Chống ô nhiễm môi trường ở các thành phố và khu công nghiệp
- 39 trang
- file .pdf
VIỆN NC QUẢN LÝ KINH TẾ TW
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC THÀNH PHỐ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
7
SỐ
2008
_____________________________ 1
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
VIỆN NC QUẢN LÝ KINH TẾ TW
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC THÀNH PHỐ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
Tel – Fax: 04 – 7338930
E-mail: [email protected]
_____________________________ 2
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
MỤC LỤC
A- MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY........................................................ 4
I- Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG- TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ......... 4
II- KINH NGHIÊM CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH
PHỐ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC .................................. 7
1- Nhận thức của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường............................................................................................................... 7
2- Kinh nghiệm chống ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp và các khu
đô thị ở một số nước trên thế giới.................................................................. 10
B-CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................................................... 17
I-THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC THÀNH PHỐ VÀ
KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.................................................................. 17
1- Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp........................................... 18
2- Ô nhiễm ở các khu đô thị .......................................................................... 23
II- CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
VÙNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP .................................................... 27
2- Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp ........... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 39
_____________________________ 3
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
A- MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM CHUNG VỀ VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
I- Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG- TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
Môi trường là những yếu tố tự nhiên và vật chất có quan hệ mật thiết với
nhau bao quanh chúng ta; môi trường cung cấp mọi điều kiện cần thiết cho con
người và các hệ sinh thái tồn tại và phát triển. Môi trường tiếp nhận và làm sạch
các chất thải sản sinh ra từ hoạt động của con người và các loài sinh vật. Nhưng
có thể thấy rõ rằng khả năng cung cấp và hấp thụ của môi trường không phải là
vô hạn. Sự khai thác, sử dụng quá mức, thiếu tính toán hợp lý sẽ làm cho môi
trường và tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy thoái. Khả năng tiếp nhận và
làm sạch chất thải của môi trường cũng có hạn; nếu chất thải vào môi trường quá
nhiều thì chắc chắn rằng môi trường bị ô nhiễm. Hậu quả kéo theo là sức khoẻ
của con người bị đe doạ, con người mất dần điều kiện để tồn tại và phát triển bền
vững. Đây được coi là vấn nạn đối với mọi quốc gia, nhất là các nước chậm phát
triển.
Theo cảnh báo đưa ra với tất cả các quốc gia trên thế giới tại Hội nghị
toàn cầu về biến đổi khí hậu họp ở Bali (Indonexia) năm 2007, thiệt hại do ô
nhiễm môi trường gây ra là rất lớn ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Đặc biệt là ở các nước nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường còn cao gấp nhiều
lần do nhiều nguyên nhân như sử dụng những công nghệ tiêu hao nhiều năng
lượng và gây ô nhiễm, dân số quá đông, và đang trong quá trình công nghiệp
hóa… Sự tàn phá về sinh thái do ô nhiễm môi trường gây ra có khi mất hàng
nghìn năm sau chưa chắc đã khôi phục lại được, bên cạnh việc sức khoẻ của
người dân bị suy giảm nghiêm trọng do ô nhiễm. Theo một nghiên cứu của
UNDP, ô nhiễm không khí và hiện tượng hiệu ứng nhà kính do khí thải hoá chất
từ các nhà máy, khu công nghiệp đã lên tới mức báo động ở nhiều nơi trên thế
giới, dẫn đến cái chết của hàng triệu người, chủ yếu là người nghèo. Số liệu của
Liên hiệp quốc cho thấy tại Trung quốc, Thái lan, Indonesia và Malaysia,… có
_____________________________ 4
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
nhiều thành phố đông dân bị ô nhiễm không khí nặng, vượt quá rất nhiều so với
mức cho phép theo các tiêu chuẩn y tế.
Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sự ô nhiễm môi trường, sự
gia tăng phát thải các loại khí nhà kính đã khiến cho nhiệt độ trái đất tăng lên,
gây suy thoái môi trường và làm tăng mực nước biển dẫn đến tình trạng biến đổi
khí hậu. Sự gia tăng khí thải từ các thành phố, khu công nghiệp đã làm thủng
tầng ôzôn, gây nên hiệu ứng nhà kính, hậu quả là dần dần băng ở hai cực trái đất
tan ra, làm cho nước biển dâng lên cao gây ngập lụt ở nhiều thành phố, nhiều
vùng đồng bằng rộng lớn. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự nóng lên
toàn cầu đã trở thành vấn đề môi trường nổi cộm, và trở thành một nguy cơ,
thách thức nghiêm trọng mà con người phải đối mặt trong thế kỷ XXI. Biến đổi
khí hậu gây ra những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và
sinh hoạt của con người, đồng thời ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Theo thống kê,
với tốc độ biến đổi khí hậu như hiện nay, sản lượng các cây lương thực sẽ giảm
15%, điều này không những làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, lâu dài
của các quốc gia, mà trực tiếp sẽ đẩy hàng trăm triệu người trên thế giới vào cảnh
nghèo đói trong vài thập kỷ tới với tình trạng hạn hán, bão lụt và sự gia tăng sức
ép môi trường.
Thực tế cho thấy, ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau, nhưng tựu trung lại phần lớn là từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người. Đặc biệt, các vùng đô thị tập trung nhiều dân cư và các khu công
nghiệp trong thời gian qua đã là những địa điểm phát thải nhiều tác nhân gây ô
nhiễm môi trường. Tại Pháp ô nhiễm không khí đô thị, chủ yếu do khí thải của ô
tô, xe tải và xe buýt đã khiến hơn 5.000 người tử vong mỗi năm. Báo cáo của Cơ
quan An toàn về Sức khỏe Môi trường của Pháp (AFSSE) dựa trên các ước tính
về tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí đô thị, chủ yếu là do hạt mịn thải ra từ khí
thải động cơ xe. Ước tính chi phí cho một trường hợp chết yểu là 900.000 euro
(1,1 triệu USD). Hậu quả tiêu cực gây ra do giao thông đường bộ lớn hơn thu
nhập từ thuế nhiên liệu và lệ phí cầu đường. Vào tháng 10/2002, một nghiên cứu
về 26 thành phố của châu Âu do Uỷ ban châu Âu và Tổ chức Y tế Thế giới tài trợ
đã cho thấy, mặc dù đã có tiến bộ về hạn chế ô nhiễm từ khí thải của xe xộ nhưng
bụi hạt vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng cách giảm
_____________________________ 5
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
nồng độ bụi hạt xuống còn 40m/m3 - là mức quy định do Ủy ban châu Âu đặt ra
cho tất cả các nước thành viên EU phải đạt được vào năm 2005, như vậy có thể
tránh được 2.653 trường hợp chết yểu. Nếu như vào năm 2010 ở tất cả các thành
phố tương tự đạt được giới hạn là 20 m/m3 thì có thể tránh được 11.855 trường
hợp chết yểu hàng năm (ứng với tỷ lệ 43/100.000 dân).
Các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá đã trở thành xứ sở
của ô nhiễm do phát triển mạnh các khu công nghiệp và xu thế đô thị hoá,
nguyên nhân một phần là do các nước này đang gặp phải những khó khăn khi xây
dựng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường. Tại nhiều nước, giới kinh doanh đã
tiến hành các cuộc vận động nhằm chống lại việc thắt chặt các tiêu chuẩn ô
nhiễm với lý do là nó sẽ làm giảm đi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hộp 1: Các loại chất thải gây ô nhiễm ở các khu công nghiệp
+ Khí thải công nghiệp. Theo Viện Nghiên cứu năng lượng Mỹ, trong vòng 40-50 năm
kể từ đầu thế kỷ 21, lượng Co2 trong không khí có thể tăng gấp đôi mà hầu hết các khí
thải này do các hoạt động công nghiệp gây ra. Tác hại của ô nhiễm không khí là rất lớn;
trước hết nó dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, nhiệt độ
tăng làm trái đất nóng lên. Theo các nhà môi trường học, biến đổi khí hậu sẽ là nguy cơ
lớn nhất đe doạ sự tồn vong của loài người và hệ sinh thái.
+ Nước thải công nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm nguồn nước, bởi
lượng nước thải công nghiệp đang diễn ra trên diện rộng, có mức độc hại cao. Hiện nay
hàng năm có khoảng 500 tỷ tấn nước bẩn thải vào các khu vực nước tự nhiên, và cứ 10
năm thì số nước thải lại tăng gấp đôi. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), có 80% bệnh tật do nguồn nước bẩn gây ra, với bình quân mỗi ngày trên
thế giới có 65-70 vạn ca bệnh có liên quan tới việc sử dụng nước.
+Chất thải rắn: Còn gọi là rác thải công nghiệp sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp. So với rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp có khối lượng lớn hơn nhiều và mức
độ nguy hại cao hơn. Cứ mỗi năm trên thế giới có hơn 2 tỷ tấn rác công nghiệp. Thành
phần của chất thải rắn rất đa dạng và có nguồn gốc hữu cơ cao làm cho đất trồng bị
thoái hoá. Ngoài ra, chất thải rắn còn gây nguy hại nhiều mặt cho môi trường và sức
khoẻ con người. Theo một số nghiên cứu, lượng rác thải công nghiệp nguy hại hàng
năm của Việt Nam là 2.000-3.000 tấn /ngày. Với nhịp độ tăng hàng năm 15-20%, vấn
đề xử lý chất thải rắn đang là một khó khăn lớn tại các khu công nghiệp.
Nguồn: Theo http://www.vnn.vn
_____________________________ 6
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
II- KINH NGHIÊM CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH PHỐ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1- Nhận thức của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường
Trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, việc bảo vệ môi
trường sinh thái là một yêu cầu hết sức bức thiết đối với tất cả các nước. Nhận
thức rõ vấn đề này, hiện nay nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã cam kết
thực hiện những chính sách bảo vệ môi trường song song với việc triển khai các
chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy chất lượng của sự phát triển. Năm 1987, trong
Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” tại Uỷ ban Môi trường và phát triển
quốc tế, khái niệm phát triển bền vững “thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay mà
không hy sinh nhu cầu của thế hệ tương lai” đã được nêu ra. Tiếp đó, tại Hội nghị
về môi trường tổ chức ở Rio de Janeiro, Braxin năm 1992, các nước đã thông qua
Bản Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21, trong đó khẳng định tất cả các
nước đều có trách nhiệm làm cho sự phát triển chung là lâu bền, trong đó các
nước phát triển phải có trách nhiệm nhiều hơn.
Gần đây, Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu họp tại Bali (Indonexia)
năm 2007 đã được tổ chức với thông điệp rằng ô nhiễm môi trường là một trở
ngại rất lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia, cũng như toàn thế giới. Đặc biệt
Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp G8 diễn ra tại Tokyo- Nhật bản vào
tháng 7 năm 2008 đã nhấn mạnh biến đổi khí hậu là một trong những thách thức
lớn nhất thời nay. Trong Hội nghị này, theo Thủ tướng Gordon Brown, Anh quốc
đã có sáng kiến lập kế hoạch đầu tư nhằm đương đầu với biến đổi khí hậu cho
các nước đang phát triển và tạo khuôn khổ hỗ trợ tài chính thông qua Ngân hàng
Thế giới với tổng số tiền là hơn 120 tỷ đôla. Các nước G8 khác như Mỹ, Canada,
Pháp, Ý, Nhật và Nga cũng tái khẳng định điều họ gọi là “viễn kiến” cho chiến
lược cắt giảm một nửa khí thải CO2 vào năm 2050. Trong khi đó, Mỹ cũng chủ
trương ủng hộ đưa thêm những nước thải ra nhiều khí thải như Trung quốc và Ấn
độ vào khuôn khổ ấn định mục tiêu trên. Để đạt được mục tiêu vào năm 2050,
các nhà lãnh đạo G8 hy vọng gần 200 nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã ký vào
công ước thay đổi khí hậu sẽ cùng G8 bàn bạc các giải pháp.
