Đánh giá biến động tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng ven biển cà mau do phát triển nuôi tôm
- 107 trang
- file .pdf
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM HÀ NỘI
LÊ THỊ MỸ HIỀN
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU DO
PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Mai Trọng Thông, Viện Địa lý – Viện
Khoa học – Công nghệ Việt Nam. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa Địa lý, các thầy cô Tổ
Địa lý Tự nhiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô Viện Địa lý dã
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cùng xin bày tỏ lòng
biết ơn đến UBND tỉnh, Sở Thủy Sản, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài nguyên –
Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau; Viện Chiến
lược và Thiết kế Nông nghiệp; Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội; Phòng đọc tư liệu Khoa Địa lý đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập, tham khảo tài liệu, số liệu phục vụ đề tài.
Và cuối cùng tôi chân thành cám ơn bạn bè, người than đã ủng hộ và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Lê Thị Mỹ Hiền
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
QCCT : Quảng canh cải tiến
UBND : Ủy ban nhân dân
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
CNKT : Công nhân kỹ thuật
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
COD : Nhu cầu oxi hóa học
BOD5 : Nhu cầu oxi sinh hóa
DO : Nồng độ oxi hòa tan trong nước
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
SL : Sản lượng
DT : diện tích
CT : Công trình
KD : Kinh doanh
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
TT : Thị trấn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường rất thuận lợi cho nghề
nuôi tôm phát triển, Cà Mau là tỉnh có bờ biển dài (254 km) với ba mặt giáp
biển bị chi phối bởi hai chế độ triều, kết hợp với hệ thống kênh rạch chằng chịt
và ăn thông với cả hai phía biển Đông và Vịnh Thái Lan qua 20 cửa lớn nhỏ, tạo
điều kiện cho nước biển xâm nhập sâu vào trong nội địa, là môi trường thích
hợp phát triển hệ sinh thái ngập mặn ven biển. Đồng thời với diện tích đất ngập
nước lớn và môi trường sinh thái thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng
thủy sản ở Cà Mau phát triển mạnh, đặc biệt kể từ khi có Nghị quyết 9/2000 và
Quyết định 173/2001 của Chính phủ khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp và phát triển thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Và thực tế nghề nuôi
tôm đã trở thành ngành mũi nhọn và ngày càng phát triển cả về qui mô, diện tích
cũng như hình thức, kỹ thuật canh tác.
Nuôi tôm đã mang lại giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân, giải quyết việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh
nền kinh tế của tỉnh Cà Mau và nền kinh tế chung nước nhà.
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hiện nay ngày càng bộc lộ nhiều tồn tại như:
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, nước, sinh vật…gây
thiệt hại lớn về kinh tế và sự phát triển bền vững của môi trường. Một trong
những biểu hiện rõ nhất là việc phá hủy rừng ngập mặn – hệ sinh thái rất nhạy
cảm - để chuyển thành ao nuôi tôm.
Thực tế quá trình nuôi tôm ở Cà Mau đã trải qua những thăng trầm của
nó. Song, nhờ nuôi tôm cuộc sống của người dân đã được nâng cao, nghề nuôi
tôm dần đi vào ổn định và phát triển tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. Tuy
nhiên, hậu quả của nó về môi trường cũng như sự biến động của tài nguyên thiên
nhiên vùng đất Mũi đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực rất cần được đánh
giá và từ đó, cần thực hiện quy hoạch một cách toàn diện về qui mô, diện tích,
1
mô hình nuôi và kỹ thuật canh tác…đặc biệt là qui hoạch các vùng nuôi tôm phù
hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái. Trên cơ sở xem xét mối quan hệ của nó
với sự phát triển bền vững của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Vì những lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đánh giá biến
động tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng vùng ven biển Cà Mau do phát
triển nuôi tôm” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý Tự nhiên.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá sự biến động của tài nguyên và môi trường đất, nước, rừng do
phát triển nuôi tôm mặn - lợ ở vùng ven biển Cà Mau.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước,
rừng để phát triển nuôi tôm mặn - lợ (tôm sú).
- Góp phần thêm về cơ sở khoa học để nghề nuôi tôm ở Cà Mau phát triển
bền vững.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
Từ mục đích nghiên cứu đã đưa ra, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung và về khu vực nghiên cứu, tình hình hoạt
động nuôi tôm.
Lựa chọn phân tích những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự biến động của tài
nguyên thiên nhiên và môi trường do hoạt động nuôi tôm tại Cà Mau.
Xây dựng bản đồ biến động của tài nguyên đất, rừng và các sơ đồ, biểu đồ biến
động về chất lượng nước do phát triển nuôi tôm giai đoạn 2000 - 2006 ở vùng ven
biển Cà Mau.
Phân tích và đánh giá tổng hợp về sự biến động của tài nguyên đất, nước,
rừng và môi trường và đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.
4. Giới hạn của đề tài:
- Về không gian nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự biến động
của tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng) và môi trường (môi trường đất, môi
trường nước) do phát triển nuôi tôm mặn - lợ ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau.
2
- Về thời gian: khi đánh giá chung về sự phát triển nuôi tôm đề tài sẽ phân
tích cả quá trình phát triển từ 1983 đến nay.
- Nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất, rừng và môi trường sẽ chỉ tập
trung vào giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Vùng ven biển Cà Mau với đặc trưng là vùng đất ngập nước, với hệ sinh
thái rừng ngập mặn rất đặc trưng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
tác giả như trong nước, trong đó có một số công trình đáng chú ý như:
- Các công trình nghiên cứu của Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam
+ Dự án "Tự do hóa thương mại, đói nghèo nông thôn và môi trường.
Chương trình nghiên cứu ở Việt Nam" do cộng đồng châu Âu (EU) và World
Bank (WB) tài trợ [24]. Trong dự án này các tác giả đã phân tích tác động của tự
do hóa thương mại đến phát triển nuôi tôm, ảnh hưởng của nuôi tôm đến vấn đề
đói nghèo và sự biến động của các hệ sinh thái và môi trường ở Cà Mau.
+ Dự án “Đánh giá hệ sinh thái đất ngập nước hạ lưu sông Mê Kông”
thuộc chương trình quốc tế Đánh giá thiên niên kỉ, nghiên cứu về hiện trạng, xu
thế biến động và tác nhân gây biến động các hệ sinh thái vùng đồng bằng sông
Cửu Long trong vòng 50 năm qua, trong đó có tác động của việc nuôi tôm ở Cà
Mau.
- Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn và vấn đề nuôi tôm cũng là đề
tài nghiên cứu của nhiều tác giả như: Phạm Đình Đôn, Đặng Trung Tấn, Phan
Nguyên Hồng…[5, 27, 28]
- Nguyễn Hoàng Long với luận án " Đánh giá hiện trạng, xu thế biến động
của các hệ sinh thái và dịch vụ của chúng ở Nam Cà Mau" [26]
Ngoài ra có nhiều bài báo viết về sự biến động của rừng ngập mặn và
chất lượng môi trường đất, nước mặt (quá trình phèn hóa, xâm nhập mặn)… ở
Cà Mau.
3
6. Những đóng góp của đề tài
+ Phân tích, đánh giá một cách tương đối chi tiết mối quan hệ giữa phát
triển nuôi tôm với sự biến động của tài nguyên và môi trường đất, nước, rừng.
+ Xây dựng bản đồ sự biến động của tài nguyên đất và rừng, các biểu
đồ, sơ đồ biến động môi trường nước do phát triển nuôi tôm tại vùng ven biển
Cà Mau.
+ Đưa ra những kiến nghị và giải pháp hợp lý cho việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường do phát triển nuôi tôm.
7. Cấu trúc luận văn:
Mở đầu
- Lý do lựa chọn đề tài.
- Mục đích và nội dung nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Giới hạn của đề tài.
- Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Cấu trúc của luận văn.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ GIỚI THIỆU
VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau
1.1.1. Vị trí địa lý
Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam của Việt Nam, thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau.
Lãnh thổ được chia làm hai phần: phần đất liền và phần biển chủ quyền .
Phần đất liền có tọa độ từ 8030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc, từ 10408’ đến 10505’ kinh
độ Đông. Vùng biển Cà Mau rộng khoảng 1000000 km2 có rất nhiều đảo và
quần đảo lớn nhỏ.
- Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.
- Phía Nam và Đông giáp với biển Đông.
