Đặc điểm tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức

  • 35 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
NGÔ THỊ THẮM
MSSV: 6086284
ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ VĂN BẢN TRONG
THỂ LOẠI TIN TỨC
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ
Cần Thơ, năm 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp Đại Học đánh dấu sự trưởng thành về kiến thức của sinh viên
suốt 4 năm ở bậc Đại Học. Qua 4 năm Đại Học, sinh viên đã được các thầy cô truyền tải
kiến thức, cũng như kinh nghiệm học tập, nó đã làm nền tảng để sinh viên trang bị, vận
dụng kiến thức vào thực hiện luận văn tốt nghiệp, đồng thời giúp sinh viên có được kinh
nghiệm sau khi ra trường. Trải qua một quá trình dài, từ khi nhận đề tài, lên ý tưởng cho
đến khi hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về mọi mặt.
Em xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy: Nguyễn Văn Tư – Giảng viên
trực tiếp hướng dẫn luận văn. Trong suốt quá trình làm luận văn, thầy đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, và chỉnh sửa để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, Quý thầy cô Khoa Khoa học xã
hội và Nhân văn, cũng như Quý thầy cô Bộ môn Ngữ Văn đã tạo mọi điều kiện và nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Quý thầy cô Bộ môn ngữ văn khoa Sư phạm,
cũng như Quý thầy cô đang công tác tại thư viện Khoa Sư phạm đã nhiệt tình giúp đỡ
em tìm kiếm tài liệu.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Quý thầy cô đang công tác tại Trung Tâm Học
Liệu.
Xin trân trọng gửi lời cám ơn đến các anh chị khóa trên, và các bạn cùng khóa đã
nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức để em có thể hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi
người. Em xin chúc Quý thầy cô, Quý cô chú, anh chị và các bạn sức khỏe và
thành
công.
Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến Cha Mẹ đã động viên em về mặt vật chất lẫn
tinh thần để em có điều kiện tốt nhất hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Sinh viên: Ngô Thị Thắm
2
ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
TRONG THỂ LOẠI TIN TỨC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I : TIÊU ĐỀ VÀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
I. KHÁI NIỆM VỀ TIÊU ĐỀ VÀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
1. Tiêu đề
2. Tiêu đề văn bản
2.1. Khái niệm tiêu đề văn bản
2.2. Các loại tiêu đề văn bản
2.3. Vai trò của tiêu đề văn bản.
2.4 Tiêu đề đúng và tiêu đề hay
II. CẤU TRÚC CỦA TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
1. Cấu trúc ngữ pháp của tiêu đề văn bản
2. Cấu trúc ngữ nghĩa của tiêu đề văn bản
2.1 Ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn tầng I
2.1 Ý nghĩa hàm ẩn tầng II
III. VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TIN TỨC
1. Thế nào là thể loại tin tức
2. Đặc điểm thể loại tin tức 3
2.1 Đặc điểm thể loại tin tức
2.2 Cấu trúc thể loại tin tức
2.3 Phân loại
3. Tiêu đề trong thể loại tin tức
CHƢƠNG II : ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ VĂN BẢN TRONG THỂ
LOẠI TIN TỨC
VÀI NÉT VỀ BÁO TUỔI TRẺ
I. BÌNH DIỆN CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
1. Tiêu đề là danh ngữ, danh từ
2. Tiêu đề là câu chỉ có phần thuyết
3. Tiêu đề là là câu đề - thuyết
4. Tiêu đề là câu ghép
5. Tiêu đề do kết cấu ngữ pháp khác đảm nhận
II. BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA
1. Ý nghĩa tiêu đề trong quan hệ với nội dung văn bản
2. Phương thức cấu tạo ý nghĩa hàm ẩn
2.1. Phương thức dùng từ, cụm từ đối nhau
2.2. Phương thức dùng lối nói bỏ lửng
2.3. Phương thức nhân hóa
2.4 Phương thức ẩn dụ
2.5 Phương thức dùng khách ngôn
III. KHẢO SÁT CẤU TRÚC Ý NGHĨA MỘT SỐ TIÊU ĐỀ TRONG THỂ
LOẠI TIN TỨC
1. Tiêu đề là danh ngữ, danh từ
2. Tiêu đề là câu chỉ có phần thuyết
3. Tiêu đề là là câu đề - thuyết
4. Tiêu đề là câu ghép
PHẦN KẾT LUẬN 4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay báo chí và ngôn ngữ báo chí đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã
hội. Một yếu tố có tính chất khêu gợi và đánh vào sự chú ý của người đọc đó là tiêu đề
văn bản.
Tiêu đề luôn giữ một vai trò quan trọng trong một văn bản. Nó là yếu tố đầu tiên,
là cánh cửa để người đọc mở vào văn bản. Người đọc có chọn văn bản này hay không là
nhờ ở sự thu hút và hấp dẫn của tiêu đề. Đối với một văn bản tin tức thì tiêu đề lại đóng
vai trò càng đặc biệt quan trọng.
Vì thế, vận dụng những nền tảng kiến thức đã tích lũy trong bốn năm đại học,
tìm hiểu thực tiễn và cân nhắc kĩ, người viết quyết định chọn đề tài “Đặc điểm tiêu đề
văn bản trong thể loại tin tức” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Với đề tài luận văn này không chỉ là điều kiện tốt nghiệp, mà bước đầu giúp
người viết tiếp xúc với ngôn ngữ báo chí, đồng thời đây còn là tài liệu hữu ích cho công
việc sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Những năm gần đây, khi mà báo chí phát triển vượt bật và càng chứng tỏ vị trí
cũng như thế mạnh, tầm quan trọng của mình trong đời sống xã hội thì càng có nhiều bài
nghiên cứu về báo chí nhằm nâng cao nghiệp vụ báo chí. Và từ xưa đến nay, tiêu đề là
đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác nhau.
Một số nhà văn hóa, đã phần nào tiếp cận và nhận thức về vai trò quan trọng của
văn bản, nhưng những ý kiến của họ về vấn đề này chưa thật sự thống nhất. Cụ thể như,
Kim Thánh Thán đưa ra nhận định tổng quát “Tiêu đề là cái đẻ ra văn bản”, Chekhov
cho rằng “Toàn bộ thực chất nằm ngay trong tiêu đề của cuốn sách”, còn Hồ
Hữu
Tường đã nhận định “ Tiêu đề cũng là miếng mồi ngon để quyến rủ độc giả”,…
Còn đối với các nhà ngôn ngữ học về vấn đề này thì phong phú và hệ thống hơn.
Hồ Lê coi "Tiêu đề văn bản là một phát ngôn, một biến thể của câu cơ sở như
phát ngôn khác”.
Cao Xuân Hạo trong công trình “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng” khi
phân loại câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã xếp tiêu đề văn bản vào hai loại
5
câu đặc biệt: “Xét về chức năng thông báo, tiêu đề là một thứ chủ đề mà phần thuyết là
cả bài văn, bài báo kia” (1991).
Trần Ngọc Thêm trong “Hệ thống liên kiết văn bản Tiếng Việt” đã phân tiêu đề
ra làm 3 loại: tiêu đề nêu luận điểm, tiêu đề nêu chủ đề, và tiêu đề gợi ý.
Và công trình đáng chú ý nhất phải nhắc đến là “Tiêu đề văn bản Tiếng Việt”
(NXB Giáo dục) của Trịnh Sâm. Trịnh Sâm đã đi sâu tìm hiểu và giải quyết các vấn đề
của tiêu đề văn bản ở nhiều khía cạnh khác nhau như: khái niệm, cấu trúc, chức năng…
Và đặc điểm tiêu đề văn bản trong phong cách khoa học kĩ thuật, khoa học hành chính-
chính luận, phong cách thông tấn, phong cách nghệ thuật, đồng thời khảo sát ý
nghĩa
hàm ẩn của các tiêu đề. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những điều kiện để thiết lập tiêu đề
văn bản đúng và hay.
Tác giả Hoàng Anh với bài nghiên cứu “Thử phân loại tiêu đề trên các tiêu đề
văn bản báo chí”, đã phân tiêu đề báo chí ra thành 7 loại: tiêu đề xác nhận, tiêu đề kêu
gọi, tiêu đề câu hỏi, tiêu đề trích dẫn, tiêu đề bình luận, tiêu đề giật gân và tiêu đề nhạy
cảm.
Vẫn là tác giả Hoàng Anh với bài viết “Về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trên
báo chí”, tác giả đã đề cập đến việc sử dụng thành ngữ,tục ngữ dưới 2 hình thức: giữ
nguyên dạng và không nguyên dạng. Từ đó, chỉ ra sự hiểu biết và sáng tạo của nhà báo
khi sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong việc đặt tiêu đề.
