Đánh giá hiệu quả chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa thống nhất tỉnh đồng nai giai đoạn 2020 2021

  • 155 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÙI MAI NGUYỆT ÁNH
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CHƢƠNG TRÌNH TƢ VẤN HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC
CHO NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2020-2021
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÙI MAI NGUYỆT ÁNH
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CHƢƠNG TRÌNH TƢ VẤN HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC
CHO NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2020-2021
CHUYÊN NGÀNH: Tổ Chức - Quản Lý Dƣợc
MÃ SỐ: 60 73 20 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. DS.CK2. ĐÀO DUY KIM NGÀ
2. PGS.TS HOÀNG THY NHẠC VŨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác.
Tác giả
BÙI MAI NGUYỆT ÁNH
.
i.
TÓM TẮT
Luận văn Chuyên khoa cấp II, Khóa 2019-2021
Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý Dƣợc
XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƢƠNG TRÌNH TƢ VẤN
HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƢỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN 2020-2021
Học viên: Bùi Mai Nguyệt Ánh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
DS.CK2. Đào Duy Kim Ngà, PGS.TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ
Đặt vấn đề
Người bệnh tăng huyết áp (NBTHA) thường có nhiều bệnh đi kèm, lớn tuổi và được
chỉ định nhiều thuốc trong thời gian dài. Nhiều biện pháp đã được áp dụng giúp
tăng sự tuân thủ điều trị của người bệnh, trong đó có hoạt động tư vấn hướng dẫn sử
dụng thuốc.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc (TVHDSDT)
cho NBTHA tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 -
2021.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành áp dụng và đánh giá hiệu quả của Chương trình TVHDSDT,
thông qua so sánh mức độ tuân thủ sử dụng thuốc của NBTHA trước và sau can
thiệp theo thang điểm MMAS-8.
Kết quả
Mẫu nghiên cứu có 128 NB THA tham gia Chương trình TVHDSDT, thời gian
trung bình tư vấn trực tiếp tại bệnh viện cho 1 NBTHA trước và sau Chương trình
CTHDSDT là 12,3 ± 4,5 phút và 6,9 ± 2,0 phút (p<0,05); tỷ lệ NB THA tuân thủ sử
dụng thuốc tăng 20,3% (p<0,05).
.
.
i
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của Chương trình TVHDSDT cho
NBTHA trong việc cải thiện tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh và thời
gian tư vấn sử dụng thuốc, có thể triển khai áp dụng cho các đối tượng khác tại bệnh
viện.
Từ khóa: Tư vấn, người bệnh tăng huyết áp, sự tuân thủ điều trị.
.
.
ABSTRACT
Specialized Pharmacist of 2 grade Thesis, Academic course 2019-2021
Speciality: Pharmaceutical Organization and Administration
ASSESSMENT OF THE DRUGS COUNSELING PROGRAM FOR
HYPERTENSIVE PATIENTS AT THONG NHAT GENERAL HOSPITAL,
DONGNAI PROVINCE IN 2020- 2021
Bui Mai Nguyet Anh
Instructor
Pharmacist Dao Duy Kim Nga, Associate Professor Hoang Thy Nhac Vu
Introduction
Most hypertensive patients are often old and on several different drugs to manage
their comorbidities. Many measures to increase drug adherence have been taken
including drug education and counseling.
Objectives
To assess the drugs counseling program (DCP) for hypertensive patients at Thong
Nhat General Hospital, Dongnai Province in 2020 -2021.
Methods
A combined experimental and descriptive study was carried out to compare the
amount of direct counseling time and the drug adherence of hypertensive patients
before and after the DCP by the MMAS-8 scale.
Results
A total of 128 hypertensive patients participated in the DCP. The average
counseling session time was 12.3 ± 4.5 minutes before the DCP and 6.9 ± 2.0
minutes after the DCP (p<0.05). The number of patients with high adherence
increased by 20.3% after the DCP (p<0.05).
Conclusion
The drugs counseling program at Thong Nhat General Hospital, Dongnai province
improved the drug adherence among hypertensive patients. In the future, the
program may apply to other patients at the hospital.
