Đánh giá hiện trạng các hồ chứa nước thủy lợi và giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hồ chứa nước khe tân, tỉnh quảng nam
- 26 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỖ THANH LÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC HỒ CHỨA
NƯỚC THỦY LỢI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KHAI THÁC HỒ CHỨA NƯỚC
KHE TÂN, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số : 60 58 02 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ KIM OANH
Phản biện 1: TS. HOÀNG NGỌC TUẤN
Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN HƯỚNG
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy họp tại Đại học
Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 7 năm 2015.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ chứa nước là một loại công trình thuỷ lợi quan trọng, ảnh
hưởng nhiều đến mọi mặt của tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội và an
ninh quốc phòng. Tác dụng của hồ chứa nước rất lớn mùa lũ hồ cắt lũ,
chặn lũ, mùa kiệt cấp nước đáp ứng nhu cầu tưới, cấp nước công
nghiệp, sinh hoạt, giao thông thuỷ, giữ gìn môi trường sinh thái, bên
cạnh những tác dụng như nêu ở trên hồ chứa nước lại luôn tiềm ẩn nguy
cơ sự cố, những hiểm họa mỗi khi mùa mưa lũ đến nhất là đối với những
hồ chứa có đập chặn dòng là đập đất. Để khai thác hiệu quả và giảm thiểu
những tác hại do mưa lũ gây ra, thì việc đưa ra các giải pháp đảm bảo an
toàn cho hồ chứa đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Hiện nay cả nước có 6.648 hồ chứa thủy lợi.
Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tính đến năm 2014 có 73 hồ
chứa với tổng dung tích hữu ích là 485,46 triệu m3; diện tích tưới thực tế là
25.152 ha so với 38.859 ha theo thiết kế, đạt xấp xỉ 65%.
Đề tài "Đánh giá hiện trạng các hồ chứa nước thủy lợi và giải
pháp nâng cao hiệu quả khai thác hồ chứa nước Khe Tân, tỉnh Quảng
Nam" nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng, nhận biết các vấn đề thách
thức và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
Mục đích: Đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi của tỉnh
Quảng Nam (tập trung là vấn đề an toàn cho công trình đầu mối, đập
tràn, cống lấy nước trong điều kiện hiện tại và dự kiến tương lai do
biến đổi khí hậu gây ra, không đi sâu phân tích lũ. Từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao mức độ an toàn bằng biện pháp công trình và phi công
trình.
2
Đối tương nghiên cứu: Các hồ chứa thủy lợi có công trình
dâng nước là đập đất của tỉnh Quảng Nam.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Tổng quan tình hình quản lý dự án xây dựng các hồ chứa
nước thủy lợi tại Việt Nam.
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và công tác quản lý các hồ
chứa nước thủy lợi tỉnh Quảng Nam.
Sau khi khảo sát thu thập tài liệu và đáng giá chọn một hồ
chứa đại diện để nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể (chọn hồ
chứa nước Khe Tân, huyện Đại Lộc).
Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật và quản lý để đảm bảo
an toàn vận hành hồ chứa nước Khe Tân.
Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế hồ chứa nước Khe Tân và đề
xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan
- Phương pháp thống kê, thu thập xử lý số liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp ứng dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Ứng dụng các phương pháp nghiên cứu để
đánh giá nhanh mức độ an toàn của hồ chứa thủy lợi một cách sơ bộ
cũng như đề xuất áp dụng công nghệ mới trong quản lý, vận hành hồ
chứa nước cụ thể.
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho các nhà quản lý có một số thông
tin đáng tin cậy về mức độ an toàn các hồ chứa của tỉnh để từ đó có
các giải pháp, phương án phù hợp trong quản lý vận hành các hồ chứa
đặc biệt là trong mùa mưa bão.
6. Cấu trúc của luận văn
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC HỒ
CHỨA NƯỚC THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI
THÁC HỒ CHỨA
Hiện nay cả nước có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích
trữ lượng khoảng 11 tỷ m3, trong đó 560 hồ chứa lớn (có dung tích trữ
trên 3 triệu m3 hoặc có chiều cao đập trên 15m), 1.752 hồ chứa có dung
tích từ 0,2 đến 3 triệu m3, còn lại 4.336 hồ có dung tích nhỏ hơn 0,2 triệu
m3.
Về mặt đầu tư, do thiếu kinh phí xây dựng nên các hạng mục
công trình không được đầu tư xây dựng đầy đủ và có độ kiên cố cần
thiết. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở các hồ loại vừa và nhỏ.
Về mặt khảo sát thiết kế, việc hạn chế các tài liệu về khí
tượng thủy văn, địa hình địa chất cũng như các phương pháp tính toán
dẫn đến việc các hồ sơ thiết kế không sát với thực tế, chưa đảm bảo
mức độ an toàn đặc biệt là những hồ nhỏ.
Về mặt thi công, do thiết bị thi công thiếu, kỹ thuật thi công
lạc hậu, ở các hồ nhỏ đập được thi công bằng thủ công dẫn đến chất
lượng thi công không bảo đảm.
Về quản lý, mặc dầu Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, quy
định trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thủy
điện nói chung và các hồ đập nói riêng, nhưng nói chung, năng lực về
quản lý, theo dõi và vận hành hồ đập tại Việt Nam còn nhiều bất cập.
1.2. NHỮNG SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH
QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỒ, ĐẬP VÀ NGUYÊN NHÂN
1.2.1 Sự cố vỡ đập do nước tràn qua đỉnh
Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tràn qua đỉnh đập có thể bao
gồm:
a. Mô hình lũ thiết kế không phù hợp với lũ thực tế trên lưu vực
4
Tình trạng thiếu tài liệu thủy văn lưu vực là phổ biến, dòng
chảy được nội suy từ lượng mưa, mô hình lũ vay mượn từ lưu vực bên
ngoài... là nguyên nhân chính dẫn đến việc đưa ra mô hình lũ không
phù hợp.
Từ chỗ xác định mô hình lũ sai dẫn đến xác định sai thông số
hồ chứa trong đó có khẩu diện tràn.
b. Tràn qua đỉnh đập do công trình xả thiết kế không đảm bảo
- Nhìn chung việc đầu tư vào xác lập quy trình điều tiết tích -
xả còn đơn điệu và ít được xem trọng, là tình trạng cứ đầu mùa cạn lại
kêu hồ thiếu nước và mùa lũ đến luôn dự báo là “thời tiết sẽ bất lợi
gặp lũ lớn” dẫn đến xả nước không đúng qui trình và nhiều lúc gây
nên lũ nhân tạo cho vùng hạ du.
c. Tràn qua đỉnh đập do động đất hoặc do các khối sạt lở
lớn đổ vào hồ chứa ở vùng gần đập
Thực tế tổ hợp động đất (hoặc sập, sạt) + mực nước cao có
xác suất rất thấp nên sự cố này ít xuất hiện.
1.2.2. Sự cố vỡ đập gây ra do dòng thấm:
Thấm gây ra hư hỏng cục bộ trong đập và nền là hiện tượng
thường gặp ở phần lớn các đập đất - đá đang hoạt động. Chúng thuộc
loại nguy cơ tiềm ẩn mà về lâu dài có thể dẫn đến sự cố vỡ đập. Sự
phá hủy ngầm của thấm diễn ra ở bên trong (không phát hiện được)
một cách lặng lẽ, thường kéo dài trong nhiều năm nên khi bùng phát
ra sự cố thường rất khó khắc phục.
Dưới đây là một số dạng sự cố điển hình:
a. Sự cố thấm trong thân đập
b. Sự cố thấm ở máng công trình
c. Sự cố thấm ở nền đập
d. Sự cố thấm qua bờ vai đập
1.2.3. Những loại sự cố thường gặp khác
Như trên đã nói, sự cố vỡ đập khá đa dạng do nguyên nhân tạo
5
ra sự cố rất nhiều tổ hợp các bất lợi xảy ra ngẫu nhiên, bất thường nên
nhiều khi không lường hết được. Dưới đây chỉ đề cập đến các sự cố hư
hỏng thường gặp:
a. Sạt, sập mái thượng lưu đập
b. Sạt, sập mái hạ lưu đập
c. Sự cố do nứt ngang đập
d Sự cố do nứt dọc đập
d. Những sự cố bắt nguồn từ chất lượng tài liệu
e. Một số sự cố điển hình
1) Sự cố nước tràn qua đỉnh:
- Một số đập nhỏ ở Bắc Trung Bộ bị vỡ do lũ 1978, trong đó
có đập Họ Võ, Mạc Khê (ở Hà Tĩnh); Đồn Húng (Nghệ An); đập Vệ
Vùng (NA) bị vỡ tràn.
