Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh tây ninh
- 70 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
**********
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
LÊ HUỲNH CHI LOAN
CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành Chính sách công
Mã ngành: 603114
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
**********
LÊ HUỲNH CHI LOAN
CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên rất lớn từ phía thầy cô của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, bạn bè cùng
khóa, anh chị đồng nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và nhất là sự ủng hộ, tạo điều kiện tối đa cho tôi từ
những người thân yêu trong gia đình.
Nhân bản báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô, anh chị, bạn bè và gia đình yêu
thương đã giúp tôi bằng nhiều hình thức để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của
mình.
Lê Huỳnh Chi Loan
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tôi. Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân, nó không nhất thiết phải phản ánh quan điểm
của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Chương trình Giảng dạy Kinh
tế Fulbright.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Huỳnh Chi Loan
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN --------------------------------------------------------------------------------------------------i
LỜI CAM ĐOAN ---------------------------------------------------------------------------------------------ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------------------ v
DANH MỤC HÌNH ----------------------------------------------------------------------------------------- vi
DANH MỤC BẢNG --------------------------------------------------------------------------------------- vii
TÓM TẮT --------------------------------------------------------------------------------------------------- viii
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2 Mục đích nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------------- 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 3
1.5 Nội dung bố cục-------------------------------------------------------------------------------------- 5
1.6 Hạn chế của đề tài ----------------------------------------------------------------------------------- 5
Chương 2: Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh -------------------------------------- 7
giai đoạn 2001-2010 ------------------------------------------------------------------------------------------ 7
2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ----------------------------------------------- 7
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người ..................................... 7
2.1.2 Cơ cấu kinh tế ............................................................................................................ 13
2.1.3 Năng suất LĐ ............................................................................................................. 16
2.2 Một số kết quả kinh tế trung gian ---------------------------------------------------------------- 18
2.2.1 Xuất nhập khẩu ......................................................................................................... 18
2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................................................... 19
2.2.3 Khu công nghiệp........................................................................................................ 22
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------------------------ 23
3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương ---------------------------------------------------- 23
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................................. 23
3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ----------------------------------------------------- 25
iv
3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................................................. 25
3.2.2 Cơ cấu ngân sách ....................................................................................................... 28
3.3 NLCT ở cấp độ DN -------------------------------------------------------------------------------- 33
3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................... 33
3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành ................................................................................. 36
3.3.3 Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp ............................................................... 37
Chương 4: Đánh giá và gợi ý chính sách --------------------------------------------------------------- 40
4.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh -------------------------------------------------- 40
4.2 Nhận dạng nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------ 42
4.3 Gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------- 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 48
PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 50
Phụ lục 1 - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010......................................................... 50
Phụ lục 2 – Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007-2010............. 52
Phụ lục 3 – Cơ cấu vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư ...................................................... 53
Phụ lục 4 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của dự án FDI giai đoạn 2006-2010 của tỉnh
Tây Ninh ................................................................................................................................. 54
Phụ lục 5 - Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2001-2010 .................... 55
Phụ lục 6 – Phương pháp tính và ý nghĩa của các chỉ số thành phần hàm lượng công nghệ
CN 57
Phụ lục 7 - Chỉ số công nghệ theo nhóm ngành .................................................................. 59
Phụ lục 8 - Chỉ số công nghệ theo địa lý hành chính và khu chế xuất, khu công nghiệp . 60
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BRVT Bà Rịa Vũng Tàu
DN Doanh nghiệp
ĐNB Đông Nam bộ
FDI Forein Direction Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
LĐ Lao động
NGTK Niên giám thống kê
NLCT Năng lực cạnh tranh
PCI Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 - Khung lý thuyết về NLCT ................................................................................................ 4
Hình 2 - GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm...................................................................................... 8
Hình 3 - So sánh GDP Tây Ninh và Bình Dương .......................................................................... 9
Hình 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh ...................................................................... 11
Hình 5 – Cơ cấu kinh tế năm 2005 và 2010 ................................................................................. 13
Hình 6 – Cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 2001-2010 ........................................................ 14
Hình 7 – Năng suất LĐ theo khu vực kinh tế ............................................................................... 16
Hình 8 – Năng suất LĐ phân theo lĩnh vực kinh tế ..................................................................... 18
Hình 9 - Số dự án và vốn đăng ký FDI tỉnh Tây Ninh qua các năm ........................................... 20
Hình 10 - Trình độ học vấn của nhân lực Tây Ninh năm 2010 ................................................... 26
Hình 11 – Cơ cấu thu ngân sách.................................................................................................... 29
Hình 12 – Cơ cấu chi ngân sách .................................................................................................... 32
Hình 13 – Hiện trang NLCT tỉnh Tây Ninh ................................................................................. 39
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 – GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm .................................................................................... 7
Bảng 2 - Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Vùng ĐNB (giá so sánh) ................................... 8
Bảng 3 - So sánh GDP trong Vùng ĐNB (giá so sánh) – tỷ đồng ................................................ 9
Bảng 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh ..................................................................... 10
Bảng 5 – GDP bình quân đầu người với các tỉnh khu vực ĐNB ................................................ 12
Bảng 6 – Tốc độ tăng dân số các tỉnh khu vực ĐNB ................................................................... 12
Bảng 7 – Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ................................................................. 17
Bảng 8 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương đến năm 2010.............................. 20
Bảng 9 - Tỷ trọng đóng góp vào GTSXCN của khu vực FDI..................................................... 21
Bảng 10 - Quy mô dân số và lực lượng LĐ tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2005-2010) ................... 25
Bảng 11 – Cơ cấu thu ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng)................................................................ 29
Bảng 12 – So sánh cơ cấu thu ngân sách 2009 (tỷ đồng) ............................................................ 29
Bảng 13 – Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn Tây Ninh (tỷ đồng) ............................................. 30
Bảng 14 – Cơ cấu chi ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng) ................................................................ 31
Bảng 15 - So sánh cơ cấu chi ngân sách năm 2009 (tỷ đồng) ..................................................... 32
Bảng 16 - Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2007-2011 tỉnh Tây Ninh ............................................ 33
Bảng 17 - Tổng hợp kết quả chỉ số thành phần PCI tỉnh Tây Ninh 2006-2011 ........................ 34
Bảng 18 – So sánh chỉ số PCI 2007-2011 .................................................................................... 34
Bảng 19 - Chỉ số công nghệ theo loại hình DN............................................................................ 37
viii
TÓM TẮT
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ, thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
và tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh đã có bước tăng
trưởng vượt bậc so với các giai đoạn trước đó, gấp gần hai lần bình quân cả nước và tương
đương với các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Nam bộ. Tuy nhiên tỉnh vẫn chưa thoát khỏi
được mô hình nông nghiệp lạc hậu, phản ánh qua tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP
cao hơn trung bình cả nước và cách biệt rất lớn với các tỉnh trong khu vực. Năng suất lao động
mặc dù tăng liên tục qua các năm nhưng ít có sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất
thấp (nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ).