_____________________________ 7
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Hộp 2: 10 giải pháp cấp bách ngăn ngừa tình trạng biến đổi khí hậu
1- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch: Một trong những giải pháp khả thi
nhất là hạn chế đốt than, dầu và cả khí thiên nhiên. Theo nghiên cứu của các
chuyên gia ở Bộ Năng lượng Mỹ, thì cho tới thời điểm này, chưa có một giải pháp
hoàn hảo nào để thay thế nhiên liệu hoá thạch, mặc dù đây là nguồn phát tán gây
hiệu ứng nhà kính rất lớn.
2-Cải tạo nâng cấp hạ tầng: việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như xây dựng
các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà “môi trường” sẽ tiết kiệm được rất
nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải.
3- Phương án làm việc gần nhà: Các chuyên gia môi trường Mỹ tính toán, cứ
tiêu thụ khoảng 1 galong nhiên liệu cho xe cộ (4,5 lít) sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2
phát tán, trong khi dó để sản xuất 1 galong xăng cho máy bay, người ta đã phải
dùng tới 10 galong dầu; vì vậy phương án làm việc gần nhà không dùng xe mà đi
bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa có lợi về mặt kinh tế môi trường.
4- Giảm tiêu thụ: Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm và giảm
chi tiêu; điều này không chỉ đúng cho cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng
làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ví dụ, giảm dùng các loại bao
gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn chi phí tái chế. Một trong những
vấn đề bức xúc hiện nay là lãng phí túi nilong- loại túi này được sử dụng quá
nhiều nên đã gây nên hiệu ứng “ô nhiễm trắng” các loại bao gói có nguồn gốc
nhựa plastic.
5-Phương án ăn uống thông minh, tăng cường rau xanh, hoa quả: Đây là
phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi trường
lại có ý nghĩa to lớn khác, theo đó người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ,
gieo trồng các loại cây trồng, rau, hoa quả không dùng phân hoá học, thuốc trừ
sâu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho sức khoẻ, trong khi đó
riêng ngành chăn nuôi lại là nơi sản xuất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn.
6-Chặn đứng nạn phá rừng: Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ thì
mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu hecta rừng bị triệt hạ; riêng
nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 12 tỷ tấn cacbon thoát thải vào môi trường hay
_____________________________ 8
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính; vì vậy chặn đứng nạn
phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.
7-Tiết kiệm điện: Một trong các giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết
kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Theo nhiều chuyên gia, nếu
mỗi gia đình chỉ cần thay một bóng chiếu sáng bằng bóng compact thì sẽ tiết kiệm
được lượng điện năng đủ dùng cho ba triệu gia đình khác.
8-Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên đẻ từ một đến hai con: Hiện nay thế giới đã có trên
6 tỷ người và theo dự báo của Liên Hiệp Quốc thì đến giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9
tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên
gấp rưỡi so với hiện nay; với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán
khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở các nước đang phát triển. Vì vậy,
áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một đến hai con sẽ mang lại nhiều
lợi ích thiết thực và được coi là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất
trong tương lai.
8-Khám phá những nguồn năng lượng mới: Việc tìm kiếm nguồn năng lượng
mới thay thế nhiên liệu hoá thạch là một thách thức lớn nhất của con người trong
thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng như hydro từ quá trình thuỷ phân nước, năng
lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học đang được
nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng.
10-Ứng dụng các kỹ thuật mới trong việc bảo vệ trái đất: Hiện nay các nhà
khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới lên trái đất, ví dụ như qúa trình
can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế ánh sáng mặt trời,… Tất cả các
giải pháp này nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp trên, các nhà
khoa học còn đang tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó
thực hiện quá trình làm lạnh khí quyển như quá trình phun nham thạch của núi
lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh nắng mặt trời,…
Theo: Tạp chí Sciencitific American, 2008
_____________________________ 9
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
2- Kinh nghiệm chống ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp và các khu
đô thị ở một số nước trên thế giới.
Theo tinh thần của Bản Tuyên ngôn Rio và chương trình nghị sự thế kỷ
XXI, tất cả các nước đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển
bền vững, không gây tổn hại cho nước khác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi
thực tế cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng đô thị và khu công
nghiệp là hết sức nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Cho đến nay,
hầu hết các chính phủ đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ
môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường ở các
vùng đô thị và khu công nghiệp. Đã có nhiều nỗ lực ở các nước nhằm giảm mức
độ ô nhiễm môi trường xuất phát từ các hoạt động công nghiệp cũng như hoạt
động sinh hoạt tại các vùng đô thị. Công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi
trường được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều. Tại các quốc gia đang phát
triển, ngoài việc áp dụng công nghệ sạch tại các khu công nghiệp để giảm thiểu ô
nhiễm, các nước này đã tập trung vào việc kiểm soát sự gia tăng dân số, cải thiện
điều kiện vệ sinh môi trường ở khu đô thị,…Cùng với sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, công tác quản lý hoạt động
bảo vệ môi trường đang chuyển dần từ quản lý truyền thống sang quản lý kiểu
mới. Nét nổi bật trong mô hình mới là cộng đồng có vai trò tích cực trong việc
cùng tham gia quản lý bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
Nhật bản
Sau những năm Thế chiến thứ hai, các nhà lãnh đạo Nhật bản đã ưu tiên
cho mục tiêu phục hồi kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và xây dựng lại các đô
thị, và rất ít chú ý đến hậu quả về ô nhiễm môi trường. Hoạt động công nghiệp
gia tăng đã làm cho ô nhiễm nguồn nước, không khí và ô nhiễm đất tăng. Các
thành phố lớn như Osaka, Tokyo và Yokohama bị ô nhiễm nặng. Trước sự phản
đối kịch liệt của công chúng về tình trạng ô nhiễm công nghiệp, đầu những năm
1950, Chính phủ Nhật bản đã ban hành các quy định đối với hoạt động của các
nhà máy tại Thủ đô Tokyo. Đồng thời, Chính phủ đã thông qua các đạo luật về
bảo vệ môi trường vào năm 1958; đó là các luật bảo vệ chất lượng nước, luật
kiểm soát chất thải nhà máy, luật điều chỉnh lượng khói và bụi thoát ra. Tuy
nhiên, phải đến năm 1967, với việc thông qua luật cơ bản về kiểm soát ô nhiễm
_____________________________ 10
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
môi trường, công tác chống ô nhiễm công nghiệp và các khu đô thị của Nhật bản
mới đi vào thực chất. Dựa trên luật cơ bản này, Chính phủ thiết lập các loại tiêu
chuẩn chất lượng môi trường cho các loại ô nhiễm: không khí, tiếng ồn, mùi, đất,
chấn động và nước. Đối với những khu vực xuống cấp, đang đứng trước những
hiểm hoạ ô nhiễm môi trường, các chương trình kiểm soát ô nhiễm được chuẩn
bị và ban hành ở cấp quận với sự hỗ trợ tài chính đặc biệt của chính quyền trung
ương. Dựa vào luật này, chính quyền địa phương được giao quyền ban hành các
tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn quốc gia. Trên thực tế
có 47 quận và thành phố đã ban hành các tiêu chuẩn như vậy. Kết quả là các tiêu
chuẩn phát thải ở địa phương chặt chẽ hơn và đang được thực hiện nghiêm khắc
hơn tiêu chuẩn quốc gia.
Những năm sau đó, các quy định về luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đã
được nâng cấp, bao gồm những điều luật về ô nhiễm không khí và tiếng ồn ô tô,
xe máy. Nhiều khu vực đã lắp đặt các thiết bị để loại bỏ khí lưu huỳnh và nitơ đối
với các động cơ nổ. Luật đền bù các tổn hại về sức khoẻ do ô nhiễm môi trường
cũng được áp dụng. Sau cơn sốt dầu vào năm 1973, Nhật bản đã sử dụng năng
lượng có hiệu quả hơn. Do đó, ngày nay Nhật bản là một trong những quốc gia
sử dụng năng lượng hiệu quả nhất trong số các nước OECD.
Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường của Nhật bản còn bắt buộc các công ty
sản xuất các sản phẩm điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hư, cũ
của mình; còn người tiêu dùng phải có trách nhiệm chi trả việc vận chuyển và tái
chế cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra. Vì thế, hầu hết các công ty sản xuất
sản phẩm điện tử như Sony, Toshiba,… của Nhật bản đều có nhà máy tái chế
riêng. Tại các thành phố lớn của Nhật bản, chính quyền mỗi quận đều đầu tư xây
dựng một nhà máy chế biến rác thải có công suất chế biến từ 500- 1000 tấn
rác/ngày. Ngoài ra, ở các thành phố này, rác thải được phân loại triệt để đến mức
nhỏ nhất. Dọc hai bên đường đều có các thùng rác có vẽ hình các loại rác được
phép bỏ vào đó. Mỗi thùng rác có màu sắc, ký hiệu riêng để người đi đường dễ
phân biệt khi bỏ rác vào thùng. Do Chính phủ Nhật bản chính thức khuyến khích
tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, nên dù mỗi năm thải ra khoảng 50-
60 triệu tấn rác, nhưng từ năm 1991 chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa tới bãi
chôn lấp, còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế
_____________________________ 11
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Nhật bản đã dành những nguồn lực rất lớn cho việc chống ô nhiễm môi
trường do hoạt động sản xuất công nghiệp và ở khu đô thị. Tổng chi tiêu của
Chính phủ cho việc xây dựng, hoạt động, bảo dưỡng cống rãnh, xử lý chất thải
rắn, đất, chống ô nhiễm tiếng ồn…chiếm khoảng 2% GDP. Nhờ các biện pháp
kiểm soát ô nhiễm môi trường mạnh mẽ, mức độ ô nhiễm môi trường nhanh
chóng giảm đi từ giữa thập niên 70. Hiện nay, Nhật Bản đã áp dụng nhiều giải
pháp công nghệ, thiết bị xử lý rác thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt,... trong đó tập
trung vào các loại công nghệ xử lý chất thải thực phẩm, rác tươi tại gia đình làm
phân hữu cơ. Các loại thiết bị xử lý rác thải sinh hoạt gia đình đã được áp dụng
thành công, rộng rãi ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật bản vẫn còn một số vấn đề
chưa giải quyết được, đặc biệt là việc quản lý hoá chất độc hại và chất thải nguy
hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng.