- Đập Sông Mực (Thanh Hóa)
2) Sự cố do dòng thấm quanh mang cống:
- Sự cố lần 1 ở đập Suối Trầu (Khánh Hòa)
- Cống Bắc Phú Ninh (Quảng Nam)
3) Sự cố do nối tiếp xấu giữa hai đoạn đập có thời gian thi
công phân cách dài ngày:
- Đập Cà Giây (Bình Thuận)
4) Sự cố do nứt ngang đập:
- Đập Suối Hành (Khánh Hòa)
5) Sự cố do rút nước nhanh không kiểm soát:
- Hồ Yên Lập (Quảng Ninh)
6) Sự cố do hỏng cửa tràn gây ngập lụt hạ du:
- Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)
7) Sự cố sạt mái lấp cửa dẫn nước vào tràn:
- Hồ Sông Mực (Thanh Hóa)
- Hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa)
- Hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế)
8) Sự cố vỡ đập do thi công kém chất lượng:
6
- Hồ Suối Trầu (Khánh Hòa)
9) Sự cố hỏng tràn do tính sai đường quan hệ mức nước ở hạ lưu:
- Đập Nam Thạch Hãn (Quảng Trị)
1.2.4. Một số sự cố những năm gần đây và nguyên nhân gây ra
Năm 2009: Sự cố vỡ đập hồ Z20 (Hà Tĩnh) trong quá trình thi
công xây dựng (tuy hồ nhỏ có dung tích chứa 250.000 m3 nhưng khi
vỡ đã làm trôi đường sắt Bắc Nam một đoạn dài gần 500m làm tê liệt
giao thông đường sắt hàng tháng); Năm 2010: Sự cố vỡ đập hồ Khe
Mơ, hồ Vàng Anh (Hà Tĩnh), hồ Đội 4, hồ 36 (Đắk Lắk) có nguy cơ vỡ
đập; hồ Phước Trung, (Ninh Thuận) bị vỡ khi vừa thi công hoàn thành;
Năm 2011: Vỡ hồ Khe Làng, hồ 271 (Nghệ An); sự cố sạt lở mái hạ lưu
gây nguy cơ vỡ đập tại hồ Vưng (Hoà Bình), sự cố trong quá trình thi
công hai hồ Lanh Ra và hồ Bà Râu (Ninh Thuận); Năm 2012: Tại Nghệ
An, vỡ đập hồ Tây Nguyên khi mới sửa chữa xong, hồ Lim bị thấm
mạnh mang cống đe dọa vỡ đập; Năm 2013: Sự cố sụt lún tại thân đập
hồ Bản Muông (Sơn La), sự cố vỡ tràn xả lũ hồ Hoàng Tân (Tuyên
Quang), vỡ đập dâng Phân Lân (Vĩnh Phúc); Năm 2014: Tại Quảng
Ninh, vỡ đập Đầm Hà Động đã gây ngập lụt một số khu dân cư vùng hạ
du, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Các sự cố trong thời gian qua
chủ yếu xảy ra ở các hồ chứa có dung tích không lớn, nguyên nhân có
thể đánh giá sơ bộ như sau:
1.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ HỒ
CHỨA TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
1.3.1. Quản lý hồ chứa trong điều kiện biến đổi khí hậu
a. Đặc tính dễ bị tổn thương trong mưa lũ lớn của các hồ
đập thủy lợi
Các hồ đập thủy lợi rất dễ bị tổn thương bởi các lý do sau đây:
- Các hồ đập thường khống chế một lưu vực nhất định. Toàn
bộ nước mưa trên lưu vực được dồn vào bụng hồ phía trước đập. Lưu
vực càng lớn, nước dồn về càng nhiều; rừng bị phá, mặt đệm trơ trọi,
nước dồn về càng nhanh làm cho đường tràn xả nước không kịp, gây
7
tràn và vỡ đập.
- Hơn 90% số đập tạo hồ ở nước ta hiện nay là đập đất. Loại
đập này có điểm yếu là khi nước tràn qua thì dễ gây xói, moi sâu vào
thân dẫn đến bị vỡ. Ngoài ra, khi cường suất mưa lớn và kéo dài, đất
thân đập bị bão hòa nước làm giảm khả năng chống đỡ, dẫn đến trượt
mái và hư hỏng đập.
- Trong thiết kế và xây dựng đập ở nước ta hiện nay, tiêu
chuẩn phòng lũ được xác định theo cấp công trình. Như vậy các đập
cấp IV, V khả năng chống lũ thấp, khả năng nước tràn dẫn đến vỡ đập
là lớn. Ngoài ra, số lượng các đập loại này rất nhiều; việc quản lý, bảo
dưỡng các đập nhỏ cũng không được chặt chẽ, bài bản như đối với các
đập lớn.
Những đặc điểm trên đây cho thấy tầm quan trọng đặc biệt
của công tác đảm bảo an toàn hồ - đập thủy lợi, nhất là trong mùa mưa
lũ lớn.
b. Các hướng nghiên cứu để đảm bảo an toàn hồ đập trong
điều kiện biến đổi khí hậu
Do đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, thời gian xây dựng
của các đập là rất khác nhau nên việc nghiên cứu và đánh giá an toàn
hồ đập cũng phải được thực hiện riêng cho từng công trình cụ thể. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu có thể phân ra các hướng như sau.
b1, Nghiên cứu về thủy văn - lũ và tràn sự cố
b2. Nghiên cứu các vấn đề về an toàn đập, đặc biệt là đập đất
b3. Nghiên cứu các vấn đề về an toàn của công trình tháo lũ
b4. Nghiên cứu về khả năng thoát lũ và an toàn cho vùng hạ
du đập
1.3.2. Bất cập trong quản lý an toàn đập hồ chứa trong
giai đoạn hiện nay
Thứ nhất: Hiện nay nước ta có 6.648 hồ, đập lớn nhỏ, trong đó
phần lớn do địa phương quản lý. Những hồ, đập này phần lớn các hồ
thủy lợi này đã xây dựng cách đây khoảng 30 - 40 năm về trước, đã
8
xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn.
Thứ hai: Hiện nay, nhiều cán bộ phân công theo dõi các đập
hồ chứa chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với mưa lũ.
Thứ ba: Hiện tại hầu hết các đập và hồ chứa ở nước ta đang
trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp, cần sửa chữa, song thực tế việc
sửa chữa tiến hành rất chậm vì thiếu kinh phí.
1.3.3. Biện pháp nâng cao năng lực quản lý đập hồ chứa
trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay
9
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CÁC HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI
CỦA TỈNH QUẢNG NAM
2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI
TẠI TỈNH QUẢNG NAM
Toàn tỉnh Quảng Nam hiện tại có 73 hồ chứa thủy lợi với tổng
dung tích hữu ích xấp xỉ gần 500 triệu m3 nước được phân bổ tại
10/18 huyện, thành phố (trong đó hồ chứa nước thủy lợi Phú Ninh có
dung tích lớn nhất 344 triệu m3 nước); số lượng công trình hồ chứa
phân cấp theo dung tích và chiều cao đập như sau:
- Phân theo dung tích hồ chứa:
+ Hồ có dung tích lớn hơn 10 triệu m3 nước : 5 hồ;
+ Hồ có dung tích từ (5 ÷ 10) triệu m3 nước : 4 hồ;
+ Hồ có dung tích từ (3 ÷ 5) triệu m3 nước : 3 hồ;
+ Hồ có dung tích từ (1÷ 3) triệu m3 nước : 14 hồ;
+ Hồ có dung tích nhỏ hơn 01 triệu m3 nước : 47 hồ.
