Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở hà nội

  • 302 trang
  • file .doc
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ HƯƠNG
CHỢ TRUYỀN THỐNG
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ HƯƠNG
CHỢ TRUYỀN THỐNG
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Phí Vĩnh Tường
2. TS. Lê Anh Vũ
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Hoàng Thị Hương
i
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phí Vĩnh
Tường và TS. Lê Anh Vũ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận
tình, chu đáo của các giáo viên hướng dẫn.
Trong thời gian làm nghiên cứu sinh, tôi nhận được nhiều sự quan tâm và
động viên của Cơ quan tôi đang công tác, cùng với ý kiến góp ý quý báu của các
chuyên gia kinh tế từ các Bộ Thương, sở Công Thương, Tổng cục thống kê, viện
nghiên cứu trong nước như Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế
Việt Nam. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Cơ sở đào tạo - Khoa kinh tế học
Viện Khoa Học Xã Hội - Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam đã cho nhiều
ý kiến quý báu về chuyên môn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tác giả luận án
Hoàng Thị Hương
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài..........................................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu về chợ truyền thống trong nước.................................................16
1.3. Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu........................................22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHỢ
TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 25
2.1. Các khái niệm về chợ và phát triển chợ truyền thống...................................................25
2.2. Đặc điểm hoạt động của chợ truyền thống.........................................................................29
2.3. Vai trò của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa..............................................36
2.4. Phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa.................................................43
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chợ truyền thống trong quá trình
đô thị hóa.........................................................................................................................................48
2.6. Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển chợ truyền thống trong quá
trình đô thị hóa và bài học rút ra có thể áp dụng cho Hà Nội..................................57
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI 69
3.1. Thực trạng chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội..........................69
3.2. Các chính sách quy hoạch quản lý và phát triển chợ truyền thống trong
quá trình đô thị hóa ở Hà Nội.................................................................................................88
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển chợ truyền thống trong quá
trình đô thị hóa ở Hà Nội.........................................................................................................96
3.4. Đánh giá những kết quả thành công, hạn chế và nguyên nhân biến đổi
chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội.............................................120
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHỢ
TRONG THỜI GIAN TỚI......................................................................................127
4.1. Bối cảnh...........................................................................................................................................127
iii
4.2. Quan điểm.......................................................................................................................................131
4.3. Giải pháp..........................................................................................................................................133
KẾT LUẬN............................................................................................................................................152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................155
PHỤ LỤC................................................................................................................................................174
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
BQL Ban Quản lý
Chợ TT Chợ truyền thống
HTPP Hệ thống phân phối
HTX Hợp tác xã
QL Quản lý
ST Siêu thị
TTTM Trung tâm thương mại
UBND Ủy ban nhân dân
WTO World Trade Organization Cổ Phần
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh chợ truyền thống và chợ hiện đại..............................................................42
Bảng 3.1: Phát triển hệ thống bán lẻ của Hà Nội từ 2000 đến 2016................................70
Bảng 3.2: Tình hình quy mô chợ ở Hà Nội năm 2000-2017...............................................71
Bảng 3.3: Đầu tư cải tạo nâng cấp chợ năm 2010-2016........................................................73
Hộp 1: Phỏng vấn tiểu hương chợ Đồng Xuân..........................................................................80
Hộp 2: phỏng vấn khách hàng...........................................................................................................81
Bảng 3.4: Thống kê mẫu lựa chọn chợ - siêu thị theo thu nhập.........................................82
Bảng 3.5: Sự gia tăng hoạt động của chợ truyền thống.........................................................83
Bảng 3.6: Thực trạng các chợ chuyển thành mô hình chợ - trung tâm thương mại..94
Hộp 3: Phỏng vấn sâu tiểu thương..................................................................................................95
Hộp 4: Phỏng vấn sâu ý kiến khách hàng....................................................................................95
Bảng 3.7: Kết quả giải thích nhân tố EFA...................................................................................98
Bảng 3.8: Tổng kết mô hình hồi quy..............................................................................................99
Bảng 3.9: Các hệ số hồi quy............................................................................................................100
