KPCD đƣợc cân nhắc thực hiện.
Chỉ định cho mẹ
Vỡ ối tự nhiên: nếu thai đủ trƣởng thành hoặc có biểu hiện của nhiễm trùng
ối và chuyển dạ không bắt đầu sau 24 giờ thì việc KPCD nên đƣợc thực hiện.
Tiền sản giật: khi điều trị nội khoa không thể kiểm soát đƣợc tình trạng tiền
sản giật hoặc đã xác nhận tiền sản giật nặng với các nguy cơ đang tiến triển hoặc đã
có sản giật.
Xuất huyết trƣớc khi sinh: các trƣờng hợp nhau bám thấp ra huyết chƣa ảnh
hƣởng sinh hiệu (nhau bám thấp hay bám mép).
Ung thƣ: chấm dứt thai kỳ là nhằm mục đích chuẩn bị thực hiện phẫu thuật,
xạ trị, hoặc hóa trị.
Các chỉ định về tâm lý-xã hội: hoang thai, ngoại tình, thai kỳ do loạn luân…
Chỉ định do thai
Mẹ bị đái tháo đƣờng: thai nhi có nguy cơ vào những tuần cuối của thai kỳ
nếu đƣờng huyết không ổn định. Nếu các thử nghiệm đánh giá sức khỏe cho thấy
thai có thể chịu đƣợc cuộc chuyển dạ thì KPCD có thể đƣợc xem xét khi thai 38-39
tuần.
Thai chết lƣu trong tử cung.
Thai quá ngày (> 42 tuần): có sự suy giảm chức năng bánh nhau và nồng độ
oxy trong máu thai nhi khi thai quá ngày, thai nhi có nhiều nguy cơ: thai chết lƣu,
thai suy trƣờng diễn, thai suy trong chuyển dạ.
Thai nhi có dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản
phát hiện thai nhi bất thƣờng với tình huống đó việc tiếp tục thai kỳ có thể sẽ nguy
hiểm cho thai nhi.
.