.
.
Key words: drugs education and counseling, hypertensive patient, drug adherence.
.
i.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc .......................................................3
1.2. Hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng huyết áp ....10
1.3. Giới thiệu Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ...............................21
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................24
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu.................................................................................35
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ ......................................................................................36
3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng
huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021 ...36
3.2. Nội dung chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tại
Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021 ......................49
3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người
bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2020- 2021... .............................................................................................................54
CHƢƠNG VI. BÀN LUẬN ....................................................................................78
4.1. Thực trạng hoạt động tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng
huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021 ...78
4.2. Nội dung Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tại
Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021 ......................83
.
.i
4.3. Hiệu quả Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng
huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai ............................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92
BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu chấp thuận tình nguyện người tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi đánh giá sự tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp
Phụ lục 3. Phiếu tư vấn
Phụ lục 4. Bảng khảo sát sự hài lòng của người bệnh về chương trình can thiệp tư
vấn hướng dẫn sử dụng thuốc
Phụ lục 5. Sổ tay tư vấn sử dụng thuốc
Phụ lục 6. Hướng dẫn sử dụng ứng dụng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho
người bệnh .....................................................................................................................
Phụ lục 7. Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
.
.
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa từ viết tắt
ADR Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuôc)
App Application (Ứng dụng)
American Society of Health-System Pharmacists
ASHP
(Hiệp hội dược sĩ Mỹ)
Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
ĐKTNĐN
Defined Dose Daily
DDD
(Liều xác định trong ngày)
DS Dược sĩ
DSLS Dược sĩ lâm sàng
Exploratory Factor Analysis
EFA
(Phân tích nhân tố khám phá)
HSBA Hồ sơ bệnh án
GB Giường bệnh
International Classification Diseases
ICD
(Phân loại quốc tế về bệnh tật)
NB Người bệnh
THA Tăng huyết áp
TVHDSDT Tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
.
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá sự tuân thủ sử dụng thuốc
của người bệnh ...............................................................................................13
Bảng 1.2. Vai trò của dược sĩ trong việc hỗ trợ người bệnh tăng huyết áp ..............18
Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật theo mã ICD-10 của Bệnh viện đa khoa Thống Nhất
tỉnh Đồng Nai năm 2019 ................................................................................22
Bảng 1.4. Các nhóm thuốc tính theo DDD/ 100 ngày giường bệnh sử dụng tại Bệnh
viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2019 ......................................23
Bảng 2.1. Thang điểm Morisky – 8 đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc (MMAS-8) ...26
Bảng 2.2. Các biến sử dụng cho nghiên cứu mục tiêu 1 ...........................................27
Bảng 2.3. Các giá trị kiểm định của phân tích nhân tố khám phá ............................32
Bảng 2.4. Các biến sử dụng cho nghiên cứu mục tiêu 3 ...........................................34
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh tăng huyết áp trong Hội khám
Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .......................36
Bảng 3.2. Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp trong
Hội khám Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ......37
Bảng 3.3. Các bệnh mắc kèm theo của người bệnh tăng huyết áp trong Hội khám
Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .......................37
Bảng 3.4. Thuốc được chỉ định trong đơn của người bệnh tăng huyết áp trong Hội
khám Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .............38
Bảng 3.5. Một số nội dung đặc biệt được tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp trong
Hội khám Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ......41
Bảng 3.6. Thời gian tư vấn trực tiếp cho một người bệnh tăng huyết áp trong Hội
khám Tim mạch tại bệnh viện ........................................................................43
Bảng 3.7. Yếu tố liên quan đến thời gian tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp trong
Hội khám Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ......44
Bảng 3.8. Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp tuân thủ sử dụng thuốc theo thang điểm
MMAS-8 ........................................................................................................46
.
.