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong quyển “Ngôn ngữ báo chí - những vấn đề cơ
bản” có đề cập đến tiêu đề của bài báo và tầm quan trọng của việc đặt tiêu đề cho tờ báo.
Từ đó, giúp người đọc thấy được tác dụng và hiệu quả của tiêu đề bài báo.
Tác giả Vũ Quang Hào trong quyển “Ngôn ngữ báo chí” đề cập các chức năng
của tít báo, phân tích cấu trúc của tít báo. Theo tác giả, tít báo có thể là một từ, một ngữ,
một câu, một kết cấu cố định, một kết cấu đặc biệt. Đồng thời, tác giả còn dẫn ra các loại
tít báo thường gặp.
Tác giả Trần Thanh Nguyên với bài nghiên cứu “Về kiểu tiêu đề mô phỏng trên
các văn bản báo chí” trong tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (số 10(96) – 2003) đề cập vấn
đề tiêu đề mô phỏng hoàn toàn và tiêu đề mô phỏng bộ phận. Trong bài viết này, có nói
đến quan hệ hướng nội và hướng ngoại của tiêu đề, một số đặc điểm tạo ngôn và thụ
ngôn. Qua đó giúp người đọc thấy được ưu điểm của tiêu đề mô phỏng trên báo chí.
Trong quyển “Đi tìm bản sắc TiếngViệt”, tác giả Trịnh Sâm với bài viết “Tiêu đề 6
và bình diện nghiên cứu về tiêu đề”, đã nêu lên được các bình diện nghiên cứu của ngôn
ngữ học về tiêu đề ở thời kì đồng đại và lịch đại, hướng nội và hướng ngoại. Đồng thời
nghiên cứu tiêu đề ở bình diện chức năng.
Luận văn tốt nghiệp năm 2008 của sinh viên Vũ Thị Bích Thuận với đề tài
“Khảo sát tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ” và luận văn tốt nghiệp 2011 của sinh viên Lê Thị
Thùy Trang với đề tài: “Khảo sát tiêu đề trên báo Người Lao Động”, trên cơ sở gợi ý
của những nhà nghiên cứu đi trước, tác giả đã tập hợp ngữ liệu và khảo sát tiêu đề trên 2
tờ báo lớn là Tuổi Trẻ và Người Lao Động.
Dựa trên những thành tựu đã có được trong lĩnh vực nghiên cứu tiêu đề, luận văn
“Đặc điểm tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức” chủ yếu tiếp cận công trình nghiên
cứu “Tiêu đề văn bản Tiếng Việt” của tác giả Trịnh Sâm từ đó đi sâu hơn vào lĩnh vực
tiêu đề trong thể loại tin tức.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Đặc điểm tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức”, người viết mong
muốn tiếp cận sâu hơn về vấn đề “tiêu đề” trên báo nói chung và trên thể lại tin tức nói
riêng, từ đó nắm bắt được cách thức hình thành tiêu đề, rèn luyện kĩ năng viết, trao dồi
kiến thức về ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ báo chí và phong cách học.
Với luận văn này, người viết tự đặt ra yêu cầu hướng luận văn của mình mang
đậm chất thực tiễn, có thể dùng làm tài liệu cho công việc sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Việc khảo sát đặc điểm của tiêu đề nói chung và đặc điểm của tiêu đề văn bản
trong thể loại tin tức nói riêng là một quá trình nghiên cứu đòi hỏi khá nhiều thời gian.
Với đề tài “Đặc điểm tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức”, người viết tập trung khảo
sát các tiêu đề trong thể loại tin tức trên báo Tuổi Trẻ, cụ thể là tiêu đề của số báo ra từ
ngày 28/1/2012 đến ngày 10/03/2012. Trong phạm vi cho phép, luận văn này chủ yếu đi
sâu vào vấn đề tìm hiểu ngữ nghĩa, ngữ pháp của tiêu đề trong thể loại tin tức trên báo
Tuổi Trẻ, đồng thời rút ra cách thức đặc tiêu đề làm kinh nghiệm cho bản thân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này người viết đã thực hiện phương pháp: thống kê, phân 7
tích, hệ thống hóa. Cụ thể như sau:
Cơ sở lý thuyết cho đề tài được người viết hệ thống hóa các bài viết, các công
trình nghiên cứu liên quan vấn đề tiêu đề và tiêu đề báo chí của các nhà ngôn ngữ.
Cứ liệu khảo sát được người viết thống kê tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
trên.
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I : TIÊU ĐỀ VÀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
I. KHÁI NIỆM VỀ TIÊU ĐỀ VÀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
1. Tiêu đề
Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp nhiều tiêu đề xuất hiện như những tên gọi
khác nhau. Và theo tác giả Trịnh Sâm “Tiêu đề xuất hiện như những tên gọi khác
nhau, hàm chứa những thông tin ngắn gọn, nhằm giới thiệu các vấn đề của đời sống
đến đông đảo công chúng”. Tác giả đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu sâu
về vấn đề này.
Trịnh Sâm đã chia tiêu đề ra làm hai loại: tiêu đề văn bản (TĐVB) và tiêu đề phi
văn bản (TĐPVB). Trong đó, TĐVB được hiểu theo hai nghĩa: Tên gọi chính thức
của một văn bản như tên quyển sách, bài báo, bài thơ, truyện ngắn… Tên gọi chính
thức một chương, một mục nào đó trong văn bản. Còn TĐPVB là tiêu đề mà đối
tượng định danh của nó không phải là văn bản, hoặc một bộ phận trong văn bản, như
tên trường học, tên xí nghiệp, sản phẩm hàng hóa,…
2. Tiêu đề văn bản
2.1. Khái niệm tiêu đề văn bản
Trịnh Sâm đã đưa ra một số khái niệm về tiêu đề văn bản do các nhà ngôn ngữ
học đưa ra, trong công trình nghiên cứu “Tiêu đề văn bản Tiếng Việt”. Chẳng hạn
như: “Tiêu đề là cái đẻ ra văn bản” (Kim Thánh Thán), “Tiêu đề cũng là món mồi
ngon để quyến rũ độc giả…” (Hồ Hữu Tường), “Tiêu đề được đặt ra cho truyện…Nó
chứa trong sự phát triển chủ đề quan trọng nhất, nó đề xuất cá chủ chốt định ra toàn
bộ cơ cấu truyện kể…” (L.S. Vygotsky), hay “Toàn bộ thực chất… nằm ngay trong
tiêu đề của cuốn sách” (Chekhov).
Trong quyển “Từ điển Tiếng Việt”, Trịnh Sâm cũng đã đưa ra hai quan niệm về
TĐVB.
Thứ nhất, TĐVB là “lời để gợi lên sự chú ý”
Thứ hai, TĐVB là “phần in sẵn lên trên tờ giấy hành chính, giấy tờ giao 9
dịch thương mại”.
Ở quan niệm thứ nhất, chú trọng đến hình thức bên ngoài của tiêu đề, chưa thấy
được chức năng chủ yếu của tiêu đề văn bản, đó là thông báo một cách ngắn gọn về
nội dung của bài viết.
Và tác giả Trịnh Sâm đã trình bày ý kiến riêng của mình về TĐVB: “Tiêu đề
văn bản là tên gọi chính thức của một văn bản hoặc một đoạn nội dung được đặt tên
trong văn bản. Về nội dung, nó đại diện cho đối tượng lấy nó làm tên gọi. Về hình
thức, gián cách hoặc không gián cách và thường được thể hiện bằng kiểu chữ riêng.
Chữ riêng với màu sắc riêng, giúp người đọc dễ dàng phân biệt nó với phần còn lại
của bài văn”.
Trịnh Sâm cho rằng: nhận định về tiêu đề của Kim Thánh Thán, Chekhov,
L.S.Vylotsky, Hồ Hữu Tường chỉ đưa ra nhận định chung chung ở một khía cạnh nào
đó của tiêu đề.
Như vậy, nếu nhận định về tiêu đề của các nhà nghiên cứu chưa đi sâu giải quyết
các vấn đề liên quan đến tiêu đề văn bản, thì nghiên cứu của Trịnh Sâm đã đi vào tìm
hiểu các vấn đề băn khoăn của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Trong quan hệ với văn
bản, thì tiêu đề văn bản gắn liền với toàn bộ văn bản. Đồng thời, nó cũng là một bô
phận của văn bản. Tiêu đề văn bản là tên gọi chính thức của văn bản, nó đại diện cho
toàn bộ văn bản và định hướng cho toàn bộ văn bản. Tiêu đề thì đa dạng về hình thức
và có tiềm ẩn nhiều tầng nghĩa trong nội dung của nó.
