Chính sách có thu phí đối với dịch vụ khuyến nông bình dương
- 85 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
Lê Thị Diệu Linh
CHÍNH SÁCH CÓ THU PHÍ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
KHUYẾN NÔNG BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
Lê Thị Diệu Linh
CHÍNH SÁCH CÓ THU PHÍ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
KHUYẾN NÔNG BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn thầy Trần Tiến Khai là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Xin cám ơn cô Đinh Vũ Trang Ngân về những đóng góp và những lời khuyên bổ ích
trong thời gian đầu làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô và Ban Quản lý Chương trình Giảng dạy Kinh
tế Fulbright đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường và trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26/4/2012
Người viết cam đoan
Lê Thị Diệu Linh
iii
TÓM TẮT
Hoạt động khuyến nông nhằm khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, canh tác hiệu quả và lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu
và phát triển nông nghiệp theo định hướng và tốc độ phát triển của Bình Dương. Với
tình hình cung cấp hiện tại, người dân được hỗ trợ về giống, vật tư để tham gia mô hình
trình diễn khuyến nông nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân, khi tham dự
một lớp tập huấn, tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được hỗ
trợ chi phí đi lại, tiền ăn…. Vì vậy khi áp dụng thu phí cho hoạt động khuyến nông do
khu vực công cung cấp là một hình thức mới đối với người dân. Liệu họ có nhu cầu sử
dụng dịch vụ khuyến nông có thu phí, chất lượng dịch vụ cung cấp hiện tại có thỏa mãn
nhu cầu hình thành nên sự sẵn lòng chi trả tiền cho dịch vụ. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu
nhu cầu của người dân đối với dịch vụ khuyến nông, lợi ích nhận được từ dịch vụ thể
hiện qua sự sẵn lòng chi trả và mức sẵn lòng chi trả của người dân. Từ đó có những
kiến nghị áp dụng chính sách có thu phí phù hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 69% nông hộ phỏng vấn sẵn lòng chi trả cho
dịch vụ khuyến nông về hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, với mức chi trả được trả lời tập trung
nhiều nhất ở mức 100.000 đồng/lần tư vấn; 61% sẵn lòng chi trả cho dịch vụ tập huấn
kỹ thuật nông nghiệp, với mức chi trả tập trung nhiều nhất là 200.000 đồng/lớp; 58%
sẵn lòng chi trả cho dịch vụ tham quan, với mức chi trả được trả lời tập trung nhiều nhất
ở mức 300.000 đồng/chuyến.
Thông qua kết quả hồi quy logistic và OLS giúp nhận dạng được vấn đề chính sách khi
áp dụng thu phí cho dịch vụ khuyến nông.
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP ............................................................................... viii
Chương 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh chính sách ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Kết cấu luận văn .................................................................................................... 3
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về hàng hóa công và phí sử dụng ................................................... 4
2.2. Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả ................................................................. 6
2.3. Các nghiên cứu về dịch vụ khuyến nông có thu phí và mức sẵn lòng chi trả ............ 6
2.4. Khung phân tích .................................................................................................... 9
2.5. Phương pháp hồi quy logistic và hồi quy OLS ..................................................... 11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 13
3.1 Tình hình chung về hoạt động khuyến nông và dịch vụ có thu phí ........................ 13
3.1.1. Hoạt động khuyến nông Việt Nam và xu hướng dịch vụ có thu phí ................... 13
3.1.2. Trường hợp có thu phí khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh ............................ 14
3.2 Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của khuyến nông Bình Dương .............. 16
3.2.1. Tình hình cung cấp các chương trình hoạt động khuyến nông ........................... 16
3.2.2. Nhận xét đặc điểm của hàng hóa khuyến nông do khu vực công cung cấp ......... 18
3.2.3. Đánh giá sự tác động thay đổi của khoa học kỹ thuật đến người dân ................. 21
3.3 Kết quả khảo sát sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ có thu phí ....... 25
3.3.1. Các đặc trưng về sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với hoạt động khuyến
nông có thu phí ........................................................................................................... 25
v
3.3.2. Kết quả hồi quy sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ khuyến nông có
thu phí ........................................................................................................................ 27
3.3.3. Kết luận ............................................................................................................ 29
3.4 Kết quả hồi quy mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ có thu phí...... 29
3.4.1. Thống kê mô tả số liệu ...................................................................................... 29
3.4.2. Kết quả chạy hồi quy OLS ................................................................................ 30
3.4.3. Kết luận ............................................................................................................ 31
Chương 4. KẾT LUẬN .............................................................................................. 32
4.1 Kết luận và gợi ý chính sách ................................................................................. 32
4.2 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 34
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 36
Phụ lục 1. Thống kê các chương trình hoạt động khuyến nông đến năm 2011 ........... 36
Phụ lục 2. Thống kê trình độ chuyên môn các phòng trạm KNBD ............................. 36
Phụ lục 3. Thống kê số cơ sở cung cấp giống và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thú
y hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương .................................................................. 37
Phụ lục 4. Mô tả các đơn vị cung cấp dịch vụ khuyến nông....................................... 38
Phụ lục 5. Kết quả phỏng vấn nông hộ về sự sẵn lòng chi trả .................................... 39
Phụ lục 6. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng dịch vụ 1 và kỹ thuật .......... 45
Phụ lục 7. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng dịch vụ 1 và năng suất ....... 46
Phụ lục 8. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng dịch vụ 1 và thu nhập ........ 47
Phụ lục 9. Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự sẵn lòng chi trả ......... 48
Phụ lục 10. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự sẵn lòng chi trả ..................... 50
Phụ lục 11. Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu dịch vụ kỹ thuật và sự sẵn lòng trả .. 52