Bảng 3.10: Số tiền thường dành cho mỗi lần đi chợ với số lần đi chợ/tuần..............109
ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ truyền thống..............................76
Biểu đồ 3.2. Thu nhập trung bình của tiểu thương ở các chợ.............................................85
Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ tuổi - giới tính và thu nhập của tiểu thương..........................86
Biểu đồ 3.4. Thực trạng thu nhập của tiểu thương...................................................................87
Biểu đồ 3.5. Lý do tiểu thương muốn kinh doanh ở chợ.......................................................87
Biểu đồ 3.6. Lý do kinh doanh ở chợ của tiểu thương...........................................................88
Biểu đồ 3.7. Lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ và siêu thị..............................103
Biểu đồ 3.8. Đi chợ là do thói quen..............................................................................................103
Biểu đồ 3.9. khoảng cách đi từ nhà đến chợ.............................................................................104
Biểu đồ 3.10. Thời gian đi từ nhà đến chợ................................................................................105
Biểu đồ 3.11. Thống kê mẫu theo thu nhập với số lần đi chợ..........................................106
Biểu đồ 3.12. Mức độ tin tưởng hàng hóa dịch vụ ở chợ...................................................108
Biểu đồ 3.13. Lý do họ đi chợ là do giá cả phù hợp.............................................................110
Biểu đồ 3.14. Lý do khiến người tiêu dùng mua hàng hóa tại chợ truyền
thống (cung).............................................................................................................113
Biểu đồ 3.15. Lý do người tiêu dùng lựa chọn chợ (cầu)...................................................113
Biểu đồ 3.16. Ý kiến khách hàng cho sự phát triển của chợ.............................................115
Biểu đồ 3.17. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo tuổi............................................................117
Biểu đồ 3.18. Lựa chọn chợ - siêu thị theo theo thu nhập..................................................117
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu..........................................................................................................97
Hình 3.2: Kết quả Mô hình nghiên cứu......................................................................................101
iv
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1A: Phiếu khảo sát người tiêu dùng............................................................................175
Phụ lục 1B: Phiếu khảo sát tiểu thương......................................................................................182
Phụ lục 2: Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chợ truyền thống một số nước
trên thế giới 187
Phụ lục 3: Thực trạng và các bất cập trong các công trình kết hợp chợ -
Trung tâm thương mại tại Hà Nội 200
Phụ lục 4: Danh sách các chợ truyền thống ở Hà Nội..........................................................205
Phụ lục 5: Các chính sách và văn bản pháp lý của nhà nước và thành phố Hà Nội
.......................................................................................................................................................................237
Phụ lục 6: Bổ sung kết quả nghiên cứu định tính, định lượng.........................................244
Phụ lục 7: Một số hình ảnh về chợ truyền thống....................................................................286
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong những năm vừa qua hệ thống chợ, trung tâm thương mại (TTTM) và
siêu thị phát triển tương đối nhanh đã góp phần đẩy mạnh trao đổi giao lưu hàng
hoá phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các
thành phố có tốc độ ĐTH nhanh với tốc độ tăng dân số cao như Hà Nội đã gia tăng
nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hoá rất lớn và đa dạng. Bên cạnh các trung tâm
thương mại siêu thị, cửa hàng cửa hiệu có tính hiện đại thì chợ truyền thống với
những đặc điểm và vai trò của nó đã góp phần đáp ứng nhu cầu trao đổi mua sắm
hàng hoá trong quá trình ĐTH ở Việt Nam.
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá tất yếu tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển của chợ truyền thống. Với tư cách là một trong các nguồn lực phát triển kinh tế
đất nước, chợ truyền thống cũng có những thay đổi sâu sắc về loại hình, cấp độ, quy
mô, sự phong phú... là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất và tiêu
dùng phát triển. Hơn nữa, mạng lưới chợ trong thời gian qua phát triển khá nhanh
góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng trong hệ thống phân phối (HTPP) hàng hoá nhằm thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại Việt Nam, theo kết quả thống kê của Bộ Công Thương năm 2016, cả
nước có 8.568 chợ truyền thống, tăng 40.3% so với năm 2000 (6.104 chợ). Điều đó
cho thấy, các chợ truyền thống vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người dân. Theo nghiên cứu của công ty AC Neilsen vào đầu năm 2011,
gần 80% số người được phỏng vấn trả lời cho rằng họ thường xuyên mua hàng tại
các kênh truyền thống như: chợ truyền thống, chợ trời, chợ lề đường. Sự phát triển
của chợ truyền thống cũng sẽ là một xu hướng tất yếu trong quá trình đô thị hoá ở
Việt Nam. Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường, mạng lưới chợ, siêu thị phát triển khá nhanh chóng đã góp phần mở
rộng giao lưu hàng hoá phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
của nhân dân cả nước nói chung, Thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, thực
trạng phát triển mạng lưới đó trên địa bàn thành phố hiện nay cũng đang đặt ra
1
những vấn đề cần phải giải quyết, điều chỉnh cả về phương diện kinh tế và xã hội để
phù hợp với xu hướng phát triển và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chợ
có thể coi là một mặt gương phản chiếu xã hội xung quanh nó. Trong quá trình phát
triển, khi trình độ và cấu trúc kinh tế, xã hội thay đổi thì chợ cũng biến đổi, cả về
hình thức lẫn nội dung. Ngược lại, từ các phân tích về chợ, ta cũng có thể hình dung
ra tiến trình phát triển kinh tế và xã hội.
