Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại bệnh viện y học cổ truyền long an

  • 111 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
TRẦN THỊ LIỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY
DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ BẰNG CHÂM CỨU
KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT
TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN LONG AN
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 62 72 60 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BS. NGUYỄN THỊ BAY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách
quan và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng về sự cam đoan này.
Long An, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Trần Thị Liền
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV : Bệnh viện
Cs : Cộng sự
HIV/AIDS : Human immunodeficiency virus
(Virus suy giảm miễn dịch ở ngƣời)
Acquired ImmunoDeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
MRI : Magnetic Resonance Imaging
PHCN : Phục hồi chức năng
NPQ : Northwick Pack Neck Pain Questionaire
THCSC : Thoái hóa cột sống cổ
TVĐĐ : Thoát vị đĩa đệm
VAS : Visual Analogue Scale
XBBH : Xoa bóp bấm huyệt
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại
.
.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 3
1.1 Quan niệm về đau vai gáy ................................................................. 3
1.3 Quan niệm về đau vai gáy do THCSC theo YHHĐ .......................... 6
1.4 Quan niệm về đau vai gáy theo y học cổ truyền ........................... 10
1.5 Điện châm và xoa bóp bấm huyệt .................................................. 13
1.5.2 Phƣơng pháp XBBH ..................................................................... 15
1.6 Bài thuốc sử dụng trong nghiên cứu, [4],[33] ............................... 21
1.8 Tình hình nghiên cứu về đau vai gáy do THCSC ........................... 22
CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢ NG VÀ PHƢƠNG PH P NGHIÊN C U ...... 25
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 25
2.2 Chất liệu nghiên cứu ........................................................................ 29
2.3 Phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................... 29
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 30
2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: ...................................................................... 30
2.6 Phƣơng pháp và công cụ đo lƣờng, thu thập số liệu ....................... 35
2.7 Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN C U ................................................ 37
3.2 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .................................. 38
3.2.1 Tuổi ............................................................................................... 38
3.2.2 Giới tính ........................................................................................ 39
3.2.5 Đặc điểm thời gian mắc ............................................................. 42
3.2.6 Đặc điểm số lần mắc .................................................................. 43
3.2.7 Đặc điểm nghề nghiệp ............................................................... 44
3.2.13 Vị trí đau ..................................................................................... 50
3.2.18 Dấu hiệu X-quang..................................................................... 55
3.2.20 Thể bệnh theo YHCT ............................................................... 57
.
.
3.3 Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 57
3.3.1 Hiệu quả giảm đau theo thang điểm QDSA .............................. 57
Nhóm nghiên cứu................................................................................... 57
Nhóm chứng .......................................................................................... 58
3.3.1.1 So sánh tỷ lệ giảm đau giữa hai nhóm ..................................... 59
3.3.2 Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS ................................. 60
3.3.2.1 Nhóm điểm nghiên cứu ........................................................... 60
3.3.2.2 Nhóm chứng ............................................................................ 61
3.3.2.3 So sánh mức độ giảm đau giữa hai nhóm................................ 61
3.3.3 Mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ .............................. 62
3.3.3.1 Mức độ cải thiện độ gập .......................................................... 62
3.3.3.2 Mức độ cải thiện độ duỗi ......................................................... 62
3.3.3.3 Mức độ cải thiện nghiêng phải ................................................ 63
3.3.3.4 Mức độ cải thiện nghiêng trái .................................................. 63
3.3.3.5 Mức độ cải thiện xoay phải ..................................................... 64
3.3.3.6 Mức độ cải thiện xoay trái ....................................................... 65
3.3.4 Tác dụng không mong muốn ..................................................... 65
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................... 68
4.1 Đặc điểm cơ bản bệnh nhân nghiên cứu .......................................... 68