Phụ lục 12. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng và sự sẵn lòng chi trả ......... 54
Phụ lục 13. Kiểm định mối quan hệ giữa độ tuổi, kinh nghiệm, đất sở hữu, doanh thu
cây trồng, vật nuôi và thu nhập nông nghiệp với sự sẵn lòng chi trả ............................. 56
Phụ lục 14. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến độ tuổi, số năm kinh nghiệm, diện
tích đất sở hữu, doanh thu cây trồng, vật nuôi, thu nhập nông nghiệp, quy mô nông hộ
và mức sẵn lòng chi trả ............................................................................................... 60
Phụ lục 15. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy logistic sự sẵn lòng chi trả của người
dân đối với dịch vụ khuyến nông ................................................................................ 61
vi
Phụ lục 16. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy OLS về mức sẵn lòng chi trả đối với
dịch vụ khuyến nông ................................................................................................. 66
Phụ lục 17. Phiếu điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp và nhu cầu về hoạt động
khuyến nông ............................................................................................................... 71
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ Thực Vật
CNTS Chăn nuôi thủy sản
ĐH Đại học
KHKT Khoa Học Kỹ Thuật
KHTC Kế hoạch tài chính
KNBD Khuyến Nông Bình Dương
NĐ-CP Nghị Định - Chính Phủ
OLS (Ordinary Least Squares Estimators)
Phương pháp bình phương tối thiểu
TC Trung cấp
TCHC Tổ chức Hành Chính
THCS Trung Học Cơ Sở
THPT Trung học Phổ Thông
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTLN Trồng trọt Lâm nghiệp
TTTVDV Thông tin Tư vấn Dịch vụ
WTP (Willing to Pay)
Sẵn lòng trả
WTPi Mức sẵn lòng chi trả
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại theo đặc tính kinh tế của thông tin hàng hóa khuyến nông ............... 4
Bảng 2.2 Các hình thức tài trợ công-tư cho dịch vụ khuyến nông .................................. 5
Bảng 3.1 Mô tả tài trợ, cung cấp mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ........ 18
Bảng 3.2 Thống kê về sự sẵn lòng chi trả dịch vụ khuyến nông có thu phí ................... 22
Bảng 3.3 Thống kê mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ khuyến nông .. 25
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình 2.1 Khung phân tích ............................................................................................ 10
Hình 3.1 Tác động thay đổi tăng kỹ thuật với mức độ hài lòng dịch vụ khuyến nông .... 23
Hình 3.2 Mô tả ước tính phần trăm tăng thu nhập của nông hộ được phỏng vấn........... 24
Hộp 1. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của TP.HCM về dịch vụ có thu phí ........ 14
1
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh chính sách
Hoạt động khuyến nông được xem như một hàng hóa công do khu vực công cung cấp
và nguồn tài trợ chính bởi ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, nguồn
tài trợ trong nông nghiệp giảm dần và có khuynh hướng xã hội hóa hoạt động khuyến
nông để thay thế nguồn tài trợ từ ngân sách. Điển hình các nguồn tài trợ thay thế ngân
sách: có các thay đổi về thể chế hoạt động cung cấp dịch vụ, thực hiện thu hồi chi phí
sử dụng, tiến hành tư nhân hóa và thương mại hóa dịch vụ khuyến nông (Wilson,
Hercus, Legouis, Maalouf, Contado và Adhikarya, trích trong Dinar, 1996).
Khuyến nông Việt Nam, cơ chế xã hội hóa dịch vụ khuyến nông quy định trong nghị
định 56/2005/NĐ-CP và được thay thế bởi nghị định 02/2011/NĐ-CP về hoạt động
khuyến nông. Cụ thể khuyến khích hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông và nguồn
kinh phí hoạt động có thể thu từ hoạt động tư vấn dịch vụ khuyến nông; thu từ tài trợ và
đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; và từ các nguồn thu hợp pháp
khác trong quy định…. Với cơ chế khuyến khích này, một số tỉnh thành đã triển khai
thực hiện công tác tư vấn, dịch vụ khuyến nông có thu phí. Tuy nhiên việc phát triển
hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông còn nhiều hạn chế, phụ thuộc vào nhu cầu
người dân, chất lượng đáp ứng của dịch vụ… và nhất là xu hướng diện tích đất nông
nghiệp đang thu hẹp, đầu tư cho nông nghiệp giảm so với sự phát triển của công nghiệp
và đô thị. Chính vì vậy, tạo nên áp lực về việc áp dụng chính sách có thu phí đối với
Trung tâm Khuyến nông các tỉnh thành để tìm kiếm nguồn thu thay thế cho việc tài trợ
từ ngân sách.
Trong bối cảnh người nông dân được khuyến khích hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
thông qua các chương trình, dự án khuyến nông. Người dân được hỗ trợ về giống, một
phần vật tư nông nghiệp đầu vào và tư vấn kỹ thuật miễn phí các thông tin, kiến thức về
nông nghiệp…. Liệu người dân có nhu cầu về dịch vụ khuyến nông có thu phí hay
không, họ có sẵn lòng để chi trả tiền cho dịch vụ khuyến nông không, và mức sẵn lòng
chi trả của người dân là bao nhiêu cho dịch vụ này…. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu
của người dân đối với dịch vụ khuyến nông hiện tại để xem xét việc áp dụng chính sách
2
khuyến nông có thu phí tại Bình Dương thông qua tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả là một
vấn đề chính sách cần nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về phía nhu cầu của người dân đối với dịch vụ khuyến nông
có thu phí. Với mục tiêu nhằm tìm ra định hướng cho chính sách khuyến nông có thu
phí của Bình Dương trong bối cảnh hiện tại.
Đề tài tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nhu cầu của người dân đối với dịch vụ khuyến nông hiện tại và chất lượng dịch vụ
có đáp ứng được với nhu cầu của người dân hay không?
- Người dân có sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khuyến nông có thu phí của KNBD hay
không và mức chi trả là bao nhiêu cho dịch vụ?
Từ đó tìm ra giải pháp đề xuất cho chính sách thu phí của dịch vụ khuyến nông.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng có định hướng đối tượng là những hộ tham
gia hoạt động khuyến nông với ba hoạt động chính: đó là hoạt động chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật thông qua mô hình trình diễn; hoạt động tập huấn hỗ trợ kiến thức về nông
nghiệp và hoạt động tham quan hỗ trợ về thông tin nông nghiệp cho người dân. Chọn
mẫu đại diện các lĩnh vực chăn nuôi, cây trồng và thủy sản theo thế mạnh của tỉnh Bình
Dương (trong đó cây trồng là cây cao su, rau màu, vật nuôi là heo, gà và thủy sản là cá).
Và đại diện cho khu vực chuyển giao tiến bộ KHKT từ KNBD cho các huyện, thị còn
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (gồm các huyện thị như: Phú Giáo, Dầu Tiếng,
Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một). Với việc thiết kế nghiên cứu và
cách tiến hành điều tra xem chi tiết phụ lục 5.
Nghiên cứu tiến hành phân tích từ phía cung đánh giá sơ lược về hoạt động KNBD hiện
tại. Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp, phỏng vấn sâu nắm bắt các thông tin về dịch
vụ khuyến nông, phân tích định tính trường hợp khuyến nông TP.HCM (thông qua việc
tham khảo một số ý kiến chuyên gia việc thực hiện dịch vụ khuyến nông có thu phí).