- Phân theo chiều cao đập:
+ Hồ có chiều cao đập lớn hơn 15 mét : 19 hồ;
+ Hồ có chiều cao đập từ (10 ÷ 15) mét : 20 hồ;
+ Chiều cao đập từ ( 5 ÷ 10) mét : 34 hồ.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hiện nay có 02 loại hình quản
lý công trình thuỷ lợi:
- Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam;
- UBND xã và HTX Nông nghiệp và dịch vụ KDTH....
2.2. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ MẶT KỸ
THUẬT CÁC HỒ CHỨA NƯỚC
2.2.1. Hiện trạng
Trong số các công trình thủy lợi đã đưa vào khai thác, đa số
các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý được xây dựng từ năm 1990
trở về trước, do nguồn vốn còn hạn chế nên đầu tư chưa đồng bộ và
10
thi công bằng thủ công nên hiện nay các hệ thống công trình bị hư
hỏng, xuống cấp cần sớm sửa chữa, nâng cấp.
Để đánh giá chi tiết hiện trạng các hồ chứa nước hiện nay trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam, chia làm 3 nhóm theo dung tích hồ để khảo
sát đánh giá.
a. Nhóm 1: bao gồm các hồ chứa có dung tích toàn bộ lớn
hơn 10 triệu m3 nước (5 hồ)
Hầu hết các hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 được quản
lý, khai thác và vận hành tương đối bài bản. tuy nhiên do đầu tư xây
dựng khá lâu nên đến nay các hồ đã có hiện tượng xuống cấp:
- Đường quản lý chưa được đầu tư đồng bộ gây ảnh hưởng lớn
trong quá trình quản lý và đặc biệt trong công tác phòng chống lụt
bão, cứu nạn, cứu hộ.
- Vai đập xuất hiện dòng thấm về phía hạ lưu đập; hạ lưu đập
có xuất hiện dòng thấm tại vị trí cống lấy nước.
- Tràn xả lũ: Các khớp nối bị phun nước mạnh, các lớp bê
tông bọc bên ngoài kém chất lượng có dấu hiệu bung sắt.
- Cống lấy nước: Các bộ phận đóng mở cống bên trên mặt
nước thì đảm bảo nhưng cánh cửa cống bị hoen rỉ nhiều khó khăn
trong công tác vận hành điều tiết hồ.
- Đập đất: Kích thước mặt cắt ngang không đảm bảo, đỉnh đập
đất bị sụt lún tạo thành vũng nước khi có mưa lớn; mái thượng hạ lưu
đập đất bị sạt lở, sụt lún tạo thành các rãnh từ đỉnh đập xuống chân đập;
nền và thân đập đất bị thấm lớn có nguy cơ gây mất ổn định đập, không
có vật thoát nước hạ lưu đập; một số đập có mái thượng lưu được gia cố
bằng đá lát khan đến nay đã sụt lún, đứt gãy.
b. Nhóm 2: bao gồm các hồ chứa có dung tích toàn bộ từ (3
- 10) triệu m3 nước (7 hồ)
- Đập đất bị lún, sụt; mái lượng lưu đập bị xói lở, mái hạ lưu
cây cối mọc um tùm; cửa cống bị rò rỉ nước, hệ thống đóng mở bị
hỏng; lòng hồ bị bồi lấp; tràn xói lở trên thân tràn, hai bên mang tràn
11
cây cối mọc um tùm.
- Cống áp lực bị bong hỏng lớp bê tông bảo vệ, bê tông tường
và trần cống giảm chất lượng, cống áp lực xuống cấp.
- Mái hạ lưu đập bị xói nhiều vị trí. Tường chắn sóng bị chuyển
vị do sụt lún. Sạt lở đống đá tiêu nước. Mái bảo vệ thượng lưu đập phía
tả và hữu không có dễ gây xói lở.
- Thấm mạnh, sủi nước ở nền đập và vai đập.
- Thấm ở nơi tiếp giáp với tràn và cống.
- Hư hỏng thiết bị bảo vệ mái thượng lưu.
- Các hư hỏng khác như sạt mái, lún không đều, nứt, tổ mối.
- Cống lấy nước bị thấm hai bên mang hoặc cửa cống không kín
nước, một số hồ không có van điều tiết; tràn xả lũ là tràn đất bị xói lở, thu hẹp.
- Hiện tượng nứt ngang đập và nứt dọc đập ở một số hồ chứa.
Cống lấy nước hồ Đồng Nhơn Hồ Hố Giang
c. Nhóm 3: bao gồm các hồ chứa có dung tích toàn bộ nhỏ
hơn 3 triệu m3 nước (61 hồ)
- Đập đất: Kích thước mặt cắt ngang không đảm bảo, đỉnh đập
đất bị sụt lún tạo thành vũng nước khi có mưa lớn; mái thượng hạ lưu
đập đất bị sạt lở, sụt lún tạo thành các rãnh từ đỉnh đập xuống chân đập;
12
nền và thân đập đất bị thấm lớn có nguy cơ gây mất ổn định đập,
không có vật thoát nước hạ lưu đập; một số đập có mái thượng lưu
được gia cố bằng đá lát khan đến nay đã sụt lún, đứt gãy và đa phần
các lòng hồ bị bồi lấp khá lớn gần như không còn mực nước chết của
hồ.
- Tràn xả lũ: Các mạch vữa tràn bị bong nứt, tường tràn bị sụt
lún, thấm lậu dọc tường tràn, khẩu độ thoát lũ của tràn nhỏ, hư hỏng
tiêu năng; một số tràn xả lũ tự nhiên trên nền đất bị xói lở.
- Cống lấy nước dưới đập: Bị rò rỉ dọc thân cống, cửa van
đóng mở cống bị hư hỏng, không kín nước, cầu công tác bị hư hỏng
hoặc không có rất khó khăn trong công tác quản lý, vận hành.
- Đường quản lý công trình kết hợp cứu hộ, cứu nạn: Mặt
đường bằng đất không được gia cố, thường bị xói lở vào mùa mưa lũ,
rất khó khăn trong giao thông, đi lại đến công trình đầu mối; một số
hồ chứa không có đường quản lý.
- Nhà quản lý đầu mối và trang thiết bị phục vụ quản lý: Phần
lớn chưa được xây dựng và chưa có trang thiết bị quản lý.
Hồ Đập Đá Hồ Hóc Két
Hồ Hố Trầu Hồ Hóc Bầu
13
2.2.2. Nguyên nhân
- Phần lớn các công trình xây dựng trước đây theo phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc nhân dân làm nhà nước
hỗ trợ” được đầu tư chưa đồng bộ, chưa kiên cố và thi công bằng thủ
công nên công trình không đảm bảo chất lượng;
2.2.3. Giải pháp khắc phục
- Giải pháp phi công trình:
+ Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các văn bản Qui phạm pháp
luật; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành điều tiết đối
với các hồ chứa nước có nhiệm vụ điều tiết lũ chưa có qui trình vận
hành hoặc đã có quy trình vận hành nhưng không còn phù hợp với thực
tế để phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi và phòng chống lụt
bão.
- Giải pháp công trình:
+ Công trình hư hỏng nhỏ đơn vị quản lý khai thác công trình
thủy lợi sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí và các nguồn lực
khác của địa phương, đơn vị để sửa chữa, khắc phục;
+ Công trình hư hỏng lớn, xuống cấp nghiêm trọng Thường xuyên
tổ chức kiểm tra. Đồng thời, lập kế hoạch và kiến nghị các cấp có thẩm
14
quyền xin đầu tư nâng cấp sửa chữa, đảm bảo kiên cố về mặt lâu dài.
+ Đối với các công trình hư hỏng lớn, không đảm bảo năng lực tưới,
cần phải đánh giá lại công trình và từng bước đầu tư nâng cấp để tiếp tục khai
thác phục vụ tưới.
2.3. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA NƯỚC
2.3.1. Hiện trạng
a. Đối với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam
- Về Qui trình vận hành (QTVH), điều tiết hồ chứa:
Có 06 hồ chứa nước: Phú Ninh, Việt An, Khe Tân, Vĩnh
Trinh, Thạch Bàn và Đông Tiễn đã lập qui trình vận hành
b. Đối với các địa phương
- Về Qui trình vận hành, điều tiết hồ chứa:
Đối với 56 hồ chứa địa phương quản lý có qui mô dưới 03
triệu mét khối nước, hình thức xả lũ bằng tràn tự do và được đầu tư
xây dựng từ những năm 1990 nên chưa lập QTVH tưới mà chỉ theo
dõi, quản lý điều tiết tưới,
2.3.2. Nhận xét
- Đối với Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi
Quảng Nam:
Thực hiện công tác quản lý, vận hành tương đối tốt, công tác quản lý
hồ sơ, lưu trữ tương đối đầy đủ; đội ngũ công nhân quản lý, vận hành các hồ
chứa thủy lợi lành nghề, được đào tạo cơ bản, có đủ năng lực.