4.2 Kết quả giảm đau theo thang QDSA ............................................... 76
4.3 Kết quả giảm đau theo thang VAS .................................................. 78
4.4 Về kết quả cải thiện chức năng vận động cột sống cổ..................... 79
4.5 Về tác dụng không mong muốn ....................................................... 79
4.7 Hạn chế nghiên cứu ......................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 81
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu ....................................... 19
Bảng 1.2 : Phân tích bài thuốc theo YHHĐ: ............................................ 21
Bảng 1.3: Phân tích thuốc theo YHCT ..................................................... 21
Bảng 2.1: Tầm vận động cột sống cổ sinh lý .......................................... 35
Bảng 3.1: Phân bố độ tuổi ........................................................................ 38
Bảng 3.2: Phân bố theo giới tính .............................................................. 40
Bảng 3.3: Tình trạng kinh nguyệt nữ giới ................................................ 41
Bảng 3.4: Tình trạng chỉ số của cơ thể ..................................................... 42
Bảng 3.5: Phân bố thời gian mắc bệnh ..................................................... 43
Bảng 3.6: Phân bố số lần mắc .................................................................. 44
Bảng 3.7: Phân bố theo nghề nghiệp ........................................................ 45
Bảng 3.8: Thói quen nằm gối đầu cao ...................................................... 46
Bảng 3.9: Tiền sử liên quan thoái hóa khớp ............................................. 47
Bảng 3.10: Yếu tố làm khởi phát đau ....................................................... 48
Bảng 3.11: Thời điểm đau trong ngày ...................................................... 49
Bảng 3.12: Yếu tố làm đau cổ tăng thêm ................................................. 50
Bảng 3.13: Phân bố theo vị trí đau ........................................................... 51
Bảng 3.14: Tính chất đau.......................................................................... 52
Bảng 3.15: Đau ảnh hƣởng nhận thức-thái độ-tình cảm .......................... 53
Bảng 3.16: Cƣờng độ đau ......................................................................... 54
Bảng 3.17: Phân bố các triệu chứng kèm theo ......................................... 55
Bảng 3.18: Phân bố BN theo tổn thƣơng trên phim X quang .................. 56
.
.
ii
Bảng 3.19: Phân bố bệnh nhân theo YHHĐ ............................................ 57
Bảng 3.20: Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT .............................. 58
Bảng 3.21: Điểm QDSA sau mỗi tuần điều trị ở nhóm nghiên cứu ........ 59
Bảng 3.22: Điểm QDSA sau mỗi tuần điều trị ở Nhóm chứng ............... 60
Bảng 3.23: So sánh tỷ lệ giảm đau điểm QDSA giữa hai nhóm .............. 61
Bảng 3.24: Điểm VAS sau mỗi tuần điều trị ở nhóm nghiên cứu ........... 62
Bảng 3.25: Điểm VAS sau mỗi tuần điều trị ở nhóm chứng ................... 63
Bảng 3.26: Tác dụng không mong muốn của 2 nhóm ............................. 66
Bảng 3.27: Đánh giá hiệu quả sau điều trị sau 4 tuần điều trị .................. 67
.
.
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Tầm vận động bình thƣờng của cột sống cổ .............................. 7
Hình 1. 2 Hình ảnh THCSC trên film X-quang ......................................... 8
Hình 1.3: Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 19
Sơ đồ 3.1: Quá trình thu thập số liệu nghiên cứu ..................................... 38
Biểu đồ 3.1: Biểu diễn theo độ tuổi .......................................................... 40
Biểu đồ 3.2: Biểu diễn theo giới tính ....................................................... 41
Biểu đồ 3.3: Biểu diễn tình trạng kinh nguyệt nữ giới ............................. 42
Biểu đồ 3.4: Biểu diễn chỉ số cơ thể ......................................................... 43
Biểu đồ 3.5: Biểu diễn thời gian mắc ....................................................... 44
Biểu đồ 3.6: Biểu diễn theo số lần mắc .................................................... 45
Biểu đồ 3.7: Biểu diễn theo số lần mắc .................................................... 46
Biểu đồ 3.8: Biểu diễn thói quen nằm gối đầu cao .................................. 47
Biểu đồ 3.9: Biểu diễn Tiền sử liên quan thoái hóa khớp ........................ 48
Biểu đồ 3.10: Biểu diễn yếu tố làm khởi phát đau ................................... 49
Biểu đồ 3.11: Thời điểm đau trong ngày .................................................. 50
Biểu đồ 3.12: Yếu tố làm đau cổ tăng thêm ............................................. 51
Biểu đồ 3.13: Biểu diễn vị trí đau ............................................................ 52
Biểu đồ 3.14: Biểu diễn tính chất đau ...................................................... 53
Biểu đồ 3.15: Biểu diễn đau ảnh hƣởng nhận thức-thái độ-tình cảm ...... 54
Biểu đồ 3.16: Biểu diễn cƣờng độ đau ..................................................... 55
Biểu đồ 3.17: Biểu diễn triệu chứng ......................................................... 56
Biểu đồ 3.18: Biểu diễn tổn thƣơng trên phim X quang .......................... 57
.