Phỏng vấn nông hộ tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ khuyến nông, đánh giá chất lượng
dịch vụ khuyến nông cung cấp hiện tại thông qua thang đo về sự hài lòng của người dân
đối với dịch vụ cung cấp. Sử dụng phương pháp ước lượng mức sẵn lòng chi trả để xem
3
xét khả năng cung cấp dịch vụ, cũng như đánh giá được cảm nhận người dân về dịch
vụ, từ đó có sự sẵn lòng chi trả và mức giá chi trả hợp lý so với giá trị mà hoạt động
khuyến nông đem lại.
Trên cơ sở tổng hợp các phân tích đánh giá từ phía cầu kết hợp với các nội dung phân
tích ở trên và đề xuất chính sách cho hoạt động khuyến nông có thu phí.
1.4 Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày theo bốn chương như sau:
Chương 1 giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, bao gồm bối cảnh chính sách, câu hỏi
chính sách, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp thực hiện
Chương 2 cơ sở lý thuyết, trình bày một số nghiên cứu trước về dịch vụ khuyến nông có
thu phí và mức sẵn lòng chi trả, cơ sở lý thuyết và khung phân tích.
Chương 3 nội dung và kết quả nghiên cứu, với nội dung nghiên cứu về tình hình chung
của hoạt động khuyến nông Việt Nam và xu hướng cung cấp dịch vụ có thu phí. Phân
tích trường hợp TP.HCM và bài học kinh nghiệm. Phân tích và đánh giá tình hình cung
cấp các chương trình hoạt động của KNBD, đánh giá về khả năng tiến hành cung cấp
dịch vụ có thu phí so với nhu cầu của người dân. Trình bày kết quả nghiên cứu về mức
sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ có thu phí của người dân, gợi ý chính sách khuyến nông
có thu phí.
Chương 4 kết luận kết hợp những phân tích, đánh giá từ các chương trước để khuyến
nghị về chính sách khuyến nông.
4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về hàng hóa công và phí sử dụng
Khái niệm hàng hóa công cộng được đề cập trong các nghiên cứu của của Dina L.Umali
và Lisa Schwartz (1994), Jock R. Anderson và Gershon Feder (2003) về dịch vụ khuyến
nông. Dựa trên đặc tính cạnh tranh và loại trừ trong kinh tế để phân loại cho dịch vụ
khuyến nông là hàng hóa công cộng hay tư nhân. Phân loại hàng hóa theo hai loại thuộc
tính cạnh tranh và loại trừ trong kinh tế đối với thông tin trong nông nghiệp được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Phân loại theo thuộc tính kinh tế của thông tin hàng hóa khuyến nông
Loại trừ
Thuộc tính
Thấp Cao
Thấp Hàng hóa công cộng Hàng hóa có thu phí
(Public goods). (Toll Goods)
-Thông tin truyền thông đại chúng -Nhạy cảm với thời điểm sản
-Thời điểm sản xuất không nhạy xuất, tiếp thị, quản lý thông tin.
cảm, tiếp thị, và quản lý
thông tin ứng dụng rộng rãi.
Cạnh
Cao Hàng hóa sử dụng nguồn lực Hàng hóa tư nhân
tranh
chung (Common pool goods). (Private goods).
-Thông tin được thể hiện trong -Thông tin được được thể hiện
nguồn tài nguyên sẵn có ở địa trong đầu vào thương mại sẵn
phương hoặc các yếu tố đầu vào. có.
-Thông tin về phát triển tổ chức -Thông tin cụ thể hoặc tư vấn
khách hàng.
Nguồn: Tham khảo từ Dina L.Umali và Lisa Schwartz (1994).
Sự cạnh tranh và loại trừ cao đối với hàng hóa tư nhân và thấp đối với hàng hoá công
cộng. Các dịch vụ hàng hóa có thu phí, đặc trưng bởi loại trừ cao và sự cạnh tranh thấp,
khi một số người sử dụng có thể được loại trừ khỏi sự tiếp cận, mặc dù những giá trị
hàng hóa đó cho người sử dụng không hề giảm đi bởi việc sử dụng của những người
khác. Hàng hóa sử dụng nguồn lực chung được sử dụng phổ biến, đặc trưng bởi loại trừ
5
thấp và cạnh tranh cao. Do hai thuộc tính của hàng hóa công đã dẫn đến tình trạng
người ăn theo, nên ngoài các đặc tính cạnh tranh và loại trừ, các hàng hóa khuyến nông
được tài trợ bởi các khu vực công-tư khác nhau hình thành nên các loại hình dịch vụ
khuyến nông sau:
Bảng 2.2 Các hình thức tài trợ công-tư cho dịch vụ khuyến nông
Cung cấp Tài chính
Công (thuế) Tư
- Khuyến nông truyền thống - Khuyến nông có thu phí
Công
- Hợp đồng với thể chế công
- Trợ cấp cho các nhà cung cấp - Dịch vụ tư vấn thương mại
dịch vụ khuyến nông - Cung cấp thông tin mua bán đầu
Tài - Hợp đồng tài trợ công cho vào
trợ dịch vụ khuyến nông - Hợp đồng khuyến nông cung cấp
Tư
cho người trồng
- Quảng cáo trên báo chí, phát thanh,
truyền hình, tạp chí
- Bán báo, tạp chí
Nguồn: Tham khảo Alex, Zijp and Byerlee( 2002) trích bởi Jock R. Anderson and Gershon Feder (2003) p.11
Phí sử dụng
Việc áp dụng mức phí cho dịch vụ khuyến nông cần dựa trên đặc điểm của hàng hóa mà
khu vực nhà nước hay tư nhân tham gia cung cấp. Với nguồn ngân sách là có hạn thì
hàng hóa khuyến nông cung cấp bởi khu vực nhà nước ở Việt Nam là một loại hàng hóa
công không thuần túy.
Theo Đặng Văn Thanh (2008) mục đích của việc định giá hay định mức phí đối với
hàng hóa công không thuần túy nhằm khuyến khích sử dụng nguồn lực hiệu quả và tạo
nguồn thu cho ngân sách. Và cần có sự cân nhắc khi định giá hay tính phí sử dụng đối
với hàng hóa công: căn cứ vào tính hiệu quả, khả thi khi sử dụng phí hoặc thuế để tài
trợ cho dịch vụ khuyến nông; việc tạo nguồn thu và thu hồi chi phí có sự đánh đổi với
mục tiêu hiệu quả; và cần cân nhắc về tính công bằng để đảm bảo người dân có thể tiếp
cận được đối với dịch vụ khuyến nông.
6
2.2. Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả
Theo Nguyễn Văn Song và Vũ Thị Phương Thụy (2006) phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (Contingent valuation method - CVM) nhằm tìm hiểu khả năng bằng lòng chi trả
của khách hàng về sự thay đổi của chất lượng hàng hóa dịch vụ cũng như môi trường.