Trung Quốc
Là một nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng đầu thế giới và với số
dân đông nhất thế giới, Trung quốc chắc chắn phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nặng nề ở các khu công nghiệp và đô thị. Song song với việc ban hành các
luật về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, Trung quốc đã thực hiện một đề án
thiết lập hệ thống thông tin công nghiệp ở các thành phố và cung cấp thông tin
môi trường cho cộng đồng. Có hai hoạt động chính thường xuyên được thực
hiện; đó là việc tăng cường và thúc đẩy các công cụ quản lý thông tin môi trường
cho các cơ quan quản lý thông qua việc xây dựng và phát triển các chương trình
xoá ô nhiễm ở các thành phố, và hỗ trợ các cơ quan quản lý xây dựng các chiến
lược kiểm soát môi trường dựa trên phương pháp tính: chi phí-lợi ích.
Để triển khai thực hiện, cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia Trung quốc
đã phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các chính
quyền địa phương. Đối tượng nghiên cứu là ô nhiễm môi trường không khí, ô
nhiễm nước bởi các hoạt động công nghiệp ở các thành phố. Do vậy, hệ thống
thông tin kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đã được thiết kế gồm 3 thành phần cơ
bản: Thông tin phục vụ quản lý cơ sở; thông tin phục vụ phân tích các kịch bản ô
nhiễm không khí ở cơ sở; và thông tin phục vụ mô hình hoá ô nhiễm nước ở cơ
sở. Khi phân loại mức độ ô nhiễm ở các cơ sở sản xuất, Trung quốc đưa ra 5
màu: xanh lá cây, xanh da trời, vàng, đỏ và đen. Một cơ sở được xếp loại màu
_____________________________ 12
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
xanh lá cây nghĩa là cơ sở đó dẫn đầu về môi trường. Nếu kết quả màu xanh da
trời, thì môi trường ở cơ sở đó chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường. Kết quả là
màu vàng, cơ sở đó chấp hành các quy định hiện hành. Kết quả màu đỏ, nghĩa là
cảnh cáo về mức độ ô nhiễm. Kết quả màu đen, có nghĩa là phải xử lý ô nhiễm
môi trường ngay lập tức. Những biện pháp này đã tỏ ra có tác dụng trong việc
giảm thiểu ô nhiễm tại các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng hệ thống phí và thuế ô nhiễm
từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và chủ yếu
đánh vào ô nhiễm nước thải, khí thải và phế thải. Phí ô nhiễm không khí đánh
vào chất SO2 được áp dụng thí điểm đối với một vài tỉnh vào năm 1993. Theo
OECD, khoảng 80% các khoản tiền thu được từ phí ô nhiễm phần lớn được đầu
tư ngược trở lại cho giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm (thông qua hỗ trợ vốn cho
vay ưu đãi cho các dự án bảo vệ môi trường), còn lại được dùng để chi hành
chính và kiểm soát, giám sát tình hình ô nhiễm. Tuy nhiên, phần thu này chỉ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ (từ 6-8%) trong tổng chi của Trung Quốc cho công tác phòng,
chống ô nhiễm. Ở Trung Quốc, hệ thống công cụ kinh tế để phòng chống ô
nhiễm được thể chế hóa trong các văn bản luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật
phòng, chống ô nhiễm nước, Luật phòng, chống ô nhiễm chất thải rắn, Luật
phòng, chống ô nhiễm không khí, Luật bảo vệ môi trường thủy,... Khó khăn cuả
Trung Quốc hiện nay là việc thực thi pháp luật và các quy định thuế hoặc phí ô
nhiễm còn rất yếu và mức thuế áp dụng đang còn thấp. Hệ thống giám sát, kiểm
soát và quan trắc môi trường chưa được hoàn thiện là một yếu tố quan trọng làm
cho các công cụ chính sách trở nên kém hiệu lực. Gần đây (2007), Trung Quốc
đã ban hành Nghị định về công bố thông tin môi trường. Nghị định này quy định
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan phải công bố kịp thời cho
công chúng thông tin về môi trường. Ngoài ra văn bản này khuyến khích doanh
nghiệp công bố tình hình thực thi quy định về môi trường của mình và yêu cầu
các doanh nghiệp thuộc danh sách vi phạm tiêu chuẩn môi trường phải công bố
thông tin môi trường liên quan. Đây được coi là một bước tiến quan trọng, tạo cơ
sở pháp lý để Trung Quốc huy động sự tham gia của cộng đồng vào quá trình
kiểm soát ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng ở nước này.
_____________________________ 13
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Về chống ô nhiễm môi trường trong các khu đô thị, từ những năm 90 của
thế kỷ 20, Trung quốc đã chi đầu tư bình quân hàng năm tương đương 1-1,3%
GDP để bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên cho việc thu gom và xử lý rác thải
đô thị. Riêng thủ đô Bắc kinh và Thượng Hải dành mức tương đương 3-4% DGP
để xử lý vấn đề ô nhiễm trong thành phố. Ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các
thành phố lớn, đang là một vấn đề hết sức nan giải ở Trung Quốc dẫn tới sự gia
tăng các căn bệnh về phổi, kể cả ung thư phổi, các bệnh liên quan đến đường hô
hấp. Giải quyết vấn đề này, các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để giảm ô
nhiễm không khí là dời các xí nghiệp ra khỏi trung tâm thành phố, thay thế các
bếp lò đốt than bằng bếp ga, tăng đầu tư vào các phương tiện giao thông công
cộng và hạn chế việc sử dụng xe hơi cá nhân.
Hàn Quốc
Trong những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng đã
kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao và là nguyên nhân của một loạt
vấn đề môi trường. Tất cả người dân Hàn Quốc đã ý thức được rằng chính hoạt
động công nghiệp là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ở
thủ đô Seoul. Việc tăng mức phát thải từ các hoạt động công nghiệp và từ các
phương tiện giao thông ở khu đô thị đã làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trở
nên khó giải quyết. Hiện nay các khu đô thị của Hàn Quốc đã bị ô nhiễm nặng với
tổng lượng chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra ước tính xấp xỉ 1,6
triệu tấn/năm. Các phương tiện giao thông như xe buýt, xe tải chạy bằng dầu
diezel chiếm chưa đầy 10% tổng số phương tiện giao thông nhưng lại tạo ra hơn
40% tổng lượng phát thải. Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc sử dụng một khoản tài
chính lớn để khuyến khích 20.000 xe buýt chạy dầu diesel thay thế xe buýt bằng
khí gas nén tự nhiên. Trong tương lai không xa, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thắt chặt
tiêu chuẩn phát thải không chỉ ở các khu vực đô thị mà còn áp dụng ở khu vực
nông thôn, vùng ngoại ô. Mục tiêu của nước này nhằm đạt được chuẩn phát thải
do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đề ra. Bên cạnh đó, Chính phủ
Hàn Quốc còn có chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương
tiện giao thông chạy bằng điện, thu nhặt lốp xe hỏng trên các đường cao tốc, tăng
phí đỗ xe tại các bãi đỗ trong thành phố.
_____________________________ 14
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Hợp tác khu vực trong việc chống ô nhiễm môi trường đô thị và khu công
nghiệp là một biện pháp được Hàn Quốc hết sức chú ý. Bộ trưởng môi trường
Hàn Quốc ông Kim Myong Cha cho rằng, hợp tác với các nước láng giềng là chìa
khóa để thúc đẩy hoạt động gìn giữ môi trường trong “kỷ nguyên môi trường”.
Ngay từ năm 2000, Bộ trưởng môi trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc, và
Hàn Quốc đã tiến hành nhiều nghiên cứu chung về vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí, mưa axit. Ngay sau đó, họ đã cùng nhau thành lập trung tâm đo đạc và
thu thập các số liệu môi trường khu vực. Ngoài ra, để đối phó với tình trạng ô
nhiễm gia tăng từ quá trình phát triển kinh tế -xã hội, Hàn Quốc đã xây dựng
chính sách môi trường quốc gia trong thế kỷ 21. Trong khuôn khổ của chính sách
này, Hàn Quốc nhấn mạnh vào việc khuyến khích phát triển “mảng xanh”, như là
tăng sử dụng năng lượng quang điện hoặc nhiên liệu hữu cơ. Người ta hy vọng
rằng với những giải pháp như vậy, Hàn Quốc sẽ tìm được lời giải cho ô nhiễm
môi trường ở khu đô thị và công nghiệp ở nước này. Tuy nhiên, người Hàn Quốc
vẫn phải chờ đợi vì việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội, từ
nhà hoạch định chính sách đến người sản xuất, người tiêu dùng cũng như sự hợp
tác khu vực và quốc tế.
Một số nước OECD
Các nước phát triển thuộc OECD từ nhiều thập kỷ nay đã xây dựng và thực
thi một hệ thống đồng bộ các luật lệ và quy định khác nhau nhằm kiểm soát ô
nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra. Ví dụ, trong gần 40 năm
qua, nước Anh đã ban hành tới 24 bộ luật liên quan đến bảo vệ môi trường như
Luật giảm thiểu khói bụi, Luật phòng ngừa ô nhiễm sông, Luật không khí sạch,
Luật về nước thải, Luật về kiểm soát ô nhiễm,... Ở một số nước như Mỹ, Canada,
Oxtrâylia, cùng với các luật chung, còn có những luật quy định về bảo vệ môi
trường đối với từng ngành kinh tế cụ thể như luật kiểm soát ô nhiễm trong ngành
hóa chất, ngành dệt, nhuộm...Đặc biệt, Mỹ còn áp dụng một số quy định khá khắt
khe về công nghệ và kỹ thuật, buộc các doanh nghiệp phải áp dụng để hạn chế ô
nhiễm. Ví dụ, các doanh nghiệp của Mỹ phải đảm bảo áp dụng thường xuyên hệ
thống giảm thiểu ô nhiễm, phải đạt mức thải ô nhiễm thấp nhất có thể, phải áp
dụng công nghệ tốt nhất hiện có, phải ứng dụng công nghệ hiện đại để có thể
_____________________________ 15
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
kiểm soát ô nhiễm và phải thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm theo quy định
của nhà quản lý.
Cùng với các biện pháp do chính phủ thực hiên đối với doanh nghiệp, bản
thân nhiều doanh nghiệp tại các nước OECD cũng đã chủ động xây dựng và công
bố công khai cho cộng đồng biết các báo cáo của mình về thực trạng thi hành
chính sách môi trường của doanh nghiệp. Đặc biệt các công ty xuyên quốc gia
của các nước này đã đầu tư đáng kể vào hoạt động bảo vệ môi trường và có
những chính sách bảo vệ môi trường đồng bộ với việc chủ động công bố những
báo cáo công khai về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả
thu được.