- Phía Tây giáp với vịnh Thái Lan.
Diện tích đất liền của tỉnh là 5329,16 km2 chiếm 13,13% diện tích vùng
đồng bằng sông Cửu Long và 1,58% diện tích cả nước.
Về mặt hành chính tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành
phố Cà Mau, huyện Thới Bình, huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Cái
Nước, huyện Phú Tân, huyện Đầm Dơi, huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển.
Cà Mau còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, là một trong bốn tiểu vùng kinh tế động lực của đồng bằng sông Cửu
Long là Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau. Cà Mau còn là điểm đến
của những tuyến đường bộ và thủy quan trọng.
- Quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí Minh - Bạc Liêu - Cà Mau - Năm Căn.
- Quốc lộ 63 nối Cà Mau và Kiên Giang.
- Tuyến Quảng Lộ - Phụng Hiệp.
- Tuyến đường thủy Cà Mau - Thành phố Hồ Chí Minh.
5
Với vị trí gần như trung tâm khu vực Đông Nam Á, Cà Mau có mối quan
hệ kinh tế chặt chẽ với các nước lân cận và được xác định nằm trong hành lang
phát triển phía Nam ( Bangkok - Phnompenh - Hà Tiên - Cà Mau).
Cà Mau có ba mặt giáp biển với đường bờ biển dài 254 km và vùng thềm
lục địa giàu tài nguyên là lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển
đảo, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà vị trí địa lý mang lại, Cà Mau
cũng có những hạn chế nhất định như: nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…), tiếp giáp với nhiều nước qua 3 mặt
giáp biển có ý nghĩa lớn về bảo vệ quốc phòng, nằm trong vùng biển có nhiều
thiên tai…
Bảng 1.1: Diện tích, dân số và đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau
Dân số
STT Đơn vị hành chính Diện tích
2002 2004 2006
Toàn tỉnh 5329 1165876 1205116 1234896
1 Tp. Cà Mau 250 189998 198642 204895
2 Huyện U Minh 775 87977 86461 92312
3 Huyện Thới Bình 640 136268 140350 144299
4 Huyện Trần Văn Thời 716 188497 194198 195263
5 Huyện Cái Nước 417 250637 133017 148943
6 Huyện Đầm Dơi 826 176039 181770 186271
7 Huyện Ngọc Hiển 732 136460 79620 83152
8 Huyện Năm Căn 509 70868 72863
9 Huyện Phú Tân 464 120190 106898
Nguồn : Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau,
thời kỳ đến năm 2020. Cà Mau năm 2007
6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Nhìn chung địa hình Cà Mau tương đối bằng phẳng và thấp (đặc trưng
chung của đồng bằng sông Cửu Long) với độ cao trung bình 0,5 - 1m so với
mực nước biển. Các khu vực trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp có địa hình
cao hơn, các khu vực trầm tích biển hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung
bình và trũng thấp) chiếm tới 89%, phù hợp cho các loại cây chịu nước như rừng
ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, nuôi trồng thủy sản.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, kết hợp với
phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước ven biển nền đất yếu đã
gây khó khăn cho xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đường giao thông…
1.1.2.2. Địa chất
Tỉnh Cà Mau được phủ bởi lớp phù sa mới cuối kỷ Holoxen, có thành
phần chủ yếu là sét màu xám xanh, đen hoặc nâu với các lớp cát mịn dưới sâu.
Đặc điểm địa chất này có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và độ phị của các
nhóm đất, từ đó ảnh hưởng đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.
1.1.2.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu
Cà Mau có chế độ khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao, ổn định và lượng
mưa lớn.
Nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau đạt 26.50C. Tuy nhiên nhiệt độ có sự
chênh lệch giữa các tháng trong năm, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 4 với 27.60C và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 với 250C.
Tổng lượng nhiệt hoạt động lớn từ 8500 - 100000C với số giờ nắng trung
bình năm trên 2000 giờ (năm 2006 đạt 2174.5 giờ).
Lượng mưa trung bình năm cao 2360 mm, có sự phân theo mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với khoảng 165 ngày có mưa, lượng
mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là
7
tháng 8 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa có
lượng bóc hơi cao nhất.
Độ ẩm trung bình tương đối cao luôn đạt trên 80%.
Chế độ gió thay đổi theo mùa khá rõ rệt: Mùa khô thịnh hành hướng gió
Đông Bắc và gió Đông, vận tốc gió trung bình khoảng 1.6 – 2.8 m/s ; Mùa mưa
là thời gian hoạt động mạnh của gió hướng Tây Nam và gió hướng Tây, vận tốc
trung bình 1.8 - 4.4 m/s.
Bảng 1. 2: Diễn biến các yếu tố thời tiết tỉnh Cà Mau từ 2000 – 2006
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nhiệt độ trung
27.3 27.6 27.8 27.7 27.6 27.6 27.6
bình năm (0C)
Số giờ nắng trung
2018.5 2148.7 2507.6 2317.7 2321.7 2326.2 2174.5
bình năm (h)
Lượng mưa trung
2629.7 2392.5 2329.8 2490.8 1931.6 2263 2386.9
bình năm (mm)
Độ ẩm trung bình
82.2 81.5 80 81 81 81 83
năm (%)
Nguồn: Niên giám thống kê. Cục thống kê Cà Mau 2006
Với điều kiện khí hậu như trên, Cà Mau có khí hậu ôn hòa, là yếu tố thuận
lợi cho cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển. Chế độ phân
mùa kết hợp với thủy triều ven biển tạo ra hệ sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản kết hợp với trồng lúa có hiệu quả cao…
Bên cạnh những thuận lợi khí hậu Cà Mau có những mặt hạn chế:
- Vào mùa khô thường thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời
sự xâm nhập mặn sâu vào trong nội địa (sông đầm nuôi tôm…) gây ảnh hưởng
đến sản xuất lúa, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Đây cũng là yếu tố
làm cho mô hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm của tỉnh Cà Mau chưa
8
thành công trên diện rộng. Nắng hạn kéo dài trong mùa khô còn làm tăng nguy
cơ cháy rừng.
- Trong những năm gần đây, mùa mưa thường diễn biến rất phức tạp,
trong năm thường có nhiều trận dông, lốc và bão càng làm ảnh hưởng đến mọi
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Cà Mau. Ngay cả trong mùa mưa
cũng thường có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn Bà Chằn) đã làm tăng sự
nhiễm mặn cho những vùng sản xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Thủy văn
Chế độ thủy triều: với 3 mặt giáp biển Cà Mau vừa chịu ảnh hưởng của
chế độ nhật triều không đều của Vịnh Thái Lan, vừa bị tác động trực tiếp của
chế độ bán nhật triều của biển Đông. Sự chi phối của cả hai chế độ triều đã đem
lại cho Cà Mau những thuận lợi : phát triển tính đa dạng sinh học - đây là các
vùng có giá trị tài nguyên sinh vật lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thuận
lợi cho giao thông đi lại theo con nước, lấy nước, thoát nước cho các vùng đầm
nuôi tôm… Tuy nhiên, nó cũng mạng lại những khó khăn nhất định như hình
thành những vùng giáp nước gây khó khăn cho tiêu thoát úng trong mùa mưa,
nước biển dâng cao vào những lúc triều cường gây tình trạng tràn mặn đã ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống…
Chế độ thủy văn: Cà Mau có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều quanh năm, với khoảng 20 cửa sông lớn
nhỏ thông ra biển. Điều này đã làm cho toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh đều bị
nhiễm mặn, chế độ triều rất phức tạp và việc ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau gặp
nhiều khó khăn…
1.1.2.4. Tài nguyên đất
Đất Cà Mau được hình thành trên các trầm tích trẻ, trong đó 34% diện
tích tự nhiên được hình thành do trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp, 12% là
trầm tích sông – đầm lầy, 13% là trầm tích biển – đầm lầy, 36% là trầm tích biển
và 2% là trầm tích đầm lầy. Vì vậy, phần lớn diện tích đất của tỉnh là đất mặn và
phèn. Các nhóm đất chính:
9
- Nhóm đất mặn: diện tích 208496 ha chiếm 40.1% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời… Đây là loại đất
có thành phần cơ giới mịn, không có tầng phèn tiềm tàng hoặc phèn hoạt động.