Việc áp dụng phương pháp CVM phỏng vấn trực tiếp người dân với các giả định về
dịch vụ khuyến nông sẽ áp dụng thu phí để tìm hiểu về sự sẵn lòng chi trả của người
được phỏng vấn. Qua đó nắm bắt được mức giá mà người dân sẵn lòng chi trả qua cảm
nhận của họ đối với giá trị mà hoạt động khuyến nông đem lại.
Các nghiên cứu Oladele O. I. (2008), Yapa K.D.A.J. và Ariyawardana A. (2005),
Mwaura F., Muwanika F. R. và Okoboi G. (2010) có đề cập đến phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên nhằm tìm hiểu khả năng sẵn lòng chi trả của người dân đối với sự thay đổi
đối với dịch vụ khuyến nông.
Dịch vụ khuyến nông có thu phí do khu vực công cung cấp trên địa bàn tỉnh chưa được
phổ biến áp dụng, nên nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước
lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ khuyến nông có thu phí. Với
giả định việc tiến hành thu phí cho ba loại hình dịch vụ khuyến nông hiện tại: thứ nhất
là dịch vụ tư vấn về kỹ thuật để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong các mô hình trình
diễn; hai là dịch vụ tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ
bệnh, huấn luyện nghề cho nông dân; và ba là dịch vụ tham quan giới thiệu mô hình
hiệu quả nhằm chia sẻ kiến thức kinh nghiệm nhà nông đến nhà nông.
Giả thuyết đặt ra cho hoạt động khuyến nông hiện tại sẽ tiến hành thu phí nhằm cung
cấp theo nhu cầu của hộ, cụ thể nhằm tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả như: “ông bà có sẵn
lòng để chi trả tiền tư vấn kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông hay không?”; “ông bà có
sẵn lòng đóng tiền để tham gia lớp tập huấn về nông nghiệp?”; “ông bà có sẵn lòng
đóng tiền đi tham quan hay không?” và sử dụng câu hỏi mở đối với việc nếu phải chi trả
cho các dịch vụ khuyến nông thì “mức sẵn lòng chi trả tối đa của ông bà là bao nhiêu?”.
2.3. Các nghiên cứu trước về dịch vụ khuyến nông có thu phí và mức sẵn lòng chi trả
Dịch vụ khuyến nông được đề cập từ năm 1996, trong nghiên cứu của Ariel Dinar
(1996) tổng hợp kinh nghiệm thương mại hóa khuyến nông như sau: Việc thương mại
hóa dịch vụ khuyến nông được diễn ra ở các nước phát triển và cả đang phát triển
7
(OECD, LeGouis, trích bởi Ariel Dinar, 1996). Đáp ứng với xu hướng cắt giảm ngân
quỹ dành cho khuyến nông có các lựa chọn được tranh luận trong việc tài trợ cho dịch
vụ khuyến nông. Điều đó bao gồm việc thay đổi thể chế, bắt đầu việc thu hồi chi phí,
thương mại hóa và tư nhân hóa. Các phân tích định tính bởi các chuyên gia khuyến
nông (Wilson, Hercus, Legouis, Maalouf, Contado & Adhikarya, trích bởi Ariel Dinar,
1996) tóm tắt nhấn mạnh xu hướng dịch vụ khuyến nông có thể hướng theo nhu cầu
(Wilson, trích bởi Ariel Dinar, 1996).
Nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả còn có nghiên cứu của Yapa K.D.A.J. và
Ariyawardana A.(2005), nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu các nhà sản xuất trà quy
mô nhỏ sẵn sàng để trả cho dịch vụ khuyến nông, với các mục tiêu của phân tích dựa
trên lệ phí và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sẵn lòng chi trả của họ. Trong mô hình
nghiên cứu sử dụng các biến như tuổi, giới tính, học vấn, kinh nghiệm, diện tích đất,
quy mô gia đình, tỷ lệ thu nhập từ trà so với tổng thu nhập của nông hộ nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khuyến nông. Kết quả của mô
hình hồi quy với số lượng 100 mẫu và ở mức ý nghĩa 5% thì bảy biến sử dụng chỉ có hai
biến là biến kinh nghiệm và tỷ lệ thu nhập từ trà trên tổng thu nhập hộ có ý nghĩa tác
động đến sự sẵn lòng chi trả. Thu nhập thấp có thể là lý do để giải thích về tỷ lệ sẵn
lòng chi trả cho dịch vụ thấp là 24% so với số nông hộ không đồng ý chi trả, và nghiên
cứu nhận thấy rằng chính phủ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ
khuyến nông cho nông hộ trà.
Nghiên cứu của Richard Foti và các cộng sự (2007), xác định nhu cầu của nông đan đối
với dịch vụ có thu phí khuyến nông ở Zimbabwe, nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy
logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân đối
với dịch vụ có thu phí của khuyến nông. Với 120 mẫu được chọn lọc từ đại diện 4
huyện của Zimbabwe, mỗi huyện là 30 hộ. Các yếu tố về đặc tính của nông hộ: về giới
tính, tuổi, tham gia huấn luyện, sở hữu đất, quy mô nông hộ, mức độ thương mại hóa
cây trồng, vật nuôi, khu vực, nuôi cừu, nuôi dê, nuôi gà, trồng bông sợi có ý nghĩa tác
động đến sự sẵn lòng trả của nông hộ ở mức ý nghĩa 5% và với độ phù hợp của mô hình
R2 hiệu chỉnh là 49%.
8
Nghiên cứu của tác giả Oladele O.I (2008) xem xét các yếu tố xác định mức sẵn lòng
chi trả của người nông dân cho dịch vụ khuyến nông ở Bang Oyo, Nigeria. Kết quả cho
thấy rằng 30% số người được hỏi sẵn sàng trả cho các dịch vụ khuyến nông, trong tổng
số mẫu 200 hộ. Các biến sử dụng trong nghiên cứu gồm tuổi tác, giới tính, trình độ học
vấn, quy mô trang trại, kinh nghiệm nuôi trồng, quyền sử dụng đất, thu nhập và tỷ lệ
các loại nuôi, trồng bán ra là các yếu tố quyết định quan trọng cho việc sẵn sàng trả tiền
cho các dịch vụ khuyến nông. Đây cũng là các biến tham khảo trong việc lập bảng hỏi
của đề tài và chạy mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ
khuyến nông có thu phí.