.
iv
Biểu đồ 3.19: Biểu diễn thể bệnh theo YHCT ......................................... 58
Biểu đồ 3.20: Mức độ giảm đau theo thang điểm QDSA ........................ 59
Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ giảm đau theo thang điểm QDSA ............................ 60
Biểu đồ 3.22: Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS ........................... 62
Biểu đồ 3.23: So sánh mức độ gập cột sống cổ 2 nhóm .......................... 62
Biểu đồ 3.24: So sánh mức độ duỗi cột sống cổ 2 nhóm ......................... 63
Biểu đồ 3.25: So sánh mức độ nghiêng phải cổ 2 nhóm .......................... 64
Biểu đồ 3.26: So sánh mức độ nghiêng trái cổ 2 nhóm ........................... 66
Biểu đồ 3.27: So sánh mức độ xoay phải cột sống cổ 2 nhóm................. 67
Biểu đồ 3.28: So sánh mức độ xoay trái cột sống cổ 2 nhóm .................. 67
Biều đồ 3.29: Biểu diễn biến cố bất lợi .................................................... 68
Biều đồ 3.30: Đánh giá hiệu quả sau điều trị ........................................... 69
.
.
1
MỞ ĐẦU
Đau vai gáy là bệnh khá phổ biến trên lâm sàng, Bệnh có thể khởi phát đột ngột
hay từ từ, xuất hiện khi sai tƣ thế của cột sống cổ, khi thay đổi thời tiết hoặc xuất hiện
kín đáo, thƣờng kèm với co cứng cơ, hạn chế vận động.
Nguyên nhân gây đau vai gáy có nhiều nhƣng thƣờng gặp nhất là do thoái hóa
cột sống cổ (THCSC – Cervical spondylosis).
Thoái hóa cột sống cổ chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp và đứng hàng
thứ 2 sau thoái hóa cột sống thắt lƣng (31%) [31]. Thoái hóa khớp (hƣ khớp) là tình
trạng thoái triển của khớp, xảy ra chủ yếu ở ngƣời nhiều tuổi. Bệnh đặc trƣng bởi các
rối loạn về cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp (và cột sống)[15]. Tổn
thƣơng cơ bản của bệnh chủ yếu là tình trạng thoái hóa của sụn khớp, đĩa đệm (ở cột
sống) kèm theo những thay đổi ở phần xƣơng dƣới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên
nhân chính của quá trình lão hóa là tình trạng chịu áp lực quá tải và kéo dài của sụn
khớp (và đĩa đệm)[31],[15]. Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng. Đau vai gáy
là triệu chứng rất thƣờng gặp và là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh
nhân khó chịu phải đi khám[8].
Hiện nay, điều trị THCSC chủ yếu là điều trị nội khoa kết hợp phục hồi chức
năng và vật lý trị liệu. Y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc
chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ; kết hợp với chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm,
sóng điện từ, kéo giãn cột sống cổ,… để điều trị. Việc điều trị phẫu thuật đƣợc cân
nhắc khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh nhiều thể hiện trên
lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh[15]. Theo y học cổ truyền (YHCT), đau vai gáy nằm
trong phạm vi của chứng tý và có bệnh danh là lạc chẩm. Tý là sự bế tắc kinh mạch,
khí huyết. Điều trị chứng tý theo YHCT bao gồm khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông
kinh hoạt lạc, bổ can thận nhằm khôi phục lại sự thăng bằng âm dƣơng, phù chính khu
tà, giảm đau và khôi phục lại hoạt động sinh lý bình thƣờng của vùng cổ gáy. Dựa trên
pháp điều trị đó, có thể lựa chọn trong rất nhiều phƣơng pháp điều trị thuộc 2 nhóm.
Dùng thuốc và không dùng thuốc. Các biện pháp không dùng thuốc nhƣ châm
cứu, xoa bóp bấm huyệt (XBBH), cấy chỉ, giác hơi,… thƣờng đƣợc sử dụng đơn thuần
hay phối hợp với nhau và mang lại hiệu quả điều trị[11].
.
.