Đất mặn chủ yếu do nhiễm mặn từ nước biển, có thể chia ra: đất mặn
nặng có 31492 ha chiếm 6.04% diện tích đất tự nhiên; đất mặn trung bình 1154
ha chiếm 0.22% diện tích đất tự nhiên; đất mặn ít 175850 ha chiếm 33.75% diện
tích đất tự nhiên. Nhóm đất này thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn ven
biển, nuôi tôm nước mặn, nước lợ và trồng cây ăn trái.
- Đất phèn chiếm đa số, tổng diện tích 279974 ha, chiếm 53.73% diện tích
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc
Hiển, Năm Căn, Cái Nước. Trong đó đất phèn tiềm tàng là 198689 ha, đất phèn
hoạt động là 81285 ha. Nhóm đất này chủ yếu được sử dụng vào trồng rừng ngập
mặn, rừng tràm, trồng cây hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất than bùn: diện tích 8698 ha, chiếm 1.67% diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung ở khu vực rừng tràm (vườn quốc gia U Minh hạ).
- Nhóm đất bãi bồi: diện tích 19000 ha, phân bố chủ yếu ở vùng bãi bồi
phía Tây Nam huyện Ngọc Hiển, huyện Năm Căn và huyện Phú Tân. Nhóm đất
này chủ yếu được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ.
- Nhóm đất cát giồng: diện tích 671 ha, chiếm 0.13% diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung ở khu vực dọc ven bãi Khai Long huyện Ngọc Hiển, được sử
dụng trồng rau màu thực phẩm và cây ăn quả.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các loại đất Cà Mau năm 2006
4% 2%
40%
54%
đất than bùn đất phèn
đất mặn đất bãi bồi
10
Sự chiếm ưu thế của đất mặn và đất phèn ở Cà Mau như vậy đã dẫn dến
việc sử dụng đất trong các ngành kinh tế sao cho hợp lý.
Bảng 1.3: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Cà Mau năm 2007
Đồng bằng sông
TT Loại hình sử dụng đất Cà Mau Cả nƣớc
Cửu Long
Tổng diện tích tự nhiên 533163.53 4060234.64 33115039.68
1 Đất nông nghiệp 475071.99 3431292.07 24997152.97
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 142020.62 2560643.74 9420276.09
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 87090.42 2024175.50 6309624.52
1.1.1.1 Đất lúa 80623.80 1886194.86 4105835.11
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 6466.62 137980.64 2203789.41
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 54930.20 536468.24 3110651.57
1.2 Đất lâm nghiệp 103593.75 336831.39 14816616.62
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 228197.25 522726.23 728577.11
1.4 Đất làm muối 121.33 4308.76 13670.73
1.5 Đất nông nghiệp khác 1139.04 6781.93 18012.39
2 Đất phi nông nghiệp 47253.87 583171.39 3385702.82
2.1 Đất ở 6736.30 110046.04 620356.30
2.2 Đất chuyên dùng 20566.10 234146.97 1553678.30
2.3 Đất phi nông nghiệp còn lại 19951.47 238978.39 1211668.22
3 Đất chưa sử dụng 10837.67 45771.18 4732183.78
Nguồn: Niên giám thống kê. Cục thống kê Cà Mau. 2006
1.1.2.5. Tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên rất quan trọng, nước ở Cà Mau rất đa dạng và
có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.
- Nước mặt: chủ yếu của Cà Mau là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa
từ biển vào chưa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng
ngập mặn, rừng tràm và ruộng nuôi thủy sản. Nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ
11
cho sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt và nguồn nước đưa từ biển vào (mặn -
lợ) hoặc được pha trộn với nước mưa là điều kiện phát triển nuôi tôm mặn - lợ.
Tài nguyên đất kết hợp với nguồn nước mặn, nước lợ là tiềm năng lớn để
phát triển nuôi trồng thủy sản trong nội đồng. Diện tích nuôi tôm nước lợ (kể cả
nuôi kết hợp dưới tán rừng ngập mặn) của tỉnh năm 2005 đạt 248000 ha và năm
2006 là 251856 ha, chiếm 27.2% diện tích nuôi tôm nước lợ, nước mặn toàn
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ở vùng ven biển, vùng biển của tỉnh
Cà Mau có tiềm năng lớn để nuôi thủy hải sản.
- Nước ngầm: nguồn nước ngầm có ý nghĩa rất lớn đối với sinh hoạt của
người dân cùng như phục vụ các ngành sản xuất khác. Do nguồn nước ngọt đưa
vào Cà Mau không có (dự án đưa nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau theo dự án
thủy lợi vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp chưa thực hiện được) cộng với việc khai
thác nguồn nước mặn để nuôi tôm tràn lan có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái
nước ngọt và ô nhiễm nguồn nước.
Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước ngầm của tỉnh Cà Mau khoảng 6
triệu km3/ngày. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác chiếm khoảng 1/3 trữ
lượng tiềm năng qua 26000 giếng nước. Việc khai thác nước ngầm không được
quy hoạch hợp lý sẽ dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm.
1.1.2.6. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật của tỉnh Cà Mau rất phong phú và đa dạng cả thực vật
và động vật.
- Tài nguyên rừng:
Cà Mau có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 108025 ha năm 2006, trong đó
diện tích có rừng là 96350.3 ha, diện tích chưa có rừng 11674.7 ha. Đất rừng
được chia ra 3 loại:
+ Đất rừng đặc dụng 17830.7 ha trong đó diện tích có rừng là 17551.7 ha.
+ Đất rừng phòng hộ 26132.6 ha, diện tích có rừng là 25151.6 ha.
+ Đất rừng sản xuất 64061.7 ha, diện tích có rừng 53647 ha.
12
Cà Mau có hai loại hệ sinh thái rừng đặc thù đó là hệ sinh thái rừng ngập
mặn ven biển và rừng tràm U Minh hạ. Đây là loại rừng có giá trị cao về mặt
cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu và phòng hộ ven biển, đặc biệt là bảo vệ
tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên giá trị kinh tế của hai loại rừng này không cao.
Tổng trữ lượng rừng Cà Mau đạt khoảng 2.2 triệu m3, trong đó trữ lượng
rừng tràm khoảng 1.44 triệu m3 và trữ lượng rừng ngập mặn khoảng 770000 m3.
- Về đa dạng sinh học: vùng đất ngập nước Cà Mau rất phong phú gồm
các hệ sinh thái tự nhiên: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đầm lầy, hệ
sinh thái rừng ngập úng và hệ sinh thái cửa sông.
Trong hệ sinh thái ven biển của tỉnh Cà Mau, có vườn quốc gia Mũi Cà
Mau ( thuộc địa bàn huyện Ngọc Hiển và Năm Căn), có giá trị bảo tồn nguồn
gen quý hiếm (22 loài thực vật ngập mặn, 13 loài thú, 74 loài chim, 17 loài bò
sát và 133 loài động vật phiêu sinh).
Về động vật, Cà Mau rất phong phú với 270 loài lưỡng cư, bò sát chim
thú và rất nhiều loài thủy sinh khác. Trong đó, một số loài có giá trị kinh tế cao
là: ong, thân mềm (ngao, sò huyết…) các loài giáp xác đặc biệt là tôm…
1.1.2.7. Tai biến tự nhiên
Vùng ven biển Cà Mau có ba mặt giáp biển, chịu ảnh hưởng của hai chế
độ triều biển Đông và vinh Thái Lan, biên độ triều lớn. Ven biển là hệ sinh thái
rừng ngập mặn có tác dụng chống sạt lở bờ biển, cửa sông. Hiện nay, hệ sinh
thái này đã bị suy giảm về diện tích và chất lượng mà cụ thể là việc phá rừng
ngập mặn có tác dụng phòng hộ ven biển thành các ao đầm nuôi tôm đã ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường. Hậu quả là gây ra các tai biến tự nhiên như sụp lở
đất, gió bão, lũ lụt, sự xâm nhập của nước mặn, triều cường…
- Sụp lở đất là nguy cơ thường xuyên đối với nhiều địa phương trong
vùng, đặc biệt là các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển. Hiện tượng sụp lở
đất có ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống người dân (vì khu vực sụp lở
thường tập trung đông dân cư).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sụp lở đất
13
+ Do chênh lệch biên độ triều cao.
+ Do kết cấu địa chất kém bền vững.
+ Do tác động của mưa gió làm rửa trôi lớp đất mặt, xuất hiện vết nứt.
+ Một phần do tác động của các phương tiện giao thông đường thủy.