Nghiên cứu của Dilek Bostan Budak và các cộng sự (2010) về nhu cầu người chăn nuôi
gia súc và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ khuyến nông tại tỉnh Adana Thổ Nhĩ Kỳ. Sử
dụng dữ liệu khảo sát của các nhà sản xuất nông nghiệp với số mẫu là 80 hộ chiếm tỷ lệ
15% trong 540 hộ của 6 xã ở Adana, năm 2005. Phương pháp xác định giá trị ngẫu
nhiên được sử dụng để đo lường sự sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ khuyến nông, với các
biến độc lập sử dụng là số đầu gia súc nuôi, ngành chăn nuôi/trồng trọt, thị trường,
khoảng cách, loại hình chuyên canh/hỗn hợp, học vấn, tuổi. Trong nghiên cứu nhắm đến
nhu cầu sản xuất đối với dịch vụ khuyến nông, người phỏng vấn được hỏi về sự sẵn
sàng trả một mức giá cho một dịch vụ khuyến nông được cung cấp. Nghiên cứu xác
định 52,5% sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ khuyến nông. Sản xuất, giáo dục không có
hiệu quả tác động đối với sự sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ khuyến nông, trong khi số
lượng kích thước đàn đã có một mối quan hệ tích cực với sự sẵn lòng để chi trả.
Ngoài ra, có các nghiên cứu của John C. Whitehead và các cộng sự (2000), Mwaura F.,
Mwanika F.R. và Okoboi G. (2010) có sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và
hồi quy logistic để tìm hiểu về sự sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ khuyến nông.
Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ khuyến nông trong nước chưa
nhiều, chỉ có nghiên cứu về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công trong ngành
nông nghiệp của tổ chức Helvetas khảo sát tại Cao Bằng và Hòa Bình năm 2010.
Nghiên cứu của Helvatas nhằm tìm hiểu hiệu quả đến từ các dịch vụ công trong nông
nghiệp cung cấp cho người dân, đồng thời đánh giá kết quả phục vụ của khu vực công
trong nông nghiệp thay đổi như thế nào trong giai đoạn triển khai của dự án của
Helvetas.
9
2.4. Khung phân tích
Dịch vụ khuyến nông cung cấp cho người dân cần căn cứ vào cung và cầu của thị
trường, nhất là khi dịch vụ khuyến nông tiến hành có thu phí theo Ariel Dinar (1996)
cần phải cung cấp dịch vụ hướng theo nhu cầu.
1) Nghiên cứu tiến hành phân tích từ phía cung là khu vực khuyến nông nhà nước
cung cấp: phân tích về tình hình cung cấp các dịch vụ khuyến nông, đối tượng phục
vụ chủ yếu,… liệu việc tiến hành chính sách khuyến nông thu phí có phù hợp, và
có phù hợp với nhu cầu của người dân.
2) Về phía cầu, tiến hành điều tra phỏng vấn nông hộ để tìm hiểu nhu cầu của người
dân về dịch vụ cung cấp hiện tại, sự hài lòng của người dân về dịch vụ thể hiệu quả
của hoạt động khuyến nông đem lại. Nghiên cứu phân tích sự tác động qua lại giữa
nhu cầu sử dụng của người sản xuất đối với khu vực nhà nước cung cấp nhằm có
những thay đổi dịch vụ phù hợp.
Đánh giá về chất lượng của hoạt động khuyến nông hiệu quả thể hiện ở sự khác
biệt về kỹ thuật sản xuất, về năng suất/sản lượng, hay tăng được thu nhập qua phần
trăm tác động của khuyến nông do người dân tự ước tính đối với dịch vụ.
Lợi ích từ hiệu quả của hoạt động khuyến nông mang lại cho nông hộ thể hiện ở sự
tăng thu nhập và mức độ hài lòng của người dân. Từ sự hài lòng của người dân
hình thành nên nhu cầu đối với dịch vụ và sẽ dẫn đến sự sẵn lòng chi trả và mức chi
trả cho dịch vụ khuyến nông.
3) Theo nghiên cứu của Oladele O.I (2008), mức sẵn lòng khác nhau tùy thuộc vào
đặc trưng của nông hộ về kinh nghiệm sản xuất, tuổi tác, giới tính, trình độ học
vấn, quy mô nông hộ, thu nhập nông nghiệp của nông hộ…. Các biến đặc trưng của
nông hộ trên là các biến Xi được xây dựng để tiến hành ước lượng mức sẵn lòng
chi trả WTPi.
Nghiên cứu tìm hiểu về sự sẵn lòng và mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với
dịch vụ khuyến nông khi áp dụng có thu phí, từ đó có những khuyến nghị về chính
sách khuyến nông có thu phí cho KNBD.
10
Hình 2.1 Khung phân tích
Lý thuyết
Dịch vụ KN
NHÀ NƯỚC
YÊU CẦU DỊCH VỤ
Nhu cầu sử dụng dịch
NGƯỜI SẢN XUẤT
vụ KN
Thay đổi về Thay đổi về sản lượng,
Thay đổi thu
kỹ thuật sản xuất năng suất, chất lượng
nhập
Lợi ích/ Hài lòng/ Thu nhập tăng thêm (Xi)
Sẵn lòng trả (Yi)
(Xi)
Tuổi /giới tính
Kinh nghiệm
Trình độ học vấn
Quy mô nông hộ
Diện tích đất sở hữu
Thu nhập nông nghiệp…
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
Lê Thị Diệu Linh
CHÍNH SÁCH CÓ THU PHÍ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
KHUYẾN NÔNG BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
Lê Thị Diệu Linh
CHÍNH SÁCH CÓ THU PHÍ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
KHUYẾN NÔNG BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 603114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn thầy Trần Tiến Khai là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Xin cám ơn cô Đinh Vũ Trang Ngân về những đóng góp và những lời khuyên bổ ích
trong thời gian đầu làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô và Ban Quản lý Chương trình Giảng dạy Kinh
tế Fulbright đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường và trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26/4/2012
Người viết cam đoan
Lê Thị Diệu Linh
iii
TÓM TẮT
Hoạt động khuyến nông nhằm khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, canh tác hiệu quả và lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu
và phát triển nông nghiệp theo định hướng và tốc độ phát triển của Bình Dương. Với
tình hình cung cấp hiện tại, người dân được hỗ trợ về giống, vật tư để tham gia mô hình
trình diễn khuyến nông nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân, khi tham dự
một lớp tập huấn, tham quan học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả được hỗ
trợ chi phí đi lại, tiền ăn…. Vì vậy khi áp dụng thu phí cho hoạt động khuyến nông do
khu vực công cung cấp là một hình thức mới đối với người dân. Liệu họ có nhu cầu sử
dụng dịch vụ khuyến nông có thu phí, chất lượng dịch vụ cung cấp hiện tại có thỏa mãn
nhu cầu hình thành nên sự sẵn lòng chi trả tiền cho dịch vụ. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu
nhu cầu của người dân đối với dịch vụ khuyến nông, lợi ích nhận được từ dịch vụ thể
hiện qua sự sẵn lòng chi trả và mức sẵn lòng chi trả của người dân. Từ đó có những
kiến nghị áp dụng chính sách có thu phí phù hợp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 69% nông hộ phỏng vấn sẵn lòng chi trả cho
dịch vụ khuyến nông về hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, với mức chi trả được trả lời tập trung
nhiều nhất ở mức 100.000 đồng/lần tư vấn; 61% sẵn lòng chi trả cho dịch vụ tập huấn
kỹ thuật nông nghiệp, với mức chi trả tập trung nhiều nhất là 200.000 đồng/lớp; 58%
sẵn lòng chi trả cho dịch vụ tham quan, với mức chi trả được trả lời tập trung nhiều nhất
ở mức 300.000 đồng/chuyến.
