Đại diện của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
- 166 trang
- file .pdf
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------
LÊ VIỆT PHƯƠNG
ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------
LÊ VIỆT PHƯƠNG
ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐÌNH HẢO
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án này là công trình do tôi thực hiện.
Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong
Luận án đều trung thực và trích dẫn nguồn đúng quy định. Những kết
quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình của tác giả nào khác.
Nghiên cứu sinh
Lê Việt Phương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................... 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ..................................... 11
1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................... 21
1.3. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của luận án .................................................. 23
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ......................................................... 29
2.1. Những vấn đề lý luận về đại diện và đại diện của công ty cổ phần ................... 29
2.2. Những vấn đề lý luận về phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ đại
diện của công ty cổ phần ........................................................................................... 52
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM ................................................................................... 68
3.1. Quy định của pháp luật về các mô hình đại diện của công ty cổ phần tại
Việt Nam ................................................................................................................... 68
3.2. Quy định của pháp luật về xác lập tư cách pháp lý người đại diện của công
ty cổ phần tại Việt Nam ............................................................................................ 91
3.3. Quy định của pháp luật về xử lý các giao dịch do người không có quyền đại
diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện của công ty cổ phần ....................... 95
3.4. Quy định của pháp luật về cơ chế giám sát người đại diện của công ty cổ phần........ 99
3.5. Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về đại diện của công ty
cổ phần tại Việt Nam............................................................................................... 105
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................. 111
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần ................. 111
4.2. Một số giải pháp xây dựng và thực hiện pháp luật về đại diện của công ty
cổ phần tại Việt Nam hiện nay ................................................................................ 113
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 131
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BKS : Ban Kiểm soát
BLDS : Bộ luật dân sự
CTCP : Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
GĐ : Giám đốc
GĐ/TGĐ : Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
HĐQT : Hội đồng quản trị
LDN : Luật Doanh nghiệp
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê thông tin khảo sát người đại diện theo pháp luật
của các công ty cổ phần
Phụ lục 2: Phân tích kết quả khảo sát người đại diện theo pháp luật của
công ty cổ phần
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại diện nói chung, đại diện của công ty cổ phần là một chủ đề khoa học
pháp lý, kinh tế rất được quan tâm từ rất sớm trên thế giới, nhất là những nước
có nền kinh tế thị trường phát triển. Ở Việt Nam một thời gian dài xây dựng mô
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, quan hệ đại diện trong công ty chỉ
đơn thuần là quan hệ giữa người được Nhà nước trao quyền điều hành quản lý
công ty của nhà nước. Tuy nhiên khi chuyển sang mô hình kinh tế thị trường, với
sự xuất hiện của Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp (1999, 2005, 2014)
và sự phát triển của Bộ luật Dân sự 1995, 2005, 2015, quan hệ đại diện nói
chung và đại diện của công ty cổ phần nói riêng đã định hình và phát triển mạnh.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển, với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, chủ sở hữu công ty không chỉ là nhà nước mà có
sự tham gia của tầng lớp dân doanh trong nước, nhà đầu tư nước ngoài ngày
càng nhiều. Các quy phạm pháp luật về kinh tế thị trường theo đó cũng ngày
càng phát triển hoàn thiện vừa đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước về kinh tế
vừa phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thực hiện
một bước tiến đáng kể trong quy định về đại diện nói chung và đại diện của công
ty cổ phần nói riêng với nhiều quy định mới và tiến bộ so với Luật Doanh nghiệp
2005, 1999 hoặc Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, so với pháp luật của các nước
có nền kinh tế thị trường phát triển, thì các quy định về quản trị công ty nói
chung và các quy định về đại diện của công ty cổ phần nói riêng còn nhiều điểm
chưa tương thích. Bên cạnh đó, sự phát triển năng động của nền kinh tế, nhiều
quy định hiện hành đã bộc lộ những điểm bất cập, mâu thuẫn. Thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam xuất
hiện một số vấn đề cơ bản sau đây:
Một là: Trong xã hội nhận thức về địa vị của người đại diện của công ty cổ
1
phần chưa được hiểu thống nhất, đôi lúc nhầm lẫn người đại diện của công ty với
người chủ sở hữu công ty, người đại diện của công ty với người quản lý công ty.
Thậm chí đôi lúc có những nhận thức lệch lạc khi cho rằng những lợi ích mà
người đại diện của công ty có được như “hoa hồng”, “phần trăm”… là chuyện
đương nhiên, bình thường và ai cũng thế cả.
Hai là: Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty cổ phần có thể có
một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật là một quy định mới lần đầu tiên
áp dụng tại Việt Nam, điều này làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và
người dân vì lâu nay thường cho rằng mỗi công ty chỉ có một người đại diện
theo pháp luật. Do đó cần được nghiên cứu cụ thể điều kiện áp dụng, mức độ
đón nhận của các công ty cổ phần cũng như thái độ tiếp nhận của xã hội về quy
định nêu trên nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao tính hiệu lực của
việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Ba là: Cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo người đại diện thực hiện
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình trong công ty cổ phần chưa thực sự phát
huy vai trò như kỳ vọng của pháp luật. Về thực tiễn, quan hệ đại diện trong công
ty diễn ra không hoàn toàn tích cực, mà xuất hiện những hành vi, biểu hiện tiêu
cực, có sự thông đồng giữa người đại diện và bên thứ ba, hoặc giao dịch với
chính mình, sử dụng thông tin bất cân xứng để trục lợi gây thiệt hại cho người
được đại diện và cho nhà nước, mà pháp luật chưa đủ sức để ngăn chặn.
Bốn là: Dưới góc độ lao động-kinh tế, đại diện là một nghề. Nhưng dưới
góc độ pháp luật thì chưa coi như một nghề, do đó những quy định trách nhiệm
của người đại diện trong Luật Doanh nghiệp như “trung thực”, “cẩn trọng”,
“trung thành”… là những quy định tưởng như rõ ràng nhưng lại rất trừu tượng,
định tính. Khi coi đại diện như một nghề, việc xây dựng quy tắc nghề nghiệp,
đạo đức nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp hay quy định bảo hiểm nghề nghiệp
sẽ trở nên rõ ràng.
Năm là: Pháp luật Việt Nam về đại diện vẫn còn những bất cập, như chưa
2
thừa nhận quan hệ đại diện ngầm định, đại diện hiển nhiên, trong nhiều trường
hợp chưa bảo vệ được lợi ích chính đáng của người thứ ba, quá chú trọng hình
thức đại diện (bằng văn bản), việc áp dụng tập quán pháp để giải quyết các tranh
chấp về đại diện còn mờ nhạt… từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển…
Sáu là: Thêm vào đó, cơ chế hỗ trợ để thực thi pháp luật về đại diện của
công ty cổ phần cũng chưa hiệu quả.
Thực trạng trên cho thấy đã đến lúc cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ
chế thực thi pháp luật về đại diện của công ty cổ phần ở nước ta. Do đó, việc
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện của công ty cổ phần
theo pháp luật Việt Nam hiện nay là rất cần thiết nhằm góp phần tiếp tục hoàn
thiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đem lại hiệu quả trong thực tiễn
quản lý nhà nước và quản trị công ty.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án sẽ nghiên cứu tổng quát các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh
các quy định về đại diện của công ty cổ phần, qua đó hình thành lý luận cơ bản,
xây dựng luận cứ khoa học đồng thời đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ sung
để hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả xác định một số nhiệm vụ nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Một là, luận án sẽ phân tích, làm rõ lý luận cơ bản về đại diện của công ty
cổ phần: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của đại diện cũng như các yếu tố
liên quan đến quan hệ đại diện của công ty cổ phần.