+ Do thiếu vành đai rừng chắn sóng, ngăn triều.
Tóm lại, hầu hết các nguyên nhân trên đều có liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến sự suy giảm hệ sinh thái rừng ngập mặn do hoạt động nuôi tôm. Tình trạng sạt
lở cửa sông, ven biển đang đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Ngày nay, công tác đầu tư bảo vệ chống sụp lở đất đang được quan tâm
như khôi phục diện tích rừng phòng hộ và giải pháp kỹ thuật xử lý kè chống sạt
lở chưa phát huy hiệu quả.
- Bão lụt là thiên tai xảy ra thường xuyên của cả nước đặc biệt là vào mùa
mưa bão. Hàng năm có khoảng vài cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp và gây tác
hại lớn đến vùng ven biển Cà Mau. Do mất diện tích rừng ngập mặn có tính chất
phòng hộ ven biển. Cùng với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay, các cơn
bão ngày càng gây tác hại nghiêm trọng hơn, thiệt hại do bão lụt vùng ven biển
Cà Mau ngày càng nhiều.
Cơn bão số 4 cuối năm 2004 gây một số thiệt hại về vật chất, huyện Năm
Căn có 3 nhà bị tốc mái, 71 hộ dân ảnh hưởng do việc đắp bờ thủy lợi không
chắc chắn và mất rừng ngập mặn ven biển nên nước tràn vào khu đất nông
nghiệp làm thiệt hại hoa màu, cây ăn trái và chăn nuôi.
- Xâm nhập mặn
Việc phát triển nuôi tôm vùng ven biển Cà Mau có ảnh hưởng rất lớn đến
sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội địa. Mà các nguyên nhân cụ thể là:
+ Việc biến hệ sinh thái rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm đã tạo điều
kiện cho nước biển xâm nhập sâu vào nội địa.
+ Việc tự ý đưa nước mặn vào nội địa để nuôi tôm.
+ Thiếu nước vào mùa khô dẫn đến nước mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào
sông rạch.
14
+ Nước mặn theo hệ thống sông rạch, hệ thống thủy lợi vào sâu trong nội
địa do phần lớn hệ thống sông rạch đều ăn thông với biển và hệ thống thủy lợ
ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau (Quản Lộ - Phụng Hiệp) chưa phát huy được tác
dụng tích cực mà có một số biểu hiện ngược lại.
Kết quả là hiện nay sự xâm nhập của nước mặn vào nội địa đã và đang diễn ra
rất mạnh nhất là vào mùa khô, có nơi nước mặn xâm nhập vào đất liền tới 70 km.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Dân cư - lao động
- Dân cư:
Dân số trung bình của Cà Mau năm 2005 là 1219500 người, năm 2006 là
1234896 người và năm 2007 là 1248770 người.
Mật độ dân số trung bình năm 2005 là 229 người/km2, năm 2006 là 231
người/km2 (đồng bằng sông Cửu Long là 435 người/km2 và cả nước là 256
người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm cũng giảm dần, năm 2005 là 1.52%, năm
2006 là 1.46% và năm 2007 là 1.36%. Tỷ lệ tăng dân số của Cà Mau giảm do
giảm cả của tỷ suất sinh và gia tăng cơ học do lao động đi làm việc tại các khu
công nghiệp, các nghề dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền
Đông, một số đi làm ở nước ngoài (riêng năm 2006 số lao động đi làm việc ở
ngoài tỉnh là nước ngoài là khoảng 10300 người.
Bảng 1.4: Dân số Cà Mau qua các năm
Dân số Mật độ dân số Tỷ lệ sinh Tỷ lệ tử Tỷ lệ tăng tự
Năm
(ngƣời) (ngƣời/km2) (0/00) (0/00) nhiên (%)
2001 1161870 218 21.76 3.99 17.77
2002 1165876 224 19.43 3.74 15.69
2003 1188430 228 19.26 3.83 15.43
2004 1205116 231 19.46 4.72 14.74
2005 1219505 229 20.80 4.85 15.95
2006 1234896 232 18.57 4.87 13.70
Nguồn: Niên giám thống kê. Cục thống kê Cà Mau. 2006
15
Mật độ dân số phân bố không đều theo không gian, thành phố Cà Mau có
mật độ tập trung dân số rất cao 819 người/km2 gấp 3.53 lần mật độ chung của
tỉnh, huyện có mật độ dân số thấp nhất là Ngọc Hiển 114 người/km2 chỉ bằng
0.49 lần mật độ dân số chung của cả Tỉnh.
Tỷ lệ giới tính tương đối cân bằng, tỷ lệ nữ/ nam là 50.68/49.32 và tỷ lệ
nữ luôn cao hơn nam ở tất cả các huyện.
Dân số của tỉnh Cà Mau phân bố không đều, mật độ dân số ở các phường,
thị trấn cao hơn nhiều lần so với các xã, nhất là các xã ven biển. Năm 2006 mật
độ dân số thành thị 1247 người/km2, mật độ dân số vùng nông thôn là 118
người/km2, các xã ven biển chỉ đạt 146 người/km2.
Cà Mau là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số,
dân tộc Khơme chiếm gần 3%, dân tộc Hoa 0.95%.
- Lao động:
Cà Mau là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ với nguồn lao động đông đảo năm
2005 là 862144 người, chiếm 70.70% dân số, năm 2006 chiếm 70.56% dân số.
Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 821994 người năm 2005 và 831917
người năm 2006 chiếm 67.40% dân số cả tỉnh. Và nguồn lao động thực tế đang
làm việc trong các ngành kinh tế năm 2005 là 613456 người, năm 2006 là
620862 người. Qua số liệu trên ta thấy, lực lượng lao động của Cà Mau đông và
tăng nhanh qua các năm.
Nguồn lao động Cà Mau chưa được sử dụng triệt để, số người trong độ
tuổi lao động nhưng chưa tham gia vào các ngành kinh tế là tương đối cao chiếm
25.37% năm 2006 (bao gồm cả những người đang đi học, nội trợ, chưa có việc
làm và cả thất nghiệp).
Về chất lượng nguồn lao động:
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động thấp, chưa đạt
mức bình quân cả nước. Theo số liệu điều tra năm 2005, trình độ lao động của
tỉnh còn rất hạn chế 73.4% mới có trình độ văn hóa tiểu học, 18% có trình độ
16
trung học cơ sở, 8.6% có trình độ phổ thông trung học( vùng Đồng bằng sông
cửu long là 11.37%).
Khả năng, trình độ kỹ thuật của lao động tỉnh Cà Mau cũng còn thấp, đa
số là lao động phổ thông (chiếm 84%), số lao động kỹ thuật và được đào tạo
năm 2005 mới đạt khoảng 16.4% (so với bình quân cả nước là 25%) và năm
2007 đạt 23%. Tác phong lao động công nghiệp chưa cao, ý thức chấp hành kỹ
luật lao động thấp…
Bảng 1. 5: Chất lƣợng lao động Cà Mau so với đồng bằng sông Cửu Long
Cà Mau Đồng bằng sông Cửu Long
Lao động mù chữ % 3.36 5.38
Lao động chưa tốt nghiệp Tiểu học % 25.2 25.81
Lao động tốt nghiệp THCS trở lên % 26.6 27.7
Lao động tốt nghiệp THPT 8.6 11.37
Lao động từ qua học nghề trở lên 16.4 16.43
Lao động từ CNKT có bằng trở lên % 6.08 8.04
Nguồn : Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau,
thời kỳ đến năm 2020. Cà Mau 2007
Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo ngành,lĩnh vực kinh tế.
Bảng 1. 6: So sánh cơ cấu sử dụng lao động giữa tỉnh Cà Mau với vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và cả nƣớc (%)
Năm 2000 Năm 2005
Lĩnh vực Cà Đồng Cả Đồng Cả
Cà Mau
Mau bằng SCL nƣớc bằng SCL nƣớc
Nông lâm nghiệp 86.4 61.5 67.2 83.0 59.7 56.7
Công nghiệp –
4.4 11.2 12.6 5.2 13.6 17.9
xây dựng
Dịch vụ 9.2 27.3 20.2 11.8 26.7 25.4
Nguồn: BCTH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau, thời kỳ đến
năm 2020. Cà Mau, 2007
17
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM HÀ NỘI
LÊ THỊ MỸ HIỀN
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU DO
PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Mai Trọng Thông, Viện Địa lý – Viện
Khoa học – Công nghệ Việt Nam. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa Địa lý, các thầy cô Tổ
Địa lý Tự nhiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô Viện Địa lý dã
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cùng xin bày tỏ lòng
biết ơn đến UBND tỉnh, Sở Thủy Sản, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài nguyên –
Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau; Viện Chiến
lược và Thiết kế Nông nghiệp; Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội; Phòng đọc tư liệu Khoa Địa lý đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập, tham khảo tài liệu, số liệu phục vụ đề tài.