Hộp 3: Xử lý rác thải đô thị ở Đức và Bỉ
Ở Đức, tất cả các khu đô thị đều khuyến khích đầu tư hình thành các cơ quan, công ty
khuyến cáo, tuyên truyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống nói chung, đặc biệt
là về thu gom, phân loại và xử lý rác thải đô thị nói riêng. Ví dụ, tại cơ quan tư vấn
khuyến cáo cho “nền kinh tế rác thải” bang Tiroler có 5 cán bộ khuyến cáo, tuyên
truyền. Họ soạn ra những tài liệu để tuyên truyền tới cộng đồng. Đặc biệt, họ đã sáng
tạo ra những thùng tách rác với những màu sắc, ký hiệu rõ rệt, đẹp, hấp dẫn, dễ phân
biệt. Các loại rác phế thải được tách ra theo các sơ đồ, hình ảnh dây chuyền dễ hiểu, dễ
làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thủy tinh, kim loại, chất dẻo nhân tạo, và đặc biệt là
chất thải hữu cơ. Hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo còn được thể hiện bằng các áp
phích tuyên truyền phong phú, hấp dẫn. Những công việc này đã góp phần khuyến
khích người dân tự giác trong việc phân loại rác thải đô thị, giúp cho công việc thu gom
và xử lý rác thải đơn giản và nhanh chóng hơn, cũng như giảm được chi phí trên mỗi
tấn rác được thu gom và xử lý.
Ở Bỉ, công tác thu gom và xử lý rác thải đô thị được các công ty tư nhân đảm trách.
Chính phủ chỉ kiểm tra và giám sát.Sita Belgium là công ty quản lý và xử lý rác thải lớn
nhất của Bỉ, thuộc Tập đoàn quốc tế về năng lượng, môi trường và nước. Phạm vi hoạt
động của công ty này rất rộng: thu và chọn lọc rác, tái sinh, xử lý rác hữu cơ, thu năng
lượng từ rác xử lý, làm sạch môi trường đất, lọc nước, xử lý chất amiăng, nghĩa là làm
trọn các khâu trong công nghiệp xử lý rác thải. Các nhà máy của Sita có mặt khắp các
tỉnh, thành của Bỉ, mỗi năm xử lý tới gần 2 triệu tấn rác. Ở đây, để tiết kiệm chi phí đầu
tư mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong thu gom và xử lý rác, các gia đình ở Bỉ được
khuyến khích phân loại rác tại nhà trước khi công ty thu gom và vận chuyển đến nơi xử
_____________________________ 16
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
lý. Rác thải được chọn lọc ngay từ đầu như vậy giúp cho các nhà máy xử lý rác làm
việc có hiệu quả hơn, tiết kiệm được năng lượng và tận dụng được nguyên liệu tái sinh.
Chương trình bảo vệ môi trường của Bỉ coi vấn đề quản lý và xử lý rác thải là một tiêu
chí tiến tới phát triển bền vững. Có thể nói, Bỉ là một trong những nước đi đầu trong
việc bảo vệ môi trường ở châu Âu. Việc xử lý rác một cách triệt để ở Bỉ không chỉ
nhằm hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm, mà còn là một cách thức hiệu quả để tiết
kiệm các nguồn tài nguyên, gắn phát triển kinh tế với cải thiện môi trường sống.
Nguồn: Nguyễn Minh Phong, Lê Huỳnh Mai (2008), Kinh nghiệm quốc tế trong công
tác thu gom, xử lý rác thải đô thị, Tạp chí Quản lý kinh tế, 1+2
B-CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I-THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Có thế thấy rằng, trong hơn một thập kỷ qua, các thành phố và khu công
nghiệp phát triển tương đối nhanh và là những khu vực đi đầu trong qúa trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như năm 1990 cả nước mới chỉ có 500 đô thị lớn
nhỏ, thì đến năm 2008 đã có gần 700 đô thị, cùng với mức độ sầm uất, dân số và
tốc độ phát triển kinh tế gia tăng rõ rệt. Về công nghiệp, đã có những bước nhảy
vọt; đặc biệt là các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông lâm thuỷ sản, dệt may, hoá chất, da giầy, cơ khí và điện. Đến nay, Việt
Nam đã có khoảng gần 100 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển miền Trung. Quá trình công nghiệp
hoá này, một mặt đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mặt khác đã và
đang gây nhức nhối cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đô thị hoá làm cho
dòng người di cư từ vùng nông thôn vào thành phố tăng và bùng nổ các phương
tiện giao thông đã dẫn đến những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Quá
trình công nghiệp hoá hình thành nhiều khu công nghiệp đang gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, trong đó tỷ lệ các chất độc hại đang tăng.
_____________________________ 17
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
1- Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp
Thực tế cho thấy, cùng với quá trình phát triển, các hoạt động công nghiệp
đã có tác động mạnh tới môi trường tự nhiên. Nếu như trước đây, các tác động do
hoạt động công nghiệp của con người tạo ra là rất nhỏ bé, vì khả năng tự phục hồi
và duy trì trạng thái cân bằng của môi trường tự nhiên còn khá lớn, thì ngày nay,
khi công nghiệp phát triển nhanh về quy mô, phạm vi, tốc độ và cơ cấu, các tác
động này đã làm cho môi trường tự nhiên không còn chỉ đơn thuần vận động theo
quy luật tự nhiên được nữa.
Theo đà phát triển kinh tế, những khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng
mọc lên nhiều ở Việt Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía nam với hàng chục
ngàn nhà máy nằm trong các khu công nghiệp đang hoạt động sản xuất. Hiện
nay, ở các khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước rác thải
đã đến mức độ hết sức nghiêm trọng. Trong ba loại ô nhiễm môi trường: đất,
nước, không khí, thì tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn và khu công
nghiệp được đánh giá là nghiêm trọng nhất do mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần
tiêu chuẩn cho phép. Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát
sinh hằng năm tại 3 vùng kinh tế trọng điểm khá lớn (khoảng 113.118 tấn), đặc
biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2007, Cục bảo vệ môi trường đã
kiểm tra tổng cộng 384 cơ sở, 47 KCN và 7 làng nghề trên địa bàn 41 tỉnh/thành
phố trên phạm vi toàn quốc bao gồm Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, TP
HCM, Bà Rịa Vũng tàu, Cà Mau, Sóc Trăng... Qua kiểm tra, đã phát hiện 69 cơ
sở gây ô nhiễm môi trường và 47 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hầu hết các cơ sở có phát sinh khí thải mà không có hệ thống xử lý khí này; nếu
có thì lại không đạt tiêu chuẩn. Theo dự báo, tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả các khu công nghiệp đều
sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới
khoảng 3500 tấn/ngày tức lớn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700
tấn chất thải độc hại...
_____________________________ 18
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Hộp 3: Sự xâm hại môi trường của Hyundai Vinashin
Đã nhiều lần nhà máy Hyundai Vinashin cố tình vi phạm pháp luật, để chất thải
độc hại xâm phạm môi trường. Hành động của Huyndai Vinashin đã cho thấy thái
độ xem thường sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm do Hyundai Vinashin gây ra từ vụ
xỉ đồng chưa giải quyết rốt ráo thì họ lại gây ra vụ ô nhiễm khác, cho thấy họ đang
cố tình lấn lướt trước sự nhân nhượng của cơ quan pháp luật Khánh Hòa. Trong
sáu tháng đầu năm 2008, công ty đã thải ra 705,9 tấn rác thải nguy hại, trong đó có
196,6 tấn dầu thải và 509,2 tấn giẻ lau dầu thải. Số này không tính gần 200 tấn
chất thải từ ụ sửa chữa tàu biển có xuất xứ từ Ukraine đang được sửa chữa tại nhà
máy này. Trong đó có 60 tấn chất thải nguy hại Hyundai Vinashin đã cho vận
chuyển để chôn trộm ở ngay sát đình làng và trường mẫu giáo của thôn Phú Thọ 3,
xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa mà cảnh sát môi trường Công an tỉnh Khánh Hòa
phát hiện, ngăn chặn được
Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay
Với mức độ ô nhiễm như vậy, môi trường sinh thái ở một số vùng đã bị ảnh
hưởng, và người dân nhiều nơi đã phải sống với khói bụi, hoặc uống nước từ
nguồn nhiễm bẩn, nhiễm độc vì chất thải công nghiệp xả thẳng ra sông ngòi, ao
rạch. Sự ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Các bệnh tật nảy sinh từ việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm
hiện nay vẫn là nguồn chính gây bệnh và tử vong cao ở trẻ em Việt Nam. Do ô
nhiễm bụi trong môi trường lao động ở các khu công nghiệp cao, nên tỷ lệ công
nhân bị mắc bệnh phổi silic ở một số ngành, nghề khá cao. Theo kết quả điều tra
tại 275 doanh nghiệp thuộc các ngành hoá chất, cơ khí, luyện kim và vật liệu xây
dựng, có 23% số cơ sở này có nồng độ các chất khí độc hại vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 cho đến 50 lần, gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp, về mắt và hệ
thần kinh.
Theo ước tính, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nếu không có các
giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp, thì cứ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng
gấp đôi là mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng từ ba đến bốn lần. Tỷ lệ này đặt ra
một thách thức lớn cho quá trình phát triển của Việt Nam. Theo một kết quả
nghiên cứu mới công bố (2008) của Ngân hàng Thế giới trên 10 tỉnh, thành của
_____________________________ 19
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước và không khí, TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội là những địa bàn bị ô nhiễm nặng nhất. Tiếp đó là các địa phương Hải
phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa- Vũng
Tầu và Cần Thơ. Theo nghiên cứu này, các ngành gây ô nhiễm môi sinh cao nhất ở
Việt Nam là ngành công nghiệp hoá chất, chế biến và chế tạo, từ sản xuất thực
phẩm như nước giải khát đến khai khoáng, kim loại, giấy và gỗ, hoặc sản xuất
hàng tiêu dùng như dệt may. Tương tự như nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới,
đầu năm 2008, Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. Hội nghị quốc tế về
môi trường diễn ra tại Thuỵ Sĩ năm 2006 đã xếp Việt Nam vào nước có môi sinh
kém nhất trong 8 nước Đông Nam Á. Như vậy, ô nhiễm là một thách thức lớn của
Việt Nam, và là một cái giá phải trả của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá;
cái giá này đặc biệt đắt nếu trong qúa trình phát triển chúng ta bỏ qua hoặc không
chú ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. Nếu không có hệ sinh thái hỗ trợ,
bản thân nền kinh tế dù giàu có đến đâu cũng sụp đổ, và chi phí cho môi trường có
thể tiêu tán hết các thành quả của tăng trưởng.