- Đối với các địa phương:
Hồ chứa do địa phương quản lý, tập trung chủ yếu ở vùng
trung du, miền núi. Mặt khác, cán bộ quản lý, vận hành hầu hết là cán
bộ Xã hoặc Hợp tác xã, không có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật thủy
lợi
15
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN TRONG QUẢN LÝ VẬN
HÀNH CÁC HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI ỨNG DỤNG CHO
CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KHE TÂN
3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KHE TÂN
3.1.1. Vị trí công trình
Hồ chứa nước Khe Tân thuộc xã Đại Chánh, Huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 70 KM về phía Bắc.
3.1.2. Qui mô công trình
Công trình là cấp II
Thành phần công trình : Công trình bao gồm các hạng mục:
Hồ chứa nước, Đập chính, các Đập phụ1, đập phụ 2, Tràn tháo lũ,
Cống lấy nước, nhà quản lý.
3.1.3. Nhiệm vụ công trình
Công trình Hồ chứa nước Khe Tân được khởi công xây dựng
từ năm 1985 và hoàn thành vào năm 1989. Theo thiết kế công trình
đảm bảo tưới cho 3.500 ha.
3.1.4. Các thông số kỹ thuật chủ yếu
a. Hồ chứa
- Diện tích lưu vực : 88 km2
- Cao trình mực nước dâng bình thường : +21,8 m
- Cao trình mực nước chết : +14,1 m
- Cao trình mực nước dâng gia cường : +23,90 m
- Dung tích chết : 7,5x106m3
- Dung tích hữu ích : 46,5 x 106 m3
- Dung tích phòng lũ : 54,0 x 106 m3
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
(DUY TU, BẢO DƯỠNG, NÂNG CẤP SỬA CHỮA) ĐẢM BẢO
AN TOÀN VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC KHÊ TÂN
3.2.1. Hiện trạng các hạng mục công trình
16
a. Đập Đất
b. Đỉnh đập
Đỉnh đập chiều cao đập lớn nhất là 22,4 m. trên đỉnh đập xuất
hiện nhiều vị trí sình lầy biến dạng gây khó khăn cho việc đi lại đặc
biệt là vào mùa mưa. Phía thượng lưu và hạ lưu đập hiện nhiều đoạn
không có gờ chắn bánh hoặc có thì rấp thấp không đảm bảo an toàn
cho phương tiện lưu thông trên đỉnh đập.
c. Mái đập
Mái thượng lưu đập có hệ số m biến dổi trong khoảng (2,5 ÷
3,5), được bảo vệ bằng đá lát khan. Hiện trạng mái thượng lưu đã bị
biến dạng không còn đúng với thiết kế ban đầu,
Mái hạ lưu đập có hệ số m phần trên cơ biến đổi trong khoảng
từ 2,5 ÷ 3,0, phần dưới cơ biến đổi trong khoảng từ 3,0 ÷ 3,5, đất bị
xói lở rửa trôi đặc biệt hiện tượng này diễn ra mạnh ở phía vai phải
đập.
d. Tràn tháo lũ
Hình thức tràn thực dụng chảy tự do, tiêu năng kiểu mũi phun;
kết cấu ngưỡng tràn bằng đá xây, bọc bê tông cốt thép dày 20cm, mặt
tràn và dốc nước bằng bê tông cốt thép dày 40cm. Hiện nay, tràn tháo
lũ vẫn hoạt động tương đối tốt Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:
Phần thân tràn một số vị trí đã vị rò rỉ nước, đặc biệt là tại vị trí
khớp nối hiện tượng này diễn ra mạnh, nước chảy thành dòng, cần khản
trương có biện pháp khắc phục để đảm bảo tràn hoạt động an toàn.
e. Cống lấy nước
Phần thân cống kết cấu bằng bê tông cốt thép dày 40cm, phần
tiêu năng hạ lưu kết cấu bằng đá xây và có tháp cống và cầu công tác để
vận hành cửa van, hình thức cửa van phẳng (có 2 cửa thượng lưu và hạ
lưu).
Mái che của cống bị thấm dột nước mưa xuống làm han gỉ các
bộ phận cơ khí.
g. Thiết bị quan trắc
17
Trên đập chính đã bố trí hệ thống ống quan trắc thấm, tuy
nhiên hiện nay các ống đã bị cong vênh, hư hỏng không hoạt động cần
tiến hành sửa chữa để đảm bảo công tác quan trắc.
Quá trình kiểm tra đơn vị quản lý hồ không có số liệu đo thấm.
3.2.2. Mục đích và các đề xuất Sửa chữa nâng cấp
a. Mục đích
Với kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng của dự án trên thì
việc sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Tân là cần thiết nhằm:
- Đảm bảo an toàn về lâu dài, tránh khỏi những nguy cơ xảy
ra sự cố cho công trình.
- Đảm bảo an toàn phòng lũ cho hạ lưu.
- Đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn vùng hưởng lợi, nâng
cao năng suất cây trồng. Do đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân trong vùng hưởng lợi. Cũng như vấn đề an ninh lương thực.
b. Các đề xuất Sửa chữa nâng cấp
b1. Đập đất
- Gia cố bảo vệ mái thượng lưu .
- Xây dựng hệ thống mương tiêu thoát nước mặt, trồng cỏ ở
mái hạ lưu.
- Phục hồi lại hệ thống đo đường bão hòa.
- Nâng cấp đường quản lý vận hành trên mặt đập .
- Xây dựng tường chắn sóng thượng lưu
- Áp trúc mái hạ lưu để tăng tính ổn định đặc biệt là phạm vi
lòng sông.
b2. Tràn xả lũ
- Gia cố bảo vệ mặt tràn và tường biên bằng BTCT.
- Xây dựng cầu qua tràn và đường nối tiếp cầu qua tràn
b3. Cống lấy nước
- Sửa chữa phần tiêu năng, tháp cống, trần cống, cửa van.
- Thay thế hệ thống đóng mở cơ khí bằng máy đóng mở tự
động điện.
18
b4. Nhà quản lý : Xây dựng mới nhà quản lý, hàng rào, cửa
vào cho khu vực
3.2.3. Giải pháp kỹ thuật công trình
a. Xác định tần suất thiết kế
+ Theo theo QCVN 04 - 05 : 2012/BNNPTNT: Với công
trình đầu mối dâng nước cấp II, ta có:
- Tần suất lưu lượng lớn nhất tính toán thiết kế công trình
chính P =1%
- Tần suất lưu lượng kiểm tra P=0,2%
- Thời kỳ dẫn dòng P =10%.
b. Phương án kỹ thuật
b1. Hồ chứa
b2. Hình thức điều tiết: Hồ điều tiết năm
c. Công trình đập đất
- Hình thức Đập: Đập đất đồng chất, mặt cắt hình thang
- Tính toán thiết kế chi tiết:
* Nội dung tính toán
- Tính toán xác định mặt cắt ngang đập
- Tính toán thấm và ổn định thấm đập.
* Tài liệu cơ bản
- Các chỉ tiêu thiết kế chủ yếu.
- Hệ số ổn định về trượt mái đập.
+ Đối với trường hợp tổ hợp lực cơ bản [K] = 1,35
+ Đối với trường hợp tổ hợp lực đặc biệt [K] = 1,15
* Tài liệu kỹ thuật và chương trình phục vụ tính toán.
- TCVN 8421- 2010: CTTL - Tải trọng và lực tác dụng lên
công trình do sóng và tàu.
- Các quy định chung : QCVN 04 – 05 : 2012
- Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén TCVN - 8216 : 2009
- Tài liệu địa hình lòng hồ và các hạng mục công trình.
