Đánh giá hiệu quả của việc bón phân sau khi lúa trổ đến năng suất giống lúa om6976 tại xã hậu thạnh đông, huyện tân thạnh, tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014
- 47 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN CHÍ TÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS.Trần Thị Bích Vân Nguyễn Chí Tâm
MSSV: 3113269
Lớp: TT1119A1
Cần Thơ, 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Bộ Môn Di Truyền - Giống Nông Nghiệp
.......... O ..........
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Do sinh viên: Nguyễn Chí Tâm thực hiện.
Kính trình lên Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày......tháng....năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
ThS. Trần Thị Bích Vân
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Bộ Môn Di Truyền - Giống Nông Nghiệp
.............................................................................................................................................
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luân văn với đề tài :
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Do sinh viên Nguyễn Chí Tâm thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng
Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được đánh giá: .......................................................................
Cần Thơ, ngày.....thàng.....năm 2014
Hội đồng
..................................... ............................................ ..............................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
\
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết
quả thu thập trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trông bất
kỳ công trình trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Tâm
iv
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ người đã dạy dỗ thương yêu luôn lo lắng cho con đến
suốt cuộc đời, xin cảm ơn những người thân đã động viên, giúp đỡ trong suốt
thời gian qua.
Chân thành cảm ơn cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và động viên em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn thầy cố vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền, cùng toàn thể quý
thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng đã truyền dạy những kiến thức
quý báo cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây sẽ là hành trang
vững chắc giúp em bước vào đời.
Em xin cảm ơn quý thầy cô thư viện Khoa Nông Nghiệp & SHƯD và
Trung tâm học liệu đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, giúp bài viết của em
phong phú hơn, sâu sắc hơn.
Gửi lời cảm ơn đến các bạn Nông Học khoá 37 đã đóng góp, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cần Thơ, ngày....tháng….năm 2014
Người viết
Nguyễn Chí Tâm
v
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
........... ...........
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Chí Tâm Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 06/12/1993 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Tân Thạnh, Long An
Chổ ở hoặc địa chỉ liên lạc: ấp Nguyễn Rớt, xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An.
Số điện thoại: 01694187181
E-mail: [email protected]
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm: 1999 đến năm 2004
Học Trường Tiểu Học Hậu Thạnh Đông.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 2004 đến năm 2008
Trường THCS-THPT Hậu Thạnh Đông.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2008 đến năm 2011
Trường THCS-THPT Hậu Thạnh Đông
4. Đại học:
Thời gian đào tạo từ năm: 2011 đến năm 2014
Trường Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Ngày.... tháng.... năm 2014
Người khai ký tên
vi
NGUYỄN CHÍ TÂM, 2014. “Đánh giá hiệu quả của việc bón phân sau khi lúa trổ
đến năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông
học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bích Vân
TÓM LƯỢC
Bước vào giai đoạn sinh sản rễ giảm hấp thu dinh dưỡng do sự cạnh tranh
carbohydrate giữa rễ và bông, nhưng với mong muốn tăng năng suất cây lúa
nhiều nông dân đã bón thêm một lượng phân bón vào giai đoạn sau khi lúa trổ
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Đề tài: “Đánh giá hiệu quả của
việc bón phân sau khi lúa trổ đến năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu
Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 -
2014” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua
rễ của cây lúa giai đoạn sau trổ đến năng suất giống lúa OM6976 ở vùng nghiên
cứu. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 3
năm 2014 (vụ Đông Xuân 2013 - 2014), tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1: không bón phân sau khi
lúa trổ, nghiệm thức 2: bón lúc trổ đều, nghiệm thức 3: bón sau khi trổ đều 15
ngày, nghiệm thức 4: bón lúc trổ đều và sau khi trổ đều 15 ngày. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, bón phân giai đoạn sau khi lúa trổ không ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng. Các thành phần năng suất và năng suất ở các nghiệm thức bón phân
không khác so với nghiệm thức đối chứng không bón phân bổ sung.
vii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................... iv
Lời cảm tạ ............................................................................................ v
Lý lịch cá nhân.................................................................................... vi
Tóm lược ........................................................................................... vii
Mục lục ............................................................................................. viii
Danh sách bảng .................................................................................... x
Danh sách hình ................................................................................... xi
Từ viết tắt .......................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1 Vai trò phân bón đối với cây lúa ............................................................... 2
1.2 Tình hình sử dụng phân bón ở việt nam .................................................... 2
1.3 Những kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây lúa ................................ 3
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về phân đạm ................................................... 3
1.3.2 Kết quả nghiên cứu về phân lân ..................................................... 5
1.3.3 Kết quả nghiên cứu về phân kali .................................................... 6
1.4 Thời kỳ bón phân ..................................................................................... 8
1.5 Kỹ thuật canh tác hình chữ V ................................................................. 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP......................................... 13
2.1 Phương tiện ............................................................................................ 13
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................. 13
2.1.2 Phương tiện ................................................................................. 13
2.2 Phương pháp .......................................................................................... 14
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 14
2.2.2 Biện pháp canh tác....................................................................... 15
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................... 15
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 16
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 17
3.1 Ghi nhận tổng quát ................................................................................. 17
3.1.1 Thời gian sinh trưởng .................................................................. 17
3.1.2 Tình hình sâu, bệnh ..................................................................... 17
viii
3.2 Chỉ tiêu nông học ................................................................................... 17
3.2.1 Chiều cao cây lúa......................................................................... 17
3.2.2 Số chồi trên đơn vị diện tích ........................................................ 18
3.3 Ảnh hưởng của việc bón phân sau khi lúa trổ đến thành phần năng suất và
năng suất của cây lúa .............................................................................. 20
3.3.1 Các thành phần năng suất ............................................................ 20
3.3.1.1 Số bông/m2 ......................................................................... 20
3.3.1.2 Số hạt/bông ......................................................................... 21
3.3.1.3 Số hạt chắc/bông ................................................................. 21
3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc...................................................................... 21
3.3.1.5 Khối lượng 1000 hạt ........................................................... 21
3.3.2 Năng suất..................................................................................... 22
3.3.2.1 Năng suất lý thuyết ............................................................. 22
3.3.2.2 Năng suất thực tế ................................................................ 23
3.3.2.3 Hiệu quả kinh tế .................................................................. 23
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 24
4.1 Kết luận.................................................................................................. 24
4.2 Đề nghị .................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
1.1 Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây lúa (Dierolf, 10
2001)
3.1 Chiều cao cây lúa ở các giai đoạn của giống lúa OM6976 tại
xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ 18
Đông Xuân 2013 - 2014
3.2 Số chồi/m2 ở các giai đoạn của giống lúa OM6976 tại xã Hậu
Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ Đông Xuân 19
2013 - 2014
3.3 Thành phần năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh
Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ Đông Xuân 2013 - 20
2014
3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế giống lúa OM6976 tại
xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ 22
Đông Xuân 2013 - 2014
3.5 So sánh hiệu quả kinh tế 23
x
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Xác định chiều dài đòng để bón phân (Ngô Thị Kim Quyển,
2013)
11
1.2 Lược đồ biểu thị cơ sở kỹ thuật canh tác hình chữ V 12
(Matsushima, 1970)
2.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Thạnh tỉnh Long An 13
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 14
xi
TỪ VIẾT TẮT
NSS: ngày sau sạ
TGST: thời gian sinh trưởng
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
NT: nghiệm thức
NSTT: năng suất thực tế
NSLT: năng suất lý thuyết
xii
MỞ ĐẦU
Cây lúa (Oryza Sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn
lương thực quan trọng nhất cho sự sống của con người. Vì vậy, lúa được trồng
phổ biến trên thế giới, với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và
ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Ở Việt Nam, gần 100%
dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Trong vài thập kỷ gần đây năng suất cây trồng không ngừng tăng lên,
không chỉ có sự đóng góp to lớn của công tác giống mà còn có vai trò quan trọng
của phân bón. Để có được năng suất cao trước tiên cần phải có giống lúa tốt, tuy
nhiên để giống phát huy được tiềm năng cho năng suất cao thì cần phải có biện
pháp kỹ thuật canh tác hợp lý. Bón phân đầy đủ, cân đối sẽ thu được năng suất
cây trồng cao và chất lượng sản phẩm tốt, không làm suy kiệt và ô nhiễm môi
trường, đồng thời người sản xuất lại thu được lợi nhuận cao.