Đặc biệt Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh,
cùng với tốc độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư qua mạng lưới chợ hiện nay đang có xu
hướng tăng lên ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn. Trong quá trình đô thị hoá, hệ
thống chợ truyền thống ở Hà Nội phải đối diện với nhiều khó khăn thách thức, khó
có thể tồn tại và phát triển trước sự xuất hiện của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu
thị, cửa hàng tiện lợi… đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về quản lý, giá cả, phong
cách phục vụ, chất lượng sản phẩm… Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn, phân tích, đánh giá một cách khoa học về thực trạng chợ truyền thống trong
quá trình đô thị hoá ở Hà Nộivà đề xuất giải pháp là hết sức cần thiết.
Từ những nhận định trên, nghiên cứu sinh thấy rằng, trong các đô thị hiện
đại vẫn hiện diện sự tồn tại của chợ truyền thống. Do vậy, cần phải nghiên cứu,
đánh giá thực trạng hệ thống chợ truyền thống để rút ra những bài học kinh nghiệm
và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giữ vững và phát triển “Chợ truyền thống
trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội ” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô mà vẫn giữ được nét văn
hoá ngàn năm văn hiến của Thăng Long Hà Nội. Từ đó, có những kiến nghị nâng
cao năng lực cạnh tranh của chợ truyền thống - kênh phân phối vốn được xem là
biểu hiện văn hoá của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến chợ truyền
thống trong quá trình đô thị hoá, đánh giá thực trạng, xác định các vấn đề phát triển
và đề xuất các khuyến nghị chính sách để phát triển chợ truyền thống.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển chợ truyền thống trong
quá trình đô thị hoá.
- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng phát triển chợ truyền thống trong quá trình
đô thị hoá ở Hà Nội hiện nay, và làm rõ các vấn đề phát triển của chợ truyền thống
- Thứ ba: Làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển chợ truyền thống
trong quá trình đô thị hoá.
- Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu cho
việc phát triển chợ trong hệ thống bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng của các chợ truyền thống trong quá
trình đô thị hoá, trực tiếp là các chợ truyền thống ở Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chợ truyền thống
trong giai đoạn 2000-2017 và luận giải các giải pháp phát triển chợ đến năm 2035.
Phạm vi không gian:
Luận án giới hạn thực hiện nghiên cứu sự phát triển của các chợ truyền thống
trên địa bàn Hà Nội vì Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị của
cả nước; Đồng thời là nơi có tốc độ đô thị hoá cao cũng là nơi một số chợ truyền
thống đã bị thay thế trong quá trình đô thị hoá.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn
đề đặt ra trong quá trình phát triển chợ truyền thống. Đồng thời cũng tập trung
nghiên cứu các giải pháp phù hợp để phát triển chợ truyền thống, khai thác các giá
trị của chợ truyền thống (kinh tế, văn hoá, xã hội) hướng đến phát triển bền vững
Thủ đô Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Giả thuyết nghiên cứu
Trong những năm qua, hệ thống các chợ truyền thống đã góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong bối cảnh
3
ngày càng xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh hiện đại đã làm cho chợ truyền
thống có nguy cơ mai một dần, đóng góp của chợ truyền thống vào sự phát triển
chung của Hà Nội ngày càng giảm sút, từ đó cần phải có những giải pháp để bảo tồn
và phát triển chợ truyền thống phù hợp với điều kiện mới.