Và cuối cùng tôi chân thành cám ơn bạn bè, người than đã ủng hộ và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Lê Thị Mỹ Hiền
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
QCCT : Quảng canh cải tiến
UBND : Ủy ban nhân dân
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
CNKT : Công nhân kỹ thuật
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
COD : Nhu cầu oxi hóa học
BOD5 : Nhu cầu oxi sinh hóa
DO : Nồng độ oxi hòa tan trong nước
SS : Hàm lượng chất rắn lơ lửng
SL : Sản lượng
DT : diện tích
CT : Công trình
KD : Kinh doanh
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
TT : Thị trấn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường rất thuận lợi cho nghề
nuôi tôm phát triển, Cà Mau là tỉnh có bờ biển dài (254 km) với ba mặt giáp
biển bị chi phối bởi hai chế độ triều, kết hợp với hệ thống kênh rạch chằng chịt
và ăn thông với cả hai phía biển Đông và Vịnh Thái Lan qua 20 cửa lớn nhỏ, tạo
điều kiện cho nước biển xâm nhập sâu vào trong nội địa, là môi trường thích
hợp phát triển hệ sinh thái ngập mặn ven biển. Đồng thời với diện tích đất ngập
nước lớn và môi trường sinh thái thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng
thủy sản ở Cà Mau phát triển mạnh, đặc biệt kể từ khi có Nghị quyết 9/2000 và
Quyết định 173/2001 của Chính phủ khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp và phát triển thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Và thực tế nghề nuôi
tôm đã trở thành ngành mũi nhọn và ngày càng phát triển cả về qui mô, diện tích
cũng như hình thức, kỹ thuật canh tác.
Nuôi tôm đã mang lại giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân, giải quyết việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh
nền kinh tế của tỉnh Cà Mau và nền kinh tế chung nước nhà.
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hiện nay ngày càng bộc lộ nhiều tồn tại như:
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, nước, sinh vật…gây
thiệt hại lớn về kinh tế và sự phát triển bền vững của môi trường. Một trong
những biểu hiện rõ nhất là việc phá hủy rừng ngập mặn – hệ sinh thái rất nhạy
cảm - để chuyển thành ao nuôi tôm.
Thực tế quá trình nuôi tôm ở Cà Mau đã trải qua những thăng trầm của
nó. Song, nhờ nuôi tôm cuộc sống của người dân đã được nâng cao, nghề nuôi
tôm dần đi vào ổn định và phát triển tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. Tuy
nhiên, hậu quả của nó về môi trường cũng như sự biến động của tài nguyên thiên
nhiên vùng đất Mũi đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực rất cần được đánh
giá và từ đó, cần thực hiện quy hoạch một cách toàn diện về qui mô, diện tích,
1
mô hình nuôi và kỹ thuật canh tác…đặc biệt là qui hoạch các vùng nuôi tôm phù
hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái. Trên cơ sở xem xét mối quan hệ của nó
với sự phát triển bền vững của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Vì những lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đánh giá biến
động tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng vùng ven biển Cà Mau do phát
triển nuôi tôm” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý Tự nhiên.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá sự biến động của tài nguyên và môi trường đất, nước, rừng do
phát triển nuôi tôm mặn - lợ ở vùng ven biển Cà Mau.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước,
rừng để phát triển nuôi tôm mặn - lợ (tôm sú).
- Góp phần thêm về cơ sở khoa học để nghề nuôi tôm ở Cà Mau phát triển
bền vững.
3. Nhiệm vụ của đề tài:
Từ mục đích nghiên cứu đã đưa ra, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung và về khu vực nghiên cứu, tình hình hoạt
động nuôi tôm.
Lựa chọn phân tích những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự biến động của tài
nguyên thiên nhiên và môi trường do hoạt động nuôi tôm tại Cà Mau.
Xây dựng bản đồ biến động của tài nguyên đất, rừng và các sơ đồ, biểu đồ biến
động về chất lượng nước do phát triển nuôi tôm giai đoạn 2000 - 2006 ở vùng ven
biển Cà Mau.
Phân tích và đánh giá tổng hợp về sự biến động của tài nguyên đất, nước,
rừng và môi trường và đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.
4. Giới hạn của đề tài:
- Về không gian nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự biến động
của tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng) và môi trường (môi trường đất, môi
trường nước) do phát triển nuôi tôm mặn - lợ ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau.
2
- Về thời gian: khi đánh giá chung về sự phát triển nuôi tôm đề tài sẽ phân
tích cả quá trình phát triển từ 1983 đến nay.
- Nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất, rừng và môi trường sẽ chỉ tập
trung vào giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Vùng ven biển Cà Mau với đặc trưng là vùng đất ngập nước, với hệ sinh
thái rừng ngập mặn rất đặc trưng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
tác giả như trong nước, trong đó có một số công trình đáng chú ý như:
- Các công trình nghiên cứu của Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam
+ Dự án "Tự do hóa thương mại, đói nghèo nông thôn và môi trường.
Chương trình nghiên cứu ở Việt Nam" do cộng đồng châu Âu (EU) và World
Bank (WB) tài trợ [24]. Trong dự án này các tác giả đã phân tích tác động của tự
do hóa thương mại đến phát triển nuôi tôm, ảnh hưởng của nuôi tôm đến vấn đề
đói nghèo và sự biến động của các hệ sinh thái và môi trường ở Cà Mau.
+ Dự án “Đánh giá hệ sinh thái đất ngập nước hạ lưu sông Mê Kông”
thuộc chương trình quốc tế Đánh giá thiên niên kỉ, nghiên cứu về hiện trạng, xu
thế biến động và tác nhân gây biến động các hệ sinh thái vùng đồng bằng sông
Cửu Long trong vòng 50 năm qua, trong đó có tác động của việc nuôi tôm ở Cà
Mau.
- Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn và vấn đề nuôi tôm cũng là đề
tài nghiên cứu của nhiều tác giả như: Phạm Đình Đôn, Đặng Trung Tấn, Phan
Nguyên Hồng…[5, 27, 28]
- Nguyễn Hoàng Long với luận án " Đánh giá hiện trạng, xu thế biến động
của các hệ sinh thái và dịch vụ của chúng ở Nam Cà Mau" [26]
Ngoài ra có nhiều bài báo viết về sự biến động của rừng ngập mặn và
chất lượng môi trường đất, nước mặt (quá trình phèn hóa, xâm nhập mặn)… ở
Cà Mau.
3
6. Những đóng góp của đề tài
+ Phân tích, đánh giá một cách tương đối chi tiết mối quan hệ giữa phát
triển nuôi tôm với sự biến động của tài nguyên và môi trường đất, nước, rừng.
+ Xây dựng bản đồ sự biến động của tài nguyên đất và rừng, các biểu
đồ, sơ đồ biến động môi trường nước do phát triển nuôi tôm tại vùng ven biển
Cà Mau.
+ Đưa ra những kiến nghị và giải pháp hợp lý cho việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường do phát triển nuôi tôm.
7. Cấu trúc luận văn:
Mở đầu
- Lý do lựa chọn đề tài.
- Mục đích và nội dung nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Giới hạn của đề tài.
- Lịch sử nghiên cứu đề tài
- Cấu trúc của luận văn.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ GIỚI THIỆU
VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau
1.1.1. Vị trí địa lý
Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam của Việt Nam, thuộc vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau.
Lãnh thổ được chia làm hai phần: phần đất liền và phần biển chủ quyền .
Phần đất liền có tọa độ từ 8030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc, từ 10408’ đến 10505’ kinh
độ Đông. Vùng biển Cà Mau rộng khoảng 1000000 km2 có rất nhiều đảo và
quần đảo lớn nhỏ.
- Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.
- Phía Nam và Đông giáp với biển Đông.
- Phía Tây giáp với vịnh Thái Lan.