2
Ở Việt Nam nhiều bài thuốc cổ phƣơng đƣợc lƣu truyền nhƣ: Độc hoạt tang ký
sinh, Quyên tý thang, Tam tý thang, Phòng phong thang, Ýdĩ nhân thang, quế chi
thang và các bài thuốc trừ phong thấp đau nhức … Đƣợc Bộ y tế cho phép sử dụng
điều trị bệnh lý xƣơng khớp mà YHCT gọi là chứng tý. Tại Bệnh viện YHCT Long
An chƣa có nghiên cứu nào vể sự phối hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với
thuốc YHCT. Nên chúng tôi muốn thực hiện đề tài này nhầm xác định chứng cứ hiệu
quả của phƣơng pháp kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và bài thuốc gồm các vị
thuốc nhƣ (Hy thiêm, thƣơng nhĩ tử, dây đau xƣơng, thổ phục linh, hà thủ ô chế, thiên
niên kiện, huyết giác). Do Cty Dƣợc phẩm Fitopharma, Thị xã Thuận An, Bình
Dƣơng sản xuất, bào chế dạng viên đã đƣợc Bộ y tế cho phép sử dụng tại Bệnh viện,
có so sánh với phƣơng pháp điều trị bằng YHHĐ.
Câu hỏi nghiên cứu
Điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thuốc YHCT đạt đƣợc hiệu quả nhƣ thế
nào trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ ?
Mục tiêu tổng quát
Hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động cột sống cổ bằng kết hợp điện châm,
xoa bóp bấm huyệt và bài thuốc YHCT.
Mục tiêu cụ thể
1.Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm QDSA
2. Xác định mức độ giảm đau theo thang điểm VAS của hai nhóm
3. Xác định mức độ cải thiện tầm vận động cột sống cổ trong điều trị đau vai
gáy do THCSC.
4. Theo dõi tác dụng không mong muốn nếu có .
.
.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Quan niệm về đau vai gáy
1.1.1 Khái niệm [3],[11],[15],[30]
Đau vai gáy là tình trạng bệnh lý thƣờng xảy ra đột ngột hoặc kéo dài do co
cứng các cơ thang, cơ ức đòn chũm sau khi gặp lạnh hoặc sau khi gánh vác nặng, do
tƣ thế (gối cao một bên… ).
Bệnh thƣờng đột ngột, sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy thấy đau nhức khắp mình,
đặc biệt là đau tê vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống vai, làm tê mỏi các cánh tay,
cẳng tay và ngón tay. Kèm theo có hạn chế vận động cột sống cổ (các động tác cúi, ngửa,
nghiêng, xoay). Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày thậm chí trong nhiều tháng. Hội
chứng đau vai gáy thông thƣờng không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó
chịu, mệt mỏi cho ngƣời bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lƣợng cuộc sống.
1.1.2 Nguyên nhân [3],[11],[15],[30]
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy. Các nguyên
nhân thông thƣờng nhất có thể kể đến nhƣ ngồi làm việc sai tƣ thế trong thời gian dài,
ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tƣ thế khi lái xe, gối đầu, nằm ngủ tựa đầu lên
ghế, nằm xem tivi,…
Ngồi trƣớc quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mƣa dãi nắng lâu, ra ngoài
trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban
đêm,... làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ
dẫn đến hội chứng đau vai gáy.
Ngoài ra, hội chứng đau vai gáy còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý nhƣ:
thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn
thƣơng vùng cổ. Đôi khi có những trƣờng hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát
mà không có nguyên nhân rõ rệt.
Ngƣời hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ
tuần hoàn giảm, việc lƣu thông máu và trao đổi oxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị
đau nhức khi ngủ dậy.
Thông thƣờng, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn
hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.
.
.
4
1.1.3 Chẩn đoán
1.3.1 Triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện của hội chứng đau vai gáy thƣờng gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ
dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói nhƣ điện giật. Đau
có thể lan lên mang tai, thái dƣơng hoặc lan xuống vai, cánh tay.
Tính chất đau: Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi,
căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mãn tính (âm ỉ, kéo
dài). Đau thƣờng có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động
cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Nhiều trƣờng
hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến ngƣời bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi,
khó chịu, không tập trung, tƣ duy kém,... ảnh hƣởng lớn tới tinh thần và hiệu quả lao
động.