- Tính toán thấm, ổn định đập đất dùng phần mềm Geo – Slope 2004.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỖ THANH LÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC HỒ CHỨA
NƯỚC THỦY LỢI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KHAI THÁC HỒ CHỨA NƯỚC
KHE TÂN, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số : 60 58 02 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ KIM OANH
Phản biện 1: TS. HOÀNG NGỌC TUẤN
Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN HƯỚNG
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy họp tại Đại học
Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 7 năm 2015.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ chứa nước là một loại công trình thuỷ lợi quan trọng, ảnh
hưởng nhiều đến mọi mặt của tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội và an
ninh quốc phòng. Tác dụng của hồ chứa nước rất lớn mùa lũ hồ cắt lũ,
chặn lũ, mùa kiệt cấp nước đáp ứng nhu cầu tưới, cấp nước công
nghiệp, sinh hoạt, giao thông thuỷ, giữ gìn môi trường sinh thái, bên
cạnh những tác dụng như nêu ở trên hồ chứa nước lại luôn tiềm ẩn nguy
cơ sự cố, những hiểm họa mỗi khi mùa mưa lũ đến nhất là đối với những
hồ chứa có đập chặn dòng là đập đất. Để khai thác hiệu quả và giảm thiểu
những tác hại do mưa lũ gây ra, thì việc đưa ra các giải pháp đảm bảo an
toàn cho hồ chứa đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Hiện nay cả nước có 6.648 hồ chứa thủy lợi.
Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tính đến năm 2014 có 73 hồ
chứa với tổng dung tích hữu ích là 485,46 triệu m3; diện tích tưới thực tế là
25.152 ha so với 38.859 ha theo thiết kế, đạt xấp xỉ 65%.
Đề tài "Đánh giá hiện trạng các hồ chứa nước thủy lợi và giải
pháp nâng cao hiệu quả khai thác hồ chứa nước Khe Tân, tỉnh Quảng
Nam" nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng, nhận biết các vấn đề thách
thức và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
Mục đích: Đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi của tỉnh
Quảng Nam (tập trung là vấn đề an toàn cho công trình đầu mối, đập
tràn, cống lấy nước trong điều kiện hiện tại và dự kiến tương lai do
biến đổi khí hậu gây ra, không đi sâu phân tích lũ. Từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao mức độ an toàn bằng biện pháp công trình và phi công
trình.
2
Đối tương nghiên cứu: Các hồ chứa thủy lợi có công trình
dâng nước là đập đất của tỉnh Quảng Nam.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Tổng quan tình hình quản lý dự án xây dựng các hồ chứa
nước thủy lợi tại Việt Nam.
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và công tác quản lý các hồ
chứa nước thủy lợi tỉnh Quảng Nam.
Sau khi khảo sát thu thập tài liệu và đáng giá chọn một hồ
chứa đại diện để nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể (chọn hồ
chứa nước Khe Tân, huyện Đại Lộc).
Nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật và quản lý để đảm bảo
an toàn vận hành hồ chứa nước Khe Tân.
Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế hồ chứa nước Khe Tân và đề
xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan
- Phương pháp thống kê, thu thập xử lý số liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp ứng dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Ứng dụng các phương pháp nghiên cứu để
đánh giá nhanh mức độ an toàn của hồ chứa thủy lợi một cách sơ bộ
cũng như đề xuất áp dụng công nghệ mới trong quản lý, vận hành hồ
chứa nước cụ thể.
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho các nhà quản lý có một số thông
tin đáng tin cậy về mức độ an toàn các hồ chứa của tỉnh để từ đó có
các giải pháp, phương án phù hợp trong quản lý vận hành các hồ chứa
đặc biệt là trong mùa mưa bão.
6. Cấu trúc của luận văn
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÁC HỒ
CHỨA NƯỚC THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI
THÁC HỒ CHỨA
Hiện nay cả nước có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích
trữ lượng khoảng 11 tỷ m3, trong đó 560 hồ chứa lớn (có dung tích trữ
trên 3 triệu m3 hoặc có chiều cao đập trên 15m), 1.752 hồ chứa có dung
tích từ 0,2 đến 3 triệu m3, còn lại 4.336 hồ có dung tích nhỏ hơn 0,2 triệu
m3.
Về mặt đầu tư, do thiếu kinh phí xây dựng nên các hạng mục
công trình không được đầu tư xây dựng đầy đủ và có độ kiên cố cần
thiết. Trường hợp này xảy ra phổ biến ở các hồ loại vừa và nhỏ.
Về mặt khảo sát thiết kế, việc hạn chế các tài liệu về khí
tượng thủy văn, địa hình địa chất cũng như các phương pháp tính toán
dẫn đến việc các hồ sơ thiết kế không sát với thực tế, chưa đảm bảo
mức độ an toàn đặc biệt là những hồ nhỏ.
Về mặt thi công, do thiết bị thi công thiếu, kỹ thuật thi công
lạc hậu, ở các hồ nhỏ đập được thi công bằng thủ công dẫn đến chất
lượng thi công không bảo đảm.
Về quản lý, mặc dầu Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, quy
định trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thủy
điện nói chung và các hồ đập nói riêng, nhưng nói chung, năng lực về
quản lý, theo dõi và vận hành hồ đập tại Việt Nam còn nhiều bất cập.
1.2. NHỮNG SỰ CỐ CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH
QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỒ, ĐẬP VÀ NGUYÊN NHÂN
1.2.1 Sự cố vỡ đập do nước tràn qua đỉnh
Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tràn qua đỉnh đập có thể bao
gồm:
a. Mô hình lũ thiết kế không phù hợp với lũ thực tế trên lưu vực
4
Tình trạng thiếu tài liệu thủy văn lưu vực là phổ biến, dòng
chảy được nội suy từ lượng mưa, mô hình lũ vay mượn từ lưu vực bên
ngoài... là nguyên nhân chính dẫn đến việc đưa ra mô hình lũ không
phù hợp.
Từ chỗ xác định mô hình lũ sai dẫn đến xác định sai thông số
hồ chứa trong đó có khẩu diện tràn.
b. Tràn qua đỉnh đập do công trình xả thiết kế không đảm bảo
- Nhìn chung việc đầu tư vào xác lập quy trình điều tiết tích -
xả còn đơn điệu và ít được xem trọng, là tình trạng cứ đầu mùa cạn lại
kêu hồ thiếu nước và mùa lũ đến luôn dự báo là “thời tiết sẽ bất lợi
gặp lũ lớn” dẫn đến xả nước không đúng qui trình và nhiều lúc gây
nên lũ nhân tạo cho vùng hạ du.
c. Tràn qua đỉnh đập do động đất hoặc do các khối sạt lở
lớn đổ vào hồ chứa ở vùng gần đập
Thực tế tổ hợp động đất (hoặc sập, sạt) + mực nước cao có
xác suất rất thấp nên sự cố này ít xuất hiện.
1.2.2. Sự cố vỡ đập gây ra do dòng thấm:
Thấm gây ra hư hỏng cục bộ trong đập và nền là hiện tượng
thường gặp ở phần lớn các đập đất - đá đang hoạt động. Chúng thuộc
loại nguy cơ tiềm ẩn mà về lâu dài có thể dẫn đến sự cố vỡ đập. Sự
phá hủy ngầm của thấm diễn ra ở bên trong (không phát hiện được)
một cách lặng lẽ, thường kéo dài trong nhiều năm nên khi bùng phát
ra sự cố thường rất khó khắc phục.
Dưới đây là một số dạng sự cố điển hình:
a. Sự cố thấm trong thân đập
b. Sự cố thấm ở máng công trình
c. Sự cố thấm ở nền đập
d. Sự cố thấm qua bờ vai đập
1.2.3. Những loại sự cố thường gặp khác
Như trên đã nói, sự cố vỡ đập khá đa dạng do nguyên nhân tạo
5
ra sự cố rất nhiều tổ hợp các bất lợi xảy ra ngẫu nhiên, bất thường nên
nhiều khi không lường hết được. Dưới đây chỉ đề cập đến các sự cố hư
hỏng thường gặp:
a. Sạt, sập mái thượng lưu đập
b. Sạt, sập mái hạ lưu đập
c. Sự cố do nứt ngang đập
d Sự cố do nứt dọc đập
d. Những sự cố bắt nguồn từ chất lượng tài liệu
e. Một số sự cố điển hình
1) Sự cố nước tràn qua đỉnh:
- Một số đập nhỏ ở Bắc Trung Bộ bị vỡ do lũ 1978, trong đó
có đập Họ Võ, Mạc Khê (ở Hà Tĩnh); Đồn Húng (Nghệ An); đập Vệ
Vùng (NA) bị vỡ tràn.