Diện tích đất liền của tỉnh là 5329,16 km2 chiếm 13,13% diện tích vùng
đồng bằng sông Cửu Long và 1,58% diện tích cả nước.
Về mặt hành chính tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành
phố Cà Mau, huyện Thới Bình, huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Cái
Nước, huyện Phú Tân, huyện Đầm Dơi, huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển.
Cà Mau còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, là một trong bốn tiểu vùng kinh tế động lực của đồng bằng sông Cửu
Long là Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau. Cà Mau còn là điểm đến
của những tuyến đường bộ và thủy quan trọng.
- Quốc lộ 1A từ thành phố Hồ Chí Minh - Bạc Liêu - Cà Mau - Năm Căn.
- Quốc lộ 63 nối Cà Mau và Kiên Giang.
- Tuyến Quảng Lộ - Phụng Hiệp.
- Tuyến đường thủy Cà Mau - Thành phố Hồ Chí Minh.
5
Với vị trí gần như trung tâm khu vực Đông Nam Á, Cà Mau có mối quan
hệ kinh tế chặt chẽ với các nước lân cận và được xác định nằm trong hành lang
phát triển phía Nam ( Bangkok - Phnompenh - Hà Tiên - Cà Mau).
Cà Mau có ba mặt giáp biển với đường bờ biển dài 254 km và vùng thềm
lục địa giàu tài nguyên là lợi thế cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển
đảo, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà vị trí địa lý mang lại, Cà Mau
cũng có những hạn chế nhất định như: nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…), tiếp giáp với nhiều nước qua 3 mặt
giáp biển có ý nghĩa lớn về bảo vệ quốc phòng, nằm trong vùng biển có nhiều
thiên tai…
Bảng 1.1: Diện tích, dân số và đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau
Dân số
STT Đơn vị hành chính Diện tích
2002 2004 2006
Toàn tỉnh 5329 1165876 1205116 1234896
1 Tp. Cà Mau 250 189998 198642 204895
2 Huyện U Minh 775 87977 86461 92312
3 Huyện Thới Bình 640 136268 140350 144299
4 Huyện Trần Văn Thời 716 188497 194198 195263
5 Huyện Cái Nước 417 250637 133017 148943
6 Huyện Đầm Dơi 826 176039 181770 186271
7 Huyện Ngọc Hiển 732 136460 79620 83152
8 Huyện Năm Căn 509 70868 72863
9 Huyện Phú Tân 464 120190 106898
Nguồn : Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau,
thời kỳ đến năm 2020. Cà Mau năm 2007
6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Nhìn chung địa hình Cà Mau tương đối bằng phẳng và thấp (đặc trưng
chung của đồng bằng sông Cửu Long) với độ cao trung bình 0,5 - 1m so với
mực nước biển. Các khu vực trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp có địa hình
cao hơn, các khu vực trầm tích biển hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung
bình và trũng thấp) chiếm tới 89%, phù hợp cho các loại cây chịu nước như rừng
ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, nuôi trồng thủy sản.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, kết hợp với
phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập nước ven biển nền đất yếu đã
gây khó khăn cho xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đường giao thông…
1.1.2.2. Địa chất
Tỉnh Cà Mau được phủ bởi lớp phù sa mới cuối kỷ Holoxen, có thành
phần chủ yếu là sét màu xám xanh, đen hoặc nâu với các lớp cát mịn dưới sâu.
Đặc điểm địa chất này có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và độ phị của các
nhóm đất, từ đó ảnh hưởng đến việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.
1.1.2.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu
Cà Mau có chế độ khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao, ổn định và lượng
mưa lớn.
Nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau đạt 26.50C. Tuy nhiên nhiệt độ có sự
chênh lệch giữa các tháng trong năm, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 4 với 27.60C và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 với 250C.
Tổng lượng nhiệt hoạt động lớn từ 8500 - 100000C với số giờ nắng trung
bình năm trên 2000 giờ (năm 2006 đạt 2174.5 giờ).
Lượng mưa trung bình năm cao 2360 mm, có sự phân theo mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với khoảng 165 ngày có mưa, lượng
mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là
7
tháng 8 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa có
lượng bóc hơi cao nhất.
Độ ẩm trung bình tương đối cao luôn đạt trên 80%.
Chế độ gió thay đổi theo mùa khá rõ rệt: Mùa khô thịnh hành hướng gió
Đông Bắc và gió Đông, vận tốc gió trung bình khoảng 1.6 – 2.8 m/s ; Mùa mưa
là thời gian hoạt động mạnh của gió hướng Tây Nam và gió hướng Tây, vận tốc
trung bình 1.8 - 4.4 m/s.
Bảng 1. 2: Diễn biến các yếu tố thời tiết tỉnh Cà Mau từ 2000 – 2006
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nhiệt độ trung
27.3 27.6 27.8 27.7 27.6 27.6 27.6
bình năm (0C)
Số giờ nắng trung
2018.5 2148.7 2507.6 2317.7 2321.7 2326.2 2174.5
bình năm (h)
Lượng mưa trung
2629.7 2392.5 2329.8 2490.8 1931.6 2263 2386.9
bình năm (mm)
Độ ẩm trung bình
82.2 81.5 80 81 81 81 83
năm (%)
Nguồn: Niên giám thống kê. Cục thống kê Cà Mau 2006
Với điều kiện khí hậu như trên, Cà Mau có khí hậu ôn hòa, là yếu tố thuận
lợi cho cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển. Chế độ phân
mùa kết hợp với thủy triều ven biển tạo ra hệ sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản kết hợp với trồng lúa có hiệu quả cao…
Bên cạnh những thuận lợi khí hậu Cà Mau có những mặt hạn chế:
- Vào mùa khô thường thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời
sự xâm nhập mặn sâu vào trong nội địa (sông đầm nuôi tôm…) gây ảnh hưởng
đến sản xuất lúa, quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Đây cũng là yếu tố
làm cho mô hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm của tỉnh Cà Mau chưa
8
thành công trên diện rộng. Nắng hạn kéo dài trong mùa khô còn làm tăng nguy
cơ cháy rừng.
- Trong những năm gần đây, mùa mưa thường diễn biến rất phức tạp,
trong năm thường có nhiều trận dông, lốc và bão càng làm ảnh hưởng đến mọi
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Cà Mau. Ngay cả trong mùa mưa
cũng thường có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn Bà Chằn) đã làm tăng sự
nhiễm mặn cho những vùng sản xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Thủy văn
Chế độ thủy triều: với 3 mặt giáp biển Cà Mau vừa chịu ảnh hưởng của
chế độ nhật triều không đều của Vịnh Thái Lan, vừa bị tác động trực tiếp của
chế độ bán nhật triều của biển Đông. Sự chi phối của cả hai chế độ triều đã đem
lại cho Cà Mau những thuận lợi : phát triển tính đa dạng sinh học - đây là các
vùng có giá trị tài nguyên sinh vật lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thuận
lợi cho giao thông đi lại theo con nước, lấy nước, thoát nước cho các vùng đầm
nuôi tôm… Tuy nhiên, nó cũng mạng lại những khó khăn nhất định như hình
thành những vùng giáp nước gây khó khăn cho tiêu thoát úng trong mùa mưa,
nước biển dâng cao vào những lúc triều cường gây tình trạng tràn mặn đã ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống…
Chế độ thủy văn: Cà Mau có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều quanh năm, với khoảng 20 cửa sông lớn
nhỏ thông ra biển. Điều này đã làm cho toàn bộ diện tích đất liền của tỉnh đều bị
nhiễm mặn, chế độ triều rất phức tạp và việc ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau gặp
nhiều khó khăn…
1.1.2.4. Tài nguyên đất
Đất Cà Mau được hình thành trên các trầm tích trẻ, trong đó 34% diện
tích tự nhiên được hình thành do trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp, 12% là
trầm tích sông – đầm lầy, 13% là trầm tích biển – đầm lầy, 36% là trầm tích biển
và 2% là trầm tích đầm lầy. Vì vậy, phần lớn diện tích đất của tỉnh là đất mặn và
phèn. Các nhóm đất chính:
9
- Nhóm đất mặn: diện tích 208496 ha chiếm 40.1% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời… Đây là loại đất
có thành phần cơ giới mịn, không có tầng phèn tiềm tàng hoặc phèn hoạt động.