Với việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, nhiều giống lúa ngắn ngày có năng
suất cao và trình độ thâm canh ngày càng cao (3 vụ lúa/năm) đã làm gia tăng sản
lượng một cách đáng kể. Từ đó, đã đưa nước ta trở thành một nước sản xuất lúa
gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới (2011-2012), xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo
(Cục xúc tiến thương mại, 2013), đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam.
Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52% diện tích sản xuất lúa,
52,6% sản lượng và 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước (Tổng cục thống kê,
2009). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), chỉ tính riêng giai
đoạn 2000 - 2009, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm tới 378,7 nghìn hecta,
tốc độ giảm 1% mỗi năm. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng như
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang làm giảm diện tích lúa.
Trước những khó khăn đó, để đảm bảo sản lượng lúa nhiều biện pháp
được đưa ra để tăng năng suất lúa. Nhiều nông dân cho rằng việc bón thêm phân
sau khi lúa trổ có thể kéo dài thời gian xanh của lá đòng và làm tăng năng suất
(Phạm Ngọc Hài, 2014). Tuy nhiên, bón thế nào để đạt năng suất và hiệu quả đầu
tư cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện đất đai của từng vùng, vụ
mùa, giống và trình độ canh tác của từng người. Mặt khác, giai đoạn sinh sản rễ
giảm hấp thu dinh dưỡng do sự cạnh tranh carbohydrate giữa bông và rễ (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Do đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc
bón phân sau khi lúa trổ đến năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh
Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014” được
thực hiện với mục tiêu xác định hiệu quả của phân bón cung cấp qua rễ giai đoạn
sau khi trổ đến năng suất lúa, từ đó có cơ sở đưa ra khuyến cáo cho nông dân tại
vùng nghiên cứu.
1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vai trò phân bón đối với cây lúa
Thực tiễn trong sản xuất cho thấy nếu cây trồng không có phân bón thì
không thể cho năng suất cao. Theo Nguyễn Văn Luật (2001), phân bón có khả
năng tăng năng suất từ 25 - 50% so với đối chứng không bón phân.
Năng suất thực tế cây trồng còn quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh
vật của chúng. Nếu năng suất lúa ở mức 4,3 tấn/ha, so với các giống đang sử
dụng thì chỉ đạt 30 - 40%. Muốn đưa năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử
dụng phân bón là hữu hiệu nhất (Bùi Đình Dinh, 1999). Bùi Huy Đáp (1999) cho
rằng đối với sản xuất nông nghiệp thì phân bón được coi là vật tư quan trọng.
Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của giống mới cho năng suất cao còn có
sự bổ trợ của phân bón. Việc ra đời của phân bón hoá học trong sản xuất nông
nghiệp đã làm tăng 50% năng suất cây trồng so với năng suất đồng ruộng luân
canh cây họ đậu tại các nước Tây Âu. Đến những năm 1970 - 1985 thì năng suất
lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước đại chiến thế giới lần thứ nhất.
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phân bón đóng vai trò vào tăng năng
suất nông nghiệp toàn cầu khoảng 50%, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là
75%. Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến, trong đó chủ yếu là tăng cường sử dụng
phân bón hoá học mà năng suất cây trồng nông nghiệp đã tăng 2 - 3 lần trong
vòng 60 năm (FAO, 1983).
Ở Việt Nam, năng suất cây lúa đã tăng từ 1,2 tấn/ha/vụ trong những năm 30
lên 3,2 tấn/ha/vụ trong những năm 90 của thế kỷ XX, tức là đã tăng 2,6 lần. Như
vậy, không có phân hoá học nông nghiệp trong vòng 50 năm qua không thể tăng
năng suất gấp 4 lần, sử dụng phân bón có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong
đất (Yang và ctv., 1999).
1.2 Tình hình sử dụng phân bón ở việt nam
Việt Nam sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây do
người dân áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm
(1995), Việt Nam hiện là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế
giới. Mỗi năm nông dân Việt Nam sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón vô
cơ, không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và các
công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, cung ứng.
2
Theo Nguyễn Văn Bộ (2003), mỗi năm nước ta sử dụng 1,2 triệu tấn đạm,
0,45 triệu tấn lân và 0,4 triệu tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Do điều
kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy
được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu
quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngày
càng mạnh dạng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Từ năm 1985 đến 2001, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/năm;
phân lân tăng 13,9%/năm; riêng phân kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm.
Tổng lượng sử dụng N + P2O5 + K2O trong 15 năm tăng trung bình 9,0%/năm và
trong thời gian tới có xu hướng tăng mỗi năm khoảng 10%. Trong 15 năm, ở các
giai đoạn: 1985 - 1990; 1990 - 1995 và 1996 - 2001 lượng tiêu thụ phân kali ở
Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. Mức tiêu thụ phân đạm tăng hàng năm là
10,3%; 16,7% và 8,2%. Như vậy, trong 5 năm trở lại đây mức tăng tiêu thụ phân
đạm đã giảm dần. Ở 3 giai đoạn trên, mức tiêu thụ phân lân tăng hàng năm là
13,4%; 26,8%; 21,1% tương ứng và cũng có xu hướng giảm mức tăng như phân
đạm. Ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng 45% nhu
cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân đạm urê, kali
và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với tổng số trên 3
triệu tấn/năm. Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên
tiêu thụ kali ở nước ta phụ thuộc thị trường nước ngoài (Ngô Thị Hồng Nhung,
2013).
1.3 Những kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây lúa
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về phân đạm
Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Nếu giai đoạn đẻ nhánh
mà thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số bông ít. Nếu
bón không đủ đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá
nhỏ, lá sớm chuyển thành màu vàng, đòng nhỏ, từ đó làm cho năng suất giảm.