1.3.2 Khám thực thể:
Có thể thấy có khối cơ thang, cơ ức đòn chũm co cứng, có thể một bên hoặc cả
hai bên. Một số trƣờng hợp có thể kèm theo, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay. Có
thể có các điểm đau khi ấn vào các gai sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động
cột sống cổ.
Nếu do viêm nhiễm: Đau và hạn chế vận động vùng vai gáy, nhìn cột sống cổ
và xung quanh sƣng đỏ, sờ nóng, bệnh nhân có sốt, có hội chứng nhiễm trùng.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm huyết học, sinh hóa
X – quang cột sống cổ (các tƣ thế thẳng, nghiêng và chếch ¾)
Chụp cắt lớp vi tính (CT scaner), chụp cộng hƣởng từ (MRI) cột sống cổ.
Đo điện cơ
1.3.3 Chẩn đoán nguyên nhân:
1.3.3.1 Cấp tính:
Đau vai gáy cấp đơn thuần do sai tƣ thế.
Viêm nhiễm, chấn thƣơng vùng cổ.
Do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
1.3.3.2 Mạn tính:
Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
.
.
5
Vẹo cổ bẩm sinh, dị tật.
Bệnh nghề nghiệp: Do tƣ thế làm việc.
1.3.4 Điều trị
1.3.4.1 Nguyên tắc điều trị
Giảm đau, giãn cơ
Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân ngƣời bệnh có thể tự điều trị
bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần
có thể giảm đau.
Các thuốc thƣờng dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc
giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B.
Ngoài ra, các phƣơng pháp vật lý trị liệu nhƣ nhiệt trị liệu, điện xung, sóng
ngắn, siêu âm trị liệu, kéo dãn cột sống cổ, xoa bóp bấm huyệt, tập vận động cột sống
cổ cũng giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Tuy nhiên nếu do nguyên nhân viêm
nhiễm không nên xoa bóp.
Điều trị nguyên nhân: Một số trƣờng hợp ngƣời bệnh cần đƣợc điều trị bằng
phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trƣợt đốt sống, vẹo cột sống,...
1.3.4.2 Điều trị cụ thể
Thuốc giảm đau:
Tuỳ mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các thuốc sau:
Thuốc giảm đau thông thƣờng: Paracetamol (Efferalgan,Panadol,…): viên 0,5 –
0,65g x 2 – 4 viên /24h.
Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol (Efferalgan – codein, Ultracet):
liều 2 – 4 viên/24h.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): diclofenac 75 – 150mg/ngày;
meloxicam 7,5 – 15mg/ngày; celecoxib 100 – 200mg/ngày. Nếu có nguy cơ tiêu hoá
có thể dùng phối hợp với nhóm ức chế bơm proton (Esomeprazole 20 –
40mg/ngày,…)
Thuốc giãn cơ:
Thƣờng dùng trong đợt đau cấp hoặc có tình trạng co cứng cơ.
Các thuốc thƣờng dùng: Epirisone 50mg x 3viên/ngày, mephenesine 250mg x 2
– 4 viên/ngày.
.
.
6
Các thuốc khác :
Thuốc giảm đau thần kinh (đối với đau thần kinh): Gabapentin : 600 –
1200mg/ngày; Pregabalin: 150 – 300mg/ngày.
Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).
1.3 Quan niệm về đau vai gáy do THCSC theo YHHĐ
1.3.1 Khái niệm
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm. Tổn
thƣơng cơ bản là tình trạng thoái hóa của đốt sống, khớp, sụn, đĩa đệm thuộc vùng cột
sống cổ, với triệu chứng chủ yếu là đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm. Thoái
hóa cột sống cổ nằm trong nhóm nguyên nhân gây đau vai gáy mạn tính. Bệnh nhân
thƣờng có triệu chứng đau vùng vai gáy âm ỉ, kéo dài kèm theo các hạn chế về vận
động và có thể xuất hiện đợt cấp khi gặp các yếu tố nguy cơ nhƣ gặp lạnh, vận động
cột sống cổ sai tƣ thế[15],[31].
1.3.2 Nguyên nhân của THCSC
Sự lão hóa của tế bào sụn, đĩa đệm.