Trước một thực tế như vậy, từ nhiều năm nay, các nhà kinh tế, nhà khoa học
thế giới đã không ngừng cảnh báo Việt Nam rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi
với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Song song với việc công bố kết quả
nghiên cứu về môi trường ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới có một số khuyến nghị
nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp. Đại diện
tổ chức này, ông Magda cho rằng, việc can thiệp quản lý ô nhiễm trong khu vực
công nghiệp Việt Nam cần được chú trọng; vai trò của các cơ quan chức năng liên
quan đến vấn đề quản lý ô nhiễm cần được làm rõ; việc giám sát và chế tài về ô
nhiễm công nghiệp cần được củng cố. Có thể thấy rằng, trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, dường như càng phát triển kinh tế- xã hội, thì vấn đề môi
trường càng trở nên bức xúc, gay gắt hơn. Như vậy, một đòi hỏi tất yếu cho Việt
Nam là phải giải quyết hài hòa vấn đề bảo vệ môi trường với yêu cầu tăng trưởng
trong thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
_____________________________ 20
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC THÀNH PHỐ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
7
SỐ
2008
_____________________________ 1
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
VIỆN NC QUẢN LÝ KINH TẾ TW
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC THÀNH PHỐ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
Tel – Fax: 04 – 7338930
E-mail: [email protected]
_____________________________ 2
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
MỤC LỤC
A- MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM CHUNG VỀ VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY........................................................ 4
I- Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG- TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ......... 4
II- KINH NGHIÊM CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH
PHỐ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC .................................. 7
1- Nhận thức của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường............................................................................................................... 7
2- Kinh nghiệm chống ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp và các khu
đô thị ở một số nước trên thế giới.................................................................. 10
B-CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM ........................................................................................... 17
I-THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC THÀNH PHỐ VÀ
KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.................................................................. 17
1- Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp........................................... 18
2- Ô nhiễm ở các khu đô thị .......................................................................... 23
II- CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
VÙNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP .................................................... 27
2- Các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp ........... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 39
_____________________________ 3
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
A- MỘT SỐ NHẬN THỨC VÀ KINH NGHIỆM CHUNG VỀ VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY
I- Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG- TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
Môi trường là những yếu tố tự nhiên và vật chất có quan hệ mật thiết với
nhau bao quanh chúng ta; môi trường cung cấp mọi điều kiện cần thiết cho con
người và các hệ sinh thái tồn tại và phát triển. Môi trường tiếp nhận và làm sạch
các chất thải sản sinh ra từ hoạt động của con người và các loài sinh vật. Nhưng
có thể thấy rõ rằng khả năng cung cấp và hấp thụ của môi trường không phải là
vô hạn. Sự khai thác, sử dụng quá mức, thiếu tính toán hợp lý sẽ làm cho môi
trường và tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy thoái. Khả năng tiếp nhận và
làm sạch chất thải của môi trường cũng có hạn; nếu chất thải vào môi trường quá
nhiều thì chắc chắn rằng môi trường bị ô nhiễm. Hậu quả kéo theo là sức khoẻ
của con người bị đe doạ, con người mất dần điều kiện để tồn tại và phát triển bền
vững. Đây được coi là vấn nạn đối với mọi quốc gia, nhất là các nước chậm phát
triển.
Theo cảnh báo đưa ra với tất cả các quốc gia trên thế giới tại Hội nghị
toàn cầu về biến đổi khí hậu họp ở Bali (Indonexia) năm 2007, thiệt hại do ô
nhiễm môi trường gây ra là rất lớn ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Đặc biệt là ở các nước nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường còn cao gấp nhiều
lần do nhiều nguyên nhân như sử dụng những công nghệ tiêu hao nhiều năng
lượng và gây ô nhiễm, dân số quá đông, và đang trong quá trình công nghiệp
hóa… Sự tàn phá về sinh thái do ô nhiễm môi trường gây ra có khi mất hàng
nghìn năm sau chưa chắc đã khôi phục lại được, bên cạnh việc sức khoẻ của
người dân bị suy giảm nghiêm trọng do ô nhiễm. Theo một nghiên cứu của
UNDP, ô nhiễm không khí và hiện tượng hiệu ứng nhà kính do khí thải hoá chất
từ các nhà máy, khu công nghiệp đã lên tới mức báo động ở nhiều nơi trên thế
giới, dẫn đến cái chết của hàng triệu người, chủ yếu là người nghèo. Số liệu của
Liên hiệp quốc cho thấy tại Trung quốc, Thái lan, Indonesia và Malaysia,… có
_____________________________ 4
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
nhiều thành phố đông dân bị ô nhiễm không khí nặng, vượt quá rất nhiều so với
mức cho phép theo các tiêu chuẩn y tế.
Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sự ô nhiễm môi trường, sự
gia tăng phát thải các loại khí nhà kính đã khiến cho nhiệt độ trái đất tăng lên,
gây suy thoái môi trường và làm tăng mực nước biển dẫn đến tình trạng biến đổi
khí hậu. Sự gia tăng khí thải từ các thành phố, khu công nghiệp đã làm thủng
tầng ôzôn, gây nên hiệu ứng nhà kính, hậu quả là dần dần băng ở hai cực trái đất
tan ra, làm cho nước biển dâng lên cao gây ngập lụt ở nhiều thành phố, nhiều
vùng đồng bằng rộng lớn. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự nóng lên
toàn cầu đã trở thành vấn đề môi trường nổi cộm, và trở thành một nguy cơ,
thách thức nghiêm trọng mà con người phải đối mặt trong thế kỷ XXI. Biến đổi
khí hậu gây ra những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và
sinh hoạt của con người, đồng thời ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Theo thống kê,
với tốc độ biến đổi khí hậu như hiện nay, sản lượng các cây lương thực sẽ giảm
15%, điều này không những làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, lâu dài
của các quốc gia, mà trực tiếp sẽ đẩy hàng trăm triệu người trên thế giới vào cảnh
nghèo đói trong vài thập kỷ tới với tình trạng hạn hán, bão lụt và sự gia tăng sức
ép môi trường.
Thực tế cho thấy, ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau, nhưng tựu trung lại phần lớn là từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người. Đặc biệt, các vùng đô thị tập trung nhiều dân cư và các khu công
nghiệp trong thời gian qua đã là những địa điểm phát thải nhiều tác nhân gây ô
nhiễm môi trường. Tại Pháp ô nhiễm không khí đô thị, chủ yếu do khí thải của ô
tô, xe tải và xe buýt đã khiến hơn 5.000 người tử vong mỗi năm. Báo cáo của Cơ
quan An toàn về Sức khỏe Môi trường của Pháp (AFSSE) dựa trên các ước tính
về tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí đô thị, chủ yếu là do hạt mịn thải ra từ khí
thải động cơ xe. Ước tính chi phí cho một trường hợp chết yểu là 900.000 euro
(1,1 triệu USD). Hậu quả tiêu cực gây ra do giao thông đường bộ lớn hơn thu
nhập từ thuế nhiên liệu và lệ phí cầu đường. Vào tháng 10/2002, một nghiên cứu
về 26 thành phố của châu Âu do Uỷ ban châu Âu và Tổ chức Y tế Thế giới tài trợ
đã cho thấy, mặc dù đã có tiến bộ về hạn chế ô nhiễm từ khí thải của xe xộ nhưng
bụi hạt vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng cách giảm
_____________________________ 5
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
nồng độ bụi hạt xuống còn 40m/m3 - là mức quy định do Ủy ban châu Âu đặt ra
cho tất cả các nước thành viên EU phải đạt được vào năm 2005, như vậy có thể
tránh được 2.653 trường hợp chết yểu. Nếu như vào năm 2010 ở tất cả các thành
phố tương tự đạt được giới hạn là 20 m/m3 thì có thể tránh được 11.855 trường
hợp chết yểu hàng năm (ứng với tỷ lệ 43/100.000 dân).
Các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá đã trở thành xứ sở
của ô nhiễm do phát triển mạnh các khu công nghiệp và xu thế đô thị hoá,
nguyên nhân một phần là do các nước này đang gặp phải những khó khăn khi xây
dựng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường. Tại nhiều nước, giới kinh doanh đã
tiến hành các cuộc vận động nhằm chống lại việc thắt chặt các tiêu chuẩn ô
nhiễm với lý do là nó sẽ làm giảm đi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hộp 1: Các loại chất thải gây ô nhiễm ở các khu công nghiệp
+ Khí thải công nghiệp. Theo Viện Nghiên cứu năng lượng Mỹ, trong vòng 40-50 năm
kể từ đầu thế kỷ 21, lượng Co2 trong không khí có thể tăng gấp đôi mà hầu hết các khí
thải này do các hoạt động công nghiệp gây ra. Tác hại của ô nhiễm không khí là rất lớn;
trước hết nó dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, nhiệt độ
tăng làm trái đất nóng lên. Theo các nhà môi trường học, biến đổi khí hậu sẽ là nguy cơ
lớn nhất đe doạ sự tồn vong của loài người và hệ sinh thái.
+ Nước thải công nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm nguồn nước, bởi
lượng nước thải công nghiệp đang diễn ra trên diện rộng, có mức độc hại cao. Hiện nay
hàng năm có khoảng 500 tỷ tấn nước bẩn thải vào các khu vực nước tự nhiên, và cứ 10
năm thì số nước thải lại tăng gấp đôi. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), có 80% bệnh tật do nguồn nước bẩn gây ra, với bình quân mỗi ngày trên
thế giới có 65-70 vạn ca bệnh có liên quan tới việc sử dụng nước.
+Chất thải rắn: Còn gọi là rác thải công nghiệp sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp. So với rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp có khối lượng lớn hơn nhiều và mức
độ nguy hại cao hơn. Cứ mỗi năm trên thế giới có hơn 2 tỷ tấn rác công nghiệp. Thành
phần của chất thải rắn rất đa dạng và có nguồn gốc hữu cơ cao làm cho đất trồng bị
thoái hoá. Ngoài ra, chất thải rắn còn gây nguy hại nhiều mặt cho môi trường và sức
khoẻ con người. Theo một số nghiên cứu, lượng rác thải công nghiệp nguy hại hàng
năm của Việt Nam là 2.000-3.000 tấn /ngày. Với nhịp độ tăng hàng năm 15-20%, vấn
đề xử lý chất thải rắn đang là một khó khăn lớn tại các khu công nghiệp.
Nguồn: Theo http://www.vnn.vn
_____________________________ 6
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
II- KINH NGHIÊM CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH PHỐ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1- Nhận thức của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường
Trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, việc bảo vệ môi
trường sinh thái là một yêu cầu hết sức bức thiết đối với tất cả các nước. Nhận
thức rõ vấn đề này, hiện nay nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã cam kết
thực hiện những chính sách bảo vệ môi trường song song với việc triển khai các
chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy chất lượng của sự phát triển. Năm 1987, trong
Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” tại Uỷ ban Môi trường và phát triển
quốc tế, khái niệm phát triển bền vững “thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay mà
không hy sinh nhu cầu của thế hệ tương lai” đã được nêu ra. Tiếp đó, tại Hội nghị
về môi trường tổ chức ở Rio de Janeiro, Braxin năm 1992, các nước đã thông qua
Bản Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21, trong đó khẳng định tất cả các
nước đều có trách nhiệm làm cho sự phát triển chung là lâu bền, trong đó các
nước phát triển phải có trách nhiệm nhiều hơn.
Gần đây, Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu họp tại Bali (Indonexia)
năm 2007 đã được tổ chức với thông điệp rằng ô nhiễm môi trường là một trở
ngại rất lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia, cũng như toàn thế giới. Đặc biệt
Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp G8 diễn ra tại Tokyo- Nhật bản vào
tháng 7 năm 2008 đã nhấn mạnh biến đổi khí hậu là một trong những thách thức
lớn nhất thời nay. Trong Hội nghị này, theo Thủ tướng Gordon Brown, Anh quốc
đã có sáng kiến lập kế hoạch đầu tư nhằm đương đầu với biến đổi khí hậu cho
các nước đang phát triển và tạo khuôn khổ hỗ trợ tài chính thông qua Ngân hàng
Thế giới với tổng số tiền là hơn 120 tỷ đôla. Các nước G8 khác như Mỹ, Canada,
Pháp, Ý, Nhật và Nga cũng tái khẳng định điều họ gọi là “viễn kiến” cho chiến
lược cắt giảm một nửa khí thải CO2 vào năm 2050. Trong khi đó, Mỹ cũng chủ
trương ủng hộ đưa thêm những nước thải ra nhiều khí thải như Trung quốc và Ấn
độ vào khuôn khổ ấn định mục tiêu trên. Để đạt được mục tiêu vào năm 2050,
các nhà lãnh đạo G8 hy vọng gần 200 nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã ký vào
công ước thay đổi khí hậu sẽ cùng G8 bàn bạc các giải pháp.