Nếu bón thừa đạm lại làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng, dễ bị sâu
bệnh, đẻ nhánh vô hiệu nhiều; ngoài ra chiều cao cây phát triển mạnh, trổ muộn,
năng suất giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Bùi Huy Đáp (1980), đạm là yếu
tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới
phát huy hết được tác dụng. Khi cây lúa được bón đủ đạm nhu cầu tất cả các chất
dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng (Lê Văn Tiềm, 1986).
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nói chung và cây lúa
nói riêng, là thành phần cơ bản của protein. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ
bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzyme. Các bazơ có
đạm, thành phần cơ bản của axit nucleic trong các ADN, ARN của nhân tế bào,
3
nơi chứa các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp
protein. Do vậy, đạm là một yếu tố cơ bản của quá trình đồng hoá cacbon, kích
thích sự phát triển của bộ rễ, ảnh hưởng tích cực đến việc hút các yếu tố dinh
dưỡng khác. Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh sẫm, sinh trưởng khỏe
và cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không nên bón thừa đạm.
Theo Đỗ Thị Tho (2004), đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống của cây lúa. Đạm giữ vị trí quan trọng trong việc tăng năng suất, là một yếu
tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào, là một trong những nguyên tố hoá
học quan trọng của các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa và hạt. Trong các vật chất
khô của cây trồng có từ 1 - 5% đạm tổng số. Người ta thấy trong các bộ phận non
của cây hàm lượng đạm nhiều hơn trong các bộ phận già, đạm có trong các protit,
các acid nucleic của các cơ quan trong cây.
Năng suất lúa tương quan rất chặt với tổng lượng đạm tích lũy trong cây và
không tương quan với hàm lượng tích lũy trong đất. Vì vậy, tạo điều kiện cho
cây hấp thụ và tích lũy trong cây sẽ làm tăng năng suất (Phạm Sỹ Tân, 1997).
Nhu cầu đạm của cây lúa có tính chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng cho đến
lúc thu hoạch. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, có hai
thời kỳ mà nhu cầu dinh dưỡng đạm cao nhất đó là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ
làm đòng. Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây lúa hút nhiều đạm nhất. Theo Yoshida
(1985), lượng đạm cây lúa hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định tới 74% năng suất.
Bón nhiều đạm làm cho cây lúa đẻ nhánh khoẻ và đẻ nhánh tập trung, tăng số
bông/m2; tăng số hạt/ bông; nhưng khối lượng 1000 hạt ít thay đổi.
Đạm được hấp thụ chủ yếu ở giai đoạn đầu và tăng dần khi đẻ nhánh đến
tượng khối sơ khởi hay làm đòng nhằm làm tăng số hạt trên bông. Đạm được hấp
thụ ở giai đoạn chín với đủ bức xạ mặt trời sẽ làm tăng quá trình làm chắc hạt
(Yamada, 1963; Yoshida, 1981). Yang và ctv. (1987), cho rằng đối với lúa thì
đạm được hấp thu trong giai đoạn sớm từ khi cấy, đâm chồi khoảng 8 - 13% tổng
lượng đạm, giai đoạn giữa từ đâm chồi đến trổ cần khoảng 48 - 53% lượng đạm,
từ giai đoạn sau trổ đến chín là 33 - 44%.
Qua nhiều năm nghiên cứu Đào Thế Tuấn (1970), đã đi đến nhận xét lúa
được bón đạm thoả đáng vào thời kỳ đẻ nhánh rộ sẽ thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh
khoẻ và hạn chế số nhánh bị lụi đi. Ở thời kỳ đẻ nhánh của cây lúa, đạm có vai
trò thúc đẩy tốc độ ra lá, tăng tỷ lệ đạm trong lá, tăng hàm lượng diệp lục, tích
luỹ chất khô và cuối cùng là tăng số nhánh đẻ.
Theo Bùi Đình Dinh (1970), cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ phân
hoá đòng và phát triển đòng thành bông, tạo ra các bộ phận sinh sản. Thời kỳ này
quyết định cơ cấu sản lượng như số hạt/bông, khối lượng ngàn hạt.
4
Yoshida (1985) cho rằng ở các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng
cần để tạo ra một tấn thóc là 20,5 kg N; 5,1kg P2O5 và 44 kg K2O. Trên nền phối
hợp 90 P2O5 + 60 kg K2O hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng nhanh ở các
mức bón từ 40 - 120 kg N/ha. Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối
với cây lúa trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Sau khi tăng lượng đạm
thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lục của lúa tăng
lên; nhịp độ quang hợp, hô hấp của lá không khác nhau nhiều nhưng cường độ
quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp gấp 10 lần, nên vai trò của đạm là
làm tăng tích luỹ chất khô. Nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất bón đạm
cao nhất là bón vào thời kỳ lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lượng bón
đạm thấp thì bón vào thời kỳ lúa đẻ nhánh và trước trổ 10 ngày có hiệu quả cao.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), đạm có vai trò quan trọng trong việc phát
triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Việc cung cấp đạm đủ và
đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và tạo được nhiều nhánh hữu
hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất
lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành đòng và các yếu tố cấu
thành năng suất như số hạt trên bông, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt chắc và tăng
hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo. Lượng đạm cần thiết
để tạo ra 1 tấn thóc từ 17 đến 25 kg N, trung bình cần 22,2 kg N. Ở Việt Nam với
phương pháp bón đạm tập trung giai đoạn đầu và bón nhẹ giai đoạn cuối năng
suất lúa tăng thêm 0,35 tấn/ha.
1.3.2 Kết quả nghiên cứu về phân lân
Lân là một trong những chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cây,
lân có mặt trong các chất hữu cơ quan trọng nhất đối với cây. Các hợp chất này
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân chia tế bào qua quá trình trao đổi chất béo,
protein cụ thể là glyxerophotphat, ATP, ADN, ARN có vai trò quan trọng trong
quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Lân làm tăng khả năng hút đạm cho cây
và hấp phụ Fe làm giảm nồng độ Fe trong đất, có thể làm giảm nồng độ độc trong
đất. Trong thời kỳ chín của cây lúa, hàm lượng lân vô cơ giảm nhanh và hoạt
động của enzyme photphorilaza tăng đến 16 ngày sau khi thụ tinh của hạt sau đó
giảm xuống (Lê Văn Căn, 1964).
Theo Nguyễn Xuân Cự (1992), lân là thành phần chủ yếu của acid
nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào, trong vật chất khô của cây có chứa hàm
lượng lân từ 0,1 - 0,5%. Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục,
protit và sự di chuyển tinh bột. Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây
trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ,
đồng thời cũng làm cho lúa trổ và chín sớm hơn.
5
Lân có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa, xúc
tiến sự phát triển của bộ rễ và số chồi, ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh của cây lúa.
Lân còn làm cho lúa trổ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất
hạt. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần hút khoảng 7,1 kg P2O5, trong đó tích lũy
chủ yếu vào hạt. Theo Bùi Huy Đáp (1980), lân được hút chậm hơn đạm trong
thời kỳ dinh dưỡng đầu và được hút nhanh từ khi phân hoá đòng đến lúa vươn
lóng. Phần lớn lân tích luỹ trong thân và lá trước khi trổ rồi chuyển về bông, vì
sau khi trổ lúa thường không hút nhiều lân nữa. Khi bón quá nhiều lân, đất sẽ giữ
lân lại, do đó ruộng ít bị xảy ra hiện tượng thừa lân. Ruộng lúa ngập nước sẽ làm
tăng độ dễ tiêu của lân, tăng hiệu quả của phân bón cho cây lúa. Cây lúa hút lân
trong suốt thời kỳ sinh trưởng, vì vậy có thể bón lót hết lượng lân dành cho cả
vụ.