Yếu tố cơ giới: đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Một số nguyên nhân khác: di truyền, rối loạn nội tiết, chuyển hóa, bệnh lý tự
miễn[8],[15],[30]
1.3.3 Triệu chứng và tiến triển của THCSC
1.3.3.1 Triệu chứng lâm sàng
Trên lâm sàng, THCSC biểu hiện rất đa dạng, thƣờng gồm 4 hội chứng sau:
 Hội chứng cột sống cổ:
-Đau vùng cột sống cổ (cấp hoặc mạn tính), thƣờng xuất hiện sau khi cúi lâu,
nằm gối cao, làm việc căng thẳng kéo dài, sau khi thay đổi thời tiết (đặc biệt bị nhiễm
lạnh), hay đột ngột sau khi vận động cột sống cổ.
-Có điểm đau và co cứng cơ tại cột sống cổ hoặc hai bên cột sống cổ.
-Có thể có tƣ thế chống đau
-Hạn chế vận động cột sống cổ[8],[30],[51],[53]
.
.
7
Hình 1.1: Tầm vận động bình thƣờng của cột sống cổ
 Hội chứng rễ thần kinh:
-Rối loạn cảm giác kiểu rễ:
+ Đau âm ỉ lan dọc theo đƣờng đi của rễ thần kinh.
+ Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn (dấu hiệu Dèjerine); đau tăng khi trọng tải trên
cột sống cổ tăng (khi đi, đứng, ngồi lâu) và khi vận động.
+ Dị cảm vùng da do rễ thần kinh bị chèn ép: tê bì, kiến bò, nóng rát…
+ Dấu hiệu Spurling: khi ấn đầu xuống trong tƣ thế ngửa cổ và nghiêng đầu về
bên đau, tạo ra đau nặng từ vùng cổ lan xuống vai, cánh tay, cẳng tayvà bàn tay. Đây
là dấu hiệu quan trọng đánh giá đau kiểu rễ. Đau ở đây xuất hiện do động tác làm hẹp
lỗ gian đốt sống và tăng thể tich đĩa điệm lồi ra [35].
-Rối loạn vận động kiểu rễ: giảm vận động một số cơ chi trên tùy thuộc vào rễ
thần kinh bị chèn ép (thƣờng ít khi liệt). Giảm hoặc mất phản xạ gân xƣơng do rễ thần
kinh chi phối bị chèn ép.
- Teo cơ chi trên: ít gặp [8], [15], [35], [41].
 Hội chứng động mạch đốt sống (HC giao cảm cổ sau Barré Liéou): Nhức
đầu vùng chẩm, thái dƣơng, trán và hai hố mắt, thƣờng vào buổi sáng,
có khi kèm theo chóng mặt, ù tai, đau tai, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vƣớng, loạn
cảm thành sau họng [15], [8].
Hội chứng tủy cổ (hay gặp trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ).
-Dáng đi không vững, đi lại khó khăn, dị cảm chi trên, chi dƣới hoặc thân, yếu
.
.
8
hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, rối loạn vận động và rối loạn cơ tròn [8], [41].
-Dấu hiệu Lhermitte: cảm giác nhƣ điện giật đột ngột lan từ cột sống cổ xuống
cột sống lƣng khi cúi cổ [41].
1.3.3.2 Triệu chứng cận lâm sàng
-X quang cột sống cổ thƣờng chụp ở tƣ thế thẳng, nghiêng và chếch ¾ ,trái, phải[3]:
-Gai xƣơng ở thân đốt sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống…
-Hẹp khoang gian đốt sống, hẹp lỗ tiếp hợp (tƣ thế chếch ¾).
-Đặc xƣơng dƣới sụn, phì đại mấu bán nguyệt…
-Mất đƣờng cong sinh lý cột sống cổ.
-Các hình ảnh nhƣ phim X-quang, giảm chiều cao, vị trí đĩa đệm.
Hình 1. 2 Hình ảnh THCSC trên film X-quang
1.3.3.3 Cơ chế gây đau trong THCS cổ [8], [30]
Lushka đã phát hiện một nhánh của rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh
sống. Nhánh này đƣợc bổ sung những sợi giao cảm thuộc chuỗi hạch giao cảm cạnh
cột sống cổ quay trở lại chui qua lỗ gian đốt sống vào trong ống sống. Các dây thần
kinh này chi phối cho bao khớp gian đốt sống, cốt mạc đốt sống, dây chằng dọc sau,
các màng của tủy sống và mạch máu. Khi dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng
đau.