2.2. Các loại tiêu đề văn bản
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong quyển “Ngôn ngữ báo chí và những vấn đề cơ
bản”, cho rằng có các loại tiêu đề văn bản như sau:
* Căn cứ vào nội dung của tiêu đề có:
Tiêu đề nhận định, bình luận
Tiêu đề thông báo, tường thuật, nhận định, sự kiện, tuyên bố
* Căn cứ vào mô hình cấu tạo (cấu trúc) của tiêu đề, ta có 2 loại:
Tiêu đề là câu (thường là những tiêu đề trong lĩnh vực chính trị-đòi hỏi sự trang
trọng, nghiêm túc)
Tiêu đề là cụm từ (cụm danh từ/động từ/tính từ)
* Căn cứ vào tiêu chí “nghệ thuật ngôn từ” hay “biện pháp tu từ” được sử dụng, 10
ta có các loại tiêu đề cơ bản sau:
Dùng những lời dẫn trực tiếp
Lập âm tiết
Dùng hình thức nói lái
Dùng từ, cụm từ đối nhau
Dùng những từ đồng âm
Dùng lối tách từ
Dùng lối nói bỏ lửng
Dùng lối nói khuếch đại hay bỏ lửng
Dùng hình ảnh biểu trưng
Dùng từ vay mượn nước ngoài
Dùng lối nói so sánh
Dùng lối nói ẩn dụ
Dùng lối nói nhân hóa
Đảo cấu trúc
Những cách nói mâu thuẩn, nghịch thường
Vận dụng tục ngữ, thành ngữ
2.3. Vai trò của tiêu đề văn bản.
TĐVB có vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp văn bản, tạo lập văn bản và
giải mã văn bản.
Vai trò của tiêu đề văn bản trong quá trình giao tiếp: Quá trình giao tiếp là tổng
hợp chuỗi những hành vi, bao gồm những thao tác lưạ chọn và xử lí ngôn từ, xét từ
phía người phát ngôn và những thao tác nhận biết, đánh giá tác dụng cụ thể của ngôn
từ, xét từ phía người thụ ngôn.
Vai trò của TĐVB trong quá trình tạo lập văn bản và quá trình giải mã văn bản.
Trước hết là quá trình tạo lập văn bản, tại đây xảy ra hàng loạt thao tác lựa
chọn, trong đó có sự lựa chọn cấu trúc TĐVB. Trong quá trình này, TĐ vừa đảm
nhận chức năng của một yếu tố dự báo. TĐVB là yếu tố mở đầu nhưng cũng là biểu
tượng kết thúc trong quá trình tạo lập văn bản,vì một bài viết được coi là hoàn chỉnh
khi ta có thể đặt cho nó một tiêu đề dưới dạng này hay dạng khác.
Còn trong quá trình giải mã văn bản, TĐVB cũng giữ một vai trò rất quan 11
trọng bởi vì TĐVB là yếu tố đầu tiên người thụ ngôn tri giác,nó có chức năng thu hút
hay không, dĩ nhiên trước hết tùy thuộc vào nội dung vấn đề nó đề cập có phù hợp
với nhu cầu người thụ ngôn hay không. TĐVB là cái gốc để kiểm tra và thẩm định
văn bản. TĐVB là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố cuối cùng chi phối quá trình thụ
đắc văn bản.
Trong quá trình tạo lập văn bản và quá trình giải mã văn bản, có thể nói
TĐVB là loại kênh thông tin đặc biệt, không phải chỉ tiến hành thiết lập có một lần
mà là nhiều lần, không phải chỉ theo một chiều mà là hai chiều.
2.4 Tiêu đề đúng và tiêu đề hay
Trong quyển “Tiêu đề văn bản Tiếng Việt”, tác giả Trịnh Sâm cho rằng: muốn
hiểu một cách chính xác TĐVB đúng và hay cần phải có sự quan tâm đúng mức và
phân tích, mổ xẻ chúng cho đến nơi, đến chốn. Nhưng để làm việc này thật sự không
dễ dàng chút nào. Bởi vì cái đúng, cái hay trong ngôn ngữ một mặt thuộc phạm trù
nhận thức và thẩm mĩ, mặt khác lại được hình thành từ những cơ sở có tính đặc thù
của tiêu đề, chứ không phải của lời nói nói chung và ngay trong phạm vi tiêu đề thì
cũng có sự phân biệt giữa những mô hình tiêu đề khác nhau, chứ không phải hoàn
toàn đồng nhất. Đó là chưa kể đến khó khăn này, khi đi vào xem xét mặt cụ thể của
nó: “... Những câu giàu chất văn học và những câu sai có một ranh giới thật mỏng
manh”. Nghĩa là giữa chúng diễn ra một sự “chuyển hóa”nào đấy, nhất là sự chuyển
hóa lại dựa trên cơ sở những cơ chế liên tưởng thì không rõ ràng, ranh giới giữa cái
đúng, cái không đúng, cái hay, cái không hay, trong nhiều trường hợp chỉ là một
khoảng cách rất ngắn.
2.4.1 Tiêu đề đúng
Tác giả Trịnh Sâm, trong quyển “Tiêu đề văn bản Tiếng Việt” đã đưa ra ý kiến
của các nhà nghiên cứu về tiêu đề đúng như sau :
Hồ Lê, Trần Ngọc Lang (1989) và Hồ Lê, Lê Trung Hoa (1990), tuy không đưa
ra căn cứ lý thuyết nhưng qua cách phân tích lỗi và các biện pháp sửa chữa câu sai
có thể thấy tính đúng đắn được xây dựng trên cơ sở của chuẩn ngôn ngữ. Sau này,
tác giả Hồ Lê (1993) khẳng định “Cái đúng trong phát ngôn là cấu tạo hợp chuẩn
ngữ nghĩa_ngữ pháp”. Và liên quan đến cái đúng cái sai, theo tác giả có 4 cái sai của 12
phát ngôn văn cảnh:
Vi phạm tính thông tin
Vi phạm tính xác định
Vi phạm tính hiện thực
Vi phạm tính liên kết văn bản
Còn Nguyễn Đức Dân, Trần Ngọc Lang (1992) đã nhận xét: “ Câu sai là
những câu dùng lệch so với chuẩn đã quy ước”.
Thế nhưng, dù có nhiều ý kiến khác nhau thế nào đi chăng nữa thì đúng hoặc
sai đều qui về chuẩn. Nhưng ngôn ngữ không phải là một hệ thống bất biến, nó có thể
thay đổi theo thời gian, nên có thể trở thành câu sai. Thực tiễn ngôn ngữ ở nước nào
cũng có tình hình này.
Những điều kiện để thiết lập một tiêu đề văn bản đúng:
Tiêu đề phải chứa những từ ngữ đúng chính tả.:
Tiêu đề phải chứa những từ ngữ đúng chuẩn từ vựng.
Tiêu đề phải đúng với chuẩn ngữ nghĩa_cú pháp.
Trong kết cấu của tiêu đề phải có dấu hiệu hình thức phân biệt giữa chủ ngôn
và khách ngôn.
Tiêu đề phải được phân đoạn hình thức chính xác với ý nghĩa tương ứng của
nó.
Các ngữ đoạn trong tiêu đề phải được sắp xếp một cách cân đối.
Một tiêu đề phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản mà nó định
danh.
Ý nghĩa của tiêu đề phải tương ứng với nội dung văn bản.
Và như vậy, về mặt khái quát, có những loại tiêu đề dù gắn với văn cảnh, đều
có thể nhận được tính đúng hay sai. Nhưng cũng có trường hợp có những loại tiêu đề
phải xem xét nó trong tổng thể văn bản thì cái đúng, cái sai mới bộc lộ rõ nét.
2.4.2 Tiêu đề hay
Theo Nguyễn Đức Dân, Trần Ngọc Lang xác định : “Câu sai được hiểu là
những câu trong đó có các từ ngữ được dùng theo biện pháp tu từ như :chuyển
nghĩa, thêm nghĩa, chơi chữ…”
Đinh Trọng Lạc (1993), vận dụng quan điểm của N.A..Pơlenkin nêu lên “các
13
tiêu chuẩn cơ bản của lời nói tốt”, gồm có 3 đặc tính: chính xác, đúng đắn, thẩm mĩ.
Nhưng dẫn chứng trên cho ta thấy, việc xác định cái đúng của phát ngôn đã là
rất khó khăn thì việc đánh giá cái hay của nó còn khó khăn hơn.