Trong rất nhiều các yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ truyền
thống thì các nhân tố: Người tiêu dùng (người mua), tiểu thương (người bán), địa
điểm (vị trí địa lý) là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển của
chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá.
4.2. Khung phân tích
Cầu: Người
Cung:Người Thị trường:Địa điểm(
mua (người
bán (tiểu vị trí địa lý)
tiêu dùng)
thương) Sự cạnh tranh của hệ
Thị hiếu
- Sự tiện lợi thống bán lẻ khác
- Niềm tin Văn hóa
- Giá cả Thói quen
- Đa dạng
Sự phát triển
của chợ truyền
thống
Đô thị hóa
Sự phát triển của hệ
Phát triển du lịch chợ và
du lịch văn hóa
thống chợ hiện đại
4
4.3. Nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
liên quan đến hoạt động của chợ truyền thống và hệ thống bán lẻ. Nguồn dữ liệu thứ
cấp được thu thập từ các giáo trình, các báo cáo, đề án, các kết quả nghiên cứu trong
và ngoài nước được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành; Niên giám thống
kê hàng năm của Tổng cục Thống kê; Các báo cáo điều tra thị trường bán lẻ, các
doanh nghiệp bán lẻ của Sở Công thương, Bộ Công Thương.
Luận án sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp liên quan đến lĩnh vực bán lẻ thông
qua việc tự nghiên cứu và tiến hành điều tra thực tế nhiều nhóm khách hàng tham
gia vào hoạt động mua bán ở chợ truyền thống kết hợp với việc điều tra khảo sát
tiểu thương và các hoạt động ở chợ truyền thống, đồng thời sử dụng phương pháp
phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ nhất là phương pháp nghiên cứu
định tính phỏng vấn sâu các tiểu thương ở chợ truyền thống lâu năm của Hà Nội. Thứ
hai là phương pháp định lượng phỏng vấn người tiêu dùng ở các chợ truyền thống ở Hà
Nội để xác định, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lường các khái niệm
nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá lại thang đo, phân tích nhân tố,
phân tích tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng các
phương pháp hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.
Đối với việc điều tra, khảo sát tiểu thương, khảo sát ý kiến ngẫu nhiên với
105 tiểu thương trên 16 chợ truyền thống lâu năm, là những người đã và đang kinh
doanh ở các chợ truyền thống trong các vùng đô thị của Hà Nội [Phụ lục 1b];
Xử lý số liệu: Đối với việc điều tra khảo sát ý kiến tiểu thương, luận án sử
dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, nên chỉ thực hiện việc xử lý bằng
chương trình chạy dữ liệu trên phần mềm xử lý số liệu Microsoft Office Excel,
thông qua đó tổng hợp, phân loại số lượng ý kiến quan điểm của các tiểu thương về
thực trạng kinh doanh buôn bán, lý do khách hàng đến chợ, sử dụng và mức độ tín
nhiệm của họ đối với hệ thống quản lý và chính sách về chợ.
5
Đối với khảo sát người tiêu dùng, bảng hỏi được xây dựng làm hai phần: thứ
nhất là các thông tin chung về người tiêu dùng (nghề nghiệp, thu nhập, giới tính…)
và các thông tin để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
chợ truyền thống. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, độ tin cậy
Cronbach’s alpha thông qua phần mềm SPSS 20.0. Tác giả tập trung sử dụng
phương pháp định lượng để nghiên cứu và lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ từ "1
- Hoàn toàn không đồng ý" đến "5 - Hoàn toàn đồng ý". Thang đo gồm các thành
phần như sự tiện lợi, văn hoá, thị hiếu, niềm tin, sự cạnh tranh, hiện trạng được cấu
tạo bởi 48 biến quan sát, như vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 240. Tác giả đã
phỏng vấn kết hợp điều tra khảo sát thu về 465 phiếu thoả mãn yêu cầu và được sử
dụng để phân tích.
- Tác giả tiến hành nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu các tiểu thương
chuyên gia nghiên cứu về thị trường, đô thị, các nhà quản lý chợ, chính quyền đô
thị, các nhà quản lý trực tiếp về chợ ở sở công thương…để phát mẫu phiếu điều tra,
kết hợp trao đổi trực tiếp.