Thông qua kết quả hồi quy logistic và OLS giúp nhận dạng được vấn đề chính sách khi
áp dụng thu phí cho dịch vụ khuyến nông.
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP ............................................................................... viii
Chương 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh chính sách ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Kết cấu luận văn .................................................................................................... 3
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý thuyết về hàng hóa công và phí sử dụng ................................................... 4
2.2. Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả ................................................................. 6
2.3. Các nghiên cứu về dịch vụ khuyến nông có thu phí và mức sẵn lòng chi trả ............ 6
2.4. Khung phân tích .................................................................................................... 9
2.5. Phương pháp hồi quy logistic và hồi quy OLS ..................................................... 11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 13
3.1 Tình hình chung về hoạt động khuyến nông và dịch vụ có thu phí ........................ 13
3.1.1. Hoạt động khuyến nông Việt Nam và xu hướng dịch vụ có thu phí ................... 13
3.1.2. Trường hợp có thu phí khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh ............................ 14
3.2 Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của khuyến nông Bình Dương .............. 16
3.2.1. Tình hình cung cấp các chương trình hoạt động khuyến nông ........................... 16
3.2.2. Nhận xét đặc điểm của hàng hóa khuyến nông do khu vực công cung cấp ......... 18
3.2.3. Đánh giá sự tác động thay đổi của khoa học kỹ thuật đến người dân ................. 21
3.3 Kết quả khảo sát sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ có thu phí ....... 25
3.3.1. Các đặc trưng về sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với hoạt động khuyến
nông có thu phí ........................................................................................................... 25
v
3.3.2. Kết quả hồi quy sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ khuyến nông có
thu phí ........................................................................................................................ 27
3.3.3. Kết luận ............................................................................................................ 29
3.4 Kết quả hồi quy mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ có thu phí...... 29
3.4.1. Thống kê mô tả số liệu ...................................................................................... 29
3.4.2. Kết quả chạy hồi quy OLS ................................................................................ 30
3.4.3. Kết luận ............................................................................................................ 31
Chương 4. KẾT LUẬN .............................................................................................. 32
4.1 Kết luận và gợi ý chính sách ................................................................................. 32
4.2 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 34
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 36
Phụ lục 1. Thống kê các chương trình hoạt động khuyến nông đến năm 2011 ........... 36
Phụ lục 2. Thống kê trình độ chuyên môn các phòng trạm KNBD ............................. 36
Phụ lục 3. Thống kê số cơ sở cung cấp giống và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thú
y hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương .................................................................. 37
Phụ lục 4. Mô tả các đơn vị cung cấp dịch vụ khuyến nông....................................... 38
Phụ lục 5. Kết quả phỏng vấn nông hộ về sự sẵn lòng chi trả .................................... 39
Phụ lục 6. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng dịch vụ 1 và kỹ thuật .......... 45
Phụ lục 7. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng dịch vụ 1 và năng suất ....... 46
Phụ lục 8. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng dịch vụ 1 và thu nhập ........ 47
Phụ lục 9. Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự sẵn lòng chi trả ......... 48
Phụ lục 10. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và sự sẵn lòng chi trả ..................... 50
Phụ lục 11. Kiểm định mối quan hệ giữa nhu cầu dịch vụ kỹ thuật và sự sẵn lòng trả .. 52
Phụ lục 12. Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ hài lòng và sự sẵn lòng chi trả ......... 54
Phụ lục 13. Kiểm định mối quan hệ giữa độ tuổi, kinh nghiệm, đất sở hữu, doanh thu
cây trồng, vật nuôi và thu nhập nông nghiệp với sự sẵn lòng chi trả ............................. 56
Phụ lục 14. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến độ tuổi, số năm kinh nghiệm, diện
tích đất sở hữu, doanh thu cây trồng, vật nuôi, thu nhập nông nghiệp, quy mô nông hộ
và mức sẵn lòng chi trả ............................................................................................... 60
Phụ lục 15. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy logistic sự sẵn lòng chi trả của người
dân đối với dịch vụ khuyến nông ................................................................................ 61
vi
Phụ lục 16. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy OLS về mức sẵn lòng chi trả đối với
dịch vụ khuyến nông ................................................................................................. 66
Phụ lục 17. Phiếu điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp và nhu cầu về hoạt động
khuyến nông ............................................................................................................... 71
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ Thực Vật
CNTS Chăn nuôi thủy sản
ĐH Đại học
KHKT Khoa Học Kỹ Thuật
KHTC Kế hoạch tài chính
KNBD Khuyến Nông Bình Dương
NĐ-CP Nghị Định - Chính Phủ
OLS (Ordinary Least Squares Estimators)
Phương pháp bình phương tối thiểu
TC Trung cấp
TCHC Tổ chức Hành Chính
THCS Trung Học Cơ Sở
THPT Trung học Phổ Thông
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTLN Trồng trọt Lâm nghiệp
TTTVDV Thông tin Tư vấn Dịch vụ
WTP (Willing to Pay)
Sẵn lòng trả
WTPi Mức sẵn lòng chi trả
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại theo đặc tính kinh tế của thông tin hàng hóa khuyến nông ............... 4
Bảng 2.2 Các hình thức tài trợ công-tư cho dịch vụ khuyến nông .................................. 5
Bảng 3.1 Mô tả tài trợ, cung cấp mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ........ 18
Bảng 3.2 Thống kê về sự sẵn lòng chi trả dịch vụ khuyến nông có thu phí ................... 22
Bảng 3.3 Thống kê mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ khuyến nông .. 25
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình 2.1 Khung phân tích ............................................................................................ 10
Hình 3.1 Tác động thay đổi tăng kỹ thuật với mức độ hài lòng dịch vụ khuyến nông .... 23
Hình 3.2 Mô tả ước tính phần trăm tăng thu nhập của nông hộ được phỏng vấn........... 24
Hộp 1. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của TP.HCM về dịch vụ có thu phí ........ 14
1
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh chính sách
Hoạt động khuyến nông được xem như một hàng hóa công do khu vực công cung cấp
và nguồn tài trợ chính bởi ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, nguồn
tài trợ trong nông nghiệp giảm dần và có khuynh hướng xã hội hóa hoạt động khuyến
nông để thay thế nguồn tài trợ từ ngân sách. Điển hình các nguồn tài trợ thay thế ngân
sách: có các thay đổi về thể chế hoạt động cung cấp dịch vụ, thực hiện thu hồi chi phí
sử dụng, tiến hành tư nhân hóa và thương mại hóa dịch vụ khuyến nông (Wilson,
Hercus, Legouis, Maalouf, Contado và Adhikarya, trích trong Dinar, 1996).