Bón lân xúc tiến quá trình sinh trưởng của cây trong thời kỳ đầu, có thể
rút ngắn thời gian sinh trưởng, đặc biệt ở những vùng lạnh thì hiệu quả càng rõ.
Nghiên cứu của Crady (1985), cho thấy hầu hết các loại cây trồng hút không quá
10 - 13% lượng lân bón vào đất trong năm. Đặc biệt là cây lúa chỉ cần giữ cho
lân trong đất khoảng 0,2 ppm là có thể cho năng suất tối đa. Tuy vậy, cần bón lân
kết hợp với đạm và kali mới nâng cao được hiệu quả của lân.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), khi thiếu lân lá cây lúa có màu xanh đậm,
phiến lá nhỏ, hẹp, mềm, yếu, mép lá có màu vàng, thân mềm, dễ đổ. Thiếu lân ở
thời kỳ đẻ nhánh làm cho lúa đẻ nhánh ít, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, thời kỳ trổ
và chín kéo dài nên hạt lép nhiều hơn, chất lượng dinh dưỡng hạt thấp, bông nhỏ
và năng suất không cao. Lân đối với lúa là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng
trong quá trình sinh trưởng, phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng
một cách rõ rệt.
1.3.3 Kết quả nghiên cứu về phân kali
Đặc điểm dinh dưỡng kali của cây lúa được nhiều tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu. Kali được cây hút dưới dạng ion K+, kali được hút nhiều như
đạm, nếu thừa kali lúa bị sâu bệnh hại (Nguyễn Vi, 1974). Yoshida (1985),
khoảng 20% tổng lượng kali cây hút được vận chuyển vào hạt, lượng còn lại
được tích luỹ trong các bộ phận khác của cây (rơm, rạ). Theo Bùi Đình Dinh
(1985), cây lúa hút kali tới tận cuối thời kỳ sinh trưởng. Nhu cầu kali rõ nét nhất
ở hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Thiếu kali vào thời kỳ đẻ nhánh ảnh hưởng
mạnh đến năng suất. Lúa hút kali mạnh nhất vào thời kỳ làm đòng. Tỷ lệ kali cây
hút trong các thời kỳ sinh trưởng tuỳ thuộc vào giống lúa. Giai đoạn từ cấy đến
đẻ nhánh là 20,0 - 21,9%; từ phân hoá đòng tới trổ là 51,8 - 61,9%; từ vào chắc
tới chín là 16,9 - 27,7%.
6
Kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa
trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây lúa. Ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit,
ngoài ra còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong cây lúa, nhất là
trong điều kiện ánh sáng yếu (Nguyễn Như Hà, 2006). Lúa hút kali vào thời kỳ
đẻ nhánh có tác dụng làm tăng số hạt trên bông, số bông, khối lượng hạt (Sinclair
và Horie, 1989).
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hiệu suất phân kali cao nhất trên đất bạc màu
với mức bón 30 kg K2O/ha. Bón tới 120 kg K2O/ha thì hiệu suất kali vẫn còn cho
4 - 6 kg thóc/kg K2O. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Như Hà (1999), cho thấy
trong điều kiện thâm canh cao, lúa ngắn ngày, lượng kali hút đạt tới 28 - 31 kg
K2O/tấn thóc. Theo Trần Trúc Sơn (1995), lượng kali lúa ngắn ngày hút để tạo 1
tấn thóc trên đất phù sa sông Hồng là 14,2 - 21,8 kg K2O/ha.
Võ Minh Kha (1966) khi nghiên cứu quan hệ giữa năng suất với lượng
kali bón cho thấy hiệu lực của kali còn phụ thuộc rất lớn vào năng suất, trên đất
phù sa sông Hồng khi năng suất dưới 2,5 tấn/ha hiệu lực của kali thường không
rõ; năng suất từ 2,5 - 4,5 tấn/ha bón 20 - 30 kg K2O có hiệu lực rõ; năng suất lớn
hơn 4,5 tấn/ha nhất thiết phải bón kali. Nếu vùi trả lại rơm rạ và bón 10 tấn phân
chuồng thì sự thâm hụt về kali không lớn, vì vậy nước tưới có thể là nguồn kali
chính cho lúa. Hàm lượng kali trong nước tưới đạt 40 ppm có thể đáp ứng nhu
cầu kali cho lúa ở mức năng suất 10 tấn/ha.
Nếu thiếu kali, cây lúa quang hợp kém, lượng gluxit giảm. Chất khô kém
đi trong thân lá, lượng tinh bột dự trữ cũng bị giảm, các chất xenlulozơ, lignin
cần thiết để hình thành bộ khung vững chắc cho cây bị giảm xuống. Kali đẩy
mạnh quá trình quang hợp nên khi thiếu ánh sáng thì tác dụng của kali rất rõ rệt.
Kali cần thiết khi tổng hợp protein nên lượng kali cây hút có thể ngang với lượng
đạm ở ruộng cấy, thời kỳ đẻ nhánh rộ là thời kỳ hút đạm mạnh nhất và cũng hút
kali mạnh nhất (Bùi Huy Đáp, 1980).
Theo Nguyễn Như Hà (1998), khi năng suất lúa vượt trên 5 tấn/ha (vụ mùa)
và trên 6 tấn/ha (vụ Xuân), lượng kali cây hút vượt quá khả năng tối đa của đất có
thể cung cấp, nhất thiết phải bón kali sẽ có hiệu quả cao. Trên cơ sở thực tế sản
xuất đã có nhiều khuyến cáo về mức bón phân kali cho lúa. Ở Việt Nam liều
lượng phân kali khuyến cáo sử dụng cho lúa ở đồng bằng sông Hồng còn chưa
được thống nhất, thường dao động từ 60 - 120 K2O/ha đối với lúa thường, 90 -
120 K2O /ha đối với lúa lai, tùy theo mức độ đạm bón và lượng phân chuồng
được sử dụng (Võ Minh Kha, 1996).
7
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN CHÍ TÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS.Trần Thị Bích Vân Nguyễn Chí Tâm
MSSV: 3113269
Lớp: TT1119A1
Cần Thơ, 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Bộ Môn Di Truyền - Giống Nông Nghiệp
.......... O ..........
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Do sinh viên: Nguyễn Chí Tâm thực hiện.
Kính trình lên Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày......tháng....năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
ThS. Trần Thị Bích Vân
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Bộ Môn Di Truyền - Giống Nông Nghiệp
.............................................................................................................................................
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luân văn với đề tài :
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BÓN PHÂN
SAU KHI LÚA TRỔ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM6976 TẠI XÃ HẬU THẠNH ĐÔNG,
HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN
VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM
2013 - 2014
Do sinh viên Nguyễn Chí Tâm thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng
Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được đánh giá: .......................................................................