Khớp mỏm móc đốt sống cũng đƣợc phủ bằng sụn và cũng có một bao khớp
chứa dịch. Nhiệm vụ của khớp là giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang hai bên. Khi
khớp này bị thoái hóa, gai xƣơng của mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt sống và chèn ép
vào rễ thần kinh ở đó gây đau.
Đĩa đệm đƣợc các nhánh màng tủy phân bố cảm giác. Đây là một nhánh của
.
.
9
dây thần kinh sống từ hạch sống phân bố các nhánh cảm giác cho những nhánh ngoài
cùng của vòng sợi đĩa đệm bằng những sợi li tâm và giao cảm. Khi đĩa đệm bị thoái
hóa hay thoát vị, chiều cao các khoang gian đốt sẽ giảm gây chùng lỏng các khớp, dẫn
tới sai lệch vị trí khớp, chèn ép vào các thành phần nhận cảm đau nhƣ rễ thần kinh,
tủy, dây chằng dọc sau,…gây đau.
Phì đại dây chằng vàng là nguyên nhân chính gây hẹp ống sống cổ từ phía sau
gây chèn ép vào tủy hay màng cứng gây đau.
Ở các tổ chức dây chằng, gân, màng xƣơng và tổ chức cạnh khớp có rất nhiều
điểm nhận cảm thực vật. Khi tổ chức này bị kích thích, bệnh nhân sẽ đau âm ỉ, rất khó
chịu, đau ở đây không liên quan đến khu vực cảm giác của rễ thần kinh cổ.
Đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dƣới đòn bình thƣờng phải chui qua
khe cơ giữa bậc thang giữa và cơ bậc thang trƣớc. Khi khe này bị hẹp chèn ép vào
đám rối thần kinh cánh tay. Dây trụ và dây giữa rất dễ bị tổn thƣơng, bệnh nhân sẽ đau
nhƣ kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến tận ngón 4, 5.
Đau có thể lan lên vùng chẩm, tới ngực.
Các hạch giao cảm cổ còn chia nhánh vào các rễ, cho các nhánh tim, đám rối
giao cảm quanh động mạch và các cơ quan nội tạng khác. Khi các nhánh này bị chèn
ép hoặc kích thích sẽ gây đau.
1.3.3.4 Chẩn đoán đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đau vai gáy (biểu
hiện mạn tính, không có triệu chứng viêm) và triệu chứng cận lâm sàng (có hình ảnh
tổn thƣơng thoái hóa cột sống cổ trên phim X – quang) [8], [41].
Chẩn đoán phân biệt: đau vai gáy do các nguyên nhân khác:
-Đau vai gáy cấp đơn thuần do sai tƣ thế, do co cứng cơ (gặp lạnh): chủ yếu
dựa vào tổn thƣơng trên phim X - quang.
-Đau vai gáy cấp do viêm nhiễm: lâm sàng và xét nghiệm có hội chứng viêm.
-Đau vai gáy cấp do chấn thƣơng cột sống cổ, do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
yếu tố khởi phát, tính chất đau và tổn thƣơng trên phim chụp (X – quang, MRI, CT –
scaner).
-Vẹo cổ cấp bẩm sinh, dị tật: tuổi khởi phát, biểu hiện lâm sàng.
.
.
10
1.3.3.5 Điều trị và phòng bệnh đau vai gáy do THCSC
Điều trị
Điều trị bảo tồn: tƣơng tự nhƣ đối với điều trị đau vai gáy nói chung, có thể kết
hợp với các thuốc điều trị vào bệnh nguyên thoái hóa nhƣ Glucosamin sulfat,
Chondroitin sulfat, Atrodar[14].
-Điều trị phẫu thuật: khi cần thiết[8],[15],[13],[30].
Phòng bệnh
-Chống các tƣ thế xấu trong sinh hoạt và lao động.
-Tránh các động tác quá mạnh và đột ngột, sai tƣ thế khi mang vác, xách nặng.
- Giữ ấm vùng cổ vai, tránh nhiễm mƣa, gió, lạnh…
- Tránh giữ lâu cổ ở tƣ thế cúi cổ ra trƣớc, ƣỡn ra sau hay nghiêng về một
bên.
-Khi ngồi làm việc lâu hoặc ngồi xe đƣờng dài cần dùng ghế có tấm đỡ cổ và
lƣng, có thể đeo đai cổ để giữ tƣ thế sinh lý thích hợp và tránh các vận động quá
mức cột sống cổ.