- Đập Sông Mực (Thanh Hóa)
2) Sự cố do dòng thấm quanh mang cống:
- Sự cố lần 1 ở đập Suối Trầu (Khánh Hòa)
- Cống Bắc Phú Ninh (Quảng Nam)
3) Sự cố do nối tiếp xấu giữa hai đoạn đập có thời gian thi
công phân cách dài ngày:
- Đập Cà Giây (Bình Thuận)
4) Sự cố do nứt ngang đập:
- Đập Suối Hành (Khánh Hòa)
5) Sự cố do rút nước nhanh không kiểm soát:
- Hồ Yên Lập (Quảng Ninh)
6) Sự cố do hỏng cửa tràn gây ngập lụt hạ du:
- Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh)
7) Sự cố sạt mái lấp cửa dẫn nước vào tràn:
- Hồ Sông Mực (Thanh Hóa)
- Hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa)
- Hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế)
8) Sự cố vỡ đập do thi công kém chất lượng:
6
- Hồ Suối Trầu (Khánh Hòa)
9) Sự cố hỏng tràn do tính sai đường quan hệ mức nước ở hạ lưu:
- Đập Nam Thạch Hãn (Quảng Trị)
1.2.4. Một số sự cố những năm gần đây và nguyên nhân gây ra
Năm 2009: Sự cố vỡ đập hồ Z20 (Hà Tĩnh) trong quá trình thi
công xây dựng (tuy hồ nhỏ có dung tích chứa 250.000 m3 nhưng khi
vỡ đã làm trôi đường sắt Bắc Nam một đoạn dài gần 500m làm tê liệt
giao thông đường sắt hàng tháng); Năm 2010: Sự cố vỡ đập hồ Khe
Mơ, hồ Vàng Anh (Hà Tĩnh), hồ Đội 4, hồ 36 (Đắk Lắk) có nguy cơ vỡ
đập; hồ Phước Trung, (Ninh Thuận) bị vỡ khi vừa thi công hoàn thành;
Năm 2011: Vỡ hồ Khe Làng, hồ 271 (Nghệ An); sự cố sạt lở mái hạ lưu
gây nguy cơ vỡ đập tại hồ Vưng (Hoà Bình), sự cố trong quá trình thi
công hai hồ Lanh Ra và hồ Bà Râu (Ninh Thuận); Năm 2012: Tại Nghệ
An, vỡ đập hồ Tây Nguyên khi mới sửa chữa xong, hồ Lim bị thấm
mạnh mang cống đe dọa vỡ đập; Năm 2013: Sự cố sụt lún tại thân đập
hồ Bản Muông (Sơn La), sự cố vỡ tràn xả lũ hồ Hoàng Tân (Tuyên
Quang), vỡ đập dâng Phân Lân (Vĩnh Phúc); Năm 2014: Tại Quảng
Ninh, vỡ đập Đầm Hà Động đã gây ngập lụt một số khu dân cư vùng hạ
du, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Các sự cố trong thời gian qua
chủ yếu xảy ra ở các hồ chứa có dung tích không lớn, nguyên nhân có
thể đánh giá sơ bộ như sau:
1.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ HỒ
CHỨA TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
1.3.1. Quản lý hồ chứa trong điều kiện biến đổi khí hậu
a. Đặc tính dễ bị tổn thương trong mưa lũ lớn của các hồ
đập thủy lợi
Các hồ đập thủy lợi rất dễ bị tổn thương bởi các lý do sau đây:
- Các hồ đập thường khống chế một lưu vực nhất định. Toàn
bộ nước mưa trên lưu vực được dồn vào bụng hồ phía trước đập. Lưu
vực càng lớn, nước dồn về càng nhiều; rừng bị phá, mặt đệm trơ trọi,
nước dồn về càng nhanh làm cho đường tràn xả nước không kịp, gây
7
tràn và vỡ đập.
- Hơn 90% số đập tạo hồ ở nước ta hiện nay là đập đất. Loại
đập này có điểm yếu là khi nước tràn qua thì dễ gây xói, moi sâu vào
thân dẫn đến bị vỡ. Ngoài ra, khi cường suất mưa lớn và kéo dài, đất
thân đập bị bão hòa nước làm giảm khả năng chống đỡ, dẫn đến trượt
mái và hư hỏng đập.
- Trong thiết kế và xây dựng đập ở nước ta hiện nay, tiêu
chuẩn phòng lũ được xác định theo cấp công trình. Như vậy các đập
cấp IV, V khả năng chống lũ thấp, khả năng nước tràn dẫn đến vỡ đập
là lớn. Ngoài ra, số lượng các đập loại này rất nhiều; việc quản lý, bảo
dưỡng các đập nhỏ cũng không được chặt chẽ, bài bản như đối với các
đập lớn.
Những đặc điểm trên đây cho thấy tầm quan trọng đặc biệt
của công tác đảm bảo an toàn hồ - đập thủy lợi, nhất là trong mùa mưa
lũ lớn.
b. Các hướng nghiên cứu để đảm bảo an toàn hồ đập trong
điều kiện biến đổi khí hậu
Do đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, thời gian xây dựng
của các đập là rất khác nhau nên việc nghiên cứu và đánh giá an toàn
hồ đập cũng phải được thực hiện riêng cho từng công trình cụ thể. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu có thể phân ra các hướng như sau.
b1, Nghiên cứu về thủy văn - lũ và tràn sự cố
b2. Nghiên cứu các vấn đề về an toàn đập, đặc biệt là đập đất
b3. Nghiên cứu các vấn đề về an toàn của công trình tháo lũ
b4. Nghiên cứu về khả năng thoát lũ và an toàn cho vùng hạ
du đập
1.3.2. Bất cập trong quản lý an toàn đập hồ chứa trong
giai đoạn hiện nay
Thứ nhất: Hiện nay nước ta có 6.648 hồ, đập lớn nhỏ, trong đó
phần lớn do địa phương quản lý. Những hồ, đập này phần lớn các hồ
thủy lợi này đã xây dựng cách đây khoảng 30 - 40 năm về trước, đã
8
xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn.
Thứ hai: Hiện nay, nhiều cán bộ phân công theo dõi các đập
hồ chứa chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với mưa lũ.
Thứ ba: Hiện tại hầu hết các đập và hồ chứa ở nước ta đang
trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp, cần sửa chữa, song thực tế việc
sửa chữa tiến hành rất chậm vì thiếu kinh phí.
1.3.3. Biện pháp nâng cao năng lực quản lý đập hồ chứa
trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay
9
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CÁC HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI
CỦA TỈNH QUẢNG NAM
2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI
TẠI TỈNH QUẢNG NAM
Toàn tỉnh Quảng Nam hiện tại có 73 hồ chứa thủy lợi với tổng
dung tích hữu ích xấp xỉ gần 500 triệu m3 nước được phân bổ tại
10/18 huyện, thành phố (trong đó hồ chứa nước thủy lợi Phú Ninh có
dung tích lớn nhất 344 triệu m3 nước); số lượng công trình hồ chứa
phân cấp theo dung tích và chiều cao đập như sau:
- Phân theo dung tích hồ chứa:
+ Hồ có dung tích lớn hơn 10 triệu m3 nước : 5 hồ;
+ Hồ có dung tích từ (5 ÷ 10) triệu m3 nước : 4 hồ;
+ Hồ có dung tích từ (3 ÷ 5) triệu m3 nước : 3 hồ;
+ Hồ có dung tích từ (1÷ 3) triệu m3 nước : 14 hồ;
+ Hồ có dung tích nhỏ hơn 01 triệu m3 nước : 47 hồ.
- Phân theo chiều cao đập:
+ Hồ có chiều cao đập lớn hơn 15 mét : 19 hồ;
+ Hồ có chiều cao đập từ (10 ÷ 15) mét : 20 hồ;
+ Chiều cao đập từ ( 5 ÷ 10) mét : 34 hồ.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hiện nay có 02 loại hình quản
lý công trình thuỷ lợi:
- Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam;
- UBND xã và HTX Nông nghiệp và dịch vụ KDTH....