Bảng 3.9. Đặc điểm ở nhóm người bệnh tuân thủ và không tuân thủ sử dụng thuốc
tăng huyết áp ..................................................................................................47
Bảng 3.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết
áp của người bệnh tăng huyết áp trong Hội khám Tim mạch ........................49
Bảng 3.11. Quy trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh Bảo hiểm y
tế ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .....................52
Bảng 3.12. Hoạt động và nội dung cụ thể trong quá trình tư vấn người bệnh tại Bệnh
viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .......................................................53
Bảng 3.13. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh tham gia Chương trình tư vấn
hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
........................................................................................................................54
Bảng 3.14. Đặc điểm về sức khỏe của người bệnh tham gia Chương trình tư vấn
hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
........................................................................................................................55
Bảng 3.15. Một số nội dung đặc biệt được tư vấn trước và sau khi triển khai
Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai ........................................................................................60
Bảng 3.16. Thời gian tư vấn trực tiếp cho một người bệnh tại bệnh viện trước và sau
khi triển khai Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa
khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ....................................................................64
Bảng 3.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tư vấn cho người bệnh trước và sau
khi triển khai Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa
khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ....................................................................64
Bảng 3.18. Hiệu quả về sự tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp trước và sau khi
triển khai Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa
khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ....................................................................66
Bảng 3.19. Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp từng nhóm người bệnh trước
và sau khi triển khai Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh
viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .......................................................68
.
i.
Bảng 3.20. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp sau
khi triển khai Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa
khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ....................................................................70
Bảng 3.21. Thang đo nháp đánh giá sự hài lòng của người bệnh về Chương trình tư
vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng
Nai ..................................................................................................................71
Bảng 3.22. Kết quả kiểm định Cronbach’ alpha thang đo sơ bộ ..............................72
Bảng 3.23. Kết quả xoay nhân tố trong phân tích nhân tố khám phá .......................72
Bảng 3.24. Sự hài lòng của người bệnh về Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng
thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ...............................73
Bảng 3.25. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh tăng huyết áp về
Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai ........................................................................................75
Bảng 3.26. Mối tương quan giữa điểm hài lòng và các yếu tố .................................76
Bảng 4.1. So sánh kết quả theo thang điểm Morisky-8 tại Bệnh viện đa khoa Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai và Bệnh viện Quận 2 .....................................................81
.
.i
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các bước thực hiện nghiên cứu .................................................................25
Hình 2.2. Các bước xây dựng thang đo khảo sát sự hài lòng người bệnh ................32
Hình 3.1. Các nội dung được dược sĩ tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp trong Hội
khám Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai .............40
Hình 3.2. Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp trong Hội khám Tim mạch được tư vấn
phân bổ theo nhóm thuốc ...............................................................................41
Hình 3.3. Kết quả từng câu hỏi trong thang điểm MMAS-8 ....................................46
Hình 3.4. Nội dung tư vấn trước và sau khi triển khai Chương trình tư vấn hướng
dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ..........58
Hình 3.5. Tỷ lệ người bệnh được tư vấn phân bổ theo nhóm thuốc trước và sau khi
triển khai Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa
khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ....................................................................59
Hình 3.6. Kết quả từng nội dung của thang điểm MMAS-8 trước và sau Chương
trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh
Đồng Nai ........................................................................................................67
Hình 3.7. Kết quả chạy Bartlett’s của thang đo sơ bộ...............................................73
Hình 3.8. Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp hài lòng về Chương trình tư vấn hướng
dẫn sử dụng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ..........75
.
.
MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của con người được nâng cao hơn bao giờ hết.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, sử dụng thuốc an toàn là vô cùng cần thiết.
Thuốc điều trị khi được dùng đúng cách, đúng liều sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả
cũng như hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn mà thuốc đó mang lại. Để đảm
bảo an toàn khi sử dụng thuốc, một trong các yếu tố vô cùng quan trọng là sự tuân
thủ sử dụng thuốc của người bệnh. Thiếu kiến thức về các vấn đề sức khỏe cũng
như về thuốc là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh không tuân thủ
việc sử dụng thuốc.
Dược sĩ có thể đóng góp vào kết quả trị liệu bằng cách tư vấn và giáo dục
cho NB về kiến thức sử dụng thuốc. Điều này cũng được Bộ Y tế quy định tại Luật
Dược [13], Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y
tế có giường bệnh [1], Nghị định 131/NĐ-CP [5]. Phối hợp với bác sĩ điều trị để
cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình
sử dụng thuốc là một trong bốn nhiệm vụ chính của dược sĩ lâm sàng tại khoa lâm
sàng.
Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai có nhiều chuyên khoa với
1000 giường bệnh nội trú, gần 2.000 lượt khám ngoại trú hàng ngày. Theo thống kê
mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2019, các bệnh tim mạch có số lượng nhiều nhất
trong tổng số bệnh. Trong đó, số lượng người bệnh tăng huyết áp chiếm 51%.
Người bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng thường có nhiều
bệnh đi kèm, lớn tuổi và được chỉ định nhiều thuốc trong thời gian dài. Việc tuân
thủ điều trị của người bệnh là một yếu tố then chốt để đạt được hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh tuân thủ điều trị kém và có nhiều
yếu tố tác động đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp [3], [15], [74],
[76]. Nhiều biện pháp nhằm tăng cường tuân thủ điều trị đã được triển khai. Trong
đó, tư vấn sử dụng thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ tuân
.
.
thủ, khả năng tự kiểm soát bệnh của người bệnh. Tại Bệnh viện đa khoa Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai, hoạt động tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh
điều trị ngoại trú là một hoạt động thường quy, được thực hiện nhằm hỗ trợ người
bệnh tuân thủ sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động tư vấn tại Bệnh
viện còn thiếu sự đồng bộ giữa các khoa phòng, chưa đạt được hiệu quả mong muốn
do chưa có các quy trình chuẩn hóa và đồng nhất.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho
người bệnh tăng huyết áp, đề tài ―Xây dựng và đánh giá hiệu quả Chương trình tư
vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa
Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021‖ được thực hiện.
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Khảo sát thực trạng hoạt động tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người
bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2020-2021
2. Xây dựng Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh
tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2021.
3. Đánh giá hiệu quả của Chương trình tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cho
người bệnh tăng huyết áp Bệnh viện đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2020-2021.
.
.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC
1.1.1. Chăm sóc dƣợc
Chăm sóc dược là sự chăm sóc mà từng người bệnh yêu cầu và nhận được
khi trị liệu bằng thuốc, giúp đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Khác
với thực hành dược lâm sàng, chăm sóc dược chỉ tập trung vào người bệnh cụ thể,
nói cách khác là tập trung vào thực hành dược lâm sàng trên từng người bệnh.
Hoạt động chăm sóc dược là lĩnh vực thực hành lấy người bệnh làm trung
tâm, trong đó chuyên gia y tế nhận trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu liên quan đến
thuốc của người bệnh và luôn luôn phải đảm bảo hoàn thành trách nhiệm đó. Hoạt
động chăm sóc dược gồm các nội dung thu thập và tổ chức thông tin của người
bệnh; xác định những vấn đề liên quan đến điều trị bằng thuốc của người bệnh; xác
định những nhu cầu của người bệnh; xác định mục tiêu điều trị bằng thuốc cụ thể;
xây dựng kế hoạch điều trị bằng thuốc; xây dựng kế hoạch theo dõi; trao đổi kế
hoạch điều trị, kế hoạch theo dõi với nhân viên y tế và người bệnh; thực hiện và
theo dõi đáp ứng điều trị; thiết kế lại kế hoạch điều trị, kế hoạch theo dõi dựa trên
đáp ứng lâm sàng của người bệnh [6].
1.1.2. Khái niệm tƣ vấn hƣớng dẫn sử dụng thuốc
Giáo dục - tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh là một phần quan trọng
trong công tác chăm sóc dược. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe và đưa lại kết quả điều trị tốt.
Vào những năm 1960-1970, các định nghĩa về tư vấn người bệnh bắt đầu được
sử dụng. Các định nghĩa tư vấn tập trung chủ yếu vào thông tin mà dược sĩ cung cấp
cho người bệnh như cách sử dụng thuốc, thời gian dùng thuốc, cách nhận biết và
quản lý tác dụng phụ của thuốc. Sự tương tác qua lại giữa dược sĩ và người bệnh
.