- Hai là: Luận án sẽ phân tích quá trình hình thành và phát triển các quy
định của pháp luật Việt Nam về đại diện của công ty cổ phần; đánh giá thực
trạng pháp luật hiện hành về đại diện của công ty cổ phần cũng như thực tiễn thi
hành quy định về đại diện của các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay.
3
- Ba là, luận án sẽ xác định rõ các nhu cầu và quan điểm hoàn thiện pháp
luật về đại diện của công ty cổ phần từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật cũng như hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về đại diện của công ty
cổ phần trong mối quan hệ mật thiết với việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty
cổ phần ở Việt Nam hiện nay phù hợp với những nguyên tắc và chuẩn mực quốc
tế về quản trị công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về đại diện của công
ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các cơ chế pháp lý
hiện hành để thực thi pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam có
dẫn chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về đại diện của công ty cổ phần theo
quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015, có so
sánh với các quy định của pháp luật doanh nghiệp trước năm 2014 và một số văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các vấn đề: Quy định của pháp luật về
các mô hình đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam; Quy định của pháp luật
về xác lập tư cách pháp lý người đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam; Quy
định của pháp luật về xử lý các giao dịch do người không có quyền đại diện hoặc
vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện của công ty cổ phần; Quy định của pháp
luật về cơ chế giám sát người đại diện của công ty cổ phần.
Phạm vi nghiên cứu của luận án không bao gồm các quy định về thủ tục
hành chính liên quan đến thay thế người đại diện hoặc các quy phạm pháp luật
về trình tự, thủ tục tố tụng về tranh chấp quyền quản trị công ty; quan hệ đại diện
theo hợp đồng thương mại.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và
4
duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phân tích quy phạm: Đây là phương pháp truyền thống
trong nghiên cứu luật học. Tác giả sử dụng phương pháp này trong chương 2, 3
và 4 của luận án để làm rõ những nội dung của các quy phạm pháp luật về đại
diện, với những phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
Phương pháp luật học so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này trong
các chương 1, 2, 3 của luận án để so sánh các quy phạm pháp luật về đại diện của
công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam trước đây và hiện nay, cũng như so sánh
với các quy định đại diện của pháp luật một số nước. Thông qua đó đánh giá sự tiến
triển trong pháp luật Việt Nam về chế định đại diện của công ty cổ phần cũng như
sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước có nền kinh tế
thị trường phát triển liên quan đến đại diện của công ty cổ phần.
Phương pháp kinh tế học pháp luật: Đây là phương pháp nghiên cứu luật
học gắn với việc ứng dụng lý thuyết kinh tế học để khảo sát sự hình thành, cấu
trúc, quá trình và tác động của các quy phạm pháp luật và các thể chế pháp lý.
Đối với vấn đề pháp luật về đại diện của công ty cổ phần, một số vấn đề nghiên
cứu được đánh giá dưới góc độ chi phí và lợi ích, chẳng hạn như chi phí đại
diện; vấn đề kiểm soát hành vi tư lợi của người đại diện; thù lao đại diện… Luận
án có sử dụng mức độ nhất định phương pháp nghiên cứu này trong chương 2 và
chương 3.
Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm
thu thập số liệu về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, phục vụ
cho việc phân tích mức độ áp dụng các quy định của pháp luật về đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần. Kết quả thu thạp thông tin được sử dụng để làm
luận cứ cho những phân tích, nhận định trong luận án.
Ngoài ra, luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể bao gồm phân tích,
tổng hợp, phương pháp lịch sử… tại một số nội dung cụ thể của luận án.
5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:
5.1. Về lý luận, Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các quan niệm, các
lý thuyết về đại diện, về công ty, Công ty cổ phần và các quy định có liên quan
của BLDS 2015, LDN 2014, Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận cơ bản về đại diện của công ty cổ phần; đưa ra khái niệm về đại diện của
Công ty cổ phần; đặc điểm của Công ty cổ phần; phân loại đại diện của Công ty
cổ phần.
5.2. Về đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật đại diện của
công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay
Luận án đã chỉ ra được các điểm tiến bộ, phù hợp cũng như những điểm
hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, luận án đã có những phân tích,
nhận định, đánh giá mới sau:
Thứ nhất, về khái niệm đại diện của công ty cổ phần, trên cơ sở khái niệm
đại diện nói chung của Bộ luật Dân sự và thực tiễn của quan hệ đại diện của
công ty cổ phần, Luận án đã đưa ra khái niệm đại diện của công ty cổ phần, phân
tích đặc điểm, phân loại đại diện của công ty cổ phần.
Thứ hai: về quá trình tiến triển của chế định đại diện của công ty cổ phần,
Các quy định về đại diện của công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam chỉ mới
xuất hiện vào cuối thế kỷ XX, nhưng cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật về
công ty cổ phần, các quy định về đại diện của công ty cổ phần cũng đã có những
bước phát triển rất tích cực, thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong tư duy lập pháp, tạo
điều kiện để cổ đông có nhiều quyền lựa chọn mô hình quản trị công ty phù hợp,
đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Thứ ba, Về phân loại đại diện và phạm vi thẩm quyền đại diện, Luận án đã
phân tích cụ thể các mô hình đại diện của công ty cổ phần bao gồm trường hợp
công ty có duy nhất một người đại diện theo pháp luật, công ty có nhiều người
đại diện theo pháp luật và các trường hợp ủy quyền của công ty cổ phần; phân
6
tích các quy định về phạm vi thẩm quyền đại diện và xử lý các hậu quả giao dịch
do người không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện
thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy có những bất cập trong
các quy định của Luật Doanh nghiệp về ủy quyền của công ty đối với chi nhánh,
văn phòng đại diện; chưa có những quy định rõ ràng về xác định phạm vi đại
diện của công ty cổ phần có nhiều người đại diện; các quy định công nhận giao
dịch do người không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại
diện thực hiện được đánh giá là điểm tiến bộ trong việc tiếp cận với các loại đại
diện ngầm định, đại diện hiển nhiên không thể phủ nhận hay đại diện do phê
chuẩn trong pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường tiên tiến và các tập
quán thương mại, tuy nhiên thiếu những giải thích cụ thể dẫn đến khó khăn trong
áp dụng.
Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện, Luật
doanh nghiệp 2014 có điểm tiến bộ là đã tách bạch chức năng đại diện và chức
năng quản lý công ty bằng việc quy định riêng trách nhiệm của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp (điều 14) và tách khỏi trách nhiệm của người
quản lý công ty (điều 160). Tuy nhiên thực tiễn áp dụng cho thấy những nghĩa
vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần như “trung thực”,
“trung thành”, “cẩn trọng” tuy được quy định trong Luật Doanh nghiệp, nhưng là
những nghĩa vụ chung chung, khó định lượng và không được pháp luật giải thích
rõ ràng nên việc áp dụng để xác định khi nào người đại diện vi phạm các nghĩa
vụ nói trên trở nên rất khó khăn; các nghĩa vụ khác của người đại diện như cam
kết không cạnh tranh với lợi ích của công ty, bảo vệ bí mật thông tin… và các
nghĩa vụ của công ty đối với người đại diện chưa được pháp luật quy định cụ thể.