Đất mặn chủ yếu do nhiễm mặn từ nước biển, có thể chia ra: đất mặn
nặng có 31492 ha chiếm 6.04% diện tích đất tự nhiên; đất mặn trung bình 1154
ha chiếm 0.22% diện tích đất tự nhiên; đất mặn ít 175850 ha chiếm 33.75% diện
tích đất tự nhiên. Nhóm đất này thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn ven
biển, nuôi tôm nước mặn, nước lợ và trồng cây ăn trái.
- Đất phèn chiếm đa số, tổng diện tích 279974 ha, chiếm 53.73% diện tích
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc
Hiển, Năm Căn, Cái Nước. Trong đó đất phèn tiềm tàng là 198689 ha, đất phèn
hoạt động là 81285 ha. Nhóm đất này chủ yếu được sử dụng vào trồng rừng ngập
mặn, rừng tràm, trồng cây hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất than bùn: diện tích 8698 ha, chiếm 1.67% diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung ở khu vực rừng tràm (vườn quốc gia U Minh hạ).
- Nhóm đất bãi bồi: diện tích 19000 ha, phân bố chủ yếu ở vùng bãi bồi
phía Tây Nam huyện Ngọc Hiển, huyện Năm Căn và huyện Phú Tân. Nhóm đất
này chủ yếu được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ.
- Nhóm đất cát giồng: diện tích 671 ha, chiếm 0.13% diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung ở khu vực dọc ven bãi Khai Long huyện Ngọc Hiển, được sử
dụng trồng rau màu thực phẩm và cây ăn quả.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các loại đất Cà Mau năm 2006
4% 2%
40%
54%
đất than bùn đất phèn
đất mặn đất bãi bồi
10
Sự chiếm ưu thế của đất mặn và đất phèn ở Cà Mau như vậy đã dẫn dến
việc sử dụng đất trong các ngành kinh tế sao cho hợp lý.
Bảng 1.3: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Cà Mau năm 2007
Đồng bằng sông
TT Loại hình sử dụng đất Cà Mau Cả nƣớc
Cửu Long
Tổng diện tích tự nhiên 533163.53 4060234.64 33115039.68
1 Đất nông nghiệp 475071.99 3431292.07 24997152.97
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 142020.62 2560643.74 9420276.09
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 87090.42 2024175.50 6309624.52
1.1.1.1 Đất lúa 80623.80 1886194.86 4105835.11
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 6466.62 137980.64 2203789.41
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 54930.20 536468.24 3110651.57
1.2 Đất lâm nghiệp 103593.75 336831.39 14816616.62
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 228197.25 522726.23 728577.11
1.4 Đất làm muối 121.33 4308.76 13670.73
1.5 Đất nông nghiệp khác 1139.04 6781.93 18012.39
2 Đất phi nông nghiệp 47253.87 583171.39 3385702.82
2.1 Đất ở 6736.30 110046.04 620356.30
2.2 Đất chuyên dùng 20566.10 234146.97 1553678.30
2.3 Đất phi nông nghiệp còn lại 19951.47 238978.39 1211668.22
3 Đất chưa sử dụng 10837.67 45771.18 4732183.78
Nguồn: Niên giám thống kê. Cục thống kê Cà Mau. 2006
1.1.2.5. Tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên rất quan trọng, nước ở Cà Mau rất đa dạng và
có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.
- Nước mặt: chủ yếu của Cà Mau là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa
từ biển vào chưa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng
ngập mặn, rừng tràm và ruộng nuôi thủy sản. Nguồn nước mặt chủ yếu phục vụ
11
cho sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt và nguồn nước đưa từ biển vào (mặn -
lợ) hoặc được pha trộn với nước mưa là điều kiện phát triển nuôi tôm mặn - lợ.
Tài nguyên đất kết hợp với nguồn nước mặn, nước lợ là tiềm năng lớn để
phát triển nuôi trồng thủy sản trong nội đồng. Diện tích nuôi tôm nước lợ (kể cả
nuôi kết hợp dưới tán rừng ngập mặn) của tỉnh năm 2005 đạt 248000 ha và năm
2006 là 251856 ha, chiếm 27.2% diện tích nuôi tôm nước lợ, nước mặn toàn
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ở vùng ven biển, vùng biển của tỉnh
Cà Mau có tiềm năng lớn để nuôi thủy hải sản.
- Nước ngầm: nguồn nước ngầm có ý nghĩa rất lớn đối với sinh hoạt của
người dân cùng như phục vụ các ngành sản xuất khác. Do nguồn nước ngọt đưa
vào Cà Mau không có (dự án đưa nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau theo dự án
thủy lợi vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp chưa thực hiện được) cộng với việc khai
thác nguồn nước mặn để nuôi tôm tràn lan có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái
nước ngọt và ô nhiễm nguồn nước.
Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước ngầm của tỉnh Cà Mau khoảng 6
triệu km3/ngày. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác chiếm khoảng 1/3 trữ
lượng tiềm năng qua 26000 giếng nước. Việc khai thác nước ngầm không được
quy hoạch hợp lý sẽ dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm.
1.1.2.6. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật của tỉnh Cà Mau rất phong phú và đa dạng cả thực vật
và động vật.
- Tài nguyên rừng:
Cà Mau có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 108025 ha năm 2006, trong đó
diện tích có rừng là 96350.3 ha, diện tích chưa có rừng 11674.7 ha. Đất rừng
được chia ra 3 loại:
+ Đất rừng đặc dụng 17830.7 ha trong đó diện tích có rừng là 17551.7 ha.
+ Đất rừng phòng hộ 26132.6 ha, diện tích có rừng là 25151.6 ha.
+ Đất rừng sản xuất 64061.7 ha, diện tích có rừng 53647 ha.
12
Cà Mau có hai loại hệ sinh thái rừng đặc thù đó là hệ sinh thái rừng ngập
mặn ven biển và rừng tràm U Minh hạ. Đây là loại rừng có giá trị cao về mặt
cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu và phòng hộ ven biển, đặc biệt là bảo vệ
tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên giá trị kinh tế của hai loại rừng này không cao.
Tổng trữ lượng rừng Cà Mau đạt khoảng 2.2 triệu m3, trong đó trữ lượng
rừng tràm khoảng 1.44 triệu m3 và trữ lượng rừng ngập mặn khoảng 770000 m3.
- Về đa dạng sinh học: vùng đất ngập nước Cà Mau rất phong phú gồm
các hệ sinh thái tự nhiên: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đầm lầy, hệ
sinh thái rừng ngập úng và hệ sinh thái cửa sông.
Trong hệ sinh thái ven biển của tỉnh Cà Mau, có vườn quốc gia Mũi Cà
Mau ( thuộc địa bàn huyện Ngọc Hiển và Năm Căn), có giá trị bảo tồn nguồn
gen quý hiếm (22 loài thực vật ngập mặn, 13 loài thú, 74 loài chim, 17 loài bò
sát và 133 loài động vật phiêu sinh).
Về động vật, Cà Mau rất phong phú với 270 loài lưỡng cư, bò sát chim
thú và rất nhiều loài thủy sinh khác. Trong đó, một số loài có giá trị kinh tế cao
là: ong, thân mềm (ngao, sò huyết…) các loài giáp xác đặc biệt là tôm…
1.1.2.7. Tai biến tự nhiên
Vùng ven biển Cà Mau có ba mặt giáp biển, chịu ảnh hưởng của hai chế
độ triều biển Đông và vinh Thái Lan, biên độ triều lớn. Ven biển là hệ sinh thái
rừng ngập mặn có tác dụng chống sạt lở bờ biển, cửa sông. Hiện nay, hệ sinh
thái này đã bị suy giảm về diện tích và chất lượng mà cụ thể là việc phá rừng
ngập mặn có tác dụng phòng hộ ven biển thành các ao đầm nuôi tôm đã ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường. Hậu quả là gây ra các tai biến tự nhiên như sụp lở
đất, gió bão, lũ lụt, sự xâm nhập của nước mặn, triều cường…
- Sụp lở đất là nguy cơ thường xuyên đối với nhiều địa phương trong
vùng, đặc biệt là các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển. Hiện tượng sụp lở
đất có ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống người dân (vì khu vực sụp lở
thường tập trung đông dân cư).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sụp lở đất
13
+ Do chênh lệch biên độ triều cao.
+ Do kết cấu địa chất kém bền vững.
+ Do tác động của mưa gió làm rửa trôi lớp đất mặt, xuất hiện vết nứt.