Và như thế, một tiêu đề muốn coi là hay, trước hết phải đúng. Đúng là đúng
với chuẩn tắc ngôn ngữ mà mọi người trong xã hội đã quy ước.
Sau đây là các điều kiện thiết lập một tiêu đề hay:
Tính biểu hiện
Tính hấp dẫn (hứng thú)
Mang nhiều tầng nghĩa (nhất là đối với mục đích châm biếm).
Mang tính hình tượng (sử dụng các biện pháp tu từ).
Gây bất ngờ (cách dùng từ ngữ đọc đáo, khác thường, sự đối lập, chơi
chữ/có sự bất thường của các từ ngữ trong tiêu đề).
Gây tò mò.
Tính hàm súc
Những tiêu đề hay là những tiêu đề hấp dẫn đối với người đọc. (Hấp
dẫn vì nội dung sự kiện, hấp dẫn vì tít báo làm độc giả bất ngờ…).
Những tiêu đề hay là những tiêu đề nhƣ:
Tiêu đề càng cô đúc, càng ngắn càng tốt
Tiêu đề ẩn dụ và những tiêu đề có hình ảnh
Chơi chữ trong tiêu đề
Những kết hợp bất thường của từ ngữ trong tiêu đề
II. CẤU TRÚC CỦA TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
1. Cấu trúc ngữ pháp của tiêu đề văn bản
Trịnh Sâm cho rằng: “Tiêu đề văn bản thực chất là một thứ nhãn hiệu của
văn bản”. Qua nhận định trên ta thấy tiêu đề văn bản được phân ranh với phần văn
bản còn lại một cách rõ ràng, ở nhiều dạng thức, màu sắc, kiểu chữ khác nhau, và còn
có yếu tố người tri giác nó như một khối trọn vẹn, hoàn chỉnh về mặt nội dung, lẫn
hình thức. Chính vì thế, mà tiêu đề văn bản có tính độc lập khá cao.
Trong một tiêu đề văn bản, mối quan hệ về hình thức rất phức tạp, nó có thể
là một hình thức cấu tạo, hình thức trình bày và hình thức ngữ pháp.
Về hình thức cấu tạo: Tiêu đề văn bản thường được cấu tạo bởi từ ngữ 14
Tiếng Việt là chủ yếu nhưng thỉnh thoảng có thể dùng xen các yếu tố vay mượn nước
ngoài hoặc có khi toàn bộ tiêu đề là tiếng nước ngoài. Ngoài ra còn có thể xem tiêu
đề là chủ ngôn hay khách ngôn. Nếu là khách ngôn thì sẽ thuộc dạng khách ngôn
nào, có nguồn gốc từ đâu…
Về hình thức trình bày: Tiêu đề văn bản là lối viết in thường, in nghiêng,
in hoa, hay in đậm, kiểu chữ biểu tượng hay chân phương. Nói khác đi, có hay không
có khai thác các thủ pháp văn tự. Tuy nhiên, hình thức trình bày các tiêu đề văn bản
này nằm ngoài phạm vi ngôn ngữ học. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết phải so sánh từng
tiểu loại tiêu đề, nhất là làm nổi bật một số đặc điểm nào đó về phong cách thì mới
nhắc đến hình thức này như một tiêu chí bổ trợ.
Về hình thức ngữ pháp: Về nguyên tắc, tiêu đề văn bản có thể do mọi đơn
vị ngôn ngữ đảm nhiệm. Nó có thể là do từ, cụm từ với 3 từ loại chính: danh từ, động
từ, tính từ hoặc do các tổ hợp từ tương ứng với ba từ loại vừa nêu đảm nhiệm. Tiêu
đề văn bản, còn có thể do câu ghép, câu đơn hai thành phần, hoặc câu đơn một thành
phần đảm nhiệm.
2. Cấu trúc ý nghĩa của tiêu đề văn bản
Trong quá trình nghiên cứu, các nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm
khác nhau khi bàn về nội dung, ý nghĩa của câu hay văn bản. Tuy nhiên, họ thống
nhất với nhau : Tiêu đề văn bản có hai loại ý nghĩa đó là ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa
hàm ẩn. Và Trịnh Sâm cũng cho rằng tiêu đề văn bản bao gồm hai lớp ý nghĩa ý
nghĩa hiển hiện trên bề mặt thường xuyên xuất hiện và ý nghĩa hàm ẩn. Và Trong ý
nghĩa hàm ẩn, được ông chia làm 2 loại ý nghĩa : ý nghĩa hàm ẩn tầng I và ý nghĩa
hàm ẩn tầng II.
Ta có mô hình cấu trúc ý nghĩa của tiêu đề văn bản như sau:
Ý nghĩa của tiêu đề = Ý nghĩa hiển hiện + Ý nghĩa hàm ẩn (Ý nghĩa
hàm ẩn tầng I + Ý nghĩa hàm ẩn tầng II)
2.1 Ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn tầng I
Tiêu đề là linh hồn của văn bản. Nhưng nó vẫn có khả năng đứng độc lập
với văn bản mà nó đại diện. Trịnh Sâm cũng đã nói lên tiêu đề là phát ngôn độc lập 15
khi tách ra khỏi văn cảnh “phát ngôn tiêu đề có đủ tư cách như một yếu tố đại diện
cho văn bản và có những trường hợp có đủ tư cách như một văn bản”. Khi tiếp xúc
với văn bản, người đọc thường đọc tiêu đề văn bản đầu tiên, thông qua đó tìm được ý
nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn tầng I.
Ý nghĩa hiển hiện đó là “Loại ý nghĩa rõ ràng được thể hiện trên mặt hình
thức phát ngôn tiêu đề”. Nói cách khác, nó là loại ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố
ngôn ngữ mà tiêu đề văn bản đem lại. Ý nghĩa hiển hiện là cái cơ sở, “cái trước
mặt”, để từ đó nảy sinh các tầng nghĩa khúc xạ ở mặt sau. Ý nghĩa hiển hiện một mặt
mở ra những khả năng hàm ẩn có thể có, nhưng mặt khác, trong một chừng mực nhất
định, chính nó lại hạn định biên độ liên tưởng và đặc biệt, dẫn đến việc nắm bắt ý
nghĩa hàm ẩn.
Giữa ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
với nhau. Trịnh Sâm có nói đến ý nghĩa hàm ẩn là loại ý nghĩa không lộ trên bề mặt
hình thức phát ngôn, mà chỉ được “suy ra” từ ý nghĩa hiển hiện thường đươc gọi là
“ý tại ngôn ngoại” nhưng các chỗ được suy ra nó tất không thể thiếu được ý nghĩa
hiển hiện.
Khi tiếp xúc với một văn bản nào đó, chẳng hạn như tác phẩm văn chương
hay một bài báo, trước hết người đọc chú ý đến tiêu đề văn bản của nó, vì nó đem lại
cho người đọc một ý nghĩa hiển hiện, một ý nghĩa hàm ẩn, từ đó gợi ra những suy
tưởng. Những suy tưởng có thể kích thích từ cách dùng từ “độc đáo”, kì lạ, dấu
chấm câu…
Theo tác giả Trịnh Sâm, thì ý nghĩa hàm ẩn tầng I: “Đó là ý nghĩa trong
bản thân tiêu đề khi người đọc chưa liên hệ với toàn bộ phận còn lại của văn bản”
Ý nghĩa hàm ẩn 1 là “Loại ý nghĩa được người đọc suy ra nhờ vào các
phương thức hàm ngôn”
Ý nghĩa hàm ẩn 2 là “Những phán đoán nảy sinh từ phía người đọc khi mới
tiếp xúc với tiêu đề văn bản”
Ý nghĩa hàm ẩn tầng I = Ý nghĩa hàm ẩn 1 + Ý nghĩa hàm ẩn 2
Về ý nghĩa hàm ẩn 1 trong tiêu đề văn bản: có nhiều phương thức cấu tạo,
tác giả Trịnh Sâm đưa ra 18 phương thức cấu tạo. Nhưng nếu tính thêm sự lưỡng
16
phân của phương thức “dùng lối nói thái hóa” theo hai hướng ngữ khuếch tán và
giảm thiểu và dùng khách ngôn hay một bộ phận khách ngôn thì có 20 phương thức
chính, có thể tổng kết bằng bảng sau:
Theo Trịnh Sâm, ý nghĩa hàm ẩn 2 là: “Loại ý nghĩa nảy sinh từ ý nghĩa hiển
hiện, ý nghĩa hàm ẩn 1 cả tiêu đề và sự liên tưởng, định đoán của chính người đọc
trong điều kiện chưa tiếp xúc với toàn văn bản”.