Thứ năm, Về thời hạn đại diện, điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự 2015 là có
quy định về thời hạn đại diện và cách thức xác định thời hạn đại diện. Tuy nhiên
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định thời hạn đại diện của người đại
diện theo pháp luật của công ty. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chức năng
7
đại diện và chức vụ quản lý, do đó khi xây dựng Điều lệ hầu như các công ty
không quy định thời hạn của người đại diện; có sự nhầm lẫn với nhiệm kỳ của
Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc của Giám đốc, Tổng giám đốc.
Thứ sáu, Các kết quả khảo sát về người đại diện tại các công ty cổ phần,
Luận án sử dụng phương pháp xã hội học pháp luật để tiến hành khảo sát việc áp
dụng pháp luật về người đại diện theo pháp luật tại một số công ty cổ phần. Từ
các số liệu khảo sát Luận án đưa ra những phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ
các quy định của pháp luật về đại diện, đồng thời đánh giá tính phổ biến của một
số tiêu chí như: đa số công ty được khảo sát bao gồm cả công ty niêm yết đã
thành lập từ trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực và các công ty mới
thành lập đều có xu hướng lựa chọn mô hình có duy nhất một người đại diện
theo pháp luật; có những công ty chuyển sang mô hình có hai người đại diện
theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc tổng Giám đốc
nhưng cả hai chức vụ này đều do một người nắm giữ; đa số người đại diện theo
pháp luật thường nắm giữ những chức vụ Giám đốc hoặc tổng Giám đốc của
công ty; đa số người đại diện đồng thời là cổ đông của công ty và đồng thời tham
gia Hội đồng quản trị của công ty. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ nữ giới
làm người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là rất ít; hầu như không có
công ty nào trong diện khảo sát quy định thời hạn đại diện của người đại diện mà
có sự nhầm lẫn giữa thời hạn đại diện với nhiệm kỳ của Chủ tịch hội đồng quản
trị, Giám đốc, Tổng giám đốc; đối với các công ty cổ phần mới thành lập, hầu
như người đại diện theo pháp luật là cổ đông sáng lập và tuổi đời còn khá trẻ,
còn đối với các công ty niêm yết thì tuổi đời và kinh nghiệm quản lý của người
đại diện đều cao hơn.
5.3. Về một số đề xuất mới góp phần hoàn thiện pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần
Căn cứ chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Luận án đã đưa
ra quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần
8
tại Việt Nam hiện nay. Từ phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp
luật và thực hiện pháp luật về đại diện, luận án đã đề xuất một số giải pháp mới
như sau:
Về nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần,
Luận án đề xuất hoàn thiện quy định về đại diện theo pháp luật và đại diện theo
ủy quyền của công ty cổ phần, bao gồm: hoàn thiện quy định về đại diện theo
pháp luật tại điều 13 của Luật doanh nghiệp để dự liệu được hết các trường hợp
xảy ra ở công ty có duy nhất một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; bổ
sung quy định thời hạn đại diện; sửa đổi quy định về đại diện theo ủy quyền của
chi nhánh, văn phòng đại diện để phù hợp với chủ thể đại diện mà Bộ luật Dân
sự đã quy định.
Về nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về đại diện của
công ty cổ phần, Luận án đề xuất một số giải pháp như nâng cao năng lực quản
lý nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt động công bố thông tin.
Về nhóm các giải pháp hỗ trợ khác, Luận án đề xuất nâng cao nhận thức
pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật; đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc
tế về quản trị công ty; đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng của người đại diện; hình thành
Hiệp hội người đại diện; ban hành quy tắc đạo đức người đại diện và hình thành
loại hình bảo hiểm trách nhiệm cho người đại diện.
Các sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế thực thi pháp
luật và các giải pháp hỗ trợ nhằm góp phần xây dựng một chế định luật về đại
diện nói chung và đại diện của công ty cổ phần nói riêng phù hợp với nền kinh tế
thị trường phát triển; góp phần hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của
các bên trong quan hệ đại diện nói riêng và trong quan hệ dân sự, kinh doanh nói
chung; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ đại diện,
bảo vệ trật tự công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoặc chấm
dứt quan hệ đại diện. Đồng thời các giải pháp cũng hướng đến góp phần làm cho
hệ thống pháp luật về đại diện của công ty cổ phần ở nước ta hài hòa với các
9
chuẩn mực pháp luật của thế giới về đại diện và quản trị công ty cổ phần.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận, Luận án sẽ bổ sung và góp phần làm giàu thêm lý luận về
đại diện của công ty cổ phần; Luận án đóng góp về phương diện lý luận cho việc
nghiên cứu pháp luật, hoàn thiện và thực thi pháp luật về đại diện của công ty cổ
phần ở Việt Nam. Luận án còn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như
thực tiễn áp dụng pháp luật về đại diện của công ty cổ phần để từ đó có những
luận giải về định hướng cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải
pháp cho việc thực thi hiệu quả chế định đại diện của công ty cổ phần tại Việt
Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn, Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho các
cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu sửa đổi và thực thi pháp luật về đại
diện của công ty cổ phần; Luận án có thể làm cơ sở để các tác giả nghiên cứu,
giảng dạy và làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo; Luận án cũng là tài
liệu để những người đại diện tại các công ty cổ phần tham khảo trong quá trình
thực hiện nghĩa vụ người đại diện hoặc là tài liệu để các trường học, hiệp hội bổ
sung vào chương trình tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho người đại diện.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận
án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến
luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về đại diện và pháp luật đại diện của công
ty cổ phần
Chương 3: Thực trạng pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam
Chương 4: Giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về đại diện
của công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay.
10
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Những nghiên cứu lý luận hiện có về đại diện của công ty cổ phần
1.1.1.1 Học thuyết đại diện và các ý kiến về sự cần thiết xuất hiện quan hệ
đại diện của công ty cổ phần
Theo học thuyết về đại diện, quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công
ty được hiểu như là quan hệ đại diện - hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này được
coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -
principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy -
agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao
thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty [27]. Người chủ ủy
(principal) bị ràng buộc bởi hành động của người thụ ủy (agent) trong phạm vi mà
người chủ ủy cho phép một cách rõ ràng hoặc ngầm định [19, tr.29]. Quan hệ đại
diện là một dạng quan hệ phức hợp được tạo bởi quan hệ giữa người ủy quyền
(principal), người đại diện (agent) và người thứ ba (third party) [33, tr.57].
Vào thế kỷ XVIII, các luật gia theo trường phái luật tự nhiên đã phát triển
quan hệ đại diện ở Châu Âu lục địa, trong bối cảnh thương mại phát triển với sự
xuất hiện các vấn đề như giao một con tàu cho vị thuyền trưởng điều khiển và
quản lý, hay hoạt động kinh doanh thông qua sự điều hành của một người khác.
Theo Konrad Zweigert và Hein Koetz, “phương thức đại diện là một sự cần thiết
không thể bị vô hiệu trong bất kỳ chế độ phát triển nào mà dựa trên sự phân công
lao động đối với sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ” [97, tr.431]. Việc
không làm vô hiệu hóa các hợp đồng được giao kết thông qua người đại diện là
rất quan trọng, bởi về phương diện vĩ mô nó thúc đẩy phân công lao động xã hội
và tăng cường giao lưu dân sự; còn về phương diện vi mô nó giúp cho các chủ
11
thể thuận tiện hơn trong các giao kết hợp đồng.