_____________________________ 7
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Hộp 2: 10 giải pháp cấp bách ngăn ngừa tình trạng biến đổi khí hậu
1- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch: Một trong những giải pháp khả thi
nhất là hạn chế đốt than, dầu và cả khí thiên nhiên. Theo nghiên cứu của các
chuyên gia ở Bộ Năng lượng Mỹ, thì cho tới thời điểm này, chưa có một giải pháp
hoàn hảo nào để thay thế nhiên liệu hoá thạch, mặc dù đây là nguồn phát tán gây
hiệu ứng nhà kính rất lớn.
2-Cải tạo nâng cấp hạ tầng: việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như xây dựng
các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà “môi trường” sẽ tiết kiệm được rất
nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải.
3- Phương án làm việc gần nhà: Các chuyên gia môi trường Mỹ tính toán, cứ
tiêu thụ khoảng 1 galong nhiên liệu cho xe cộ (4,5 lít) sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2
phát tán, trong khi dó để sản xuất 1 galong xăng cho máy bay, người ta đã phải
dùng tới 10 galong dầu; vì vậy phương án làm việc gần nhà không dùng xe mà đi
bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa có lợi về mặt kinh tế môi trường.
4- Giảm tiêu thụ: Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm và giảm
chi tiêu; điều này không chỉ đúng cho cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng
làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ví dụ, giảm dùng các loại bao
gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn chi phí tái chế. Một trong những
vấn đề bức xúc hiện nay là lãng phí túi nilong- loại túi này được sử dụng quá
nhiều nên đã gây nên hiệu ứng “ô nhiễm trắng” các loại bao gói có nguồn gốc
nhựa plastic.
5-Phương án ăn uống thông minh, tăng cường rau xanh, hoa quả: Đây là
phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi trường
lại có ý nghĩa to lớn khác, theo đó người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ,
gieo trồng các loại cây trồng, rau, hoa quả không dùng phân hoá học, thuốc trừ
sâu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho sức khoẻ, trong khi đó
riêng ngành chăn nuôi lại là nơi sản xuất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn.
6-Chặn đứng nạn phá rừng: Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ thì
mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu hecta rừng bị triệt hạ; riêng
nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 12 tỷ tấn cacbon thoát thải vào môi trường hay
_____________________________ 8
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính; vì vậy chặn đứng nạn
phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.
7-Tiết kiệm điện: Một trong các giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết
kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Theo nhiều chuyên gia, nếu
mỗi gia đình chỉ cần thay một bóng chiếu sáng bằng bóng compact thì sẽ tiết kiệm
được lượng điện năng đủ dùng cho ba triệu gia đình khác.
8-Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên đẻ từ một đến hai con: Hiện nay thế giới đã có trên
6 tỷ người và theo dự báo của Liên Hiệp Quốc thì đến giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9
tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên
gấp rưỡi so với hiện nay; với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán
khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở các nước đang phát triển. Vì vậy,
áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một đến hai con sẽ mang lại nhiều
lợi ích thiết thực và được coi là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất
trong tương lai.
8-Khám phá những nguồn năng lượng mới: Việc tìm kiếm nguồn năng lượng
mới thay thế nhiên liệu hoá thạch là một thách thức lớn nhất của con người trong
thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng như hydro từ quá trình thuỷ phân nước, năng
lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học đang được
nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng.
10-Ứng dụng các kỹ thuật mới trong việc bảo vệ trái đất: Hiện nay các nhà
khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới lên trái đất, ví dụ như qúa trình
can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế ánh sáng mặt trời,… Tất cả các
giải pháp này nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp trên, các nhà
khoa học còn đang tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó
thực hiện quá trình làm lạnh khí quyển như quá trình phun nham thạch của núi
lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh nắng mặt trời,…
Theo: Tạp chí Sciencitific American, 2008
_____________________________ 9
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
2- Kinh nghiệm chống ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp và các khu
đô thị ở một số nước trên thế giới.
Theo tinh thần của Bản Tuyên ngôn Rio và chương trình nghị sự thế kỷ
XXI, tất cả các nước đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển
bền vững, không gây tổn hại cho nước khác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi
thực tế cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng đô thị và khu công
nghiệp là hết sức nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Cho đến nay,
hầu hết các chính phủ đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ
môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường ở các
vùng đô thị và khu công nghiệp. Đã có nhiều nỗ lực ở các nước nhằm giảm mức
độ ô nhiễm môi trường xuất phát từ các hoạt động công nghiệp cũng như hoạt
động sinh hoạt tại các vùng đô thị. Công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi
trường được nghiên cứu và sử dụng ngày càng nhiều. Tại các quốc gia đang phát
triển, ngoài việc áp dụng công nghệ sạch tại các khu công nghiệp để giảm thiểu ô
nhiễm, các nước này đã tập trung vào việc kiểm soát sự gia tăng dân số, cải thiện
điều kiện vệ sinh môi trường ở khu đô thị,…Cùng với sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, công tác quản lý hoạt động
bảo vệ môi trường đang chuyển dần từ quản lý truyền thống sang quản lý kiểu
mới. Nét nổi bật trong mô hình mới là cộng đồng có vai trò tích cực trong việc
cùng tham gia quản lý bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
Nhật bản
Sau những năm Thế chiến thứ hai, các nhà lãnh đạo Nhật bản đã ưu tiên
cho mục tiêu phục hồi kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và xây dựng lại các đô
thị, và rất ít chú ý đến hậu quả về ô nhiễm môi trường. Hoạt động công nghiệp
gia tăng đã làm cho ô nhiễm nguồn nước, không khí và ô nhiễm đất tăng. Các
thành phố lớn như Osaka, Tokyo và Yokohama bị ô nhiễm nặng. Trước sự phản
đối kịch liệt của công chúng về tình trạng ô nhiễm công nghiệp, đầu những năm
1950, Chính phủ Nhật bản đã ban hành các quy định đối với hoạt động của các
nhà máy tại Thủ đô Tokyo. Đồng thời, Chính phủ đã thông qua các đạo luật về
bảo vệ môi trường vào năm 1958; đó là các luật bảo vệ chất lượng nước, luật
kiểm soát chất thải nhà máy, luật điều chỉnh lượng khói và bụi thoát ra. Tuy
nhiên, phải đến năm 1967, với việc thông qua luật cơ bản về kiểm soát ô nhiễm
_____________________________ 10
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
môi trường, công tác chống ô nhiễm công nghiệp và các khu đô thị của Nhật bản
mới đi vào thực chất. Dựa trên luật cơ bản này, Chính phủ thiết lập các loại tiêu
chuẩn chất lượng môi trường cho các loại ô nhiễm: không khí, tiếng ồn, mùi, đất,
chấn động và nước. Đối với những khu vực xuống cấp, đang đứng trước những
hiểm hoạ ô nhiễm môi trường, các chương trình kiểm soát ô nhiễm được chuẩn
bị và ban hành ở cấp quận với sự hỗ trợ tài chính đặc biệt của chính quyền trung
ương. Dựa vào luật này, chính quyền địa phương được giao quyền ban hành các
tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn quốc gia. Trên thực tế
có 47 quận và thành phố đã ban hành các tiêu chuẩn như vậy. Kết quả là các tiêu
chuẩn phát thải ở địa phương chặt chẽ hơn và đang được thực hiện nghiêm khắc
hơn tiêu chuẩn quốc gia.
Những năm sau đó, các quy định về luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đã
được nâng cấp, bao gồm những điều luật về ô nhiễm không khí và tiếng ồn ô tô,
xe máy. Nhiều khu vực đã lắp đặt các thiết bị để loại bỏ khí lưu huỳnh và nitơ đối
với các động cơ nổ. Luật đền bù các tổn hại về sức khoẻ do ô nhiễm môi trường
cũng được áp dụng. Sau cơn sốt dầu vào năm 1973, Nhật bản đã sử dụng năng
lượng có hiệu quả hơn. Do đó, ngày nay Nhật bản là một trong những quốc gia
sử dụng năng lượng hiệu quả nhất trong số các nước OECD.
Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường của Nhật bản còn bắt buộc các công ty
sản xuất các sản phẩm điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hư, cũ
của mình; còn người tiêu dùng phải có trách nhiệm chi trả việc vận chuyển và tái
chế cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra. Vì thế, hầu hết các công ty sản xuất
sản phẩm điện tử như Sony, Toshiba,… của Nhật bản đều có nhà máy tái chế
riêng. Tại các thành phố lớn của Nhật bản, chính quyền mỗi quận đều đầu tư xây
dựng một nhà máy chế biến rác thải có công suất chế biến từ 500- 1000 tấn
rác/ngày. Ngoài ra, ở các thành phố này, rác thải được phân loại triệt để đến mức
nhỏ nhất. Dọc hai bên đường đều có các thùng rác có vẽ hình các loại rác được
phép bỏ vào đó. Mỗi thùng rác có màu sắc, ký hiệu riêng để người đi đường dễ
phân biệt khi bỏ rác vào thùng. Do Chính phủ Nhật bản chính thức khuyến khích
tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, nên dù mỗi năm thải ra khoảng 50-
60 triệu tấn rác, nhưng từ năm 1991 chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa tới bãi
chôn lấp, còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế
_____________________________ 11
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Nhật bản đã dành những nguồn lực rất lớn cho việc chống ô nhiễm môi
trường do hoạt động sản xuất công nghiệp và ở khu đô thị. Tổng chi tiêu của
Chính phủ cho việc xây dựng, hoạt động, bảo dưỡng cống rãnh, xử lý chất thải
rắn, đất, chống ô nhiễm tiếng ồn…chiếm khoảng 2% GDP. Nhờ các biện pháp
kiểm soát ô nhiễm môi trường mạnh mẽ, mức độ ô nhiễm môi trường nhanh
chóng giảm đi từ giữa thập niên 70. Hiện nay, Nhật Bản đã áp dụng nhiều giải
pháp công nghệ, thiết bị xử lý rác thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt,... trong đó tập
trung vào các loại công nghệ xử lý chất thải thực phẩm, rác tươi tại gia đình làm
phân hữu cơ. Các loại thiết bị xử lý rác thải sinh hoạt gia đình đã được áp dụng
thành công, rộng rãi ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật bản vẫn còn một số vấn đề
chưa giải quyết được, đặc biệt là việc quản lý hoá chất độc hại và chất thải nguy
hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng.