Những tiêu đề có chứa cấu trúc hàm ngôn, tức ý nghĩa hàm ẩn 1 đều có khả năng
tạo sự phong phú cho ý nghĩa hàm ẩn 2. Tiêu đề văn bản, với cách tổ chức ngôn từ
gợi ra nhiều suy tưởng, kích thích trí tưởng tượng của người thụ ngôn thì ý nghĩa
hàm ẩn 2 càng trở nên đa dạng và phong phú. Điều này chứng tỏ ý nghĩa hàm ẩn 2
phong phú hay không dựa vào cấu trúc của tiêu đề.
Dựa vào mối quan hệ phi cấu trúc
câu:
Dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa bất
thường
1. Dùng hiện thực liên âm
2. Dùng từ đồng âm
3. Dùng từ, cụm từ vừa đồng âm.
Vừa đồng nghĩa
4. Dùng hình thức nói lái
5. Dùng những cụm từ, cụm đối
nhau
6. Dùng lối tách từ
7..Dùng khách ngôn hoặc bộ phận
khách ngôn
8. Dùng lối nói bỏ lửng
9. Dùng đại từ ngược chiều
10. Dùng lối cói có vẻ mâu thuẩn
11. Dùng lối nói thoái hóa ( khuếch
đại hay giảm thiểu)
12. Dùng hình ảnh có chất biểu trưng
13. Dùng lối nói nghịch thường
14. Dùng từ vay mượn nước ngoài
15. Dùng lối nói ẩn dụ
16. Dùng lối nói ví von
17. Dùng lối nói nhân hóa
18. Dùng lối nói đảo cấu trúc
... 17
Một tiêu đề có ý nghĩa hàm ẩn phong phú, đa dạng sẽ tạo ra được sự hấp dẫn,
nhưng tiêu đề có sức hấp dẫn không nhất thiết phải có ý nghĩa hàm ẩn 2 phong phú.
Một số tiêu đề có ý nghĩa hàm ẩn 2 rất nghèo nàn nhưng vẫn tạo ra được nhờ đánh
trúng “chỗ ngứa” của người thụ ngôn.Chứa nội dung được toàn xã hội quan tâm và
kích thích thị hiếu người đọc.
Tóm lại, trong cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng I, thì ý nghĩa hàm ẩn 1 và ý
nghĩa hàm ẩn 2 là những yếu tố quan trọng để tạo nên ý nghĩa hàm ẩn tầng I. Ý nghĩa
hàm ẩn 1 là yếu tố tác động gây nên sự tò mò cho độc giả, làm tăng thêm chất trí tuệ.
Còn ý nghĩa hàm ẩn 2 làm cho tiêu đề văn bản có sự hấp dẫn, tạo ra cho người đọc đi
sâu tìm hiểu, thì “ý nghĩa hàm ẩn 2 càng phong phú thì lực hút càng mãnh liệt”. Trái
lại, ý nghĩa hàm ẩn 2 càng nghèo nàn thì sức hút càng giảm đi.
Tuy nhiên, trong cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng I, ý nghĩa hàm ẩn 1 không
nhất thiết phải có, nhưng ý nghĩa hàm ẩn 2 bắt buộc phải có mặt.
Vì vậy, ta có thể khái quát các mô hình như sau:
Ý nghĩa của tiêu đề văn bản độc lập = Ý nghĩa hiển hiện + (Ý nghĩa hàm ẩn 1
+ Ý nghĩa hàm ẩn 2)
Ý nghĩa của tiêu đề văn bản độc lập = Ý nghĩa hiển hiện + ( zero + Ý nghĩa
hàm ẩn 2)
2.2 Ý nghĩa hàm ẩn tầng II
Như chúng ta đã biết, giữa tiêu đề văn bản và nội dung văn bản là quan hệ hai
chiều. Khi đọc văn bản, người đọc trước tiên thường tiến hành tiếp xúc và nhận hiểu
tiêu đề trước khi đọc hết văn bản.Tuy nhiên, muốn hiểu trọn vẹn tiêu đề ta phải khám
phá nội dung văn bản. Nội dung văn bản chính là ý nghĩa hàm ẩn tầng II của tiêu đề
văn bản. Vậy, ý nghĩa hàm ẩn tầng II là gì?
Trịnh Sâm cho rằng: “Ý nghĩa hàm ẩn tầng II của tiêu đề tồn tại trong quan
hệ tiêu đề và toàn bộ nội dung văn bản”.
Ý nghĩa hàm ẩn tầng II thực chất nó là phần nảy sinh trong tương quan giữa ý
nghĩa tiêu đề với nội dung văn bản.
Trong quyển “Tiêu đề văn bản Tiếng Việt” của Trịnh Sâm, tác giả đã đưa ra 18
nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. I.R.Galpherin coi: “Nội dung của văn bản
mang tư cách một chỉnh thể trọn vẹn nào đó - là thông tin của nó” . I.R.Galpherin
cũng chia nó làm 3 bình diện, đó là thông tin nội dung sự việc, thông tin nội dung
quan niệm, thông tin nội dung tiềm văn bản. I.R.Galpherin cho rằng chỉ có nội dung
sự việc là nghĩa tường minh, còn hai bình diện kia là nghĩa hàm ẩn.
Cũng bàn về vấn đề này, quan niệm của Hồ Lê về cấu trúc ý nghĩa của phát
ngôn đã chứng minh một cách thuyết phục sự tồn tại của các thành tố ngữ nghĩa. Có
thể rút gọn bằng biểu thức sau:
Ý nghĩa của phát ngôn = “sự kiện + tình thái” đƣợc phản ánh trong phát
ngôn + hàm ngôn và hàm ý rút ra từ “sự kiện + tình thái” ấy
Dựa vào cấu trúc ý nghĩa phát ngôn của Hồ Lê, Trịnh Sâm đã nêu lên cấu
trúc nội dung văn bản là tổng hợp của nội dung hiển hiện và nội dung hàm ẩn. Ta có
thể khái quát lại mô hình:
Nội dung văn bản = Nội dung hiển hiện + Nội dung hàm ẩn
Trong đó:
Nội dung hiển hiện là “sự kiện + tình thái” văn bản và nội dung hàm ẩn là hàm ý
và hàm nghĩa được rút ra từ “sự kiện + tình thái” ấy.
Bên cạnh đó, Trịnh Sâm còn đưa ra quan niệm của mình về nội dung sự kiện văn
bản là: “Nội dung phản ánh một hiện tượng chân thật hay tưởng tượng nào đó”. Còn
nội dung tình thái thì “phản ánh sự kiện, cái riêng tư có tư cách cá nhân của người
phát ngôn được bộc lộ và ký gởi vào ngay trong nội dung phản ánh”. Giữa nội dung
phản ánh và nội dung tình thái có mối quan hệ khắng khít với nhau, không tách rời
nhau.
Bên cạnh đó chúng ta phải biết thêm hàm nghĩa là gì? Cũng theo Trịnh Sâm, hàm
nghĩa về cơ bản “ phản ánh nội dung bổ sung cho sự kiện hiển hiện trong văn bản”.
Còn hàm ý chính là “những tình thái mà người phát ngôn gởi gắm vào văn bản dưới
dạng hàm ẩn”.
Từ những điều trên, ta có thể khái quát cấu trúc nội dung văn bản bằng mô 19
hình sau:
Nội dung văn bản = Nội dung hiển hiện + (sự kiện + tình thái) + Nội
dung hàm ẩn (hàm ý + hàm nghĩa).
Như vậy, cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng II của tiêu đề có thể hình dung như
sau:
Cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng II← ý nghĩa hiển hiện + (Ý nghĩa hàm ẩn
1 + Ý nghĩa hàm ẩn 2) của tiêu đề ↔ “sự kiện + tình thái” + hàm nghĩa và
hàm ý trong nội dung văn bản.
Trịnh Sâm cũng đã đưa ra những dạng thức cụ thể của ý nghĩa hàm ẩn tầng II
bằng hai công thức cụ thể như sau:
Công thức A:
Cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng II← Ý nghĩa hiển hiện + (Ý nghĩa hàm ẩn
1 + Ý nghĩa hàm ẩn 2) của tiêu đề ↔ “sự kiện + tình thái” + hàm nghĩa và
hàm ý trong nội dung văn bản.
Công thức B:
Cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng II← Ý nghĩa hiển hiện + (Zero + Ý nghĩa
hàm ẩn 2) của tiêu đề ↔ “sự kiện + tình thái” + hàm nghĩa và hàm ý trong
nội dung văn bản.