Tập thể các chuyên gia pháp lý Việt Nam tham gia biên soạn cuốn tài liệu
chuyên khảo Thể chế pháp luật kinh tế của một số quốc gia trên thế giới (sách
chuyên khảo) của Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội đã nhận định: “Học thuyết tư
cách pháp nhân và học thuyết trách nhiệm hữu hạn là hai học thuyết xương sống
để xây dựng định chế pháp lý về công ty cổ phần (CTCP). Hai học thuyết này đã
làm cho CTCP có sức hấp dẫn các nhà đầu tư từ công chúng sẵn sàng bỏ tiền ra
để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mạo hiểm mà không phải lo lắng về
trách nhiệm cá nhân” [82, tr. 134]. Theo PGS.TS Nguyễn Như Phát trong bài
viết Quyền sở hữu cá nhân - cội nguồn của tự do kinh doanh trong kinh tế thị
trương: “nếu như góp vốn. xét từ phương diện kinh tế, là việc tạo ra tài sản cho
công ty, nhằm đảm bảo cho những chi phí cho hoạt động của công ty và đảm
bảo quyền lợi cho các chủ nợ, thì góp vốn, xét từ phương diện pháp lý, là hành vi
chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng trong hoạt động kinh doanh để
đổi lấy quyền lợi đối với công ty” [84, tr.88].
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi
Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm
vào năm 1976. Theo lý thuyết đại diện, các cổ đông là chủ sở hữu công ty, thuê
những người khác thực hiện công việc thông qua ủy quyền hoạt động của công
ty cho các giám đốc hoặc những người quản lý, họ là các đại diện cho cổ đông.
Chính vì các cổ đông với tư cách chủ sở hữu góp vốn trong công ty nhưng không
trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mà cử hoặc thuê những
người quản lý. Do đó xét về lý thuyết đại diện, sự phân tách giữa quyền sở hữu
(của cổ đông) và quản lý, kiểm soát công ty làm tiền đề cho sự xuất hiện lý
thuyết về người chủ và người đại diện. Mối quan hệ này được coi như là quan hệ
hợp đồng mà theo đó, các cổ đông (những người chủ sở hữu - principals) bổ
nhiệm, chỉ định người khác quản lý công ty (người thụ ủy - agents) để thực hiện
việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền ra
12
quyết định định đoạt tài sản của công ty [27, tr.11-18]. Xét về bản chất, người
đại diện hành động nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện, do đó không
thể có sự mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên trong quan hệ đại diện. Tuy nhiên, chính
người khởi xướng lý thuyết đại diện, Jensen và Mecklin đã nhận định:
“Lý thuyết đại diện liên quan đến một hợp đồng theo đó một hoặc vài
người (cổ đông) giao cho người khác (thành viên HĐQT) thay mặt họ
thực hiện một số dịch vụ, trong đó có việc ủy quyền ra quyết định cho
đại diện. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này là những người muốn
tối đa hóa lợi ích, chúng ta có lý do để tin rằng đại diện sẽ không luôn
luôn hành động vì lợi ích của người chủ” [99, tr.26].
Trong công trình “The Wealth of Nations” (của cải của các dân tộc), của tác
giả Adam Smith, ngay từ năm 1776 đã cho rằng xu hướng phát triển của các
công ty hiện đại với sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý, kiểm soát công
ty, do đó Adam Smith cho rằng “với đặc tính của công việc quản lý, các cổ đông
không nên kỳ vọng và tin tưởng rằng người quản lý công ty sẽ hành động như họ
muốn, bởi lẽ người quản lý công ty luôn có xu hướng thiếu siêng năng, mẫn cán
và lợi dụng vị trí của mình để kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các
cổ đông và công ty”[91, tr.800]. Dự báo của A.Smith đã hoàn toàn đúng trong
điều kiện hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu cơ chế pháp lý ràng buộc để người
đại diện (quản lý công ty) thực sự hành động vì lợi ích của người được đại diện
là hết sức cần thiết.
Trong công trình “Giới thiệu về luật so sánh” của các tác giả Konrad
Zweigert và Hein Koetz, Clarendon Press, Oxford, 1998, khi đề cập đến vai trò
của quan hệ đại diện, các tác giả cho rằng vào thế kỷ XVIII vấn đề đại diện được
thúc đẩy ở châu Âu trong bối cảnh thương mại phát triển với sự xuất hiện các
vấn đề như giao một con tàu cho thuyền trưởng điều khiển và quản lý, hay hoạt
động kinh doanh thông qua sự điều hành của một người khác [97, tr.432]. Theo
các tác giả, “phương thức đại diện là một sự cần thiết không thể bị vô hiệu trong
13
bất kỳ chế độ phát triển nào mà dựa trên sự phân công lao động đối với sản xuất,
phân phối hàng hóa và dịch vụ” [97, tr.431]. Với luận điểm này cho thấy việc
không làm vô hiệu hóa các hợp đồng được giao kết thông qua đại diện là rất
quan trọng, nó giúp các chủ thể thuận tiện trong giao kết hợp đồng [19]. Luận
điểm này được các học giả trên thế giới thừa nhận rộng rãi và là nội dung quan
trọng của lý thuyết đại diện.
Trong tài liệu “Business Law” (luật kinh doanh) của tác giả Robert W.
Emerson và John W. Hardwick khi bàn về luật đại diện, các tác giả đã nhìn nhận
rằng Luật đại diện bao gồm tất cả các quy tắc được xã hội thừa nhận và thi hành,
bởi thế mà một người hành động cho người khác, và nếu không có Luật đại diện,
thì mọi người phải tự hành động cho mình và không thể sử dụng đại diện, người
bán hàng hoặc người đưa tin, còn các công ty không thể thực hiện được tất cả
các chức năng của mình và phải chấm dứt hoạt động [101, tr.247]. Quan điểm
này cùng với luận điểm của Konrad Zweigert và Hein Koetz về vai trò của người
đại diện như đã nhắc đến ở trên đã một lần nữa khẳng định sự tồn tại quan hệ đại
diện như một tất yếu của quá trình phát triển.
Trong công trình nghiên cứu “The Modern Corporation and Private
Property” (tổng công ty hiện đại và sở hữu tư nhân) của các tác giả Adolf A.
Berle và Gardiner C. Means, (in lần đầu năm 1932, tác phẩm này được sửa và in
lại năm 1968). Trong nghiên cứu nổi tiếng này, các tác giả đã khẳng định với sự
phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, việc tổ chức tốt các thị
trường chứng khoán và sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các nhà đầu tư, vấn
đề sở hữu vốn trong các công ty ngày càng bị phân tán và cổ phần sẽ được sở
hữu bởi nhiều chủ thể đa dạng hơn. Từ đó các tác giả cho rằng mô hình công ty
hiện đại ngày nay là đại diện của một hình thức mới về tài sản, mà tài sản đó lại
được kiểm soát, quản lý bởi những người quản lý công ty (những người làm
thuê) hơn là các cổ đông (những chủ sở hữu thực sự của tài sản). Từ đó, các học
giả này cũng kết luận rằng, có sự phân tách giữa sở hữu và quản lý, kiểm soát
14
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------
LÊ VIỆT PHƯƠNG
ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------
LÊ VIỆT PHƯƠNG
ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐÌNH HẢO
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án này là công trình do tôi thực hiện.
Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong
Luận án đều trung thực và trích dẫn nguồn đúng quy định. Những kết
quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình của tác giả nào khác.
Nghiên cứu sinh
Lê Việt Phương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................... 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ..................................... 11
1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................... 21
1.3. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của luận án .................................................. 23
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ......................................................... 29
2.1. Những vấn đề lý luận về đại diện và đại diện của công ty cổ phần ................... 29
2.2. Những vấn đề lý luận về phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ đại
diện của công ty cổ phần ........................................................................................... 52
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM ................................................................................... 68
3.1. Quy định của pháp luật về các mô hình đại diện của công ty cổ phần tại
Việt Nam ................................................................................................................... 68
3.2. Quy định của pháp luật về xác lập tư cách pháp lý người đại diện của công
ty cổ phần tại Việt Nam ............................................................................................ 91
3.3. Quy định của pháp luật về xử lý các giao dịch do người không có quyền đại
diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện của công ty cổ phần ....................... 95
3.4. Quy định của pháp luật về cơ chế giám sát người đại diện của công ty cổ phần........ 99
3.5. Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về đại diện của công ty
cổ phần tại Việt Nam............................................................................................... 105
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................. 111
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần ................. 111
4.2. Một số giải pháp xây dựng và thực hiện pháp luật về đại diện của công ty
cổ phần tại Việt Nam hiện nay ................................................................................ 113
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 131
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BKS : Ban Kiểm soát
BLDS : Bộ luật dân sự
CTCP : Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông
GĐ : Giám đốc
GĐ/TGĐ : Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
HĐQT : Hội đồng quản trị
LDN : Luật Doanh nghiệp
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê thông tin khảo sát người đại diện theo pháp luật
của các công ty cổ phần
Phụ lục 2: Phân tích kết quả khảo sát người đại diện theo pháp luật của
công ty cổ phần
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại diện nói chung, đại diện của công ty cổ phần là một chủ đề khoa học
pháp lý, kinh tế rất được quan tâm từ rất sớm trên thế giới, nhất là những nước
có nền kinh tế thị trường phát triển. Ở Việt Nam một thời gian dài xây dựng mô
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, quan hệ đại diện trong công ty chỉ
đơn thuần là quan hệ giữa người được Nhà nước trao quyền điều hành quản lý
công ty của nhà nước. Tuy nhiên khi chuyển sang mô hình kinh tế thị trường, với
sự xuất hiện của Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp (1999, 2005, 2014)
và sự phát triển của Bộ luật Dân sự 1995, 2005, 2015, quan hệ đại diện nói
chung và đại diện của công ty cổ phần nói riêng đã định hình và phát triển mạnh.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển, với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, chủ sở hữu công ty không chỉ là nhà nước mà có
sự tham gia của tầng lớp dân doanh trong nước, nhà đầu tư nước ngoài ngày
càng nhiều. Các quy phạm pháp luật về kinh tế thị trường theo đó cũng ngày
càng phát triển hoàn thiện vừa đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước về kinh tế
vừa phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015 đã thực hiện
một bước tiến đáng kể trong quy định về đại diện nói chung và đại diện của công
ty cổ phần nói riêng với nhiều quy định mới và tiến bộ so với Luật Doanh nghiệp
2005, 1999 hoặc Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, so với pháp luật của các nước
có nền kinh tế thị trường phát triển, thì các quy định về quản trị công ty nói
chung và các quy định về đại diện của công ty cổ phần nói riêng còn nhiều điểm
chưa tương thích. Bên cạnh đó, sự phát triển năng động của nền kinh tế, nhiều
quy định hiện hành đã bộc lộ những điểm bất cập, mâu thuẫn. Thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam xuất
hiện một số vấn đề cơ bản sau đây:
Một là: Trong xã hội nhận thức về địa vị của người đại diện của công ty cổ
1
phần chưa được hiểu thống nhất, đôi lúc nhầm lẫn người đại diện của công ty với
người chủ sở hữu công ty, người đại diện của công ty với người quản lý công ty.
Thậm chí đôi lúc có những nhận thức lệch lạc khi cho rằng những lợi ích mà
người đại diện của công ty có được như “hoa hồng”, “phần trăm”… là chuyện
đương nhiên, bình thường và ai cũng thế cả.
Hai là: Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty cổ phần có thể có
một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật là một quy định mới lần đầu tiên
áp dụng tại Việt Nam, điều này làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý và
người dân vì lâu nay thường cho rằng mỗi công ty chỉ có một người đại diện
theo pháp luật. Do đó cần được nghiên cứu cụ thể điều kiện áp dụng, mức độ
đón nhận của các công ty cổ phần cũng như thái độ tiếp nhận của xã hội về quy
định nêu trên nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao tính hiệu lực của
việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Ba là: Cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo người đại diện thực hiện
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình trong công ty cổ phần chưa thực sự phát
huy vai trò như kỳ vọng của pháp luật. Về thực tiễn, quan hệ đại diện trong công
ty diễn ra không hoàn toàn tích cực, mà xuất hiện những hành vi, biểu hiện tiêu
cực, có sự thông đồng giữa người đại diện và bên thứ ba, hoặc giao dịch với
chính mình, sử dụng thông tin bất cân xứng để trục lợi gây thiệt hại cho người
được đại diện và cho nhà nước, mà pháp luật chưa đủ sức để ngăn chặn.
Bốn là: Dưới góc độ lao động-kinh tế, đại diện là một nghề. Nhưng dưới
góc độ pháp luật thì chưa coi như một nghề, do đó những quy định trách nhiệm
của người đại diện trong Luật Doanh nghiệp như “trung thực”, “cẩn trọng”,
“trung thành”… là những quy định tưởng như rõ ràng nhưng lại rất trừu tượng,
định tính. Khi coi đại diện như một nghề, việc xây dựng quy tắc nghề nghiệp,
đạo đức nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp hay quy định bảo hiểm nghề nghiệp
sẽ trở nên rõ ràng.
Năm là: Pháp luật Việt Nam về đại diện vẫn còn những bất cập, như chưa
2
thừa nhận quan hệ đại diện ngầm định, đại diện hiển nhiên, trong nhiều trường
hợp chưa bảo vệ được lợi ích chính đáng của người thứ ba, quá chú trọng hình
thức đại diện (bằng văn bản), việc áp dụng tập quán pháp để giải quyết các tranh
chấp về đại diện còn mờ nhạt… từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển…
Sáu là: Thêm vào đó, cơ chế hỗ trợ để thực thi pháp luật về đại diện của
công ty cổ phần cũng chưa hiệu quả.
Thực trạng trên cho thấy đã đến lúc cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ
chế thực thi pháp luật về đại diện của công ty cổ phần ở nước ta. Do đó, việc
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đại diện của công ty cổ phần
theo pháp luật Việt Nam hiện nay là rất cần thiết nhằm góp phần tiếp tục hoàn
thiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đem lại hiệu quả trong thực tiễn
quản lý nhà nước và quản trị công ty.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án sẽ nghiên cứu tổng quát các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh
các quy định về đại diện của công ty cổ phần, qua đó hình thành lý luận cơ bản,
xây dựng luận cứ khoa học đồng thời đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ sung
để hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả xác định một số nhiệm vụ nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Một là, luận án sẽ phân tích, làm rõ lý luận cơ bản về đại diện của công ty
cổ phần: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của đại diện cũng như các yếu tố
liên quan đến quan hệ đại diện của công ty cổ phần.