.
dần được tiếp cận toàn diện hơn vào những năm 1980-1990 [65]. Năm 1997,
Aslanpour và Smith định nghĩa ―Tư vấn là cung cấp thông tin về thuốc và các vấn
đề liên quan đến sức khỏe‖ [24]. Sau đó khái niệm tư vấn người bệnh được định
nghĩa hoàn thiện nhất vào năm 1997 trong Dược điển Mỹ là ―Tư vấn là cách tiếp
cận tập trung vào việc nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề cá nhân với mục đích cải
thiện, duy trì chất lượng sức khỏe và chất lượng của cuộc sống. Quá trình này nhấn
mạnh dược sĩ cung cấp, thảo luận về thông tin thuốc với từng đối tượng người bệnh.
Bản chất giữa mối quan hệ giữa người bệnh và dược sĩ là tương tác và học hỏi cho
cả hai bên‖ [79].
Tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh nhằm 2 mục tiêu chính:
 Giáo dục người bệnh, nâng cao kỹ năng và kiến thức để mang lại những
thay đổi trong thái độ và hành vi dùng thuốc của người bệnh; cung cấp thông tin
phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh, xác định người bệnh biết về thuốc đến
đâu, có hiểu sai về thuốc không.
 Hỗ trợ, tư vấn người bệnh phòng tránh vấn đề có thể xảy ra trong quá
trình dùng thuốc và cách giải quyết vấn đề, tư vấn người bệnh nhận biết một số tác
dụng phụ không mong muốn, hướng dẫn cách giải quyết và không tự ý dùng thuốc.
1.1.3. Vai trò của dƣợc sĩ trong tƣ vấn hƣớng dẫn sử dụng thuốc
Năm 2011, Hiệp hội dược sĩ Hoa kỳ (American Society of Health System -
ASHP) đã đưa ra khuyến cáo về giáo dục và tư vấn người bệnh về sử dụng thuốc.
Trong đó khẳng định vai trò của dược sĩ trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị là tư
vấn, giáo dục người bệnh và đưa ra kế hoạch theo dõi việc sử dụng thuốc của người
bệnh. Người dược sĩ cần tham gia vào các nhóm chăm sóc sức khỏe để phối hợp tư
vấn, giáo dục cho người bệnh, tăng cường tư vấn cho người bệnh tuân thủ việc sử
dụng thuốc, giám sát sử dụng thuốc và có những phản hồi cho nhân viên y tế. ASHP
cũng cho rằng việc giáo dục và tư vấn cần thiết đối với người bệnh nội trú, cấp cứu,
người bệnh đang điều trị tại nhà và trong tương lai có thể phối hợp với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe khác. Việc tư vấn sử dụng thuốc có thể bằng hình thức qua điện
thoại hoặc tư vấn cho người nhà, người chăm sóc. Tư vấn có thể được thực hiện khi
.
.
cấp phát thuốc hoặc có thể là một dịch vụ chăm sóc người bệnh. Nội dung tư vấn,
quy trình tư vấn được xây dựng tùy vào chính sách, điều kiện vụ thể của từng cơ sở
khám chữa bệnh.
Một nghiên cứu cắt ngang về việc tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ được
thực hiện ở Slovenia trong năm 2013 trên 400 người bệnh. Kết quả có 72% người
bệnh được dược sĩ tư vấn về mục đích dùng thuốc, 89% được tư vấn về liều lượng
và 77% được tư vấn về thời gian dùng thuốc. Đa số các người bệnh đều nắm được
các thông tin cơ bản về thuốc họ đang sử dụng (96%). Tuy nhiên, có 42% người
bệnh không trả lời được thời điểm uống thuốc so với bữa ăn [57].
Kết quả một khảo sát về hiệu quả của hoạt động tư vấn sử dụng thuốc được
thực hiện tại một bệnh viện ở Pháp vào năm 2014 cho thấy mỗi lần tư vấn làm giảm
24% nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc [69].
Để xác định vai trò của dược sĩ trong hoạt động tư vấn sử dụng thuốc, nghiên
cứu ở Hàn Quốc đã được thực hiện trên 891 người bệnh mắc bệnh mạn tính như đái
tháo đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu. Kết quả cho thấy nhóm tư vấn có sự phối
hợp của dược đạt hiệu quả cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc cao hơn so với nhóm
khác [44].