Tuy nhiên hai mô hình này có tính chất lý tưởng,chỉ chính xác với các văn bản
thuộc phong cách nghệ thuật. Còn tiêu đề trong văn bản hành chính như: Nghị quyết,
hiến pháp, sắc lệnh… Và một số thể loại nằm trong phong cách khác như: tin tức
điển hình, mô phỏng… Đều thường không chứa nội dung hàm ẩn. Do vậy, Trịnh
20
Sâm đã đưa ra hai biến thể khác nhau nằm trong cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng II của
tiêu đề như sau:
Công thức C:
Cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng II← Ý nghĩa hiển hiện + (Ý nghĩa hàm ẩn
1 + Ý nghĩa hàm ẩn 2) của tiêu đề ↔ nội dung hiển hiện + nội dung hàm ẩn
zero của nội dung văn bản.
Công thức D:
Cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn tầng II← Ý nghĩa hiển hiện + ( Zero + Ý nghĩa
hàm ẩn 2) của tiêu đề ↔ nội dung hiển hiện + nội dung hàm ẩn zero của nội
dung văn bản.
Bốn biến thể A, B, C, D là những mô hình cụ thể của cấu trúc ý nghĩa hàm ẩn
tầng II của tiêu đề văn bản. Nó phản ánh đầy đủ và chi tiết thực tế mối quan hệ ngữ
nghĩa, tiêu đề và nội dung văn bản.
III. VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TIN TỨC
1. Thế nào là thể loại tin tức:
Tin tức là một thể loại quan trọng bậc nhất của báo chí nói chung. Chúng ta có
thể cho rằng nếu không có tin tức thì không thể có báo. Vì thế trong một tờ báo, thì
tin tức chiếm tới 70% tỉ lệ bài đăng. Khi tiếp xúc với báo chí, điều mà công chúng
quan tâm là tin tức.
Thế nhưng, nếu những tin tức thời sự đó diễn đạt một cách hời hợt, kém hấp
dẫn cũng dễ bị người đọc bỏ qua.
Khi căn cứ vào cách lí giải của các nhà nghiên cứu báo chí học, chúng ta thấy
rằng có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tin tức.
Tác giả Nguyễn Tiến Hài trong cuốn “Tác phẩm báo chí” cho rằng: “Tin là
một thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh các sự kiện thời sự, 21
có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ý nghĩa cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và
dễ
hiểu”.
Còn Báo chí Mỹ quan niệm “Tin tức là những gì ngày hôm qua chưa biết”
.....
Ở đây, người viết xin lấy khái niệm của Trần Quang trong cuốn “Kĩ thuật
viết tin” để nêu lên định nghĩa về thể loại tin tức:
“Tin tức là một thông báo khách quan về một sự kiện thời sự mà theo nhà
báo thì thông tin đó có lợi cho công chúng, hoặc gây hứng thú, được diễn đạt theo
một quy tắc nhất định”.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại tin tức, nhưng trong các
quan niệm đó vẫn có sự giống nhau:
Tin tức là những cái mới, nghĩa là chúng được viết theo những sự việc,
sự kiện thời sự.
Tin tức mang tính chất quan trọng, có khi còn lí thú, hấp dẫn người đọc.
Phần lớn tin tức có tính trái quy tắc, nghĩa là chúng lấy các sự việc, sự
kiện bất thường làm nội dung.
Tin tức có cấu trúc hình thức nhất định.
2. Đặc điểm thể loại tin tức:
2.1 Đặc điểm thể loại tin tức:
Một tin tức muốn lôi cuốn hấp dẫn người đọc, cần phải có các tính chất sau:
Tính bất thường: Các sự việc, sự kiện mà bản tin đề cập đến càng bất
thường, thì càng hứng thú người đọc.
Tính hiệu quả: Giá trị mà bản tin mang lại càng lâu dài thì mức độ hứng
thú của chúng càng lên cao đối với người đọc.
Sự kiện rõ ràng: Bản tin càng nói rõ sự kiện, thì thu hút càng nhiều số
đông độc giả.
Sự gần gũi: Nếu đề cập đến những nhân vật cơ quan, đơn vị gần gũi, nổi
tiếng thì bản tin sẽ tạo hứng thú cho người đọc.
Phù hợp với tâm lí tiếp nhận: Khi bản tin phù hợp với tâm lí, tình cảm
của người đọc (vui mừng, giận dữ, thông cảm, khó chịu...) thì nó càng gây hứng thú. 22
Dễ hiểu: Bản tin cần được trình bài cụ thể, sống động và dễ hiểu, để tạo
được cách tiếp nhận dễ dàng cho người đọc.
Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất của một tin tức phải bảo đảm đáp ứng
theo khuôn tin: “Nguyên tắc 5W + 1H”
5W có nghĩa là:
What (viết về cái gì – đề tài)
Who (xảy ra với ai – nhân vật, đối tượng)
When (xảy ra khi nào – thời gian)
Where (xảy ra ở đâu – địa điểm)
Why (tại sao xảy ra – nguyên nhân)
1H nghĩa là : How (xảy ra như thế nào – diễn biến)
2.2 Cấu trúc thể loại tin tức:
Thể loại bản tin có các kiểu cấu trúc sau:
Kiểu kết cấu theo nguyên lí hình tháp ngược
Kiểu kết cấu theo nguyên lí viên kim cương
Kiểu kết cấu theo trật tự thời gian (bậc thang)
Kết cấu nhân quả
Kết cấu lưỡng phân
Kết cấu hình xoắn ốc
2.3 Phân loại :
Hiện nay, báo chí đang phát triển vượt bậc, thì thông tin trong các bản tin
đang thu hút người đọc.
Có nhiều ý kiến phân chia khác nhau về thể loại tin tức.
Theo tác giả Trần Quang trong cuốn “Kĩ thuật viết tin” thì thể loại tin tức bao
gồm: bản tin mềm và bản tin cứng. Đây là cách phân chia dựa vào cấu trúc của bản
tin.
Còn cách phân chia dựa vào cấu trúc và tiêu đề của tin tức, thì bản tin được
chia làm các loại: tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp ... 23
Người viết tiến tham khảo và nghiên cứu, phân chia thể loại tin tức theo các
quan niệm và ý kiến trùng khớp nhau của các tác giả, phân chia tin tức thành các thể
loại: tin ngắn, tin vắn, tin sâu...
2.3.1 Tin ngắn: Thông tin trong bản tin được thông báo ngắn gọn, nhưng
đầy đủ về một sự việc, sự kiện, chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí. Và tin
ngắn bắt buộc phải có tiêu đề.
2.3.2 Tin vắn: Thông tin trong bản tin chứa dung lượng ngắn, nhưng vẫn
cung cấp được tính tức thời sự nóng bỏng và kịp thời. Tin vắn khác với các loại tin
khác là không có tiêu đề.
2.3.3 Tin sâu: Là loại tin phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi
tiết, cụ thể. Chứa dung lượng nhiều, tường thuật lại các diễn biến, tình tiết sự
kiện.Tin sâu là loại tin có tiêu đề.
Như vậy, qua tìm hiểu, ta thấy được thể loại tin ngắn và tin sâu phải bắt
buộc có tiêu đề, còn tin vắn thì không có tiêu đề.
3. Tiêu đề trong thể loại tin tức:
Theo tác giả Trịnh Sâm thì tiêu đề có thể là tên gọi cho toàn văn bản (tiêu đề
chung), nhưng cũng có thể là tên gọi của một nội dung trong văn bản (tiêu đề bộ
phận).
Tiêu đề văn bản trong phong cách ngôn ngữ báo chí chủ yếu là ngôn ngữ tin
tức, sự kiện. Vì thế chúng có nhiều điểm giống nhau và khác nhau so với các tiêu đề
thuộc các phong cách khác như phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn
ngữ khoa học. Do đó, tiêu đề trong một bản tin thường cô đúc, chứa nhiều sự kiện,
truyền tải được thông tin tối đa. Thông qua tiêu đề, người đọc có thể đoán được nội
dung thông tin mà bản tin đó đề cập đến.
Về cách trình bày: các kiểu chữ, các cỡ chữ, màu sắc trong kết cấu tiêu đề văn
bản, làm nổi bật các quan hệ ý nghĩa, các thành phần ngữ pháp hay nhấn mạnh một vấn
đề nào đó, được sử dụng ít nhiều trong tiêu đề văn bản.
Ngoài ra, tên nước ngoài, hay địa danh, nhân danh được viết nguyên dạng hoặc
Việt hóa.