+ Một phần do tác động của các phương tiện giao thông đường thủy.
+ Do thiếu vành đai rừng chắn sóng, ngăn triều.
Tóm lại, hầu hết các nguyên nhân trên đều có liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến sự suy giảm hệ sinh thái rừng ngập mặn do hoạt động nuôi tôm. Tình trạng sạt
lở cửa sông, ven biển đang đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Ngày nay, công tác đầu tư bảo vệ chống sụp lở đất đang được quan tâm
như khôi phục diện tích rừng phòng hộ và giải pháp kỹ thuật xử lý kè chống sạt
lở chưa phát huy hiệu quả.
- Bão lụt là thiên tai xảy ra thường xuyên của cả nước đặc biệt là vào mùa
mưa bão. Hàng năm có khoảng vài cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp và gây tác
hại lớn đến vùng ven biển Cà Mau. Do mất diện tích rừng ngập mặn có tính chất
phòng hộ ven biển. Cùng với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay, các cơn
bão ngày càng gây tác hại nghiêm trọng hơn, thiệt hại do bão lụt vùng ven biển
Cà Mau ngày càng nhiều.
Cơn bão số 4 cuối năm 2004 gây một số thiệt hại về vật chất, huyện Năm
Căn có 3 nhà bị tốc mái, 71 hộ dân ảnh hưởng do việc đắp bờ thủy lợi không
chắc chắn và mất rừng ngập mặn ven biển nên nước tràn vào khu đất nông
nghiệp làm thiệt hại hoa màu, cây ăn trái và chăn nuôi.
- Xâm nhập mặn
Việc phát triển nuôi tôm vùng ven biển Cà Mau có ảnh hưởng rất lớn đến
sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội địa. Mà các nguyên nhân cụ thể là:
+ Việc biến hệ sinh thái rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm đã tạo điều
kiện cho nước biển xâm nhập sâu vào nội địa.
+ Việc tự ý đưa nước mặn vào nội địa để nuôi tôm.
+ Thiếu nước vào mùa khô dẫn đến nước mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào
sông rạch.
14
+ Nước mặn theo hệ thống sông rạch, hệ thống thủy lợi vào sâu trong nội
địa do phần lớn hệ thống sông rạch đều ăn thông với biển và hệ thống thủy lợ
ngọt hóa vùng bán đảo Cà Mau (Quản Lộ - Phụng Hiệp) chưa phát huy được tác
dụng tích cực mà có một số biểu hiện ngược lại.
Kết quả là hiện nay sự xâm nhập của nước mặn vào nội địa đã và đang diễn ra
rất mạnh nhất là vào mùa khô, có nơi nước mặn xâm nhập vào đất liền tới 70 km.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Dân cư - lao động
- Dân cư:
Dân số trung bình của Cà Mau năm 2005 là 1219500 người, năm 2006 là
1234896 người và năm 2007 là 1248770 người.
Mật độ dân số trung bình năm 2005 là 229 người/km2, năm 2006 là 231
người/km2 (đồng bằng sông Cửu Long là 435 người/km2 và cả nước là 256
người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm cũng giảm dần, năm 2005 là 1.52%, năm
2006 là 1.46% và năm 2007 là 1.36%. Tỷ lệ tăng dân số của Cà Mau giảm do
giảm cả của tỷ suất sinh và gia tăng cơ học do lao động đi làm việc tại các khu
công nghiệp, các nghề dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền
Đông, một số đi làm ở nước ngoài (riêng năm 2006 số lao động đi làm việc ở
ngoài tỉnh là nước ngoài là khoảng 10300 người.
Bảng 1.4: Dân số Cà Mau qua các năm
Dân số Mật độ dân số Tỷ lệ sinh Tỷ lệ tử Tỷ lệ tăng tự
Năm
(ngƣời) (ngƣời/km2) (0/00) (0/00) nhiên (%)
2001 1161870 218 21.76 3.99 17.77
2002 1165876 224 19.43 3.74 15.69
2003 1188430 228 19.26 3.83 15.43
2004 1205116 231 19.46 4.72 14.74
2005 1219505 229 20.80 4.85 15.95
2006 1234896 232 18.57 4.87 13.70
Nguồn: Niên giám thống kê. Cục thống kê Cà Mau. 2006
15
Mật độ dân số phân bố không đều theo không gian, thành phố Cà Mau có
mật độ tập trung dân số rất cao 819 người/km2 gấp 3.53 lần mật độ chung của
tỉnh, huyện có mật độ dân số thấp nhất là Ngọc Hiển 114 người/km2 chỉ bằng
0.49 lần mật độ dân số chung của cả Tỉnh.
Tỷ lệ giới tính tương đối cân bằng, tỷ lệ nữ/ nam là 50.68/49.32 và tỷ lệ
nữ luôn cao hơn nam ở tất cả các huyện.
Dân số của tỉnh Cà Mau phân bố không đều, mật độ dân số ở các phường,
thị trấn cao hơn nhiều lần so với các xã, nhất là các xã ven biển. Năm 2006 mật
độ dân số thành thị 1247 người/km2, mật độ dân số vùng nông thôn là 118
người/km2, các xã ven biển chỉ đạt 146 người/km2.
Cà Mau là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số,
dân tộc Khơme chiếm gần 3%, dân tộc Hoa 0.95%.
- Lao động:
Cà Mau là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ với nguồn lao động đông đảo năm
2005 là 862144 người, chiếm 70.70% dân số, năm 2006 chiếm 70.56% dân số.
Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 821994 người năm 2005 và 831917
người năm 2006 chiếm 67.40% dân số cả tỉnh. Và nguồn lao động thực tế đang
làm việc trong các ngành kinh tế năm 2005 là 613456 người, năm 2006 là
620862 người. Qua số liệu trên ta thấy, lực lượng lao động của Cà Mau đông và
tăng nhanh qua các năm.
Nguồn lao động Cà Mau chưa được sử dụng triệt để, số người trong độ
tuổi lao động nhưng chưa tham gia vào các ngành kinh tế là tương đối cao chiếm
25.37% năm 2006 (bao gồm cả những người đang đi học, nội trợ, chưa có việc
làm và cả thất nghiệp).
Về chất lượng nguồn lao động:
Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động thấp, chưa đạt
mức bình quân cả nước. Theo số liệu điều tra năm 2005, trình độ lao động của
tỉnh còn rất hạn chế 73.4% mới có trình độ văn hóa tiểu học, 18% có trình độ
16
trung học cơ sở, 8.6% có trình độ phổ thông trung học( vùng Đồng bằng sông
cửu long là 11.37%).
Khả năng, trình độ kỹ thuật của lao động tỉnh Cà Mau cũng còn thấp, đa
số là lao động phổ thông (chiếm 84%), số lao động kỹ thuật và được đào tạo
năm 2005 mới đạt khoảng 16.4% (so với bình quân cả nước là 25%) và năm
2007 đạt 23%. Tác phong lao động công nghiệp chưa cao, ý thức chấp hành kỹ
luật lao động thấp…
Bảng 1. 5: Chất lƣợng lao động Cà Mau so với đồng bằng sông Cửu Long
Cà Mau Đồng bằng sông Cửu Long
Lao động mù chữ % 3.36 5.38
Lao động chưa tốt nghiệp Tiểu học % 25.2 25.81
Lao động tốt nghiệp THCS trở lên % 26.6 27.7
Lao động tốt nghiệp THPT 8.6 11.37
Lao động từ qua học nghề trở lên 16.4 16.43
Lao động từ CNKT có bằng trở lên % 6.08 8.04
Nguồn : Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau,
thời kỳ đến năm 2020. Cà Mau 2007
Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động theo ngành,lĩnh vực kinh tế.
Bảng 1. 6: So sánh cơ cấu sử dụng lao động giữa tỉnh Cà Mau với vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và cả nƣớc (%)
Năm 2000 Năm 2005
Lĩnh vực Cà Đồng Cả Đồng Cả
Cà Mau
Mau bằng SCL nƣớc bằng SCL nƣớc
Nông lâm nghiệp 86.4 61.5 67.2 83.0 59.7 56.7
Công nghiệp –
4.4 11.2 12.6 5.2 13.6 17.9
xây dựng
Dịch vụ 9.2 27.3 20.2 11.8 26.7 25.4
Nguồn: BCTH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau, thời kỳ đến
năm 2020. Cà Mau, 2007
17