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế
toàn cầu thời gian gần đây, tỉnh Tây Ninh đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức
để tiến gần đến sự phát triển của khu vực năng động nhất cả nước, đạt được mục tiêu phát
triển là “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020”. Để góp phần thực hiện mục tiêu
này, tác giả đi sâu vào phân tích những nhân tố cốt lõi đằng sau sự tăng trưởng của tỉnh, nhận
dạng những nhân tố cốt lõi quyết định NLCT và gợi ý những chính sách để phát huy những
nhân tố này, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết của Giáo sư Michael E. Porter về năng lực cạnh tranh
quốc gia và vận dụng sự điều chỉnh của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (FETP) cho phù hợp với
đối tượng nghiên cứu là địa phương. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định NLCT hiện tại
của tỉnh đang ở thế bất lợi vừa phải, và những bất lợi này thể hiện rõ nét nhất ở các yếu tố:
chất lượng nguồn lao động, cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng môi trường kinh doanh, chính
sách tài khóa và độ tinh thông của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố vị trí địa lý được đánh
giá là có lợi thế lớn nhưng chưa tận dụng triệt để và yếu tố phát triển cụm ngành vẫn chưa
được quan tâm.
Từ đó, để phát huy những lợi thế sẵn có, khắc phục những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững của tỉnh, tác giả gợi ý một số chính sách liên quan đến ba nhân tố cốt lõi quyết
định NLCT của tỉnh, bao gồm: cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống hạ tầng
giao thông và tập trung phát triển cụm ngành cây công nghiệp. Đó là những chính sách nâng
cao NLCT tỉnh Tây Ninh như mục đích nghiên cứu của tác giả.
1
Chương 1
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ (gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TPHCM) và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
(gồm các tỉnh ĐNB và Long An, Tiền Giang), đây là vùng có kinh tế phát triển năng động
nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,
GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác. Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía
Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp TPHCM và tỉnh Long An.
Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh Tây Ninh đã có bước tăng trưởng khá cao (hơn 14%/năm),
gấp hai lần bình quân cả nước và tương đương với các tỉnh lân cận khu vực ĐNB trong cùng
giai đoạn. Theo đó, mức thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện đáng kể trong giai đoạn
này, đến năm 2010 đã cao hơn mức bình quân cả nước và rút ngắn dần khoảng cách với các
tỉnh phát triển xung quanh.
Mặc dù có nhiều chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của tỉnh trong giai đoạn này, nhưng
đến nay Tây Ninh vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu, với tỷ trọng nông nghiệp chiếm
gần 27% trong cơ cấu GDP, trong khi trung bình cả nước chỉ có 20% và vùng ĐNB chỉ còn
7.2%. Khu vực công nghiệp có tốc độ chuyển dịch khá chậm và thấp hơn nhiều so với mục
tiêu của tỉnh (chiếm 29%, trong khi mục tiêu là 37%). Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài có tỷ trọng đóng góp khá khiêm tốn, chưa tạo được sự đột phá như kỳ vọng. Các dự án
FDI chủ yếu có suất đầu tư thấp, thâm dụng LĐ. Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng khá cao,
nhưng cơ cấu sản phẩm vẫn chủ yếu là hàng may mặc gia công, sản phẩm sơ chế (mủ cao su,
tinh bột mì…), không mang lại giá trị gia tăng cao cho tỉnh.
Năng suất LĐ cao nhất là ngành dịch vụ, kế đến là công nghiệp. Mặc dù tăng liên tục qua các
năm nhưng số liệu chứng tỏ ít có sự dịch chuyển LĐ từ khu vực có năng suất thấp (nông
nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ) do hạn chế về trình độ, tay
nghề và công tác đào tạo nghề của tỉnh còn yếu kém.
2
Bên cạnh đó, xét về giá trị tuyệt đối, GDP Tây Ninh có khoảng cách chênh lệch thấp hơn rất
lớn so với các tỉnh trong khu vực. So sánh riêng với tỉnh Bình Dương thì khoảng cách chênh
lệch về GDP sau 10 năm (2001-2010) lại càng rộng hơn, trong khi xét về điều kiện tự nhiên
thì hai tỉnh này có rất nhiều điểm thuận lợi tương đồng: cùng thuộc miền Đông Nam bộ, nằm
trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp trực tiếp với TPHCM; khí hậu ôn hòa,
quanh năm hầu như không có thiên tai; dân số đông, cơ cấu trẻ…và xuất phát điểm của hai
tỉnh trong giai đoạn tỉnh Bình Dương vừa được tách ra khỏi tỉnh Sông Bé (cũ) (đầu năm 1997)
cũng tương tự nhau, đều là những tỉnh thuần nông nghiệp lạc hậu và chưa có vị thế nào trong
khu vực cũng như cả nước. Vậy mà chỉ sau vài năm phát triển, Bình Dương đã bỏ xa Tây Ninh
về nhiều mặt, đạt vị thế cao trong khu vực và cả nước. Vậy thì tại sao Tây Ninh đã không làm
được như vậy? Điều đó chắc chắn nằm ở những chính sách phát triển khác nhau giữa hai tỉnh.
Vậy chính sách nào thích hợp cho Tây Ninh trong bối cảnh hiện nay để có thể nâng cao NLCT
trong khu vực và cả nước, nhất là đạt được mục tiêu đã đề ra “Xây dựng Tây Ninh cơ bản trở
thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương
đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị TPHCM và
toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế…”.
Cụ thể hơn là phải đạt được “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020
khoảng 15,0 – 15,5%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6,0%,
công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0 – 21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,7 –
15,2%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11 – 12%, công nghiệp và
xây dựng chiếm khoảng 44,5 – 45%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43-43,5%....”1
Nhìn chung, Tây Ninh vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển bền vững hơn nữa, nâng cao NLCT
để hoàn thành mục tiêu của tỉnh và đuổi theo sự phát triển của các tỉnh trong khu vực. Tuy
nhiên đó là một thách thức rất lớn cho tỉnh. Để góp phần giải quyết thách thức này, tác giả
chọn đề tài “Chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tây Ninh” để tìm ra chính sách phù hợp cho tỉnh
để đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới 2011-2020.