Trung Quốc
Là một nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng đầu thế giới và với số
dân đông nhất thế giới, Trung quốc chắc chắn phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nặng nề ở các khu công nghiệp và đô thị. Song song với việc ban hành các
luật về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, Trung quốc đã thực hiện một đề án
thiết lập hệ thống thông tin công nghiệp ở các thành phố và cung cấp thông tin
môi trường cho cộng đồng. Có hai hoạt động chính thường xuyên được thực
hiện; đó là việc tăng cường và thúc đẩy các công cụ quản lý thông tin môi trường
cho các cơ quan quản lý thông qua việc xây dựng và phát triển các chương trình
xoá ô nhiễm ở các thành phố, và hỗ trợ các cơ quan quản lý xây dựng các chiến
lược kiểm soát môi trường dựa trên phương pháp tính: chi phí-lợi ích.
Để triển khai thực hiện, cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia Trung quốc
đã phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các chính
quyền địa phương. Đối tượng nghiên cứu là ô nhiễm môi trường không khí, ô
nhiễm nước bởi các hoạt động công nghiệp ở các thành phố. Do vậy, hệ thống
thông tin kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đã được thiết kế gồm 3 thành phần cơ
bản: Thông tin phục vụ quản lý cơ sở; thông tin phục vụ phân tích các kịch bản ô
nhiễm không khí ở cơ sở; và thông tin phục vụ mô hình hoá ô nhiễm nước ở cơ
sở. Khi phân loại mức độ ô nhiễm ở các cơ sở sản xuất, Trung quốc đưa ra 5
màu: xanh lá cây, xanh da trời, vàng, đỏ và đen. Một cơ sở được xếp loại màu
_____________________________ 12
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
xanh lá cây nghĩa là cơ sở đó dẫn đầu về môi trường. Nếu kết quả màu xanh da
trời, thì môi trường ở cơ sở đó chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường. Kết quả là
màu vàng, cơ sở đó chấp hành các quy định hiện hành. Kết quả màu đỏ, nghĩa là
cảnh cáo về mức độ ô nhiễm. Kết quả màu đen, có nghĩa là phải xử lý ô nhiễm
môi trường ngay lập tức. Những biện pháp này đã tỏ ra có tác dụng trong việc
giảm thiểu ô nhiễm tại các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng hệ thống phí và thuế ô nhiễm
từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và chủ yếu
đánh vào ô nhiễm nước thải, khí thải và phế thải. Phí ô nhiễm không khí đánh
vào chất SO2 được áp dụng thí điểm đối với một vài tỉnh vào năm 1993. Theo
OECD, khoảng 80% các khoản tiền thu được từ phí ô nhiễm phần lớn được đầu
tư ngược trở lại cho giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm (thông qua hỗ trợ vốn cho
vay ưu đãi cho các dự án bảo vệ môi trường), còn lại được dùng để chi hành
chính và kiểm soát, giám sát tình hình ô nhiễm. Tuy nhiên, phần thu này chỉ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ (từ 6-8%) trong tổng chi của Trung Quốc cho công tác phòng,
chống ô nhiễm. Ở Trung Quốc, hệ thống công cụ kinh tế để phòng chống ô
nhiễm được thể chế hóa trong các văn bản luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật
phòng, chống ô nhiễm nước, Luật phòng, chống ô nhiễm chất thải rắn, Luật
phòng, chống ô nhiễm không khí, Luật bảo vệ môi trường thủy,... Khó khăn cuả
Trung Quốc hiện nay là việc thực thi pháp luật và các quy định thuế hoặc phí ô
nhiễm còn rất yếu và mức thuế áp dụng đang còn thấp. Hệ thống giám sát, kiểm
soát và quan trắc môi trường chưa được hoàn thiện là một yếu tố quan trọng làm
cho các công cụ chính sách trở nên kém hiệu lực. Gần đây (2007), Trung Quốc
đã ban hành Nghị định về công bố thông tin môi trường. Nghị định này quy định
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan phải công bố kịp thời cho
công chúng thông tin về môi trường. Ngoài ra văn bản này khuyến khích doanh
nghiệp công bố tình hình thực thi quy định về môi trường của mình và yêu cầu
các doanh nghiệp thuộc danh sách vi phạm tiêu chuẩn môi trường phải công bố
thông tin môi trường liên quan. Đây được coi là một bước tiến quan trọng, tạo cơ
sở pháp lý để Trung Quốc huy động sự tham gia của cộng đồng vào quá trình
kiểm soát ô nhiễm đang ngày càng trầm trọng ở nước này.
_____________________________ 13
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Về chống ô nhiễm môi trường trong các khu đô thị, từ những năm 90 của
thế kỷ 20, Trung quốc đã chi đầu tư bình quân hàng năm tương đương 1-1,3%
GDP để bảo vệ môi trường, trong đó ưu tiên cho việc thu gom và xử lý rác thải
đô thị. Riêng thủ đô Bắc kinh và Thượng Hải dành mức tương đương 3-4% DGP
để xử lý vấn đề ô nhiễm trong thành phố. Ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các
thành phố lớn, đang là một vấn đề hết sức nan giải ở Trung Quốc dẫn tới sự gia
tăng các căn bệnh về phổi, kể cả ung thư phổi, các bệnh liên quan đến đường hô
hấp. Giải quyết vấn đề này, các biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện để giảm ô
nhiễm không khí là dời các xí nghiệp ra khỏi trung tâm thành phố, thay thế các
bếp lò đốt than bằng bếp ga, tăng đầu tư vào các phương tiện giao thông công
cộng và hạn chế việc sử dụng xe hơi cá nhân.
Hàn Quốc
Trong những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng đã
kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao và là nguyên nhân của một loạt
vấn đề môi trường. Tất cả người dân Hàn Quốc đã ý thức được rằng chính hoạt
động công nghiệp là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ở
thủ đô Seoul. Việc tăng mức phát thải từ các hoạt động công nghiệp và từ các
phương tiện giao thông ở khu đô thị đã làm cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trở
nên khó giải quyết. Hiện nay các khu đô thị của Hàn Quốc đã bị ô nhiễm nặng với
tổng lượng chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông gây ra ước tính xấp xỉ 1,6
triệu tấn/năm. Các phương tiện giao thông như xe buýt, xe tải chạy bằng dầu
diezel chiếm chưa đầy 10% tổng số phương tiện giao thông nhưng lại tạo ra hơn
40% tổng lượng phát thải. Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc sử dụng một khoản tài
chính lớn để khuyến khích 20.000 xe buýt chạy dầu diesel thay thế xe buýt bằng
khí gas nén tự nhiên. Trong tương lai không xa, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thắt chặt
tiêu chuẩn phát thải không chỉ ở các khu vực đô thị mà còn áp dụng ở khu vực
nông thôn, vùng ngoại ô. Mục tiêu của nước này nhằm đạt được chuẩn phát thải
do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đề ra. Bên cạnh đó, Chính phủ
Hàn Quốc còn có chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng các phương
tiện giao thông chạy bằng điện, thu nhặt lốp xe hỏng trên các đường cao tốc, tăng
phí đỗ xe tại các bãi đỗ trong thành phố.
_____________________________ 14
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Hợp tác khu vực trong việc chống ô nhiễm môi trường đô thị và khu công
nghiệp là một biện pháp được Hàn Quốc hết sức chú ý. Bộ trưởng môi trường
Hàn Quốc ông Kim Myong Cha cho rằng, hợp tác với các nước láng giềng là chìa
khóa để thúc đẩy hoạt động gìn giữ môi trường trong “kỷ nguyên môi trường”.
Ngay từ năm 2000, Bộ trưởng môi trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc, và
Hàn Quốc đã tiến hành nhiều nghiên cứu chung về vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí, mưa axit. Ngay sau đó, họ đã cùng nhau thành lập trung tâm đo đạc và
thu thập các số liệu môi trường khu vực. Ngoài ra, để đối phó với tình trạng ô
nhiễm gia tăng từ quá trình phát triển kinh tế -xã hội, Hàn Quốc đã xây dựng
chính sách môi trường quốc gia trong thế kỷ 21. Trong khuôn khổ của chính sách
này, Hàn Quốc nhấn mạnh vào việc khuyến khích phát triển “mảng xanh”, như là
tăng sử dụng năng lượng quang điện hoặc nhiên liệu hữu cơ. Người ta hy vọng
rằng với những giải pháp như vậy, Hàn Quốc sẽ tìm được lời giải cho ô nhiễm
môi trường ở khu đô thị và công nghiệp ở nước này. Tuy nhiên, người Hàn Quốc
vẫn phải chờ đợi vì việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội, từ
nhà hoạch định chính sách đến người sản xuất, người tiêu dùng cũng như sự hợp
tác khu vực và quốc tế.
Một số nước OECD
Các nước phát triển thuộc OECD từ nhiều thập kỷ nay đã xây dựng và thực
thi một hệ thống đồng bộ các luật lệ và quy định khác nhau nhằm kiểm soát ô
nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra. Ví dụ, trong gần 40 năm
qua, nước Anh đã ban hành tới 24 bộ luật liên quan đến bảo vệ môi trường như
Luật giảm thiểu khói bụi, Luật phòng ngừa ô nhiễm sông, Luật không khí sạch,
Luật về nước thải, Luật về kiểm soát ô nhiễm,... Ở một số nước như Mỹ, Canada,
Oxtrâylia, cùng với các luật chung, còn có những luật quy định về bảo vệ môi
trường đối với từng ngành kinh tế cụ thể như luật kiểm soát ô nhiễm trong ngành
hóa chất, ngành dệt, nhuộm...Đặc biệt, Mỹ còn áp dụng một số quy định khá khắt
khe về công nghệ và kỹ thuật, buộc các doanh nghiệp phải áp dụng để hạn chế ô
nhiễm. Ví dụ, các doanh nghiệp của Mỹ phải đảm bảo áp dụng thường xuyên hệ
thống giảm thiểu ô nhiễm, phải đạt mức thải ô nhiễm thấp nhất có thể, phải áp
dụng công nghệ tốt nhất hiện có, phải ứng dụng công nghệ hiện đại để có thể
_____________________________ 15
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
kiểm soát ô nhiễm và phải thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm theo quy định
của nhà quản lý.
Cùng với các biện pháp do chính phủ thực hiên đối với doanh nghiệp, bản
thân nhiều doanh nghiệp tại các nước OECD cũng đã chủ động xây dựng và công
bố công khai cho cộng đồng biết các báo cáo của mình về thực trạng thi hành
chính sách môi trường của doanh nghiệp. Đặc biệt các công ty xuyên quốc gia
của các nước này đã đầu tư đáng kể vào hoạt động bảo vệ môi trường và có
những chính sách bảo vệ môi trường đồng bộ với việc chủ động công bố những
báo cáo công khai về tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả
thu được.