Cần Thơ, ngày.....thàng.....năm 2014
Hội đồng
..................................... ............................................ ..............................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
\
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết
quả thu thập trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trông bất
kỳ công trình trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Tâm
iv
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ người đã dạy dỗ thương yêu luôn lo lắng cho con đến
suốt cuộc đời, xin cảm ơn những người thân đã động viên, giúp đỡ trong suốt
thời gian qua.
Chân thành cảm ơn cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và động viên em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn thầy cố vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền, cùng toàn thể quý
thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng đã truyền dạy những kiến thức
quý báo cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây sẽ là hành trang
vững chắc giúp em bước vào đời.
Em xin cảm ơn quý thầy cô thư viện Khoa Nông Nghiệp & SHƯD và
Trung tâm học liệu đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, giúp bài viết của em
phong phú hơn, sâu sắc hơn.
Gửi lời cảm ơn đến các bạn Nông Học khoá 37 đã đóng góp, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cần Thơ, ngày....tháng….năm 2014
Người viết
Nguyễn Chí Tâm
v
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
........... ...........
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Chí Tâm Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 06/12/1993 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Tân Thạnh, Long An
Chổ ở hoặc địa chỉ liên lạc: ấp Nguyễn Rớt, xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An.
Số điện thoại: 01694187181
E-mail: [email protected]
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm: 1999 đến năm 2004
Học Trường Tiểu Học Hậu Thạnh Đông.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 2004 đến năm 2008
Trường THCS-THPT Hậu Thạnh Đông.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2008 đến năm 2011
Trường THCS-THPT Hậu Thạnh Đông
4. Đại học:
Thời gian đào tạo từ năm: 2011 đến năm 2014
Trường Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Ngày.... tháng.... năm 2014
Người khai ký tên
vi
NGUYỄN CHÍ TÂM, 2014. “Đánh giá hiệu quả của việc bón phân sau khi lúa trổ
đến năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh
Long An vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông
học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bích Vân
TÓM LƯỢC
Bước vào giai đoạn sinh sản rễ giảm hấp thu dinh dưỡng do sự cạnh tranh
carbohydrate giữa rễ và bông, nhưng với mong muốn tăng năng suất cây lúa
nhiều nông dân đã bón thêm một lượng phân bón vào giai đoạn sau khi lúa trổ
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Đề tài: “Đánh giá hiệu quả của
việc bón phân sau khi lúa trổ đến năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu
Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 -
2014” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua
rễ của cây lúa giai đoạn sau trổ đến năng suất giống lúa OM6976 ở vùng nghiên
cứu. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 3
năm 2014 (vụ Đông Xuân 2013 - 2014), tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân
Thạnh, tỉnh Long An. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1: không bón phân sau khi
lúa trổ, nghiệm thức 2: bón lúc trổ đều, nghiệm thức 3: bón sau khi trổ đều 15
ngày, nghiệm thức 4: bón lúc trổ đều và sau khi trổ đều 15 ngày. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, bón phân giai đoạn sau khi lúa trổ không ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng. Các thành phần năng suất và năng suất ở các nghiệm thức bón phân
không khác so với nghiệm thức đối chứng không bón phân bổ sung.
vii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................... iv
Lời cảm tạ ............................................................................................ v
Lý lịch cá nhân.................................................................................... vi
Tóm lược ........................................................................................... vii
Mục lục ............................................................................................. viii
Danh sách bảng .................................................................................... x
Danh sách hình ................................................................................... xi
Từ viết tắt .......................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
1.1 Vai trò phân bón đối với cây lúa ............................................................... 2
1.2 Tình hình sử dụng phân bón ở việt nam .................................................... 2
1.3 Những kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây lúa ................................ 3
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về phân đạm ................................................... 3
1.3.2 Kết quả nghiên cứu về phân lân ..................................................... 5
1.3.3 Kết quả nghiên cứu về phân kali .................................................... 6
1.4 Thời kỳ bón phân ..................................................................................... 8
1.5 Kỹ thuật canh tác hình chữ V ................................................................. 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP......................................... 13
2.1 Phương tiện ............................................................................................ 13
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................. 13
2.1.2 Phương tiện ................................................................................. 13
2.2 Phương pháp .......................................................................................... 14
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 14
2.2.2 Biện pháp canh tác....................................................................... 15
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................... 15
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 16
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 17
3.1 Ghi nhận tổng quát ................................................................................. 17
3.1.1 Thời gian sinh trưởng .................................................................. 17
3.1.2 Tình hình sâu, bệnh ..................................................................... 17
viii
3.2 Chỉ tiêu nông học ................................................................................... 17
3.2.1 Chiều cao cây lúa......................................................................... 17
3.2.2 Số chồi trên đơn vị diện tích ........................................................ 18
3.3 Ảnh hưởng của việc bón phân sau khi lúa trổ đến thành phần năng suất và
năng suất của cây lúa .............................................................................. 20
3.3.1 Các thành phần năng suất ............................................................ 20
3.3.1.1 Số bông/m2 ......................................................................... 20
3.3.1.2 Số hạt/bông ......................................................................... 21
3.3.1.3 Số hạt chắc/bông ................................................................. 21
3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc...................................................................... 21
3.3.1.5 Khối lượng 1000 hạt ........................................................... 21
3.3.2 Năng suất..................................................................................... 22
3.3.2.1 Năng suất lý thuyết ............................................................. 22
3.3.2.2 Năng suất thực tế ................................................................ 23
3.3.2.3 Hiệu quả kinh tế .................................................................. 23
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 24
4.1 Kết luận.................................................................................................. 24
4.2 Đề nghị .................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
1.1 Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây lúa (Dierolf, 10
2001)
3.1 Chiều cao cây lúa ở các giai đoạn của giống lúa OM6976 tại
xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ 18
Đông Xuân 2013 - 2014
3.2 Số chồi/m2 ở các giai đoạn của giống lúa OM6976 tại xã Hậu
Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ Đông Xuân 19
2013 - 2014
3.3 Thành phần năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh
Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ Đông Xuân 2013 - 20
2014
3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế giống lúa OM6976 tại
xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, vụ 22
Đông Xuân 2013 - 2014
3.5 So sánh hiệu quả kinh tế 23
x
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Xác định chiều dài đòng để bón phân (Ngô Thị Kim Quyển,
2013)
11
1.2 Lược đồ biểu thị cơ sở kỹ thuật canh tác hình chữ V 12
(Matsushima, 1970)
2.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Thạnh tỉnh Long An 13
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 14
xi
TỪ VIẾT TẮT
NSS: ngày sau sạ
TGST: thời gian sinh trưởng
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
NT: nghiệm thức
NSTT: năng suất thực tế
NSLT: năng suất lý thuyết
xii
MỞ ĐẦU
Cây lúa (Oryza Sativa L.) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn
lương thực quan trọng nhất cho sự sống của con người. Vì vậy, lúa được trồng
phổ biến trên thế giới, với 40% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và
ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới. Ở Việt Nam, gần 100%
dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Trong vài thập kỷ gần đây năng suất cây trồng không ngừng tăng lên,
không chỉ có sự đóng góp to lớn của công tác giống mà còn có vai trò quan trọng
của phân bón. Để có được năng suất cao trước tiên cần phải có giống lúa tốt, tuy
nhiên để giống phát huy được tiềm năng cho năng suất cao thì cần phải có biện
pháp kỹ thuật canh tác hợp lý. Bón phân đầy đủ, cân đối sẽ thu được năng suất
cây trồng cao và chất lượng sản phẩm tốt, không làm suy kiệt và ô nhiễm môi
trường, đồng thời người sản xuất lại thu được lợi nhuận cao.