2.2. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ MẶT KỸ
THUẬT CÁC HỒ CHỨA NƯỚC
2.2.1. Hiện trạng
Trong số các công trình thủy lợi đã đưa vào khai thác, đa số
các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý được xây dựng từ năm 1990
trở về trước, do nguồn vốn còn hạn chế nên đầu tư chưa đồng bộ và
10
thi công bằng thủ công nên hiện nay các hệ thống công trình bị hư
hỏng, xuống cấp cần sớm sửa chữa, nâng cấp.
Để đánh giá chi tiết hiện trạng các hồ chứa nước hiện nay trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam, chia làm 3 nhóm theo dung tích hồ để khảo
sát đánh giá.
a. Nhóm 1: bao gồm các hồ chứa có dung tích toàn bộ lớn
hơn 10 triệu m3 nước (5 hồ)
Hầu hết các hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 được quản
lý, khai thác và vận hành tương đối bài bản. tuy nhiên do đầu tư xây
dựng khá lâu nên đến nay các hồ đã có hiện tượng xuống cấp:
- Đường quản lý chưa được đầu tư đồng bộ gây ảnh hưởng lớn
trong quá trình quản lý và đặc biệt trong công tác phòng chống lụt
bão, cứu nạn, cứu hộ.
- Vai đập xuất hiện dòng thấm về phía hạ lưu đập; hạ lưu đập
có xuất hiện dòng thấm tại vị trí cống lấy nước.
- Tràn xả lũ: Các khớp nối bị phun nước mạnh, các lớp bê
tông bọc bên ngoài kém chất lượng có dấu hiệu bung sắt.
- Cống lấy nước: Các bộ phận đóng mở cống bên trên mặt
nước thì đảm bảo nhưng cánh cửa cống bị hoen rỉ nhiều khó khăn
trong công tác vận hành điều tiết hồ.
- Đập đất: Kích thước mặt cắt ngang không đảm bảo, đỉnh đập
đất bị sụt lún tạo thành vũng nước khi có mưa lớn; mái thượng hạ lưu
đập đất bị sạt lở, sụt lún tạo thành các rãnh từ đỉnh đập xuống chân đập;
nền và thân đập đất bị thấm lớn có nguy cơ gây mất ổn định đập, không
có vật thoát nước hạ lưu đập; một số đập có mái thượng lưu được gia cố
bằng đá lát khan đến nay đã sụt lún, đứt gãy.
b. Nhóm 2: bao gồm các hồ chứa có dung tích toàn bộ từ (3
- 10) triệu m3 nước (7 hồ)
- Đập đất bị lún, sụt; mái lượng lưu đập bị xói lở, mái hạ lưu
cây cối mọc um tùm; cửa cống bị rò rỉ nước, hệ thống đóng mở bị
hỏng; lòng hồ bị bồi lấp; tràn xói lở trên thân tràn, hai bên mang tràn
11
cây cối mọc um tùm.
- Cống áp lực bị bong hỏng lớp bê tông bảo vệ, bê tông tường
và trần cống giảm chất lượng, cống áp lực xuống cấp.
- Mái hạ lưu đập bị xói nhiều vị trí. Tường chắn sóng bị chuyển
vị do sụt lún. Sạt lở đống đá tiêu nước. Mái bảo vệ thượng lưu đập phía
tả và hữu không có dễ gây xói lở.
- Thấm mạnh, sủi nước ở nền đập và vai đập.
- Thấm ở nơi tiếp giáp với tràn và cống.
- Hư hỏng thiết bị bảo vệ mái thượng lưu.
- Các hư hỏng khác như sạt mái, lún không đều, nứt, tổ mối.
- Cống lấy nước bị thấm hai bên mang hoặc cửa cống không kín
nước, một số hồ không có van điều tiết; tràn xả lũ là tràn đất bị xói lở, thu hẹp.
- Hiện tượng nứt ngang đập và nứt dọc đập ở một số hồ chứa.
Cống lấy nước hồ Đồng Nhơn Hồ Hố Giang
c. Nhóm 3: bao gồm các hồ chứa có dung tích toàn bộ nhỏ
hơn 3 triệu m3 nước (61 hồ)
- Đập đất: Kích thước mặt cắt ngang không đảm bảo, đỉnh đập
đất bị sụt lún tạo thành vũng nước khi có mưa lớn; mái thượng hạ lưu
đập đất bị sạt lở, sụt lún tạo thành các rãnh từ đỉnh đập xuống chân đập;
12
nền và thân đập đất bị thấm lớn có nguy cơ gây mất ổn định đập,
không có vật thoát nước hạ lưu đập; một số đập có mái thượng lưu
được gia cố bằng đá lát khan đến nay đã sụt lún, đứt gãy và đa phần
các lòng hồ bị bồi lấp khá lớn gần như không còn mực nước chết của
hồ.
- Tràn xả lũ: Các mạch vữa tràn bị bong nứt, tường tràn bị sụt
lún, thấm lậu dọc tường tràn, khẩu độ thoát lũ của tràn nhỏ, hư hỏng
tiêu năng; một số tràn xả lũ tự nhiên trên nền đất bị xói lở.
- Cống lấy nước dưới đập: Bị rò rỉ dọc thân cống, cửa van
đóng mở cống bị hư hỏng, không kín nước, cầu công tác bị hư hỏng
hoặc không có rất khó khăn trong công tác quản lý, vận hành.
- Đường quản lý công trình kết hợp cứu hộ, cứu nạn: Mặt
đường bằng đất không được gia cố, thường bị xói lở vào mùa mưa lũ,
rất khó khăn trong giao thông, đi lại đến công trình đầu mối; một số
hồ chứa không có đường quản lý.
- Nhà quản lý đầu mối và trang thiết bị phục vụ quản lý: Phần
lớn chưa được xây dựng và chưa có trang thiết bị quản lý.
Hồ Đập Đá Hồ Hóc Két
Hồ Hố Trầu Hồ Hóc Bầu
13
2.2.2. Nguyên nhân
- Phần lớn các công trình xây dựng trước đây theo phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc nhân dân làm nhà nước
hỗ trợ” được đầu tư chưa đồng bộ, chưa kiên cố và thi công bằng thủ
công nên công trình không đảm bảo chất lượng;
2.2.3. Giải pháp khắc phục
- Giải pháp phi công trình:
+ Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các văn bản Qui phạm pháp
luật; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành điều tiết đối
với các hồ chứa nước có nhiệm vụ điều tiết lũ chưa có qui trình vận
hành hoặc đã có quy trình vận hành nhưng không còn phù hợp với thực
tế để phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi và phòng chống lụt
bão.
- Giải pháp công trình:
+ Công trình hư hỏng nhỏ đơn vị quản lý khai thác công trình
thủy lợi sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí và các nguồn lực
khác của địa phương, đơn vị để sửa chữa, khắc phục;
+ Công trình hư hỏng lớn, xuống cấp nghiêm trọng Thường xuyên
tổ chức kiểm tra. Đồng thời, lập kế hoạch và kiến nghị các cấp có thẩm
14
quyền xin đầu tư nâng cấp sửa chữa, đảm bảo kiên cố về mặt lâu dài.
+ Đối với các công trình hư hỏng lớn, không đảm bảo năng lực tưới,
cần phải đánh giá lại công trình và từng bước đầu tư nâng cấp để tiếp tục khai
thác phục vụ tưới.
2.3. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA NƯỚC
2.3.1. Hiện trạng
a. Đối với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam
- Về Qui trình vận hành (QTVH), điều tiết hồ chứa:
Có 06 hồ chứa nước: Phú Ninh, Việt An, Khe Tân, Vĩnh
Trinh, Thạch Bàn và Đông Tiễn đã lập qui trình vận hành
b. Đối với các địa phương
- Về Qui trình vận hành, điều tiết hồ chứa:
Đối với 56 hồ chứa địa phương quản lý có qui mô dưới 03
triệu mét khối nước, hình thức xả lũ bằng tràn tự do và được đầu tư
xây dựng từ những năm 1990 nên chưa lập QTVH tưới mà chỉ theo
dõi, quản lý điều tiết tưới,
2.3.2. Nhận xét
- Đối với Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi
Quảng Nam:
Thực hiện công tác quản lý, vận hành tương đối tốt, công tác quản lý
hồ sơ, lưu trữ tương đối đầy đủ; đội ngũ công nhân quản lý, vận hành các hồ
chứa thủy lợi lành nghề, được đào tạo cơ bản, có đủ năng lực.