Trong kết cấu, tiêu đề còn thường xuyên xuất hiện các yếu tố viết tắt, các yếu tố
này là tên các cơ quan, tổ chức, các đơn vị hành chính... trong và ngoài nước. 24
Ở tiêu đề tin tức, xuất hiện nhiều nhất sự có mặt của lớp từ ngữ mang tính chất
thời sự trong và ngoài nước.
Nói chung, tiêu đề là đại diện cho một bản tin, nó là tín hiệu, nguyên nhân mà
dụng ý tác giả muốn nói đến. Tiêu đề là một yếu tố gắn liền với nội dung của một bản
tin, thông qua tiêu đề người đọc có thể nắm được thông tin mà bản tin đề cập đến, giúp
người đọc tiếp nhận bài báo một cách dễ dàng.
25
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ VĂN BẢN TRONG THỂ
LOẠI TIN TỨC
VÀI NÉT VỀ BÁO TUỔI TRẺ
Với đề tài “Đặc điểm tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức”, người viết tiến
hành khảo sát Đặc điểm tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức trên báo Tuổi Trẻ số
ra từ ngày 28/01/2012 đến 10/03/2012. Vì thế cần tìm hiểu đôi nét về báo Tuổi
Trẻ.
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí
Minh, ra đời vào ngày 02/09/19975. Tiền thân của báo bắt đầu từ tờ những truyền
đơn và bản tin reneo của học sinh, sinh viên Sài Gòn trong phong trào chốn Mỹ
cứu nước.
Bên cạnh các tờ báo như: Thanh Niên, Lao Động, Công An... thì Tuổi Trẻ là
tờ báo ra đời khá lâu, và có nội dung và hình thức khá phong phú và đa dạng.
Ngày nay khi nhắc đến báo Tuổi Trẻ là người ta nghĩ ngay đến những tin tức,
thông tin , sự kiện mới nhất, cấp thiết nhất được cập nhật liên tục và nhanh chóng,
không chỉ tin trong nước mà còn có cả tin nước ngoài. Và đó cũng là thế mạnh của
báo Tuổi Trẻ khi đưa tin, giúp nâng cao thế mạnh của mình trên văn đàng báo chí.
26
I. BÌNH DIỆN CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
1. Tiêu đề là danh ngữ, danh từ
Qua khảo sát 80 tiêu đề, thì tiêu đề do danh từ, danh ngữ đảm nhiệm là 24 tiêu
đề, chiếm 30%, tiêu đề là danh từ, danh ngữ thường ngắn, chúng dùng để xác định
địa danh, nghề nghiệp, vấn đề nào đó được đề cập đến. Chẳng hạn các tiêu đề dưới
đây:
Vụ đông xuân sẽ trúng lớn (TT 28/01/2012)
Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm (TT 29/01/2012)
Xuất khẩu cá tra tăng (TT 29/01/2012)
Rứt ruột hơn 4.000 máy tính để đánh bạc (TT 30/01/2012)
Khẳng định năm du lịch quốc gia tại Huế (TT 31/01/2012)
Xe khách nhồi nhét (TT 02/02/2012)
Nhiều xe khách không muốn đi (TT 02/02/2012)
Cháy chung cư 21 tầng (TT 04/02/2012)
Nháo nhác tìm chỗ giữ xe (TT 17/02/2012)
Đồ rê mí “dỏm” xuất hiện tại Bình Dương (TT 18/02/2012)
Đói bãi giữ xe (TT 18/02/2012)
Khách sạn xây trái phép (TT 19/02/2012)
Chủ xe lãnh đủ (TT 04/03/2012)
Hàng trăm giáo viên vẫn chưa nhận lương (TT 04/03/2012)
Lớp học bên giường bệnh (TT 04/03/2012)
Coi chừng “tiền mất tật mang” (TT 06/03/2012)
Hàng chục chuyến bay trễ do sương mù (TT 06/03/2012)
Giải cứu bé 6 tuổi bị bắt cóc (TT 07/03/2012)
Kiểm tra xe quá tải bằng cân di động (TT 07/03/2012)
Ngày sinh nhật tang tóc (TT 08/03/2012)
Số phận bên bờ vực thẩm (TT 08/03/2012)
Giá hàng hóa tăng theo xăng dầu (TT 09/03/2012)
Dán nhãn cho phim truyền hình (TT 10/03/2012)
Cửa hẹp cho KiênLongBank _Kiên Giang (TT 10/03/2012)
Tiêu đề do danh từ, danh ngữ đảm nhận thường thiếu đi phần diễn giải cho chủ
thể. Nếu như xem chủ thể là chủ ngữ thì nó thiếu đi phần sau. Khi tiếp nhận tiêu đề ở 27
dạng này, người tiếp nhận có thể biếtt được phần nào thông tin nội dung của bài báo.
2. Tiêu đề là câu chỉ có phần thuyết
Tiêu đề là câu chỉ có phần thuyết chiếm 20 tiêu đề tầng số 80 tiêu đề, chiếm tỉ
lệ 25%. Tiêu đề là câu chỉ có phần thuyết thường thiếu đi phần chủ thể. Cấu tạo của
tiêu đề này là câu chỉ có phấn thuyết có thể do động từ, một sự tuyên bố, hay một
nhận định về một phương diện nào đó. Chẳng hạn các tiêu đề dưới đây:
Thu hồi dự án công việc phần mềm 1,2 tỉ USD (TT 28/01/2012)
Thuê xe chở đàn em đi chém người (TT 30/01/2012)
Xây dựng nhà máy chế biến nilông dầu đốt (TT 31/01/2012)
Xin cơ chế mới để xây dựng đường bộ đèo cả (TT 01/02/2012)
Lừa bán thiên thạch “dỏm” giá 100 tỉ đồng (TT 02/02/2012)
Sẽ tăng viện phí (TT 04/02/2012)
Bị bắt do vu khống giám đốc sở Giáo Dục Đào Tạo Hà Nội (TT 04/02/2012)
Xuống Âm Phủ tìm nước (TT 05/02/2012)
Dùng búa đập đầu con riêng vợ (TT 18/02/2012)
Dùng tiền cứu trợ lũ lụt mua máy tính, tiếp khách (TT 19/02/2012)
Giảm giá nhiều mặt hàng thực phẩm ( TT 06/03/2012 )
Di dời 82 hộ dân khỏi khu vực nguy hiểm ( TT 06/03/2012 )
Kiến nghị di dời điểm kinh doanh gây kẹt xe ( TT 07/03/2012 )
Bịt kín các sơ hở dẫn đến tham nhũng (TT 08/03/2012)
Hành hung phóng viên phạt 5 triệu (TT 08/03/2012)
Xưng em ruột Giám đốc Sở để lừa đảo (TT 09/03/2012)
Tham ô 12 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội để đánh bạc (TT 09/03/2012)
Dùng dằng chuyển đổi tên ngành (TT 10/03/2012)
Sửa luật để bảo vệ cô dâu Việt Nam (TT 10/03/2012)
Tiêu đề là câu chỉ có phần thuyết do đặc điểm của nó chỉ là phần thuyết, phần
đề không nêu ra cho nên khi tiếp nhận với loại tiêu đề này, người tiếp nhận có thể
tưởng tượng và suy đoán nội dung. Song song đó, đọc nội dung bài báo, sẽ là phần
nào giải đáp tiêu đề muốn nói.