Hộp 3: Xử lý rác thải đô thị ở Đức và Bỉ
Ở Đức, tất cả các khu đô thị đều khuyến khích đầu tư hình thành các cơ quan, công ty
khuyến cáo, tuyên truyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống nói chung, đặc biệt
là về thu gom, phân loại và xử lý rác thải đô thị nói riêng. Ví dụ, tại cơ quan tư vấn
khuyến cáo cho “nền kinh tế rác thải” bang Tiroler có 5 cán bộ khuyến cáo, tuyên
truyền. Họ soạn ra những tài liệu để tuyên truyền tới cộng đồng. Đặc biệt, họ đã sáng
tạo ra những thùng tách rác với những màu sắc, ký hiệu rõ rệt, đẹp, hấp dẫn, dễ phân
biệt. Các loại rác phế thải được tách ra theo các sơ đồ, hình ảnh dây chuyền dễ hiểu, dễ
làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thủy tinh, kim loại, chất dẻo nhân tạo, và đặc biệt là
chất thải hữu cơ. Hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo còn được thể hiện bằng các áp
phích tuyên truyền phong phú, hấp dẫn. Những công việc này đã góp phần khuyến
khích người dân tự giác trong việc phân loại rác thải đô thị, giúp cho công việc thu gom
và xử lý rác thải đơn giản và nhanh chóng hơn, cũng như giảm được chi phí trên mỗi
tấn rác được thu gom và xử lý.
Ở Bỉ, công tác thu gom và xử lý rác thải đô thị được các công ty tư nhân đảm trách.
Chính phủ chỉ kiểm tra và giám sát.Sita Belgium là công ty quản lý và xử lý rác thải lớn
nhất của Bỉ, thuộc Tập đoàn quốc tế về năng lượng, môi trường và nước. Phạm vi hoạt
động của công ty này rất rộng: thu và chọn lọc rác, tái sinh, xử lý rác hữu cơ, thu năng
lượng từ rác xử lý, làm sạch môi trường đất, lọc nước, xử lý chất amiăng, nghĩa là làm
trọn các khâu trong công nghiệp xử lý rác thải. Các nhà máy của Sita có mặt khắp các
tỉnh, thành của Bỉ, mỗi năm xử lý tới gần 2 triệu tấn rác. Ở đây, để tiết kiệm chi phí đầu
tư mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong thu gom và xử lý rác, các gia đình ở Bỉ được
khuyến khích phân loại rác tại nhà trước khi công ty thu gom và vận chuyển đến nơi xử
_____________________________ 16
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
lý. Rác thải được chọn lọc ngay từ đầu như vậy giúp cho các nhà máy xử lý rác làm
việc có hiệu quả hơn, tiết kiệm được năng lượng và tận dụng được nguyên liệu tái sinh.
Chương trình bảo vệ môi trường của Bỉ coi vấn đề quản lý và xử lý rác thải là một tiêu
chí tiến tới phát triển bền vững. Có thể nói, Bỉ là một trong những nước đi đầu trong
việc bảo vệ môi trường ở châu Âu. Việc xử lý rác một cách triệt để ở Bỉ không chỉ
nhằm hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm, mà còn là một cách thức hiệu quả để tiết
kiệm các nguồn tài nguyên, gắn phát triển kinh tế với cải thiện môi trường sống.
Nguồn: Nguyễn Minh Phong, Lê Huỳnh Mai (2008), Kinh nghiệm quốc tế trong công
tác thu gom, xử lý rác thải đô thị, Tạp chí Quản lý kinh tế, 1+2
B-CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
I-THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Có thế thấy rằng, trong hơn một thập kỷ qua, các thành phố và khu công
nghiệp phát triển tương đối nhanh và là những khu vực đi đầu trong qúa trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu như năm 1990 cả nước mới chỉ có 500 đô thị lớn
nhỏ, thì đến năm 2008 đã có gần 700 đô thị, cùng với mức độ sầm uất, dân số và
tốc độ phát triển kinh tế gia tăng rõ rệt. Về công nghiệp, đã có những bước nhảy
vọt; đặc biệt là các ngành khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông lâm thuỷ sản, dệt may, hoá chất, da giầy, cơ khí và điện. Đến nay, Việt
Nam đã có khoảng gần 100 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng ven biển miền Trung. Quá trình công nghiệp
hoá này, một mặt đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mặt khác đã và
đang gây nhức nhối cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đô thị hoá làm cho
dòng người di cư từ vùng nông thôn vào thành phố tăng và bùng nổ các phương
tiện giao thông đã dẫn đến những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Quá
trình công nghiệp hoá hình thành nhiều khu công nghiệp đang gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, trong đó tỷ lệ các chất độc hại đang tăng.
_____________________________ 17
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
1- Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp
Thực tế cho thấy, cùng với quá trình phát triển, các hoạt động công nghiệp
đã có tác động mạnh tới môi trường tự nhiên. Nếu như trước đây, các tác động do
hoạt động công nghiệp của con người tạo ra là rất nhỏ bé, vì khả năng tự phục hồi
và duy trì trạng thái cân bằng của môi trường tự nhiên còn khá lớn, thì ngày nay,
khi công nghiệp phát triển nhanh về quy mô, phạm vi, tốc độ và cơ cấu, các tác
động này đã làm cho môi trường tự nhiên không còn chỉ đơn thuần vận động theo
quy luật tự nhiên được nữa.
Theo đà phát triển kinh tế, những khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng
mọc lên nhiều ở Việt Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía nam với hàng chục
ngàn nhà máy nằm trong các khu công nghiệp đang hoạt động sản xuất. Hiện
nay, ở các khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước rác thải
đã đến mức độ hết sức nghiêm trọng. Trong ba loại ô nhiễm môi trường: đất,
nước, không khí, thì tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn và khu công
nghiệp được đánh giá là nghiêm trọng nhất do mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần
tiêu chuẩn cho phép. Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát
sinh hằng năm tại 3 vùng kinh tế trọng điểm khá lớn (khoảng 113.118 tấn), đặc
biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2007, Cục bảo vệ môi trường đã
kiểm tra tổng cộng 384 cơ sở, 47 KCN và 7 làng nghề trên địa bàn 41 tỉnh/thành
phố trên phạm vi toàn quốc bao gồm Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, TP
HCM, Bà Rịa Vũng tàu, Cà Mau, Sóc Trăng... Qua kiểm tra, đã phát hiện 69 cơ
sở gây ô nhiễm môi trường và 47 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hầu hết các cơ sở có phát sinh khí thải mà không có hệ thống xử lý khí này; nếu
có thì lại không đạt tiêu chuẩn. Theo dự báo, tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả các khu công nghiệp đều
sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới
khoảng 3500 tấn/ngày tức lớn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700
tấn chất thải độc hại...
_____________________________ 18
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Hộp 3: Sự xâm hại môi trường của Hyundai Vinashin
Đã nhiều lần nhà máy Hyundai Vinashin cố tình vi phạm pháp luật, để chất thải
độc hại xâm phạm môi trường. Hành động của Huyndai Vinashin đã cho thấy thái
độ xem thường sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm do Hyundai Vinashin gây ra từ vụ
xỉ đồng chưa giải quyết rốt ráo thì họ lại gây ra vụ ô nhiễm khác, cho thấy họ đang
cố tình lấn lướt trước sự nhân nhượng của cơ quan pháp luật Khánh Hòa. Trong
sáu tháng đầu năm 2008, công ty đã thải ra 705,9 tấn rác thải nguy hại, trong đó có
196,6 tấn dầu thải và 509,2 tấn giẻ lau dầu thải. Số này không tính gần 200 tấn
chất thải từ ụ sửa chữa tàu biển có xuất xứ từ Ukraine đang được sửa chữa tại nhà
máy này. Trong đó có 60 tấn chất thải nguy hại Hyundai Vinashin đã cho vận
chuyển để chôn trộm ở ngay sát đình làng và trường mẫu giáo của thôn Phú Thọ 3,
xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa mà cảnh sát môi trường Công an tỉnh Khánh Hòa
phát hiện, ngăn chặn được
Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay
Với mức độ ô nhiễm như vậy, môi trường sinh thái ở một số vùng đã bị ảnh
hưởng, và người dân nhiều nơi đã phải sống với khói bụi, hoặc uống nước từ
nguồn nhiễm bẩn, nhiễm độc vì chất thải công nghiệp xả thẳng ra sông ngòi, ao
rạch. Sự ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Các bệnh tật nảy sinh từ việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm
hiện nay vẫn là nguồn chính gây bệnh và tử vong cao ở trẻ em Việt Nam. Do ô
nhiễm bụi trong môi trường lao động ở các khu công nghiệp cao, nên tỷ lệ công
nhân bị mắc bệnh phổi silic ở một số ngành, nghề khá cao. Theo kết quả điều tra
tại 275 doanh nghiệp thuộc các ngành hoá chất, cơ khí, luyện kim và vật liệu xây
dựng, có 23% số cơ sở này có nồng độ các chất khí độc hại vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 cho đến 50 lần, gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp, về mắt và hệ
thần kinh.
Theo ước tính, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nếu không có các
giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp, thì cứ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng
gấp đôi là mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng từ ba đến bốn lần. Tỷ lệ này đặt ra
một thách thức lớn cho quá trình phát triển của Việt Nam. Theo một kết quả
nghiên cứu mới công bố (2008) của Ngân hàng Thế giới trên 10 tỉnh, thành của
_____________________________ 19
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu
Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước và không khí, TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội là những địa bàn bị ô nhiễm nặng nhất. Tiếp đó là các địa phương Hải
phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa- Vũng
Tầu và Cần Thơ. Theo nghiên cứu này, các ngành gây ô nhiễm môi sinh cao nhất ở
Việt Nam là ngành công nghiệp hoá chất, chế biến và chế tạo, từ sản xuất thực
phẩm như nước giải khát đến khai khoáng, kim loại, giấy và gỗ, hoặc sản xuất
hàng tiêu dùng như dệt may. Tương tự như nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới,
đầu năm 2008, Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. Hội nghị quốc tế về
môi trường diễn ra tại Thuỵ Sĩ năm 2006 đã xếp Việt Nam vào nước có môi sinh
kém nhất trong 8 nước Đông Nam Á. Như vậy, ô nhiễm là một thách thức lớn của
Việt Nam, và là một cái giá phải trả của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá;
cái giá này đặc biệt đắt nếu trong qúa trình phát triển chúng ta bỏ qua hoặc không
chú ý đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường. Nếu không có hệ sinh thái hỗ trợ,
bản thân nền kinh tế dù giàu có đến đâu cũng sụp đổ, và chi phí cho môi trường có
thể tiêu tán hết các thành quả của tăng trưởng.
Trước một thực tế như vậy, từ nhiều năm nay, các nhà kinh tế, nhà khoa học
thế giới đã không ngừng cảnh báo Việt Nam rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi
với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Song song với việc công bố kết quả
nghiên cứu về môi trường ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới có một số khuyến nghị
nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp. Đại diện
tổ chức này, ông Magda cho rằng, việc can thiệp quản lý ô nhiễm trong khu vực
công nghiệp Việt Nam cần được chú trọng; vai trò của các cơ quan chức năng liên
quan đến vấn đề quản lý ô nhiễm cần được làm rõ; việc giám sát và chế tài về ô
nhiễm công nghiệp cần được củng cố. Có thể thấy rằng, trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, dường như càng phát triển kinh tế- xã hội, thì vấn đề môi
trường càng trở nên bức xúc, gay gắt hơn. Như vậy, một đòi hỏi tất yếu cho Việt
Nam là phải giải quyết hài hòa vấn đề bảo vệ môi trường với yêu cầu tăng trưởng
trong thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
_____________________________ 20
CIEM- Trung tâm Thông tin – Tư liệu