Với việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, nhiều giống lúa ngắn ngày có năng
suất cao và trình độ thâm canh ngày càng cao (3 vụ lúa/năm) đã làm gia tăng sản
lượng một cách đáng kể. Từ đó, đã đưa nước ta trở thành một nước sản xuất lúa
gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới (2011-2012), xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo
(Cục xúc tiến thương mại, 2013), đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam.
Trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52% diện tích sản xuất lúa,
52,6% sản lượng và 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước (Tổng cục thống kê,
2009). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), chỉ tính riêng giai
đoạn 2000 - 2009, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm tới 378,7 nghìn hecta,
tốc độ giảm 1% mỗi năm. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng như
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang làm giảm diện tích lúa.
Trước những khó khăn đó, để đảm bảo sản lượng lúa nhiều biện pháp
được đưa ra để tăng năng suất lúa. Nhiều nông dân cho rằng việc bón thêm phân
sau khi lúa trổ có thể kéo dài thời gian xanh của lá đòng và làm tăng năng suất
(Phạm Ngọc Hài, 2014). Tuy nhiên, bón thế nào để đạt năng suất và hiệu quả đầu
tư cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện đất đai của từng vùng, vụ
mùa, giống và trình độ canh tác của từng người. Mặt khác, giai đoạn sinh sản rễ
giảm hấp thu dinh dưỡng do sự cạnh tranh carbohydrate giữa bông và rễ (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Do đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc
bón phân sau khi lúa trổ đến năng suất giống lúa OM6976 tại xã Hậu Thạnh
Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014” được
thực hiện với mục tiêu xác định hiệu quả của phân bón cung cấp qua rễ giai đoạn
sau khi trổ đến năng suất lúa, từ đó có cơ sở đưa ra khuyến cáo cho nông dân tại
vùng nghiên cứu.
1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vai trò phân bón đối với cây lúa
Thực tiễn trong sản xuất cho thấy nếu cây trồng không có phân bón thì
không thể cho năng suất cao. Theo Nguyễn Văn Luật (2001), phân bón có khả
năng tăng năng suất từ 25 - 50% so với đối chứng không bón phân.
Năng suất thực tế cây trồng còn quá thấp so với tiềm năng năng suất sinh
vật của chúng. Nếu năng suất lúa ở mức 4,3 tấn/ha, so với các giống đang sử
dụng thì chỉ đạt 30 - 40%. Muốn đưa năng suất cây trồng lên nữa thì biện pháp sử
dụng phân bón là hữu hiệu nhất (Bùi Đình Dinh, 1999). Bùi Huy Đáp (1999) cho
rằng đối với sản xuất nông nghiệp thì phân bón được coi là vật tư quan trọng.
Trong những năm gần đây, ngoài vai trò của giống mới cho năng suất cao còn có
sự bổ trợ của phân bón. Việc ra đời của phân bón hoá học trong sản xuất nông
nghiệp đã làm tăng 50% năng suất cây trồng so với năng suất đồng ruộng luân
canh cây họ đậu tại các nước Tây Âu. Đến những năm 1970 - 1985 thì năng suất
lại tăng gấp đôi so với năng suất đồng ruộng trước đại chiến thế giới lần thứ nhất.
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phân bón đóng vai trò vào tăng năng
suất nông nghiệp toàn cầu khoảng 50%, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là
75%. Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến, trong đó chủ yếu là tăng cường sử dụng
phân bón hoá học mà năng suất cây trồng nông nghiệp đã tăng 2 - 3 lần trong
vòng 60 năm (FAO, 1983).
Ở Việt Nam, năng suất cây lúa đã tăng từ 1,2 tấn/ha/vụ trong những năm 30
lên 3,2 tấn/ha/vụ trong những năm 90 của thế kỷ XX, tức là đã tăng 2,6 lần. Như
vậy, không có phân hoá học nông nghiệp trong vòng 50 năm qua không thể tăng
năng suất gấp 4 lần, sử dụng phân bón có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong
đất (Yang và ctv., 1999).
1.2 Tình hình sử dụng phân bón ở việt nam
Việt Nam sử dụng phân bón tương đối cao so với những năm trước đây do
người dân áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm
(1995), Việt Nam hiện là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế
giới. Mỗi năm nông dân Việt Nam sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón vô
cơ, không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và các
công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, cung ứng.
2
Theo Nguyễn Văn Bộ (2003), mỗi năm nước ta sử dụng 1,2 triệu tấn đạm,
0,45 triệu tấn lân và 0,4 triệu tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Do điều
kiện khí hậu còn gặp nhiều bất lợi cho nên kỹ thuật bón phân mới chỉ phát huy
được 30% hiệu quả đối với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Nhưng hiệu
quả bón phân đối với cây trồng lại tương đối cao, do vậy mà người dân ngày
càng mạnh dạng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Từ năm 1985 đến 2001, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/năm;
phân lân tăng 13,9%/năm; riêng phân kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm.
Tổng lượng sử dụng N + P2O5 + K2O trong 15 năm tăng trung bình 9,0%/năm và
trong thời gian tới có xu hướng tăng mỗi năm khoảng 10%. Trong 15 năm, ở các
giai đoạn: 1985 - 1990; 1990 - 1995 và 1996 - 2001 lượng tiêu thụ phân kali ở
Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. Mức tiêu thụ phân đạm tăng hàng năm là
10,3%; 16,7% và 8,2%. Như vậy, trong 5 năm trở lại đây mức tăng tiêu thụ phân
đạm đã giảm dần. Ở 3 giai đoạn trên, mức tiêu thụ phân lân tăng hàng năm là
13,4%; 26,8%; 21,1% tương ứng và cũng có xu hướng giảm mức tăng như phân
đạm. Ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng 45% nhu
cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân đạm urê, kali
và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với tổng số trên 3
triệu tấn/năm. Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên
tiêu thụ kali ở nước ta phụ thuộc thị trường nước ngoài (Ngô Thị Hồng Nhung,
2013).
1.3 Những kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây lúa
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về phân đạm
Lúa là cây trồng rất mẫn cảm với việc bón đạm. Nếu giai đoạn đẻ nhánh
mà thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm do đẻ nhánh ít, dẫn đến số bông ít. Nếu
bón không đủ đạm cây lúa sinh trưởng chậm, thấp cây, đẻ nhánh kém, phiến lá
nhỏ, lá sớm chuyển thành màu vàng, đòng nhỏ, từ đó làm cho năng suất giảm.