- Hai là: Luận án sẽ phân tích quá trình hình thành và phát triển các quy
định của pháp luật Việt Nam về đại diện của công ty cổ phần; đánh giá thực
trạng pháp luật hiện hành về đại diện của công ty cổ phần cũng như thực tiễn thi
hành quy định về đại diện của các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay.
3
- Ba là, luận án sẽ xác định rõ các nhu cầu và quan điểm hoàn thiện pháp
luật về đại diện của công ty cổ phần từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật cũng như hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về đại diện của công ty
cổ phần trong mối quan hệ mật thiết với việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty
cổ phần ở Việt Nam hiện nay phù hợp với những nguyên tắc và chuẩn mực quốc
tế về quản trị công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về đại diện của công
ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các cơ chế pháp lý
hiện hành để thực thi pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam có
dẫn chiếu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về đại diện của công ty cổ phần theo
quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015, có so
sánh với các quy định của pháp luật doanh nghiệp trước năm 2014 và một số văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các vấn đề: Quy định của pháp luật về
các mô hình đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam; Quy định của pháp luật
về xác lập tư cách pháp lý người đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam; Quy
định của pháp luật về xử lý các giao dịch do người không có quyền đại diện hoặc
vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện của công ty cổ phần; Quy định của pháp
luật về cơ chế giám sát người đại diện của công ty cổ phần.
Phạm vi nghiên cứu của luận án không bao gồm các quy định về thủ tục
hành chính liên quan đến thay thế người đại diện hoặc các quy phạm pháp luật
về trình tự, thủ tục tố tụng về tranh chấp quyền quản trị công ty; quan hệ đại diện
theo hợp đồng thương mại.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và
4
duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phân tích quy phạm: Đây là phương pháp truyền thống
trong nghiên cứu luật học. Tác giả sử dụng phương pháp này trong chương 2, 3
và 4 của luận án để làm rõ những nội dung của các quy phạm pháp luật về đại
diện, với những phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
Phương pháp luật học so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này trong
các chương 1, 2, 3 của luận án để so sánh các quy phạm pháp luật về đại diện của
công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam trước đây và hiện nay, cũng như so sánh
với các quy định đại diện của pháp luật một số nước. Thông qua đó đánh giá sự tiến
triển trong pháp luật Việt Nam về chế định đại diện của công ty cổ phần cũng như
sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước có nền kinh tế
thị trường phát triển liên quan đến đại diện của công ty cổ phần.
Phương pháp kinh tế học pháp luật: Đây là phương pháp nghiên cứu luật
học gắn với việc ứng dụng lý thuyết kinh tế học để khảo sát sự hình thành, cấu
trúc, quá trình và tác động của các quy phạm pháp luật và các thể chế pháp lý.
Đối với vấn đề pháp luật về đại diện của công ty cổ phần, một số vấn đề nghiên
cứu được đánh giá dưới góc độ chi phí và lợi ích, chẳng hạn như chi phí đại
diện; vấn đề kiểm soát hành vi tư lợi của người đại diện; thù lao đại diện… Luận
án có sử dụng mức độ nhất định phương pháp nghiên cứu này trong chương 2 và
chương 3.
Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm
thu thập số liệu về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, phục vụ
cho việc phân tích mức độ áp dụng các quy định của pháp luật về đại diện theo
pháp luật trong công ty cổ phần. Kết quả thu thạp thông tin được sử dụng để làm
luận cứ cho những phân tích, nhận định trong luận án.
Ngoài ra, luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể bao gồm phân tích,
tổng hợp, phương pháp lịch sử… tại một số nội dung cụ thể của luận án.
5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:
5.1. Về lý luận, Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các quan niệm, các
lý thuyết về đại diện, về công ty, Công ty cổ phần và các quy định có liên quan
của BLDS 2015, LDN 2014, Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận cơ bản về đại diện của công ty cổ phần; đưa ra khái niệm về đại diện của
Công ty cổ phần; đặc điểm của Công ty cổ phần; phân loại đại diện của Công ty
cổ phần.
5.2. Về đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật đại diện của
công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay
Luận án đã chỉ ra được các điểm tiến bộ, phù hợp cũng như những điểm
hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, luận án đã có những phân tích,
nhận định, đánh giá mới sau:
Thứ nhất, về khái niệm đại diện của công ty cổ phần, trên cơ sở khái niệm
đại diện nói chung của Bộ luật Dân sự và thực tiễn của quan hệ đại diện của
công ty cổ phần, Luận án đã đưa ra khái niệm đại diện của công ty cổ phần, phân
tích đặc điểm, phân loại đại diện của công ty cổ phần.
Thứ hai: về quá trình tiến triển của chế định đại diện của công ty cổ phần,
Các quy định về đại diện của công ty cổ phần trong pháp luật Việt Nam chỉ mới
xuất hiện vào cuối thế kỷ XX, nhưng cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật về
công ty cổ phần, các quy định về đại diện của công ty cổ phần cũng đã có những
bước phát triển rất tích cực, thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong tư duy lập pháp, tạo
điều kiện để cổ đông có nhiều quyền lựa chọn mô hình quản trị công ty phù hợp,
đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.
Thứ ba, Về phân loại đại diện và phạm vi thẩm quyền đại diện, Luận án đã
phân tích cụ thể các mô hình đại diện của công ty cổ phần bao gồm trường hợp
công ty có duy nhất một người đại diện theo pháp luật, công ty có nhiều người
đại diện theo pháp luật và các trường hợp ủy quyền của công ty cổ phần; phân
6
tích các quy định về phạm vi thẩm quyền đại diện và xử lý các hậu quả giao dịch
do người không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện
thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy có những bất cập trong
các quy định của Luật Doanh nghiệp về ủy quyền của công ty đối với chi nhánh,
văn phòng đại diện; chưa có những quy định rõ ràng về xác định phạm vi đại
diện của công ty cổ phần có nhiều người đại diện; các quy định công nhận giao
dịch do người không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại
diện thực hiện được đánh giá là điểm tiến bộ trong việc tiếp cận với các loại đại
diện ngầm định, đại diện hiển nhiên không thể phủ nhận hay đại diện do phê
chuẩn trong pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường tiên tiến và các tập
quán thương mại, tuy nhiên thiếu những giải thích cụ thể dẫn đến khó khăn trong
áp dụng.
Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện, Luật
doanh nghiệp 2014 có điểm tiến bộ là đã tách bạch chức năng đại diện và chức
năng quản lý công ty bằng việc quy định riêng trách nhiệm của người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp (điều 14) và tách khỏi trách nhiệm của người
quản lý công ty (điều 160). Tuy nhiên thực tiễn áp dụng cho thấy những nghĩa
vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần như “trung thực”,
“trung thành”, “cẩn trọng” tuy được quy định trong Luật Doanh nghiệp, nhưng là
những nghĩa vụ chung chung, khó định lượng và không được pháp luật giải thích
rõ ràng nên việc áp dụng để xác định khi nào người đại diện vi phạm các nghĩa
vụ nói trên trở nên rất khó khăn; các nghĩa vụ khác của người đại diện như cam
kết không cạnh tranh với lợi ích của công ty, bảo vệ bí mật thông tin… và các
nghĩa vụ của công ty đối với người đại diện chưa được pháp luật quy định cụ thể.