1
Thủ tướng Chính phủ (2010)
3
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá những điểm cốt lõi thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
- Nhận dạng những rào cản làm cho Tây Ninh chưa phát huy hết tiềm năng phát triển
- Gợi ý một số chính sách để gỡ bỏ những rào cản, nâng cao NLCT của tỉnh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những nhân tố cối lõi quyết định NLCT của tỉnh Tây Ninh?
Câu hỏi 2: Tỉnh Tây Ninh cần có những chính sách nào để nâng cao NLCT?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích định tính dựa trên nền tảng khung lý thuyết về NLCT của Giáo sư Michael E.
Porter,2 có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình Việt Nam.3
Theo khung lý thuyết, khái niệm NLCT được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao
đời sống của người dân. NLCT được đo lường bằng năng suất sử dụng nguồn lực vốn, con
người và nguồn lực tự nhiên.
Năng suất là kết quả của một tập hợp các nhân tố tham gia trong nền kinh tế, bao gồm ba
nhóm nhân tố chính: NLCT vi mô (đối với phạm vi phân tích cho địa phương thì đây là NLCT
ở cấp độ DN), NLCT vĩ mô (NLCT ở cấp độ địa phương) và các yếu tố lợi thế tự nhiên.
2
Porter (1990)
3
Khung lý thuyết này được TS. Vũ Thành Tự Anh sử dụng trong nghiên cứu “Đồng bằng sông Cửu Long: Liên
kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững” (2011)
4
Hình 1 - Khung lý thuyết về NLCT
(Nguồn: Porter (1990), được điều chỉnh bởi TS. Vũ Thành Tự Anh (2011))
Nhóm nhân tố thứ nhất, NLCT ở cấp độ DN. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng
suất của DN, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ
phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của DN.
Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật là điều kiện bên ngoài giúp DN đạt mức
năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất. Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số
NLCT cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với
dự án Sáng kiến NLCT Việt Nam (VNCI) xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá môi trường
kinh doanh và cơ sở hạ tầng của các địa phương.
Hoạt động và chiến lược của DN đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp DN đạt được
mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng,
năng lực và thực tiễn quản lý của DN. Ở nghiên cứu này tác giả phân tích dựa trên trình độ
công nghệ sản xuất công nghiệp của tỉnh thông qua các chỉ số về kỹ thuật, con người, thông
tin, tổ chức và mức đóng góp của công nghệ trong sản xuất công nghiệp.
Trình độ phát triển cụm ngành phân tích sự tập trung về mặt địa lý của các DN, các tài sản
chuyên môn, hoặc các tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Cụm ngành phản
5
ánh tác động của liên kết và tác động lan tỏa giữa các DN và các tổ chức có liên quan trong
cạnh tranh. Sự phát triển cụm ngành giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của các DN.
Nhóm nhân tố thứ hai, NLCT ở cấp độ địa phương. Nhóm này bao gồm các nhân tố cấu thành
nên môi trường hoạt động của DN, có thể chia thành hai nhóm chính: chất lượng hạ tầng xã
hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; và các thể chế, chính
sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Ở nghiên cứu này, tác giả
nhấn mạnh vào nhân tố hạ tầng xã hội, chính sách tài khóa và cơ cấu kinh tế để phản ánh môi
trường hoạt động của DN.
Nhóm nhân tố thứ ba, các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương, bao gồm vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên và quy mô địa phương. Đây là những nhân tố đầu vào cần thiết cho việc
cạnh tranh của bất kỳ địa phương nào và cho cả các DN hoạt động trong địa phương đó.4
1.5 Nội dung bố cục
Phần thứ nhất: Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2001-2010.
Thông qua các chỉ báo: GDP, GDP/đầu người, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngân sách, FDI, xuất
nhập khẩu, KCN, du lịch, năng suất LĐ…tác giả sẽ nêu bật lên bức tranh chung về tình hình
phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2001-2010 trong mối tương quan so sánh
với các tỉnh lân cận, đặc biệt là tỉnh Bình Dương để thấy sự phát triển của tỉnh Tây Ninh trong
thời gian qua chưa bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng.
Phần thứ hai: Thực trạng NLCT tỉnh Tây Ninh
Dựa vào khung lý thuyết và các số liệu thứ cấp, tác giả từng bước phác họa bức tranh NLCT
của tỉnh Tây Ninh. Qua đó sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.
Phần thứ ba: Đánh giá và gợi ý chính sách
Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của tỉnh, kết hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội tỉnh đến năm 2020, tác giả sẽ gợi ý một số chính sách theo thứ tự ưu tiên để nâng cao
NLCT theo định hướng phát triển của tỉnh, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai.
1.6 Hạn chế của đề tài
Do hạn chế về năng lực của tác giả, hạn chế về số liệu các tỉnh khu vực ĐNB và quy định giới
hạn của luận văn, báo cáo vẫn còn nhiều điểm cần nghiên cứu thêm, cụ thể:
4
Vũ Thành Tự Anh và đ.t.g (2011)
6
- Chưa đề cập đến hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu
- Chưa đề cập cụ thể đến hiệu quả của khu vực dân doanh
- Chưa đề cập đến vấn đề hợp tác, liên kết trong Vùng
- Chưa phân tích hết các yếu tố trong NLCT (y tế, văn hóa, chính sách tín dụng)
- Một số chỉ tiêu không có so sánh với các tỉnh khác do thiếu số liệu
Bên cạnh đó, các số liệu sử dụng trong nghiên cứu này đều là dữ liệu thứ cấp và được lấy từ
nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù tác giả đã rất cân nhắc đến độ tin cậy khi tập hợp số liệu
nhưng có thể khó tránh khỏi những số liệu không chính xác. Do đó, một số nhận định có thể
chưa sát thực tế. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để khắc phục những hạn chế này.
7
Chương 2
Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2001-2010
2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người
2.1.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh những năm gần đây tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao so
với cả nước. Giai đoạn 2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14.1%/năm (tính
theo giá so sánh năm 1994), cao hơn so với mức tăng GDP bình quân cùng giai đoạn này của
cả nước (7.56%/năm) 5, nhưng thấp hơn tỉnh Bình Dương trong Vùng ĐNB (15.32%) và tăng
cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 5 năm 1996-2000 (13.5%).
Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 14.2%, cao hơn nhiều so
với mức tăng GDP bình quân của cả nước (7.01%/năm)4, là tốc độ tăng GDP cao nhất trong
Vùng ĐNB giai đoạn này, kế đến là tỉnh Bình Dương (14.1%).
Bảng 1 – GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm
Năm GDP (Tr.VND) Tốc độ tăng GDP (%)
2001 3,837,854 10.5
2002 4,268,088 11.2
2003 5,055,462 18.5
2004 5,757,121 13.9
2005 6,698,696 16.4
2006 7,874,310 17.6
2007 9,208,836 17.0
2008 10,491,422 13.9
2009 11,654,242 11.1
2010 12,988,928 11.5
2001-2005 14.1
2006-2010 14.2
2001-2010 14.1
(Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)
5
Tổng cục Thống kê (2011a)
8
Hình 2 - GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm
GDP (Triệu VNĐ)
30.000.000
20.000.000
10.000.000
-
2001 2003 2005 2007 2009
Giá thực tế Giá so sánh
(Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)
Bảng 2 - Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Vùng ĐNB (giá so sánh)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010
BRVT -1.0% -6.4% 2.0% 1.2% 7.3% 0.6%
Bình Dương 15.0% 15.0% 14.9% 10.8% 14.5% 14.1%
Bình Phước 14.4% 14.7% 13.9% 10.2% 12.9% 13.2%
Đồng Nai 14.4% 15.2% 15.5% 9.4% 13.5% 13.6%
TPHCM 12.2% 12.6% 10.7% 8.6% 11.8% 11.2%
Tây Ninh 17.5% 17.0% 13.9% 11.1% 11.5% 14.2%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các số liệu trong NGTK các tỉnh năm 2010)
Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, GDP của Tây Ninh còn kém xa các tỉnh trong Vùng ĐNB
(ngoại trừ Bình Phước). Năm 2001, trong Vùng ĐNB, GDP Bình Dương đạt 4,755 tỷ đồng,
Đồng Nai 15,257 tỷ đồng, TPHCM 84,852 tỷ đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu 46,530 tỷ đồng và Tây
Ninh đạt giá trị 3,838 tỷ đồng, đứng hàng cuối cùng (nếu không tính đến tỉnh Bình Phước).
Đến năm 2006, GDP Tây Ninh đã tăng lên đáng kể 7,874 tỷ đồng, nhưng vẫn đứng hàng cuối
cùng. Và đến 2010 GDP Tây Ninh tăng đạt 12,989 tỷ đồng, nhưng vẫn còn cách các tỉnh trong
Vùng khá xa. So sánh với Bình Dương (16,370 tỷ đồng) thì khoảng cách chênh lệch về GDP
sau 10 năm phát triển lại càng rộng hơn. Với con số này, Tây Ninh phải duy trì được tốc độ
9
tăng trưởng GDP cao hơn Bình Dương 1-2%/ mới có thể bắt kịp đà phát triển của Bình Dương
trong giai đoạn tới.
Bảng 3 - So sánh GDP trong Vùng ĐNB (giá so sánh) – tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
BRVT 35,249 32,990 33,651 34,070 36,569
Bình Dương 9,758 11,225 12,896 14,292 16,370
Bình Phước 3,274 4,294 4,890 5,387 6,081
Đồng Nai 21,941 25,266 29,172 31,903 36,202
TPHCM 99,672 112,271 124,303 135,053 150,943
Tây Ninh 7,874 9,209 10,491 11,654 12,989
(Nguồn: NGTK các tỉnh năm 2010)
Hình 3 - So sánh GDP Tây Ninh và Bình Dương
GDP (Triệu VNĐ)
55.000.000
50.000.000
45.000.000
40.000.000
35.000.000
30.000.000
25.000.000
20.000.000
15.000.000
10.000.000
5.000.000
-
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tây Ninh-Giá thực tế Tây Ninh-Giá so sánh
Bình Dương-Giá thực tế Bình Dương-Giá so sánh
(Nguồn: NGTK tỉnh Tây Ninh và Bình Dương năm 2010)
10
2.1.1.2 GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người của Tây Ninh đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2001-2010. Theo giá
thực tế, năm 2010 đạt 27.1 triệu đồng6, gấp gần 3 lần so với năm 2005 (9.9 triệu đồng), gấp
hơn 6 lần so với năm 2001 (4.5 triệu đồng).
Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2002-2010 là 22.3%, cao hơn nhiều so với
tốc độ tăng của cả nước (13.1%)7. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc của tỉnh Tây Ninh
trong bối cảnh chung của cả nước.
Bảng 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh
GDP bình quân đầu người (triệu VNĐ)
Tốc độ tăng
Năm Giá thực tế Giá so sánh
Giá thực tế Giá so sánh
2001 4.5 3.9 - -
2002 5.2 4.2 14.9% 10.0%
2003 6.1 5.0 18.8% 17.2%
2004 7.7 5.6 26.0% 12.6%
2005 9.9 6.5 27.8% 15.3%
2006 11.9 7.5 20.2% 16.6%
2007 15.4 8.7 30.3% 16.2%
2008 20.5 9.9 32.4% 13.1%
2009 22.9 10.9 11.7% 10.4%
2010 27.1 12.1 18.6% 10.6%
2002-2005 21.9% 13.8%
2006-2010 22.7% 13.4%
2002-2010 22.3% 13.6%
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)
6
Riêng năm 2010, do có sự chênh lệch khá lớn so với số liệu ước trong NGTK Tây Ninh năm 2010, tác giả sử
dụng số liệu theo báo cáo của Chủ tịch UBND Tây Ninh Nguyễn Văn Nên trong buổi làm việc với Đoàn công tác
Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, ngày 11/8/2010.
7
Tác giả tính toán từ số liệu GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2002 đến 2010 lấy từ trang web của
World Bank: http://data.worldbank.org/indicator
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
**********
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
LÊ HUỲNH CHI LOAN
CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành Chính sách công
Mã ngành: 603114
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THÀNH TỰ ANH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
**********
LÊ HUỲNH CHI LOAN
CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên rất lớn từ phía thầy cô của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, bạn bè cùng
khóa, anh chị đồng nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và nhất là sự ủng hộ, tạo điều kiện tối đa cho tôi từ
những người thân yêu trong gia đình.
Nhân bản báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô, anh chị, bạn bè và gia đình yêu
thương đã giúp tôi bằng nhiều hình thức để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của
mình.