Khuyến nông Việt Nam, cơ chế xã hội hóa dịch vụ khuyến nông quy định trong nghị
định 56/2005/NĐ-CP và được thay thế bởi nghị định 02/2011/NĐ-CP về hoạt động
khuyến nông. Cụ thể khuyến khích hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông và nguồn
kinh phí hoạt động có thể thu từ hoạt động tư vấn dịch vụ khuyến nông; thu từ tài trợ và
đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; và từ các nguồn thu hợp pháp
khác trong quy định…. Với cơ chế khuyến khích này, một số tỉnh thành đã triển khai
thực hiện công tác tư vấn, dịch vụ khuyến nông có thu phí. Tuy nhiên việc phát triển
hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông còn nhiều hạn chế, phụ thuộc vào nhu cầu
người dân, chất lượng đáp ứng của dịch vụ… và nhất là xu hướng diện tích đất nông
nghiệp đang thu hẹp, đầu tư cho nông nghiệp giảm so với sự phát triển của công nghiệp
và đô thị. Chính vì vậy, tạo nên áp lực về việc áp dụng chính sách có thu phí đối với
Trung tâm Khuyến nông các tỉnh thành để tìm kiếm nguồn thu thay thế cho việc tài trợ
từ ngân sách.
Trong bối cảnh người nông dân được khuyến khích hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
thông qua các chương trình, dự án khuyến nông. Người dân được hỗ trợ về giống, một
phần vật tư nông nghiệp đầu vào và tư vấn kỹ thuật miễn phí các thông tin, kiến thức về
nông nghiệp…. Liệu người dân có nhu cầu về dịch vụ khuyến nông có thu phí hay
không, họ có sẵn lòng để chi trả tiền cho dịch vụ khuyến nông không, và mức sẵn lòng
chi trả của người dân là bao nhiêu cho dịch vụ này…. Vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu
của người dân đối với dịch vụ khuyến nông hiện tại để xem xét việc áp dụng chính sách
2
khuyến nông có thu phí tại Bình Dương thông qua tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả là một
vấn đề chính sách cần nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về phía nhu cầu của người dân đối với dịch vụ khuyến nông
có thu phí. Với mục tiêu nhằm tìm ra định hướng cho chính sách khuyến nông có thu
phí của Bình Dương trong bối cảnh hiện tại.
Đề tài tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nhu cầu của người dân đối với dịch vụ khuyến nông hiện tại và chất lượng dịch vụ
có đáp ứng được với nhu cầu của người dân hay không?
- Người dân có sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khuyến nông có thu phí của KNBD hay
không và mức chi trả là bao nhiêu cho dịch vụ?
Từ đó tìm ra giải pháp đề xuất cho chính sách thu phí của dịch vụ khuyến nông.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng có định hướng đối tượng là những hộ tham
gia hoạt động khuyến nông với ba hoạt động chính: đó là hoạt động chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật thông qua mô hình trình diễn; hoạt động tập huấn hỗ trợ kiến thức về nông
nghiệp và hoạt động tham quan hỗ trợ về thông tin nông nghiệp cho người dân. Chọn
mẫu đại diện các lĩnh vực chăn nuôi, cây trồng và thủy sản theo thế mạnh của tỉnh Bình
Dương (trong đó cây trồng là cây cao su, rau màu, vật nuôi là heo, gà và thủy sản là cá).
Và đại diện cho khu vực chuyển giao tiến bộ KHKT từ KNBD cho các huyện, thị còn
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh (gồm các huyện thị như: Phú Giáo, Dầu Tiếng,
Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một). Với việc thiết kế nghiên cứu và
cách tiến hành điều tra xem chi tiết phụ lục 5.
Nghiên cứu tiến hành phân tích từ phía cung đánh giá sơ lược về hoạt động KNBD hiện
tại. Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp, phỏng vấn sâu nắm bắt các thông tin về dịch
vụ khuyến nông, phân tích định tính trường hợp khuyến nông TP.HCM (thông qua việc
tham khảo một số ý kiến chuyên gia việc thực hiện dịch vụ khuyến nông có thu phí).
Phỏng vấn nông hộ tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ khuyến nông, đánh giá chất lượng
dịch vụ khuyến nông cung cấp hiện tại thông qua thang đo về sự hài lòng của người dân
đối với dịch vụ cung cấp. Sử dụng phương pháp ước lượng mức sẵn lòng chi trả để xem
3
xét khả năng cung cấp dịch vụ, cũng như đánh giá được cảm nhận người dân về dịch
vụ, từ đó có sự sẵn lòng chi trả và mức giá chi trả hợp lý so với giá trị mà hoạt động
khuyến nông đem lại.
Trên cơ sở tổng hợp các phân tích đánh giá từ phía cầu kết hợp với các nội dung phân
tích ở trên và đề xuất chính sách cho hoạt động khuyến nông có thu phí.
1.4 Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày theo bốn chương như sau:
Chương 1 giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, bao gồm bối cảnh chính sách, câu hỏi
chính sách, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp thực hiện
Chương 2 cơ sở lý thuyết, trình bày một số nghiên cứu trước về dịch vụ khuyến nông có
thu phí và mức sẵn lòng chi trả, cơ sở lý thuyết và khung phân tích.
Chương 3 nội dung và kết quả nghiên cứu, với nội dung nghiên cứu về tình hình chung
của hoạt động khuyến nông Việt Nam và xu hướng cung cấp dịch vụ có thu phí. Phân
tích trường hợp TP.HCM và bài học kinh nghiệm. Phân tích và đánh giá tình hình cung
cấp các chương trình hoạt động của KNBD, đánh giá về khả năng tiến hành cung cấp
dịch vụ có thu phí so với nhu cầu của người dân. Trình bày kết quả nghiên cứu về mức
sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ có thu phí của người dân, gợi ý chính sách khuyến nông
có thu phí.
Chương 4 kết luận kết hợp những phân tích, đánh giá từ các chương trước để khuyến
nghị về chính sách khuyến nông.