28
3. Tiêu đề là là câu đề - thuyết
Tiêu đề là là câu đề - thuyết đảm nhiệm là 20 tiêu đề, chiếm tỉ lệ 25%. Đây là
loại tiêu đề đầy đủ về mặt cấu trúc, khẳng định tính chính xác, chân thật mang đầy đủ
nội dung thông tin, đặc điểm, vấn đề, nội dung văn bản phản ánh. Tuy nhiên, loại tiêu
đề này chiếm ti lệ không nhiều, vì loại tiêu đề là câu đề thuyết thiếu đi bóng bẩy về
câu chữ, thiếu màu sắc liên tưởng khi tiếp nhận. Sau đây là một số tiêu đề là câu đề
thuyết:
Tai nạn giao thông giảm so với tết 2011 (TT 28/01/201)
Giang hồ Minh “đen” sa lưới (TN 28/01/2012)
Nguyên Phó vụ trưởng của bộ tài chính chiếm đoạt trên 80 tỉ đồng
(TT 29/01/2012)
Cán bộ thôn thành nạn nhân phân trả chậm (TN 28/01/2012)
Cà Mau phát triển bền vững ngành thủy sản (TT 30/01/2012)
Người dân chen nhau làm hộ chiếu (TT 31/01/2012)
Bệnh nhân chết lâm sàng 15 phút đã xuất viện (TT 31/01/2012)
Cảnh Sát giao thông mạnh tay với xe nhồi nhét (TT 01/02/2012)
Ông Đoàn Văn Vươn từ chối luật sư bào chữa (TT 02/02/2012)
Nhiều trường Đại Học không thực hiện giờ học mới (TT 18/02/2012)
Cúm gia cầm lây lan bất thường (TT 19/02/2012)
Người tiêu dùng tự nghĩ về hàng Việt (TT 06/03/2012)
Chủ đầu tư tự lấy thiết bị, vật tư của nhà thầu (TT 06/03/2012)
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất (TT 07/03/2012)
Cô dâu Việt Bị chồng Hàn sát hại (TT 08/03/2012)
Giá vàng thổi giá USD (TT 08/03/2012)
Châu Á qua mặt Châu Âu ( TT 09/03/2012)
Người nuôi cá chới với ( TT 09/03/2012)
Gia đình ông Vương xin giảm tội cho ông Khanh (TT 10/03/2012)
Mùa khô năm 2012 sẽ không cúp điện (TT 10/03/2012)
Tiêu đề là là câu đề - thuyết là tiêu đề nội dung văn bản phản ánh rõ ràng, đầy
đủ do tiêu đề mang lại, vì thế, nó ít tạo ra cho người tiếp nhận tiêu đề sự liên tưởng
và suy đoán. Nhưng nó đảm bảo tính chính xác cao, bởi nội dung văn bản phản ánh
rõ ràng. 29
4. Tiêu đề là câu ghép
Trong số 80 tiêu đề thì tiêu đề là câu ghép thì nó chiếm 14 tiêu đề trong tổng
số 80 tiêu đề, tỉ lệ là 17.5%. Chẳng hạn như các tiêu đề dưới đây:
Mưa trái mùa, miền Bắc mát mẻ (TT 28/01/2012)
Thua bóng đá, rút ruột ngân hàng gần 46 tỉ đồng (TT 29/01/2012)
Về quá cực, trở lại cũng quá khổ (TT 30/01/2012)
Trong khó khăn, có nhiều cơ hội (TT 30/01/2012)
Sáng dễ đi, chiều khó về (TT 02/02/2012)
4 người chết, nhiều người bị thương (TT 04/02/2012)
Cháy nhà hàng tiệc cưới, thực khách chạy tán loạn (TT 16/02/2012)
Sạc lở quốc lộ, 2 người chết (TT 17/02/2012)
Xe buýt đua, giám đốc sở Giao thông Vận Tải chịu trách nhiệm
(TT 19/02/2012)
Lật xe tại Lào, 12 người Việt tử nạn (TT 03/03/2012)
Mặc H5N1, gia cầm vẫn bán đầy đường (TT 03/03/2012)
Doanh nghiệp “khai sinh” nhiều, “khai tử” cũng đông (TT 04/03/2012)
Đối tác thập thò, ngân hàng đóng cửa (TT 08/03/2012)
5. Tiêu đề do kết cấu ngữ pháp khác đảm nhận
Trong thể loại tin tức trên báo Tuổi Trẻ, tiêu đề do kết cấu ngữ pháp khác đảm
nhận chiếm tỉ lệ rất thấp, trong số 80 tiêu đề thì chỉ có 2 tiêu đề, chiếm 2.5% . Chẳng
hạn các tiêu đề sau:
Vàng, chứng khoáng có còn hấp dẫn? (TT 17/02/2012)
Nếu người dân hiểu rõ tín ngưỡng? (TT 06/03/2012)
Như vậy, qua việc khảo sát các tiêu đề trong thể loại tin tức trên báo Tuổi Trẻ,
ở các số ra gần như liên tục có thể thấy kết cấu ngữ pháp ở các tiêu đề không đều.
Tiêu đề là danh từ, danh ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 30%, kế đến là tiêu đề là câu
thuyết và tiêu đề là câu đề thuyết, chiếm tỉ lệ thấp nhất là tiêu đề do kết cấu ngữ pháp
khác đảm nhiệm chiếm 2.5%. Tuy nhiên ở dạng nào đi chăng nữa thì nó vẫn góp
phần làm phong phú thêm về tiêu đề. Ở mỗi tiêu đề thì người đọc vẫn thấy được một
phong cách đặc sắc và độc đáo riêng của chúng Muốn đặt được một tiêu đề đúng và
hay trước hết cần phải có một vốn ngôn ngữ sâu rộng, phong cách cá nhân riêng, độc 30
đáo để tạo cho người đọc hứng thú khi tiếp nhận tiêu đề. Sau đây là bảng thống kê
các tiêu đề do các loại câu đảm nhiệm:
II. BÌNH DIỆN NGỮ NGHĨA
1. Ý nghĩa tiêu đề trong quan hệ nội dung văn bản
Khảo sát tiêu đề trong thể loại tin tức trên báo Tuổi Trẻ, xét về mặt ý nghĩa
tiêu đề trong quan hệ với nội dung văn bản, chúng tôi nhận thấy tất cả các tiêu đề đều
có nội dung tương hợp với nội dung văn bản.
Theo Trịnh Sâm, tiêu đề phải có ý nghĩa tương hợp với nội dung văn bản, đó
là vấn đề mới mẻ trong quá trình nhận thức và phát hiện, nên chúng ít hiển nhiên so
với các yêu cầu trước. Do đó, khi đi vào phân tích nội dung này, đòi hỏi phải có sự
giải thích và biện minh tỉ mỉ hơn.
Theo ý kiến của tác giả Trịnh Sâm, trong quyển “Tiêu đề văn bản Tiếng Việt”,
ý nghĩa tiêu đề tương hợp với nội dung văn bản ở bốn trường hợp sau :
- Ý nghĩa tiêu đề và nội dung văn bản đều đơn giản và chúng tương hợp nhau.
- Cả ý nghĩa tiêu đề và nội dung văn bản đều phức tạp, phong phú và chúng
tương hợp nhau.
- Cấu trúc ý nghĩa tiêu đề đơn giản, còn cấu trúc nội dung văn bản thì phức tạp
và chung tương hợp nhau.
- Ý nghĩa tiêu đề phức tạp, còn nội dung văn bản lại đơn giản và chúng tương
hợp nhau.
Dựa vào các tiêu chí này, khi chúng tôi khảo sát “Đặc điểm tiêu đề văn bản trong
thể loại tin tức” trên báo Tuổi Trẻ về mặt ý nghĩa trong quan hệ nội dung của văn bản
Loại tiêu đề Tiêu đề là
câu gọi tên
( danh từ/
danh ngữ)
Tiêu đề là
câu chỉ có
phần thuyết
Tiêu đề là
câu đề
thuyết
Tiêu đề là
câu ghép
Tiêu đề do
kết cấu
ngữ pháp
khác
Số lượng
tiêu đề
24 20 20 14 2
Tỉ lệ % 30% 25% 25% 17.5% 2.5% 31
thì thấy ý nghĩa tiêu đề với ý nghĩa nội dung văn bản có quan hệ tương hợp nhau ở hay
trường hợp sau đây:
Trước hết, ý nghĩa tiêu đề và nội dung văn bản đều đơn giản và tương hợp với
nhau. Xét trong trường hợp này cấu trúc ý nghĩa của tiêu đề chỉ có ý nghĩa hiển hiện,
không có ý nghĩa hàm ẩn 1, còn nghĩa hàm ẩn 2 thì khá đơn giản và cấu trúc nội dung
văn bản chỉ có nội dung hiển hiện, chứ không có nội dung hàm ẩn. Chẳng hạn các tiêu
đề trong các văn bản tin tức sau :
- Xuất khẩu cá tra tăng (TT 29/01/2012)
- Khẳng định năm du lịch quốc gia tại Huế (TT 31/01/2012)
- Bệnh nhân chết lâm sàng 15 phút đã xuất viện (TT 31/01/2012)
- Cháy chung cư 21 tầng (TT 04/02/2012)
- ...
Thứ hai, cả ý nghĩa tiêu đề và nội dung văn bản đều phức tạp, phong phú và chúng
tương hợp nhau. Nằm trong trường hợp này là ý nghĩa của tiêu đề bao gồm đầy đủ các
thành tố nghĩa và quan hệ giữa chúng rất phong phú và cấu trúc nội dung văn bản bao
gồm đầy đủ các thành tố nghĩa của nội dung hiển hiện và có nội dung hàm ẩn. Chẳng hạn
các tiêu đề sau :
- Đồ rê mí “dỏm” xuất hiện tại Bình Dương (TT 18/02/2012)
- Chủ xe lãnh đủ (TT 04/03/2012)
- Ngày sinh nhật tang tóc (TT 08/03/2012)