-Đối với những ngƣời làm việc có liên quan tới tƣ thế bất lợi của cột sống cổ
cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp để thƣ giãn cột sống cổ, xoa bóp và tập vận động
cột sống cổ nhẹ nhàng; kiểm tra định kỳ phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý và điều
trị kịp thời.
-Phát hiện sớm các dị dạng cột sống cổ để có biện pháp chỉnh hình phù hợp,
tránh thoái hóa khớp thứ phát [8],[35],[41]
1.4 Quan niệm về đau vai gáy theo y học cổ truyền
1.4.1 Bệnh danh [3],[10],[35],[41]
Đau vai gáy đƣợc mô tả trong chứng tý. Đây là loại bệnh có chủ chứng là vùng
vai gáy cứng đau, thƣờng đau một bên, đôi khi đau cả hai bên; kèm theo thƣờng quay
đầu, cổ hoặc vận động khớp vai khó khăn do đau.
Vùng cổ gáy là nơi cốt yếu của sự vận động chi trên và đầu mặt cổ. Vùng này
có sáu kinh dƣơng (thủ, túc tam dƣơng kinh) đi qua và phân bố ở đây. Bệnh đau vai gáy
có quan hệ mật thiết với các kinh dƣơng (chủ yếu là thái dƣơng) và can thận (can chủ
cân, thận chủ cốt tủy).
.
.
11
1.4.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh [11],[58]
-Tà khí phong hàn xâm phạm vào cơ thể, dồn vào kinh lạc, cân cơ làm cho khí
huyết trở tắc, vận hành không thông lợi gây đau và hạn chế vận động.
-Do mang vác nặng quá sức, do vấp ngã, do bị sang thƣơng, bị đánh, hay do làm
việc sai tƣ thế, gối đầu cao, thoát vị đĩa đệm, … làm cho khí trệ huyết ứ, không thông
mà gây đau, hạn chế vận độngcổ.
-Do thấp nhiệt: viêm nhiễm cột sống và cân cơ quanh vùng cột sống gây đau và
hạn chế vận động.
-Do can thận hƣ: Ngƣời bẩm tố tiên thiên không đủ, lại do lao động nặng nhọc
quá độ hoặc bệnh lâu ngƣời hƣ, hoặc ngƣời già, hoặc phòng dục quá độ làm cho thận
tinh suy yếu, thận hƣ không tƣ dƣỡng đƣợc can mộc, can thận âm hƣ, âm hƣ thì
dƣơng thiếu. Can thận hƣ nên không nhu dƣỡng, không chủ đƣợc cân cốt, tà khí
phong hàn thấp kết hợp với nhau thừa hƣ xâm phạm gây bệnh.
1.4.3 Thể bệnh [11],[58]
-Cấp tính: đau vai gáy do phong hàn, do huyết ứ và do viêm nhiễm.
-Mạn tính: đau vai gáy do can thận hƣ.
1.4.4 Triệu chứng các thể lâm sàng và điềutrị
1.4.4.1 Thể phong hàn (phong hàn thấp tý)
-Triệu chứng: Đột nhiên vai gáy cứng đau, vận động cổ khó, ấn vào cơ thang, cơ
ức đòn chũm đau, cơ co cứng hơn bên lành, sợ lạnh, rêu lƣỡi trắng, mạch phù.
-Chẩn đoán bát cƣơng: biểu, thực, hàn.
-Pháp điều trị: khu phong, tán hàn, ôn thông kinh lạc.
-Điều trị không dùng thuốc:
+ Châm cứu. Công thức huyệt: A thị, Phong trì, Thiên trụ, Kiên tỉnh, Phong
môn, Dƣơng lăng tuyền, Hợp cốc, Huyền chung (bên đau). Châm tả kết hợp với điện
châm, ôn châm hoặc cứu. Liệu trình: Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 20 – 30 phút.
+ Xoa bóp bấm huyệt: Dùng các thủ thuật xoa, miết, day, bóp, lăn, bấm huyệt,
vùng các cơ ức đòn chũm, cơ thang, vận động cột sống cổ.
+ Thuỷ châm: Dùng dung dịch thuốc Vitamin nhóm B( B1, B6, B12 ),
Piroxicam 20mg thuỷ châm các huyệt Kiên tỉnh, A thị. Liều lƣợng mỗi huyệt từ 1 –
.