Lê Huỳnh Chi Loan
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của
tôi. Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân, nó không nhất thiết phải phản ánh quan điểm
của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Chương trình Giảng dạy Kinh
tế Fulbright.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Huỳnh Chi Loan
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN --------------------------------------------------------------------------------------------------i
LỜI CAM ĐOAN ---------------------------------------------------------------------------------------------ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ------------------------------------------------------------------------ v
DANH MỤC HÌNH ----------------------------------------------------------------------------------------- vi
DANH MỤC BẢNG --------------------------------------------------------------------------------------- vii
TÓM TẮT --------------------------------------------------------------------------------------------------- viii
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2 Mục đích nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------------- 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 3
1.5 Nội dung bố cục-------------------------------------------------------------------------------------- 5
1.6 Hạn chế của đề tài ----------------------------------------------------------------------------------- 5
Chương 2: Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh -------------------------------------- 7
giai đoạn 2001-2010 ------------------------------------------------------------------------------------------ 7
2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế ----------------------------------------------- 7
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người ..................................... 7
2.1.2 Cơ cấu kinh tế ............................................................................................................ 13
2.1.3 Năng suất LĐ ............................................................................................................. 16
2.2 Một số kết quả kinh tế trung gian ---------------------------------------------------------------- 18
2.2.1 Xuất nhập khẩu ......................................................................................................... 18
2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................................................... 19
2.2.3 Khu công nghiệp........................................................................................................ 22
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------------------------ 23
3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên của địa phương ---------------------------------------------------- 23
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................................. 23
3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ----------------------------------------------------- 25
iv
3.2.1 Cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................................................. 25
3.2.2 Cơ cấu ngân sách ....................................................................................................... 28
3.3 NLCT ở cấp độ DN -------------------------------------------------------------------------------- 33
3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................... 33
3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành ................................................................................. 36
3.3.3 Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp ............................................................... 37
Chương 4: Đánh giá và gợi ý chính sách --------------------------------------------------------------- 40
4.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh -------------------------------------------------- 40
4.2 Nhận dạng nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------ 42
4.3 Gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh ------------------------- 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------- 48
PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 50
Phụ lục 1 - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010......................................................... 50
Phụ lục 2 – Năng suất lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2007-2010............. 52
Phụ lục 3 – Cơ cấu vốn FDI phân theo lĩnh vực đầu tư ...................................................... 53
Phụ lục 4 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của dự án FDI giai đoạn 2006-2010 của tỉnh
Tây Ninh ................................................................................................................................. 54
Phụ lục 5 - Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2001-2010 .................... 55
Phụ lục 6 – Phương pháp tính và ý nghĩa của các chỉ số thành phần hàm lượng công nghệ
CN 57
Phụ lục 7 - Chỉ số công nghệ theo nhóm ngành .................................................................. 59
Phụ lục 8 - Chỉ số công nghệ theo địa lý hành chính và khu chế xuất, khu công nghiệp . 60
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BRVT Bà Rịa Vũng Tàu
DN Doanh nghiệp
ĐNB Đông Nam bộ
FDI Forein Direction Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
KCN Khu công nghiệp
LĐ Lao động
NGTK Niên giám thống kê
NLCT Năng lực cạnh tranh
PCI Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 - Khung lý thuyết về NLCT ................................................................................................ 4
Hình 2 - GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm...................................................................................... 8
Hình 3 - So sánh GDP Tây Ninh và Bình Dương .......................................................................... 9
Hình 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh ...................................................................... 11
Hình 5 – Cơ cấu kinh tế năm 2005 và 2010 ................................................................................. 13
Hình 6 – Cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 2001-2010 ........................................................ 14
Hình 7 – Năng suất LĐ theo khu vực kinh tế ............................................................................... 16
Hình 8 – Năng suất LĐ phân theo lĩnh vực kinh tế ..................................................................... 18
Hình 9 - Số dự án và vốn đăng ký FDI tỉnh Tây Ninh qua các năm ........................................... 20
Hình 10 - Trình độ học vấn của nhân lực Tây Ninh năm 2010 ................................................... 26
Hình 11 – Cơ cấu thu ngân sách.................................................................................................... 29
Hình 12 – Cơ cấu chi ngân sách .................................................................................................... 32
Hình 13 – Hiện trang NLCT tỉnh Tây Ninh ................................................................................. 39
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 – GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm .................................................................................... 7
Bảng 2 - Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Vùng ĐNB (giá so sánh) ................................... 8
Bảng 3 - So sánh GDP trong Vùng ĐNB (giá so sánh) – tỷ đồng ................................................ 9
Bảng 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh ..................................................................... 10
Bảng 5 – GDP bình quân đầu người với các tỉnh khu vực ĐNB ................................................ 12
Bảng 6 – Tốc độ tăng dân số các tỉnh khu vực ĐNB ................................................................... 12
Bảng 7 – Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ................................................................. 17
Bảng 8 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương đến năm 2010.............................. 20
Bảng 9 - Tỷ trọng đóng góp vào GTSXCN của khu vực FDI..................................................... 21
Bảng 10 - Quy mô dân số và lực lượng LĐ tỉnh Tây Ninh (giai đoạn 2005-2010) ................... 25
Bảng 11 – Cơ cấu thu ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng)................................................................ 29
Bảng 12 – So sánh cơ cấu thu ngân sách 2009 (tỷ đồng) ............................................................ 29
Bảng 13 – Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn Tây Ninh (tỷ đồng) ............................................. 30
Bảng 14 – Cơ cấu chi ngân sách 2007-2010 (tỷ đồng) ................................................................ 31
Bảng 15 - So sánh cơ cấu chi ngân sách năm 2009 (tỷ đồng) ..................................................... 32
Bảng 16 - Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2007-2011 tỉnh Tây Ninh ............................................ 33
Bảng 17 - Tổng hợp kết quả chỉ số thành phần PCI tỉnh Tây Ninh 2006-2011 ........................ 34
Bảng 18 – So sánh chỉ số PCI 2007-2011 .................................................................................... 34
Bảng 19 - Chỉ số công nghệ theo loại hình DN............................................................................ 37
viii
TÓM TẮT
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ, thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
và tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh đã có bước tăng
trưởng vượt bậc so với các giai đoạn trước đó, gấp gần hai lần bình quân cả nước và tương
đương với các tỉnh lân cận trong khu vực Đông Nam bộ. Tuy nhiên tỉnh vẫn chưa thoát khỏi
được mô hình nông nghiệp lạc hậu, phản ánh qua tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP
cao hơn trung bình cả nước và cách biệt rất lớn với các tỉnh trong khu vực. Năng suất lao động
mặc dù tăng liên tục qua các năm nhưng ít có sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất
thấp (nông nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ).