Thứ năm, Về thời hạn đại diện, điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự 2015 là có
quy định về thời hạn đại diện và cách thức xác định thời hạn đại diện. Tuy nhiên
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định thời hạn đại diện của người đại
diện theo pháp luật của công ty. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chức năng
7
đại diện và chức vụ quản lý, do đó khi xây dựng Điều lệ hầu như các công ty
không quy định thời hạn của người đại diện; có sự nhầm lẫn với nhiệm kỳ của
Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc của Giám đốc, Tổng giám đốc.
Thứ sáu, Các kết quả khảo sát về người đại diện tại các công ty cổ phần,
Luận án sử dụng phương pháp xã hội học pháp luật để tiến hành khảo sát việc áp
dụng pháp luật về người đại diện theo pháp luật tại một số công ty cổ phần. Từ
các số liệu khảo sát Luận án đưa ra những phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ
các quy định của pháp luật về đại diện, đồng thời đánh giá tính phổ biến của một
số tiêu chí như: đa số công ty được khảo sát bao gồm cả công ty niêm yết đã
thành lập từ trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực và các công ty mới
thành lập đều có xu hướng lựa chọn mô hình có duy nhất một người đại diện
theo pháp luật; có những công ty chuyển sang mô hình có hai người đại diện
theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc tổng Giám đốc
nhưng cả hai chức vụ này đều do một người nắm giữ; đa số người đại diện theo
pháp luật thường nắm giữ những chức vụ Giám đốc hoặc tổng Giám đốc của
công ty; đa số người đại diện đồng thời là cổ đông của công ty và đồng thời tham
gia Hội đồng quản trị của công ty. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ nữ giới
làm người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần là rất ít; hầu như không có
công ty nào trong diện khảo sát quy định thời hạn đại diện của người đại diện mà
có sự nhầm lẫn giữa thời hạn đại diện với nhiệm kỳ của Chủ tịch hội đồng quản
trị, Giám đốc, Tổng giám đốc; đối với các công ty cổ phần mới thành lập, hầu
như người đại diện theo pháp luật là cổ đông sáng lập và tuổi đời còn khá trẻ,
còn đối với các công ty niêm yết thì tuổi đời và kinh nghiệm quản lý của người
đại diện đều cao hơn.
5.3. Về một số đề xuất mới góp phần hoàn thiện pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần
Căn cứ chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Luận án đã đưa
ra quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần
8
tại Việt Nam hiện nay. Từ phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp
luật và thực hiện pháp luật về đại diện, luận án đã đề xuất một số giải pháp mới
như sau:
Về nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện của công ty cổ phần,
Luận án đề xuất hoàn thiện quy định về đại diện theo pháp luật và đại diện theo
ủy quyền của công ty cổ phần, bao gồm: hoàn thiện quy định về đại diện theo
pháp luật tại điều 13 của Luật doanh nghiệp để dự liệu được hết các trường hợp
xảy ra ở công ty có duy nhất một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật; bổ
sung quy định thời hạn đại diện; sửa đổi quy định về đại diện theo ủy quyền của
chi nhánh, văn phòng đại diện để phù hợp với chủ thể đại diện mà Bộ luật Dân
sự đã quy định.
Về nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về đại diện của
công ty cổ phần, Luận án đề xuất một số giải pháp như nâng cao năng lực quản
lý nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt động công bố thông tin.
Về nhóm các giải pháp hỗ trợ khác, Luận án đề xuất nâng cao nhận thức
pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật; đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quốc
tế về quản trị công ty; đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng của người đại diện; hình thành
Hiệp hội người đại diện; ban hành quy tắc đạo đức người đại diện và hình thành
loại hình bảo hiểm trách nhiệm cho người đại diện.
Các sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế thực thi pháp
luật và các giải pháp hỗ trợ nhằm góp phần xây dựng một chế định luật về đại
diện nói chung và đại diện của công ty cổ phần nói riêng phù hợp với nền kinh tế
thị trường phát triển; góp phần hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của
các bên trong quan hệ đại diện nói riêng và trong quan hệ dân sự, kinh doanh nói
chung; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ đại diện,
bảo vệ trật tự công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia hoặc chấm
dứt quan hệ đại diện. Đồng thời các giải pháp cũng hướng đến góp phần làm cho
hệ thống pháp luật về đại diện của công ty cổ phần ở nước ta hài hòa với các
9
chuẩn mực pháp luật của thế giới về đại diện và quản trị công ty cổ phần.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận, Luận án sẽ bổ sung và góp phần làm giàu thêm lý luận về
đại diện của công ty cổ phần; Luận án đóng góp về phương diện lý luận cho việc
nghiên cứu pháp luật, hoàn thiện và thực thi pháp luật về đại diện của công ty cổ
phần ở Việt Nam. Luận án còn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như
thực tiễn áp dụng pháp luật về đại diện của công ty cổ phần để từ đó có những
luận giải về định hướng cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải
pháp cho việc thực thi hiệu quả chế định đại diện của công ty cổ phần tại Việt
Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn, Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở cho các
cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu sửa đổi và thực thi pháp luật về đại
diện của công ty cổ phần; Luận án có thể làm cơ sở để các tác giả nghiên cứu,
giảng dạy và làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo; Luận án cũng là tài
liệu để những người đại diện tại các công ty cổ phần tham khảo trong quá trình
thực hiện nghĩa vụ người đại diện hoặc là tài liệu để các trường học, hiệp hội bổ
sung vào chương trình tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho người đại diện.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận
án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến
luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về đại diện và pháp luật đại diện của công
ty cổ phần
Chương 3: Thực trạng pháp luật về đại diện của công ty cổ phần tại Việt Nam
Chương 4: Giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về đại diện
của công ty cổ phần tại Việt Nam hiện nay.
10
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Những nghiên cứu lý luận hiện có về đại diện của công ty cổ phần
1.1.1.1 Học thuyết đại diện và các ý kiến về sự cần thiết xuất hiện quan hệ
đại diện của công ty cổ phần
Theo học thuyết về đại diện, quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công
ty được hiểu như là quan hệ đại diện - hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này được
coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -
principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy -
agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao
thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty [27]. Người chủ ủy
(principal) bị ràng buộc bởi hành động của người thụ ủy (agent) trong phạm vi mà
người chủ ủy cho phép một cách rõ ràng hoặc ngầm định [19, tr.29]. Quan hệ đại
diện là một dạng quan hệ phức hợp được tạo bởi quan hệ giữa người ủy quyền
(principal), người đại diện (agent) và người thứ ba (third party) [33, tr.57].
Vào thế kỷ XVIII, các luật gia theo trường phái luật tự nhiên đã phát triển
quan hệ đại diện ở Châu Âu lục địa, trong bối cảnh thương mại phát triển với sự
xuất hiện các vấn đề như giao một con tàu cho vị thuyền trưởng điều khiển và
quản lý, hay hoạt động kinh doanh thông qua sự điều hành của một người khác.
Theo Konrad Zweigert và Hein Koetz, “phương thức đại diện là một sự cần thiết
không thể bị vô hiệu trong bất kỳ chế độ phát triển nào mà dựa trên sự phân công
lao động đối với sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ” [97, tr.431]. Việc
không làm vô hiệu hóa các hợp đồng được giao kết thông qua người đại diện là
rất quan trọng, bởi về phương diện vĩ mô nó thúc đẩy phân công lao động xã hội
và tăng cường giao lưu dân sự; còn về phương diện vi mô nó giúp cho các chủ
11
thể thuận tiện hơn trong các giao kết hợp đồng.