- Đối với các địa phương:
Hồ chứa do địa phương quản lý, tập trung chủ yếu ở vùng
trung du, miền núi. Mặt khác, cán bộ quản lý, vận hành hầu hết là cán
bộ Xã hoặc Hợp tác xã, không có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật thủy
lợi
15
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN TRONG QUẢN LÝ VẬN
HÀNH CÁC HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI ỨNG DỤNG CHO
CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KHE TÂN
3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC KHE TÂN
3.1.1. Vị trí công trình
Hồ chứa nước Khe Tân thuộc xã Đại Chánh, Huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 70 KM về phía Bắc.
3.1.2. Qui mô công trình
Công trình là cấp II
Thành phần công trình : Công trình bao gồm các hạng mục:
Hồ chứa nước, Đập chính, các Đập phụ1, đập phụ 2, Tràn tháo lũ,
Cống lấy nước, nhà quản lý.
3.1.3. Nhiệm vụ công trình
Công trình Hồ chứa nước Khe Tân được khởi công xây dựng
từ năm 1985 và hoàn thành vào năm 1989. Theo thiết kế công trình
đảm bảo tưới cho 3.500 ha.
3.1.4. Các thông số kỹ thuật chủ yếu
a. Hồ chứa
- Diện tích lưu vực : 88 km2
- Cao trình mực nước dâng bình thường : +21,8 m
- Cao trình mực nước chết : +14,1 m
- Cao trình mực nước dâng gia cường : +23,90 m
- Dung tích chết : 7,5x106m3
- Dung tích hữu ích : 46,5 x 106 m3
- Dung tích phòng lũ : 54,0 x 106 m3
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
(DUY TU, BẢO DƯỠNG, NÂNG CẤP SỬA CHỮA) ĐẢM BẢO
AN TOÀN VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC KHÊ TÂN
3.2.1. Hiện trạng các hạng mục công trình
16
a. Đập Đất
b. Đỉnh đập
Đỉnh đập chiều cao đập lớn nhất là 22,4 m. trên đỉnh đập xuất
hiện nhiều vị trí sình lầy biến dạng gây khó khăn cho việc đi lại đặc
biệt là vào mùa mưa. Phía thượng lưu và hạ lưu đập hiện nhiều đoạn
không có gờ chắn bánh hoặc có thì rấp thấp không đảm bảo an toàn
cho phương tiện lưu thông trên đỉnh đập.
c. Mái đập
Mái thượng lưu đập có hệ số m biến dổi trong khoảng (2,5 ÷
3,5), được bảo vệ bằng đá lát khan. Hiện trạng mái thượng lưu đã bị
biến dạng không còn đúng với thiết kế ban đầu,
Mái hạ lưu đập có hệ số m phần trên cơ biến đổi trong khoảng
từ 2,5 ÷ 3,0, phần dưới cơ biến đổi trong khoảng từ 3,0 ÷ 3,5, đất bị
xói lở rửa trôi đặc biệt hiện tượng này diễn ra mạnh ở phía vai phải
đập.
d. Tràn tháo lũ
Hình thức tràn thực dụng chảy tự do, tiêu năng kiểu mũi phun;
kết cấu ngưỡng tràn bằng đá xây, bọc bê tông cốt thép dày 20cm, mặt
tràn và dốc nước bằng bê tông cốt thép dày 40cm. Hiện nay, tràn tháo
lũ vẫn hoạt động tương đối tốt Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:
Phần thân tràn một số vị trí đã vị rò rỉ nước, đặc biệt là tại vị trí
khớp nối hiện tượng này diễn ra mạnh, nước chảy thành dòng, cần khản
trương có biện pháp khắc phục để đảm bảo tràn hoạt động an toàn.
e. Cống lấy nước
Phần thân cống kết cấu bằng bê tông cốt thép dày 40cm, phần
tiêu năng hạ lưu kết cấu bằng đá xây và có tháp cống và cầu công tác để
vận hành cửa van, hình thức cửa van phẳng (có 2 cửa thượng lưu và hạ
lưu).
Mái che của cống bị thấm dột nước mưa xuống làm han gỉ các
bộ phận cơ khí.
g. Thiết bị quan trắc
17
Trên đập chính đã bố trí hệ thống ống quan trắc thấm, tuy
nhiên hiện nay các ống đã bị cong vênh, hư hỏng không hoạt động cần
tiến hành sửa chữa để đảm bảo công tác quan trắc.
Quá trình kiểm tra đơn vị quản lý hồ không có số liệu đo thấm.
3.2.2. Mục đích và các đề xuất Sửa chữa nâng cấp
a. Mục đích
Với kết quả khảo sát và đánh giá hiện trạng của dự án trên thì
việc sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Tân là cần thiết nhằm:
- Đảm bảo an toàn về lâu dài, tránh khỏi những nguy cơ xảy
ra sự cố cho công trình.
- Đảm bảo an toàn phòng lũ cho hạ lưu.
- Đảm bảo cung cấp nước tưới cho toàn vùng hưởng lợi, nâng
cao năng suất cây trồng. Do đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân trong vùng hưởng lợi. Cũng như vấn đề an ninh lương thực.
b. Các đề xuất Sửa chữa nâng cấp
b1. Đập đất
- Gia cố bảo vệ mái thượng lưu .
- Xây dựng hệ thống mương tiêu thoát nước mặt, trồng cỏ ở
mái hạ lưu.
- Phục hồi lại hệ thống đo đường bão hòa.
- Nâng cấp đường quản lý vận hành trên mặt đập .
- Xây dựng tường chắn sóng thượng lưu
- Áp trúc mái hạ lưu để tăng tính ổn định đặc biệt là phạm vi
lòng sông.
b2. Tràn xả lũ
- Gia cố bảo vệ mặt tràn và tường biên bằng BTCT.
- Xây dựng cầu qua tràn và đường nối tiếp cầu qua tràn
b3. Cống lấy nước
- Sửa chữa phần tiêu năng, tháp cống, trần cống, cửa van.
- Thay thế hệ thống đóng mở cơ khí bằng máy đóng mở tự
động điện.
18
b4. Nhà quản lý : Xây dựng mới nhà quản lý, hàng rào, cửa
vào cho khu vực
3.2.3. Giải pháp kỹ thuật công trình
a. Xác định tần suất thiết kế
+ Theo theo QCVN 04 - 05 : 2012/BNNPTNT: Với công
trình đầu mối dâng nước cấp II, ta có:
- Tần suất lưu lượng lớn nhất tính toán thiết kế công trình
chính P =1%
- Tần suất lưu lượng kiểm tra P=0,2%
- Thời kỳ dẫn dòng P =10%.
b. Phương án kỹ thuật
b1. Hồ chứa
b2. Hình thức điều tiết: Hồ điều tiết năm
c. Công trình đập đất
- Hình thức Đập: Đập đất đồng chất, mặt cắt hình thang
- Tính toán thiết kế chi tiết:
* Nội dung tính toán
- Tính toán xác định mặt cắt ngang đập
- Tính toán thấm và ổn định thấm đập.
* Tài liệu cơ bản
- Các chỉ tiêu thiết kế chủ yếu.
- Hệ số ổn định về trượt mái đập.
+ Đối với trường hợp tổ hợp lực cơ bản [K] = 1,35
+ Đối với trường hợp tổ hợp lực đặc biệt [K] = 1,15
* Tài liệu kỹ thuật và chương trình phục vụ tính toán.
- TCVN 8421- 2010: CTTL - Tải trọng và lực tác dụng lên
công trình do sóng và tàu.
- Các quy định chung : QCVN 04 – 05 : 2012
- Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén TCVN - 8216 : 2009
- Tài liệu địa hình lòng hồ và các hạng mục công trình.
- Tính toán thấm, ổn định đập đất dùng phần mềm Geo – Slope 2004.