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là tình trạng suy thoái kinh tế
toàn cầu thời gian gần đây, tỉnh Tây Ninh đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức
để tiến gần đến sự phát triển của khu vực năng động nhất cả nước, đạt được mục tiêu phát
triển là “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020”. Để góp phần thực hiện mục tiêu
này, tác giả đi sâu vào phân tích những nhân tố cốt lõi đằng sau sự tăng trưởng của tỉnh, nhận
dạng những nhân tố cốt lõi quyết định NLCT và gợi ý những chính sách để phát huy những
nhân tố này, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết của Giáo sư Michael E. Porter về năng lực cạnh tranh
quốc gia và vận dụng sự điều chỉnh của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (FETP) cho phù hợp với
đối tượng nghiên cứu là địa phương. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định NLCT hiện tại
của tỉnh đang ở thế bất lợi vừa phải, và những bất lợi này thể hiện rõ nét nhất ở các yếu tố:
chất lượng nguồn lao động, cơ sở hạ tầng giao thông, chất lượng môi trường kinh doanh, chính
sách tài khóa và độ tinh thông của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố vị trí địa lý được đánh
giá là có lợi thế lớn nhưng chưa tận dụng triệt để và yếu tố phát triển cụm ngành vẫn chưa
được quan tâm.
Từ đó, để phát huy những lợi thế sẵn có, khắc phục những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững của tỉnh, tác giả gợi ý một số chính sách liên quan đến ba nhân tố cốt lõi quyết
định NLCT của tỉnh, bao gồm: cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp hệ thống hạ tầng
giao thông và tập trung phát triển cụm ngành cây công nghiệp. Đó là những chính sách nâng
cao NLCT tỉnh Tây Ninh như mục đích nghiên cứu của tác giả.
1
Chương 1
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Tây Ninh là một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam bộ (gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TPHCM) và thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
(gồm các tỉnh ĐNB và Long An, Tiền Giang), đây là vùng có kinh tế phát triển năng động
nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,
GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác. Phía Tây và Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía
Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp TPHCM và tỉnh Long An.
Trong giai đoạn 2001-2010, tỉnh Tây Ninh đã có bước tăng trưởng khá cao (hơn 14%/năm),
gấp hai lần bình quân cả nước và tương đương với các tỉnh lân cận khu vực ĐNB trong cùng
giai đoạn. Theo đó, mức thu nhập bình quân đầu người cũng cải thiện đáng kể trong giai đoạn
này, đến năm 2010 đã cao hơn mức bình quân cả nước và rút ngắn dần khoảng cách với các
tỉnh phát triển xung quanh.
Mặc dù có nhiều chỉ tiêu cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của tỉnh trong giai đoạn này, nhưng
đến nay Tây Ninh vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp chủ yếu, với tỷ trọng nông nghiệp chiếm
gần 27% trong cơ cấu GDP, trong khi trung bình cả nước chỉ có 20% và vùng ĐNB chỉ còn
7.2%. Khu vực công nghiệp có tốc độ chuyển dịch khá chậm và thấp hơn nhiều so với mục
tiêu của tỉnh (chiếm 29%, trong khi mục tiêu là 37%). Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài có tỷ trọng đóng góp khá khiêm tốn, chưa tạo được sự đột phá như kỳ vọng. Các dự án
FDI chủ yếu có suất đầu tư thấp, thâm dụng LĐ. Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng khá cao,
nhưng cơ cấu sản phẩm vẫn chủ yếu là hàng may mặc gia công, sản phẩm sơ chế (mủ cao su,
tinh bột mì…), không mang lại giá trị gia tăng cao cho tỉnh.
Năng suất LĐ cao nhất là ngành dịch vụ, kế đến là công nghiệp. Mặc dù tăng liên tục qua các
năm nhưng số liệu chứng tỏ ít có sự dịch chuyển LĐ từ khu vực có năng suất thấp (nông
nghiệp) sang khu vực có năng suất cao hơn (công nghiệp, dịch vụ) do hạn chế về trình độ, tay
nghề và công tác đào tạo nghề của tỉnh còn yếu kém.
2
Bên cạnh đó, xét về giá trị tuyệt đối, GDP Tây Ninh có khoảng cách chênh lệch thấp hơn rất
lớn so với các tỉnh trong khu vực. So sánh riêng với tỉnh Bình Dương thì khoảng cách chênh
lệch về GDP sau 10 năm (2001-2010) lại càng rộng hơn, trong khi xét về điều kiện tự nhiên
thì hai tỉnh này có rất nhiều điểm thuận lợi tương đồng: cùng thuộc miền Đông Nam bộ, nằm
trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp trực tiếp với TPHCM; khí hậu ôn hòa,
quanh năm hầu như không có thiên tai; dân số đông, cơ cấu trẻ…và xuất phát điểm của hai
tỉnh trong giai đoạn tỉnh Bình Dương vừa được tách ra khỏi tỉnh Sông Bé (cũ) (đầu năm 1997)
cũng tương tự nhau, đều là những tỉnh thuần nông nghiệp lạc hậu và chưa có vị thế nào trong
khu vực cũng như cả nước. Vậy mà chỉ sau vài năm phát triển, Bình Dương đã bỏ xa Tây Ninh
về nhiều mặt, đạt vị thế cao trong khu vực và cả nước. Vậy thì tại sao Tây Ninh đã không làm
được như vậy? Điều đó chắc chắn nằm ở những chính sách phát triển khác nhau giữa hai tỉnh.
Vậy chính sách nào thích hợp cho Tây Ninh trong bối cảnh hiện nay để có thể nâng cao NLCT
trong khu vực và cả nước, nhất là đạt được mục tiêu đã đề ra “Xây dựng Tây Ninh cơ bản trở
thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương
đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị TPHCM và
toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế…”.