Tập thể các chuyên gia pháp lý Việt Nam tham gia biên soạn cuốn tài liệu
chuyên khảo Thể chế pháp luật kinh tế của một số quốc gia trên thế giới (sách
chuyên khảo) của Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội đã nhận định: “Học thuyết tư
cách pháp nhân và học thuyết trách nhiệm hữu hạn là hai học thuyết xương sống
để xây dựng định chế pháp lý về công ty cổ phần (CTCP). Hai học thuyết này đã
làm cho CTCP có sức hấp dẫn các nhà đầu tư từ công chúng sẵn sàng bỏ tiền ra
để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mạo hiểm mà không phải lo lắng về
trách nhiệm cá nhân” [82, tr. 134]. Theo PGS.TS Nguyễn Như Phát trong bài
viết Quyền sở hữu cá nhân - cội nguồn của tự do kinh doanh trong kinh tế thị
trương: “nếu như góp vốn. xét từ phương diện kinh tế, là việc tạo ra tài sản cho
công ty, nhằm đảm bảo cho những chi phí cho hoạt động của công ty và đảm
bảo quyền lợi cho các chủ nợ, thì góp vốn, xét từ phương diện pháp lý, là hành vi
chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng trong hoạt động kinh doanh để
đổi lấy quyền lợi đối với công ty” [84, tr.88].
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi
Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm
vào năm 1976. Theo lý thuyết đại diện, các cổ đông là chủ sở hữu công ty, thuê
những người khác thực hiện công việc thông qua ủy quyền hoạt động của công
ty cho các giám đốc hoặc những người quản lý, họ là các đại diện cho cổ đông.
Chính vì các cổ đông với tư cách chủ sở hữu góp vốn trong công ty nhưng không
trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mà cử hoặc thuê những
người quản lý. Do đó xét về lý thuyết đại diện, sự phân tách giữa quyền sở hữu
(của cổ đông) và quản lý, kiểm soát công ty làm tiền đề cho sự xuất hiện lý
thuyết về người chủ và người đại diện. Mối quan hệ này được coi như là quan hệ
hợp đồng mà theo đó, các cổ đông (những người chủ sở hữu - principals) bổ
nhiệm, chỉ định người khác quản lý công ty (người thụ ủy - agents) để thực hiện
việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền ra
12
quyết định định đoạt tài sản của công ty [27, tr.11-18]. Xét về bản chất, người
đại diện hành động nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện, do đó không
thể có sự mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên trong quan hệ đại diện. Tuy nhiên, chính
người khởi xướng lý thuyết đại diện, Jensen và Mecklin đã nhận định:
“Lý thuyết đại diện liên quan đến một hợp đồng theo đó một hoặc vài
người (cổ đông) giao cho người khác (thành viên HĐQT) thay mặt họ
thực hiện một số dịch vụ, trong đó có việc ủy quyền ra quyết định cho
đại diện. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này là những người muốn
tối đa hóa lợi ích, chúng ta có lý do để tin rằng đại diện sẽ không luôn
luôn hành động vì lợi ích của người chủ” [99, tr.26].
Trong công trình “The Wealth of Nations” (của cải của các dân tộc), của tác
giả Adam Smith, ngay từ năm 1776 đã cho rằng xu hướng phát triển của các
công ty hiện đại với sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý, kiểm soát công
ty, do đó Adam Smith cho rằng “với đặc tính của công việc quản lý, các cổ đông
không nên kỳ vọng và tin tưởng rằng người quản lý công ty sẽ hành động như họ
muốn, bởi lẽ người quản lý công ty luôn có xu hướng thiếu siêng năng, mẫn cán
và lợi dụng vị trí của mình để kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các
cổ đông và công ty”[91, tr.800]. Dự báo của A.Smith đã hoàn toàn đúng trong
điều kiện hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu cơ chế pháp lý ràng buộc để người
đại diện (quản lý công ty) thực sự hành động vì lợi ích của người được đại diện
là hết sức cần thiết.
Trong công trình “Giới thiệu về luật so sánh” của các tác giả Konrad
Zweigert và Hein Koetz, Clarendon Press, Oxford, 1998, khi đề cập đến vai trò
của quan hệ đại diện, các tác giả cho rằng vào thế kỷ XVIII vấn đề đại diện được
thúc đẩy ở châu Âu trong bối cảnh thương mại phát triển với sự xuất hiện các
vấn đề như giao một con tàu cho thuyền trưởng điều khiển và quản lý, hay hoạt
động kinh doanh thông qua sự điều hành của một người khác [97, tr.432]. Theo
các tác giả, “phương thức đại diện là một sự cần thiết không thể bị vô hiệu trong
13
bất kỳ chế độ phát triển nào mà dựa trên sự phân công lao động đối với sản xuất,
phân phối hàng hóa và dịch vụ” [97, tr.431]. Với luận điểm này cho thấy việc
không làm vô hiệu hóa các hợp đồng được giao kết thông qua đại diện là rất
quan trọng, nó giúp các chủ thể thuận tiện trong giao kết hợp đồng [19]. Luận
điểm này được các học giả trên thế giới thừa nhận rộng rãi và là nội dung quan
trọng của lý thuyết đại diện.
Trong tài liệu “Business Law” (luật kinh doanh) của tác giả Robert W.
Emerson và John W. Hardwick khi bàn về luật đại diện, các tác giả đã nhìn nhận
rằng Luật đại diện bao gồm tất cả các quy tắc được xã hội thừa nhận và thi hành,
bởi thế mà một người hành động cho người khác, và nếu không có Luật đại diện,
thì mọi người phải tự hành động cho mình và không thể sử dụng đại diện, người
bán hàng hoặc người đưa tin, còn các công ty không thể thực hiện được tất cả
các chức năng của mình và phải chấm dứt hoạt động [101, tr.247]. Quan điểm
này cùng với luận điểm của Konrad Zweigert và Hein Koetz về vai trò của người
đại diện như đã nhắc đến ở trên đã một lần nữa khẳng định sự tồn tại quan hệ đại
diện như một tất yếu của quá trình phát triển.
Trong công trình nghiên cứu “The Modern Corporation and Private
Property” (tổng công ty hiện đại và sở hữu tư nhân) của các tác giả Adolf A.
Berle và Gardiner C. Means, (in lần đầu năm 1932, tác phẩm này được sửa và in
lại năm 1968). Trong nghiên cứu nổi tiếng này, các tác giả đã khẳng định với sự
phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, việc tổ chức tốt các thị
trường chứng khoán và sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các nhà đầu tư, vấn
đề sở hữu vốn trong các công ty ngày càng bị phân tán và cổ phần sẽ được sở
hữu bởi nhiều chủ thể đa dạng hơn. Từ đó các tác giả cho rằng mô hình công ty
hiện đại ngày nay là đại diện của một hình thức mới về tài sản, mà tài sản đó lại
được kiểm soát, quản lý bởi những người quản lý công ty (những người làm
thuê) hơn là các cổ đông (những chủ sở hữu thực sự của tài sản). Từ đó, các học
giả này cũng kết luận rằng, có sự phân tách giữa sở hữu và quản lý, kiểm soát
14