Một nghiên cứu về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại
Brazil năm 2015 thực hiện với 380 người bệnh xuất viện. Sau 2 tháng, nhóm nhận
được sự tư vấn của dược sĩ có sự tuân thủ sử dụng thuốc cao hơn nhóm còn lại [68].
Sự hài lòng người bệnh là một trong những thang đo chất lượng của một hoạt động
dịch vụ. Năm 2019, kết quả một nghiên cứu kéo dài 2 tháng tại Pakistan ở 350
người bệnh ghi nhận 60% hài lòng và 56% sẵn sàng trả phí cho hoạt động tư vấn
của dược sĩ [25]. Nghiên cứu với hơn 500 người bệnh tại một số nhà thuốc và bệnh
viện ở Ả Rập cho thấy hầu hết đều hài lòng với hoạt động tư vấn của dược sĩ. Một
dược sĩ có kỹ năng tư vấn tốt có thể hữu ích trong việc quảng bá dịch vụ, do đó
mang lại lợi nhuận cho việc kinh doanh dược phẩm [32].
Vai trò của dược sĩ trong nhóm chăm sóc sức khỏe góp phần nâng cao sự
tuân thủ sử dụng thuốc, đảm bảo hiệu quả điều trị đặc biệt là ở nhóm người bệnh
.
.
mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường cũng được khẳng định qua nhiều nghiên
cứu trên thế giới [33], [40].
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng nêu rõ vai trò của dược sĩ trong việc tư vấn cho
người bệnh. Luật Dược năm 2016 quy định một trong những nhiệm vụ của dược
lâm sàng là tư vấn, cung cấp thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng
thuốc. Đồng thời, dược sĩ lâm sàng được quyền tiếp cận hồ sơ bệnh án, đơn thuốc
để tư vấn cho người bệnh [13]. Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ
Y tế về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh nêu rõ
vai trò của khoa Dược là tổ chức cấp phát và tư vấn sử dụng thuốc [1]. Vai trò của
dược sĩ trong tư vấn người bệnh được thể hiện rõ hơn tại Nghị định 131/2020/NĐ-
CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tư vấn, cung cấp thông tin thuốc là một trong 14 nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng.
Tại khoa lâm sàng, dược sĩ phối hợp với bác sĩ để cung cấp thông tin tư vấn cho
người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc [5]. Theo hướng
dẫn của Bộ Y tế về thực hành lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây
nhiễm, một trong những nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện là tìm hiểu sự
hiểu biết của người bệnh về việc điều trị bằng thuốc, tư vấn chế độ dùng thuốc, tư
vấn về sự tuân thủ dùng thuốc và theo dõi sự tuân thủ điều trị của người bệnh [2].
1.1.4. Kỹ năng của dƣợc sĩ trong tƣ vấn hƣớng dẫn sử dụng thuốc
Ngoài kiến thức về thuốc, dược sĩ cần có kỹ năng để cung cấp thông tin và tư
vấn người bệnh hiệu quả, chính xác. Dược sĩ phải tìm hiểu về nhu cầu, đánh giá
được người bệnh đã biết gì, vấn đề họ gặp phải là gì, họ muốn cải thiện gì. Kỹ năng
sử dụng câu hỏi mở, lắng nghe tích cực là vô cùng cần thiết. Dược sĩ cũng cần đánh
giá khả năng nhận thức, tình trạng thể chất, tinh thần của người bệnh để có biện
pháp tư vấn phù hợp. Ví dụ một người bệnh có thể tiếp nhận tốt thông tin bằng cách
nghe nói, hướng dẫn thì dược sĩ sẽ sử dụng sơ đồ, hình ảnh để tư vấn; một người
bệnh có thị giác yếu, không thể đọc rõ chữ thì dược sĩ có thể đánh dấu các thuốc
bằng màu sắc khác nhau. Ngoài việc đánh giá xem người bệnh có biết sử dụng
.