Cụ thể hơn là phải đạt được “Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020
khoảng 15,0 – 15,5%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6,0%,
công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0 – 21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,7 –
15,2%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11 – 12%, công nghiệp và
xây dựng chiếm khoảng 44,5 – 45%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43-43,5%....”1
Nhìn chung, Tây Ninh vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển bền vững hơn nữa, nâng cao NLCT
để hoàn thành mục tiêu của tỉnh và đuổi theo sự phát triển của các tỉnh trong khu vực. Tuy
nhiên đó là một thách thức rất lớn cho tỉnh. Để góp phần giải quyết thách thức này, tác giả
chọn đề tài “Chính sách nâng cao NLCT tỉnh Tây Ninh” để tìm ra chính sách phù hợp cho tỉnh
để đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới 2011-2020.
1
Thủ tướng Chính phủ (2010)
3
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá những điểm cốt lõi thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh
- Nhận dạng những rào cản làm cho Tây Ninh chưa phát huy hết tiềm năng phát triển
- Gợi ý một số chính sách để gỡ bỏ những rào cản, nâng cao NLCT của tỉnh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những nhân tố cối lõi quyết định NLCT của tỉnh Tây Ninh?
Câu hỏi 2: Tỉnh Tây Ninh cần có những chính sách nào để nâng cao NLCT?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích định tính dựa trên nền tảng khung lý thuyết về NLCT của Giáo sư Michael E.
Porter,2 có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình Việt Nam.3
Theo khung lý thuyết, khái niệm NLCT được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt
được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao
đời sống của người dân. NLCT được đo lường bằng năng suất sử dụng nguồn lực vốn, con
người và nguồn lực tự nhiên.
Năng suất là kết quả của một tập hợp các nhân tố tham gia trong nền kinh tế, bao gồm ba
nhóm nhân tố chính: NLCT vi mô (đối với phạm vi phân tích cho địa phương thì đây là NLCT
ở cấp độ DN), NLCT vĩ mô (NLCT ở cấp độ địa phương) và các yếu tố lợi thế tự nhiên.
2
Porter (1990)
3
Khung lý thuyết này được TS. Vũ Thành Tự Anh sử dụng trong nghiên cứu “Đồng bằng sông Cửu Long: Liên
kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững” (2011)
4
Hình 1 - Khung lý thuyết về NLCT
(Nguồn: Porter (1990), được điều chỉnh bởi TS. Vũ Thành Tự Anh (2011))
Nhóm nhân tố thứ nhất, NLCT ở cấp độ DN. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng
suất của DN, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ
phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của DN.
Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật là điều kiện bên ngoài giúp DN đạt mức
năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất. Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số
NLCT cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với
dự án Sáng kiến NLCT Việt Nam (VNCI) xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh giá môi trường
kinh doanh và cơ sở hạ tầng của các địa phương.
Hoạt động và chiến lược của DN đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp DN đạt được
mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng,
năng lực và thực tiễn quản lý của DN. Ở nghiên cứu này tác giả phân tích dựa trên trình độ
công nghệ sản xuất công nghiệp của tỉnh thông qua các chỉ số về kỹ thuật, con người, thông
tin, tổ chức và mức đóng góp của công nghệ trong sản xuất công nghiệp.
Trình độ phát triển cụm ngành phân tích sự tập trung về mặt địa lý của các DN, các tài sản
chuyên môn, hoặc các tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Cụm ngành phản
5
ánh tác động của liên kết và tác động lan tỏa giữa các DN và các tổ chức có liên quan trong
cạnh tranh. Sự phát triển cụm ngành giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của các DN.
Nhóm nhân tố thứ hai, NLCT ở cấp độ địa phương. Nhóm này bao gồm các nhân tố cấu thành
nên môi trường hoạt động của DN, có thể chia thành hai nhóm chính: chất lượng hạ tầng xã
hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; và các thể chế, chính
sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Ở nghiên cứu này, tác giả
nhấn mạnh vào nhân tố hạ tầng xã hội, chính sách tài khóa và cơ cấu kinh tế để phản ánh môi
trường hoạt động của DN.
Nhóm nhân tố thứ ba, các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương, bao gồm vị trí địa lý, tài
nguyên thiên nhiên và quy mô địa phương. Đây là những nhân tố đầu vào cần thiết cho việc
cạnh tranh của bất kỳ địa phương nào và cho cả các DN hoạt động trong địa phương đó.4
1.5 Nội dung bố cục
Phần thứ nhất: Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2001-2010.
Thông qua các chỉ báo: GDP, GDP/đầu người, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngân sách, FDI, xuất
nhập khẩu, KCN, du lịch, năng suất LĐ…tác giả sẽ nêu bật lên bức tranh chung về tình hình
phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2001-2010 trong mối tương quan so sánh
với các tỉnh lân cận, đặc biệt là tỉnh Bình Dương để thấy sự phát triển của tỉnh Tây Ninh trong
thời gian qua chưa bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng.
Phần thứ hai: Thực trạng NLCT tỉnh Tây Ninh
Dựa vào khung lý thuyết và các số liệu thứ cấp, tác giả từng bước phác họa bức tranh NLCT
của tỉnh Tây Ninh. Qua đó sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.
Phần thứ ba: Đánh giá và gợi ý chính sách
Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của tỉnh, kết hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội tỉnh đến năm 2020, tác giả sẽ gợi ý một số chính sách theo thứ tự ưu tiên để nâng cao
NLCT theo định hướng phát triển của tỉnh, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai.
1.6 Hạn chế của đề tài
Do hạn chế về năng lực của tác giả, hạn chế về số liệu các tỉnh khu vực ĐNB và quy định giới
hạn của luận văn, báo cáo vẫn còn nhiều điểm cần nghiên cứu thêm, cụ thể:
4
Vũ Thành Tự Anh và đ.t.g (2011)
6
- Chưa đề cập đến hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu
- Chưa đề cập cụ thể đến hiệu quả của khu vực dân doanh
- Chưa đề cập đến vấn đề hợp tác, liên kết trong Vùng
- Chưa phân tích hết các yếu tố trong NLCT (y tế, văn hóa, chính sách tín dụng)
- Một số chỉ tiêu không có so sánh với các tỉnh khác do thiếu số liệu
Bên cạnh đó, các số liệu sử dụng trong nghiên cứu này đều là dữ liệu thứ cấp và được lấy từ
nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù tác giả đã rất cân nhắc đến độ tin cậy khi tập hợp số liệu
nhưng có thể khó tránh khỏi những số liệu không chính xác. Do đó, một số nhận định có thể
chưa sát thực tế. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để khắc phục những hạn chế này.