Nếu bón thừa đạm lại làm cho cây lúa có lá to, dài, phiến lá mỏng, dễ bị sâu
bệnh, đẻ nhánh vô hiệu nhiều; ngoài ra chiều cao cây phát triển mạnh, trổ muộn,
năng suất giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Bùi Huy Đáp (1980), đạm là yếu
tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới
phát huy hết được tác dụng. Khi cây lúa được bón đủ đạm nhu cầu tất cả các chất
dinh dưỡng khác như lân và kali đều tăng (Lê Văn Tiềm, 1986).
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nói chung và cây lúa
nói riêng, là thành phần cơ bản của protein. Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ
bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các enzyme. Các bazơ có
đạm, thành phần cơ bản của axit nucleic trong các ADN, ARN của nhân tế bào,
3
nơi chứa các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp
protein. Do vậy, đạm là một yếu tố cơ bản của quá trình đồng hoá cacbon, kích
thích sự phát triển của bộ rễ, ảnh hưởng tích cực đến việc hút các yếu tố dinh
dưỡng khác. Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh sẫm, sinh trưởng khỏe
và cho năng suất cao, tuy nhiên trong sản xuất không nên bón thừa đạm.
Theo Đỗ Thị Tho (2004), đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời
sống của cây lúa. Đạm giữ vị trí quan trọng trong việc tăng năng suất, là một yếu
tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào, là một trong những nguyên tố hoá
học quan trọng của các cơ quan như rễ, thân, lá, hoa và hạt. Trong các vật chất
khô của cây trồng có từ 1 - 5% đạm tổng số. Người ta thấy trong các bộ phận non
của cây hàm lượng đạm nhiều hơn trong các bộ phận già, đạm có trong các protit,
các acid nucleic của các cơ quan trong cây.
Năng suất lúa tương quan rất chặt với tổng lượng đạm tích lũy trong cây và
không tương quan với hàm lượng tích lũy trong đất. Vì vậy, tạo điều kiện cho
cây hấp thụ và tích lũy trong cây sẽ làm tăng năng suất (Phạm Sỹ Tân, 1997).
Nhu cầu đạm của cây lúa có tính chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng cho đến
lúc thu hoạch. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, có hai
thời kỳ mà nhu cầu dinh dưỡng đạm cao nhất đó là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ
làm đòng. Ở thời kỳ đẻ nhánh rộ cây lúa hút nhiều đạm nhất. Theo Yoshida
(1985), lượng đạm cây lúa hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định tới 74% năng suất.
Bón nhiều đạm làm cho cây lúa đẻ nhánh khoẻ và đẻ nhánh tập trung, tăng số
bông/m2; tăng số hạt/ bông; nhưng khối lượng 1000 hạt ít thay đổi.
Đạm được hấp thụ chủ yếu ở giai đoạn đầu và tăng dần khi đẻ nhánh đến
tượng khối sơ khởi hay làm đòng nhằm làm tăng số hạt trên bông. Đạm được hấp
thụ ở giai đoạn chín với đủ bức xạ mặt trời sẽ làm tăng quá trình làm chắc hạt
(Yamada, 1963; Yoshida, 1981). Yang và ctv. (1987), cho rằng đối với lúa thì
đạm được hấp thu trong giai đoạn sớm từ khi cấy, đâm chồi khoảng 8 - 13% tổng
lượng đạm, giai đoạn giữa từ đâm chồi đến trổ cần khoảng 48 - 53% lượng đạm,
từ giai đoạn sau trổ đến chín là 33 - 44%.
Qua nhiều năm nghiên cứu Đào Thế Tuấn (1970), đã đi đến nhận xét lúa
được bón đạm thoả đáng vào thời kỳ đẻ nhánh rộ sẽ thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh
khoẻ và hạn chế số nhánh bị lụi đi. Ở thời kỳ đẻ nhánh của cây lúa, đạm có vai
trò thúc đẩy tốc độ ra lá, tăng tỷ lệ đạm trong lá, tăng hàm lượng diệp lục, tích
luỹ chất khô và cuối cùng là tăng số nhánh đẻ.
Theo Bùi Đình Dinh (1970), cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ phân
hoá đòng và phát triển đòng thành bông, tạo ra các bộ phận sinh sản. Thời kỳ này
quyết định cơ cấu sản lượng như số hạt/bông, khối lượng ngàn hạt.
4
Yoshida (1985) cho rằng ở các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng
cần để tạo ra một tấn thóc là 20,5 kg N; 5,1kg P2O5 và 44 kg K2O. Trên nền phối
hợp 90 P2O5 + 60 kg K2O hiệu suất phân đạm và năng suất lúa tăng nhanh ở các
mức bón từ 40 - 120 kg N/ha. Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối
với cây lúa trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Sau khi tăng lượng đạm
thì cường độ quang hợp, cường độ hô hấp và hàm lượng diệp lục của lúa tăng
lên; nhịp độ quang hợp, hô hấp của lá không khác nhau nhiều nhưng cường độ
quang hợp tăng mạnh hơn cường độ hô hấp gấp 10 lần, nên vai trò của đạm là
làm tăng tích luỹ chất khô. Nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất bón đạm
cao nhất là bón vào thời kỳ lúa đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lượng bón
đạm thấp thì bón vào thời kỳ lúa đẻ nhánh và trước trổ 10 ngày có hiệu quả cao.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), đạm có vai trò quan trọng trong việc phát
triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của cây lúa. Việc cung cấp đạm đủ và
đúng lúc làm cho lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và tạo được nhiều nhánh hữu
hiệu, là yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất
lúa. Đạm còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành đòng và các yếu tố cấu
thành năng suất như số hạt trên bông, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt chắc và tăng
hàm lượng protein trong gạo nên làm tăng chất lượng gạo. Lượng đạm cần thiết
để tạo ra 1 tấn thóc từ 17 đến 25 kg N, trung bình cần 22,2 kg N. Ở Việt Nam với
phương pháp bón đạm tập trung giai đoạn đầu và bón nhẹ giai đoạn cuối năng
suất lúa tăng thêm 0,35 tấn/ha.
1.3.2 Kết quả nghiên cứu về phân lân
Lân là một trong những chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cây,
lân có mặt trong các chất hữu cơ quan trọng nhất đối với cây. Các hợp chất này
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân chia tế bào qua quá trình trao đổi chất béo,
protein cụ thể là glyxerophotphat, ATP, ADN, ARN có vai trò quan trọng trong
quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Lân làm tăng khả năng hút đạm cho cây
và hấp phụ Fe làm giảm nồng độ Fe trong đất, có thể làm giảm nồng độ độc trong
đất. Trong thời kỳ chín của cây lúa, hàm lượng lân vô cơ giảm nhanh và hoạt
động của enzyme photphorilaza tăng đến 16 ngày sau khi thụ tinh của hạt sau đó
giảm xuống (Lê Văn Căn, 1964).
Theo Nguyễn Xuân Cự (1992), lân là thành phần chủ yếu của acid
nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào, trong vật chất khô của cây có chứa hàm
lượng lân từ 0,1 - 0,5%. Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục,
protit và sự di chuyển tinh bột. Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây
trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ,
đồng thời cũng làm cho lúa trổ và chín sớm hơn.