 Quy mô phiếu: Kích thước mẫu theo tiêu chuẩn của mô hình lý thuyết
trong nghiên cứu này là 8 tham số với 48 biến quan sát cho việc đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chợ truyền thống. Do đó, kích thước mẫu tối
thiểu là 48 x 5 = 240. Vì vậy, tác giả phát ngẫu nhiên các khách hàng đến mua sắm
ở các chợ trong những vùng đô thị ở Hà nội, sau khi thu thập xử lý có 465 phiếu
thoả mãn yêu cầu và được sử dụng để phân tích. Bảng hỏi được xây dựng làm hai
phần: thứ nhất là các thông tin chung về người tiêu dùng (nghề nghiệp, thu nhập,
giới tính…) và các thông tin để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của chợ truyền thống [Phụ lục 1].
5. Tính mới và đóng góp của luận án
Từ hệ thống lý luận và thực tiễn, luận án làm rõ sự tồn tại khách quan của
chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội, xác định các yếu tố quyết
định sự phát triển của chợ truyền thống trong bối cảnh đô thị hoá. Kết quả nghiên
cứu đã luận giải nguyên nhân của các vấn đề phát triển của chợ truyền thống trong
quá trình ĐTH, cũng như phản ánh được xu hướng biến đổi (chức năng) của chợ
6
truyền thống. Bên cạnh vai trò không thể thiếu của hệ thống phân phối hiện đại,
cùng tồn tại cạnh tranh phát triển với hệ thống siêu thị, chợ truyền thống còn có vai
trò như một sản phẩm du lịch văn hoá. Từ việc xác định vị trí, vai trò của chợ truyền
thống trong quá trình đô thị hoá của Hà Nội; nội dung luận án đã đề xuất một số
khuyến nghị giải pháp phát triển chợ truyền thống trong giai đoạn tới; và gợi mở
hướng nghiên cứu tiếp theo đối với các nền kinh tế đang phát triển khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về chợ truyền thống
trong quá trình đô thị hoá.
Về thực tiễn:
Rút ra được các bài học kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống trên cơ sở
nghiên cứu các mô hình chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá của một số
nước như: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng quyết định đối với hệ thống chợ truyền
thống ở Hà Nội, và cung cấp một trong những cơ sở khoa học cho việc xây dựng
chính sách phát triển chợ truyền thống của Hà Nội trên cơ sở vận dụng mô hình
kinh tế lượng đã xây dựng.
Kết quả nghiên cứu cung cấp nhận thức mang tính khoa học về nguyên nhân
người tiêu dùng Hà Nội vẫn chọn chợ truyền thống là nơi mua sắm, trước sự phát
triển mạnh mẽ của hệ thống siêu thị.
7. Kết cấu của luận án bao gồm
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung Luận án kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển chợ truyền thống trong
quá trình đô thị hoá.
Chương 3: Thực trạng phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá
ở Hà Nội
Chương 4: Quan điểm, giải pháp cho sự phát triển chợ truyền thống ở Hà
Nội trong thời gian tới.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Trên thế giới có những xu hướng nghiên cứu khác nhau về chợ truyền thống.
- Nhóm nghiên cứu thứ nhất: Những nghiên cứu về thách thức của chợ
truyền thống trước sự phát triển của mô hình chợ hiện đại trong quá trình đô thị hoá.
Thể hiện qua các nghiên cứu: Findlay, Paddison và Dawson 1990, Galbraith và
Holton 1965, Goldman 1974, 1981, Kaynak và Cavusgil 1982, Samiee 1990, Năm
1993, Savitt 1988, 1990, Slater và Riley 1969, Yavas, Kaynak, và Borak 1981).
Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại hoá đã kết luận rằng việc bán lẻ truyền thống gặp
phải những bất lợi kinh tế lớn như: quy mô, chất lượng sản phẩm thấp, hạn chế
chủng loại, thường xuyên mua hàng, giá không ổn định, môi trường mua sắm), và
thiếu khả năng (như tài chính, quản lý, kinh doanh) cần thiết để thay đổi và phát
triển. Những điểm yếu này giải thích sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu và các nhà
hoạch định chính sách về sự cần thiết phải hiện đại hoá các hệ thống bán lẻ thực
phẩm truyền thống.