7
Chương 2
Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2001-2010
2.1 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển kinh tế
2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người
2.1.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh những năm gần đây tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao so
với cả nước. Giai đoạn 2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14.1%/năm (tính
theo giá so sánh năm 1994), cao hơn so với mức tăng GDP bình quân cùng giai đoạn này của
cả nước (7.56%/năm) 5, nhưng thấp hơn tỉnh Bình Dương trong Vùng ĐNB (15.32%) và tăng
cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 5 năm 1996-2000 (13.5%).
Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 14.2%, cao hơn nhiều so
với mức tăng GDP bình quân của cả nước (7.01%/năm)4, là tốc độ tăng GDP cao nhất trong
Vùng ĐNB giai đoạn này, kế đến là tỉnh Bình Dương (14.1%).
Bảng 1 – GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm
Năm GDP (Tr.VND) Tốc độ tăng GDP (%)
2001 3,837,854 10.5
2002 4,268,088 11.2
2003 5,055,462 18.5
2004 5,757,121 13.9
2005 6,698,696 16.4
2006 7,874,310 17.6
2007 9,208,836 17.0
2008 10,491,422 13.9
2009 11,654,242 11.1
2010 12,988,928 11.5
2001-2005 14.1
2006-2010 14.2
2001-2010 14.1
(Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)
5
Tổng cục Thống kê (2011a)
8
Hình 2 - GDP tỉnh Tây Ninh qua các năm
GDP (Triệu VNĐ)
30.000.000
20.000.000
10.000.000
-
2001 2003 2005 2007 2009
Giá thực tế Giá so sánh
(Nguồn: Cục thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)
Bảng 2 - Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh Vùng ĐNB (giá so sánh)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010
BRVT -1.0% -6.4% 2.0% 1.2% 7.3% 0.6%
Bình Dương 15.0% 15.0% 14.9% 10.8% 14.5% 14.1%
Bình Phước 14.4% 14.7% 13.9% 10.2% 12.9% 13.2%
Đồng Nai 14.4% 15.2% 15.5% 9.4% 13.5% 13.6%
TPHCM 12.2% 12.6% 10.7% 8.6% 11.8% 11.2%
Tây Ninh 17.5% 17.0% 13.9% 11.1% 11.5% 14.2%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các số liệu trong NGTK các tỉnh năm 2010)
Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, GDP của Tây Ninh còn kém xa các tỉnh trong Vùng ĐNB
(ngoại trừ Bình Phước). Năm 2001, trong Vùng ĐNB, GDP Bình Dương đạt 4,755 tỷ đồng,
Đồng Nai 15,257 tỷ đồng, TPHCM 84,852 tỷ đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu 46,530 tỷ đồng và Tây
Ninh đạt giá trị 3,838 tỷ đồng, đứng hàng cuối cùng (nếu không tính đến tỉnh Bình Phước).
Đến năm 2006, GDP Tây Ninh đã tăng lên đáng kể 7,874 tỷ đồng, nhưng vẫn đứng hàng cuối
cùng. Và đến 2010 GDP Tây Ninh tăng đạt 12,989 tỷ đồng, nhưng vẫn còn cách các tỉnh trong
Vùng khá xa. So sánh với Bình Dương (16,370 tỷ đồng) thì khoảng cách chênh lệch về GDP
sau 10 năm phát triển lại càng rộng hơn. Với con số này, Tây Ninh phải duy trì được tốc độ
9
tăng trưởng GDP cao hơn Bình Dương 1-2%/ mới có thể bắt kịp đà phát triển của Bình Dương
trong giai đoạn tới.
Bảng 3 - So sánh GDP trong Vùng ĐNB (giá so sánh) – tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
BRVT 35,249 32,990 33,651 34,070 36,569
Bình Dương 9,758 11,225 12,896 14,292 16,370
Bình Phước 3,274 4,294 4,890 5,387 6,081
Đồng Nai 21,941 25,266 29,172 31,903 36,202
TPHCM 99,672 112,271 124,303 135,053 150,943
Tây Ninh 7,874 9,209 10,491 11,654 12,989
(Nguồn: NGTK các tỉnh năm 2010)
Hình 3 - So sánh GDP Tây Ninh và Bình Dương
GDP (Triệu VNĐ)
55.000.000
50.000.000
45.000.000
40.000.000
35.000.000
30.000.000
25.000.000
20.000.000
15.000.000
10.000.000
5.000.000
-
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tây Ninh-Giá thực tế Tây Ninh-Giá so sánh
Bình Dương-Giá thực tế Bình Dương-Giá so sánh
(Nguồn: NGTK tỉnh Tây Ninh và Bình Dương năm 2010)
10
2.1.1.2 GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người của Tây Ninh đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2001-2010. Theo giá
thực tế, năm 2010 đạt 27.1 triệu đồng6, gấp gần 3 lần so với năm 2005 (9.9 triệu đồng), gấp
hơn 6 lần so với năm 2001 (4.5 triệu đồng).
Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người giai đoạn 2002-2010 là 22.3%, cao hơn nhiều so với
tốc độ tăng của cả nước (13.1%)7. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc của tỉnh Tây Ninh
trong bối cảnh chung của cả nước.
Bảng 4 - GDP bình quân đầu người tỉnh Tây Ninh
GDP bình quân đầu người (triệu VNĐ)
Tốc độ tăng
Năm Giá thực tế Giá so sánh
Giá thực tế Giá so sánh
2001 4.5 3.9 - -
2002 5.2 4.2 14.9% 10.0%
2003 6.1 5.0 18.8% 17.2%
2004 7.7 5.6 26.0% 12.6%
2005 9.9 6.5 27.8% 15.3%
2006 11.9 7.5 20.2% 16.6%
2007 15.4 8.7 30.3% 16.2%
2008 20.5 9.9 32.4% 13.1%
2009 22.9 10.9 11.7% 10.4%
2010 27.1 12.1 18.6% 10.6%
2002-2005 21.9% 13.8%
2006-2010 22.7% 13.4%
2002-2010 22.3% 13.6%
(Nguồn: Cục Thống kê Tây Ninh (2011), NGTK tỉnh Tây Ninh năm 2010)
6
Riêng năm 2010, do có sự chênh lệch khá lớn so với số liệu ước trong NGTK Tây Ninh năm 2010, tác giả sử
dụng số liệu theo báo cáo của Chủ tịch UBND Tây Ninh Nguyễn Văn Nên trong buổi làm việc với Đoàn công tác
Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, ngày 11/8/2010.
7
Tác giả tính toán từ số liệu GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2002 đến 2010 lấy từ trang web của
World Bank: http://data.worldbank.org/indicator