5
Lân có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa, xúc
tiến sự phát triển của bộ rễ và số chồi, ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh của cây lúa.
Lân còn làm cho lúa trổ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất và phẩm chất
hạt. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây lúa cần hút khoảng 7,1 kg P2O5, trong đó tích lũy
chủ yếu vào hạt. Theo Bùi Huy Đáp (1980), lân được hút chậm hơn đạm trong
thời kỳ dinh dưỡng đầu và được hút nhanh từ khi phân hoá đòng đến lúa vươn
lóng. Phần lớn lân tích luỹ trong thân và lá trước khi trổ rồi chuyển về bông, vì
sau khi trổ lúa thường không hút nhiều lân nữa. Khi bón quá nhiều lân, đất sẽ giữ
lân lại, do đó ruộng ít bị xảy ra hiện tượng thừa lân. Ruộng lúa ngập nước sẽ làm
tăng độ dễ tiêu của lân, tăng hiệu quả của phân bón cho cây lúa. Cây lúa hút lân
trong suốt thời kỳ sinh trưởng, vì vậy có thể bón lót hết lượng lân dành cho cả
vụ.
Bón lân xúc tiến quá trình sinh trưởng của cây trong thời kỳ đầu, có thể
rút ngắn thời gian sinh trưởng, đặc biệt ở những vùng lạnh thì hiệu quả càng rõ.
Nghiên cứu của Crady (1985), cho thấy hầu hết các loại cây trồng hút không quá
10 - 13% lượng lân bón vào đất trong năm. Đặc biệt là cây lúa chỉ cần giữ cho
lân trong đất khoảng 0,2 ppm là có thể cho năng suất tối đa. Tuy vậy, cần bón lân
kết hợp với đạm và kali mới nâng cao được hiệu quả của lân.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), khi thiếu lân lá cây lúa có màu xanh đậm,
phiến lá nhỏ, hẹp, mềm, yếu, mép lá có màu vàng, thân mềm, dễ đổ. Thiếu lân ở
thời kỳ đẻ nhánh làm cho lúa đẻ nhánh ít, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp, thời kỳ trổ
và chín kéo dài nên hạt lép nhiều hơn, chất lượng dinh dưỡng hạt thấp, bông nhỏ
và năng suất không cao. Lân đối với lúa là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng
trong quá trình sinh trưởng, phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng
một cách rõ rệt.
1.3.3 Kết quả nghiên cứu về phân kali
Đặc điểm dinh dưỡng kali của cây lúa được nhiều tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu. Kali được cây hút dưới dạng ion K+, kali được hút nhiều như
đạm, nếu thừa kali lúa bị sâu bệnh hại (Nguyễn Vi, 1974). Yoshida (1985),
khoảng 20% tổng lượng kali cây hút được vận chuyển vào hạt, lượng còn lại
được tích luỹ trong các bộ phận khác của cây (rơm, rạ). Theo Bùi Đình Dinh
(1985), cây lúa hút kali tới tận cuối thời kỳ sinh trưởng. Nhu cầu kali rõ nét nhất
ở hai thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Thiếu kali vào thời kỳ đẻ nhánh ảnh hưởng
mạnh đến năng suất. Lúa hút kali mạnh nhất vào thời kỳ làm đòng. Tỷ lệ kali cây
hút trong các thời kỳ sinh trưởng tuỳ thuộc vào giống lúa. Giai đoạn từ cấy đến
đẻ nhánh là 20,0 - 21,9%; từ phân hoá đòng tới trổ là 51,8 - 61,9%; từ vào chắc
tới chín là 16,9 - 27,7%.
6
Kali có ảnh hưởng rõ đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa
trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây lúa. Ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp, tổng hợp các chất gluxit,
ngoài ra còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein ở trong cây lúa, nhất là
trong điều kiện ánh sáng yếu (Nguyễn Như Hà, 2006). Lúa hút kali vào thời kỳ
đẻ nhánh có tác dụng làm tăng số hạt trên bông, số bông, khối lượng hạt (Sinclair
và Horie, 1989).
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hiệu suất phân kali cao nhất trên đất bạc màu
với mức bón 30 kg K2O/ha. Bón tới 120 kg K2O/ha thì hiệu suất kali vẫn còn cho
4 - 6 kg thóc/kg K2O. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Như Hà (1999), cho thấy
trong điều kiện thâm canh cao, lúa ngắn ngày, lượng kali hút đạt tới 28 - 31 kg
K2O/tấn thóc. Theo Trần Trúc Sơn (1995), lượng kali lúa ngắn ngày hút để tạo 1
tấn thóc trên đất phù sa sông Hồng là 14,2 - 21,8 kg K2O/ha.
Võ Minh Kha (1966) khi nghiên cứu quan hệ giữa năng suất với lượng
kali bón cho thấy hiệu lực của kali còn phụ thuộc rất lớn vào năng suất, trên đất
phù sa sông Hồng khi năng suất dưới 2,5 tấn/ha hiệu lực của kali thường không
rõ; năng suất từ 2,5 - 4,5 tấn/ha bón 20 - 30 kg K2O có hiệu lực rõ; năng suất lớn
hơn 4,5 tấn/ha nhất thiết phải bón kali. Nếu vùi trả lại rơm rạ và bón 10 tấn phân
chuồng thì sự thâm hụt về kali không lớn, vì vậy nước tưới có thể là nguồn kali
chính cho lúa. Hàm lượng kali trong nước tưới đạt 40 ppm có thể đáp ứng nhu
cầu kali cho lúa ở mức năng suất 10 tấn/ha.
Nếu thiếu kali, cây lúa quang hợp kém, lượng gluxit giảm. Chất khô kém
đi trong thân lá, lượng tinh bột dự trữ cũng bị giảm, các chất xenlulozơ, lignin
cần thiết để hình thành bộ khung vững chắc cho cây bị giảm xuống. Kali đẩy
mạnh quá trình quang hợp nên khi thiếu ánh sáng thì tác dụng của kali rất rõ rệt.
Kali cần thiết khi tổng hợp protein nên lượng kali cây hút có thể ngang với lượng
đạm ở ruộng cấy, thời kỳ đẻ nhánh rộ là thời kỳ hút đạm mạnh nhất và cũng hút
kali mạnh nhất (Bùi Huy Đáp, 1980).
Theo Nguyễn Như Hà (1998), khi năng suất lúa vượt trên 5 tấn/ha (vụ mùa)
và trên 6 tấn/ha (vụ Xuân), lượng kali cây hút vượt quá khả năng tối đa của đất có
thể cung cấp, nhất thiết phải bón kali sẽ có hiệu quả cao. Trên cơ sở thực tế sản
xuất đã có nhiều khuyến cáo về mức bón phân kali cho lúa. Ở Việt Nam liều
lượng phân kali khuyến cáo sử dụng cho lúa ở đồng bằng sông Hồng còn chưa
được thống nhất, thường dao động từ 60 - 120 K2O/ha đối với lúa thường, 90 -
120 K2O /ha đối với lúa lai, tùy theo mức độ đạm bón và lượng phân chuồng
được sử dụng (Võ Minh Kha, 1996).
7