Các nghiên cứu chỉ ra bốn yếu tố đã được xác định là nguyên nhân dẫn đến bất
lợi của siêu thị so với chợ truyền thống: (1) khả năng và sở thích của người tiêu dùng;
(2) Cung cấp và phân phối; (3) chính sách của chính phủ, và (4) vị trí địa lý
[111]. Các nghiên cứu chứng minh ba vấn đề chính:
Thứ nhất: Phân tích những lợi thế và bất lợi của hai loại hình chợ cụ thể qua
các phương pháp điều tra khảo sát cụ thể nghiên cứu của Galbraith và Holton 1965,
Goldman 1981, Samiee 1993, Savitt 1988, Slater và Riley 1969; khảo sát 382 hộ gia
đình ở 9 quận của Hồng Kông trong nghiên cứu của của Hồ và Lau (1988) ở
Malaysia đều tập trung điều tra khảo sát 3 đối tượng là: Người tiêu dùng - các tiểu
thương bán hàng ở chợ và xung quanh chợ và chính phủ (các nhà quản lý chợ, các
nhà hoạch định) [107, tr.126-139].
Thứ hai: Phân tích vai trò của các mô hình chợ truyền thống (chợ TT) và chợ
hiện đại đối với sự phát triển hệ thống phân phối.
Thứ ba: sự tác động của chính phủ đối với sự tồn tại và phát triển của hai loại
hình chợ TT và chợ HĐ.
8
Các nghiên cứu đã dẫn đến cùng quan điểm kết quả là: từ 75 đến 97% số
người tiêu dùng được hỏi cho rằng mặc dù chợ TT ẩm thấp và không thoáng, sạch
như siêu thị nhưng họ vẫn lựa chọn đi mua sắm thực phẩm phục vụ hàng ngày là ở
chợ truyền thống... vì vậy các nghiên cứu có những quan điểm kết luận: “Chợ
truyền thống vẫn có những lợi thế cạnh tranh lâu dài ở các nước Đông Á” [107,
tr.126-138]. Trong một nghiên cứu của Goldman, Ramaswami, Krider, 2002; Ho,
2005 đã phân tích một nghiên cứu trong năm 2002 với tiêu đề “Lợi thế cạnh tranh
lâu dài của chợ truyền thống”, nghiên cứu nổi bật nhất liên quan đến Goldman
(1974) và Goldman et al. (1974,1981,1982,1999, 2002, 2005), các nhà nghiên cứu
đặt câu hỏi rằng: “Liệu các siêu thị ở Đông Á có thể vượt qua mô hình kinh doanh
truyền thống”? Nghiên cứu của Matthew Gorton [115]. Các nghiên cứu cùng đưa ra
giải pháp để chợ TT giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình thì cần thiết phải:
1. Hiện đại hoá chợ truyền thống.
2. Hiện đại hoá nhưng phải phù hợp và theo tiêu chí về giá trị văn hoá
của từng vùng, từng địa phương. Các nghiên cứu cùng có những cảnh
báo nếu không chính phủ lựa chọn sự phát triển theo hướng hiện đại hoá
mà không theo tiêu chí về giá trị văn hoá thì sẽ có sự đánh đổi rất lớn về
mặt xã hội [107; 110; 82; 102].
Do vậy, chợ truyền thống ở Đông Á vẫn sở hữu một lợi thế cạnh tranh lâu
dài trong hệ thống bán lẻ. Các nghiên cứu trên là sự đóng góp quý báu cho đề tài
luận án của tác giả về phân tích sự tồn tại và phát triển của chợ truyền thống không
chỉ tiếp cận theo cùng phương pháp về chức năng kinh tế mà cần tiếp cận theo các
chức năng vai trò, cách tiếp cận khía cạnh khác của chợ… Bên cạnh đó, Luận án
cũng sẽ tiếp tục cập nhật các tài liệu tham khảo khác để phục vụ cho nghiên cứu về
các nội dung thuộc HTBL truyền thống, cũng như các chính sách quản lý tại một
địa phương - khu đô thị thị cụ thể đối với các chợ truyền thống.
- Nhóm nghiên cứu thứ hai: Về chợ truyền thống là một phần quan trọng của
hệ thống phân phối bán lẻ, là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối và
tiêu thụ sản phẩm. Thể hiện qua các nghiên cứu của Brooks, Richard (1995) - [64].
Zhang, Qian Forrest và Pan Zi (2013) - [114], Nghiên cứu Chen Wen Ling-Trần
Văn Linh và Zhou Jing-Chu Kinh (2012) [40]; Phan Dũng (2011) [17]; [170];
9