4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về hàng hóa công và phí sử dụng
Khái niệm hàng hóa công cộng được đề cập trong các nghiên cứu của của Dina L.Umali
và Lisa Schwartz (1994), Jock R. Anderson và Gershon Feder (2003) về dịch vụ khuyến
nông. Dựa trên đặc tính cạnh tranh và loại trừ trong kinh tế để phân loại cho dịch vụ
khuyến nông là hàng hóa công cộng hay tư nhân. Phân loại hàng hóa theo hai loại thuộc
tính cạnh tranh và loại trừ trong kinh tế đối với thông tin trong nông nghiệp được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Phân loại theo thuộc tính kinh tế của thông tin hàng hóa khuyến nông
Loại trừ
Thuộc tính
Thấp Cao
Thấp Hàng hóa công cộng Hàng hóa có thu phí
(Public goods). (Toll Goods)
-Thông tin truyền thông đại chúng -Nhạy cảm với thời điểm sản
-Thời điểm sản xuất không nhạy xuất, tiếp thị, quản lý thông tin.
cảm, tiếp thị, và quản lý
thông tin ứng dụng rộng rãi.
Cạnh
Cao Hàng hóa sử dụng nguồn lực Hàng hóa tư nhân
tranh
chung (Common pool goods). (Private goods).
-Thông tin được thể hiện trong -Thông tin được được thể hiện
nguồn tài nguyên sẵn có ở địa trong đầu vào thương mại sẵn
phương hoặc các yếu tố đầu vào. có.
-Thông tin về phát triển tổ chức -Thông tin cụ thể hoặc tư vấn
khách hàng.
Nguồn: Tham khảo từ Dina L.Umali và Lisa Schwartz (1994).
Sự cạnh tranh và loại trừ cao đối với hàng hóa tư nhân và thấp đối với hàng hoá công
cộng. Các dịch vụ hàng hóa có thu phí, đặc trưng bởi loại trừ cao và sự cạnh tranh thấp,
khi một số người sử dụng có thể được loại trừ khỏi sự tiếp cận, mặc dù những giá trị
hàng hóa đó cho người sử dụng không hề giảm đi bởi việc sử dụng của những người
khác. Hàng hóa sử dụng nguồn lực chung được sử dụng phổ biến, đặc trưng bởi loại trừ
5
thấp và cạnh tranh cao. Do hai thuộc tính của hàng hóa công đã dẫn đến tình trạng
người ăn theo, nên ngoài các đặc tính cạnh tranh và loại trừ, các hàng hóa khuyến nông
được tài trợ bởi các khu vực công-tư khác nhau hình thành nên các loại hình dịch vụ
khuyến nông sau:
Bảng 2.2 Các hình thức tài trợ công-tư cho dịch vụ khuyến nông
Cung cấp Tài chính
Công (thuế) Tư
- Khuyến nông truyền thống - Khuyến nông có thu phí
Công
- Hợp đồng với thể chế công
- Trợ cấp cho các nhà cung cấp - Dịch vụ tư vấn thương mại
dịch vụ khuyến nông - Cung cấp thông tin mua bán đầu
Tài - Hợp đồng tài trợ công cho vào
trợ dịch vụ khuyến nông - Hợp đồng khuyến nông cung cấp
Tư
cho người trồng
- Quảng cáo trên báo chí, phát thanh,
truyền hình, tạp chí
- Bán báo, tạp chí
Nguồn: Tham khảo Alex, Zijp and Byerlee( 2002) trích bởi Jock R. Anderson and Gershon Feder (2003) p.11
Phí sử dụng
Việc áp dụng mức phí cho dịch vụ khuyến nông cần dựa trên đặc điểm của hàng hóa mà
khu vực nhà nước hay tư nhân tham gia cung cấp. Với nguồn ngân sách là có hạn thì
hàng hóa khuyến nông cung cấp bởi khu vực nhà nước ở Việt Nam là một loại hàng hóa
công không thuần túy.
Theo Đặng Văn Thanh (2008) mục đích của việc định giá hay định mức phí đối với
hàng hóa công không thuần túy nhằm khuyến khích sử dụng nguồn lực hiệu quả và tạo
nguồn thu cho ngân sách. Và cần có sự cân nhắc khi định giá hay tính phí sử dụng đối
với hàng hóa công: căn cứ vào tính hiệu quả, khả thi khi sử dụng phí hoặc thuế để tài
trợ cho dịch vụ khuyến nông; việc tạo nguồn thu và thu hồi chi phí có sự đánh đổi với
mục tiêu hiệu quả; và cần cân nhắc về tính công bằng để đảm bảo người dân có thể tiếp
cận được đối với dịch vụ khuyến nông.
6
2.2. Cơ sở lý thuyết về mức sẵn lòng chi trả
Theo Nguyễn Văn Song và Vũ Thị Phương Thụy (2006) phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (Contingent valuation method - CVM) nhằm tìm hiểu khả năng bằng lòng chi trả
của khách hàng về sự thay đổi của chất lượng hàng hóa dịch vụ cũng như môi trường.
Việc áp dụng phương pháp CVM phỏng vấn trực tiếp người dân với các giả định về
dịch vụ khuyến nông sẽ áp dụng thu phí để tìm hiểu về sự sẵn lòng chi trả của người
được phỏng vấn. Qua đó nắm bắt được mức giá mà người dân sẵn lòng chi trả qua cảm
nhận của họ đối với giá trị mà hoạt động khuyến nông đem lại.
Các nghiên cứu Oladele O. I. (2008), Yapa K.D.A.J. và Ariyawardana A. (2005),
Mwaura F., Muwanika F. R. và Okoboi G. (2010) có đề cập đến phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên nhằm tìm hiểu khả năng sẵn lòng chi trả của người dân đối với sự thay đổi
đối với dịch vụ khuyến nông.
Dịch vụ khuyến nông có thu phí do khu vực công cung cấp trên địa bàn tỉnh chưa được
phổ biến áp dụng, nên nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước
lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ khuyến nông có thu phí. Với
giả định việc tiến hành thu phí cho ba loại hình dịch vụ khuyến nông hiện tại: thứ nhất
là dịch vụ tư vấn về kỹ thuật để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong các mô hình trình
diễn; hai là dịch vụ tập huấn cho người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ
bệnh, huấn luyện nghề cho nông dân; và ba là dịch vụ tham quan giới thiệu mô hình
hiệu quả nhằm chia sẻ kiến thức kinh nghiệm nhà nông đến nhà nông.
Giả thuyết đặt ra cho hoạt động khuyến nông hiện tại sẽ tiến hành thu phí nhằm cung
cấp theo nhu cầu của hộ, cụ thể nhằm tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả như: “ông bà có sẵn
lòng để chi trả tiền tư vấn kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông hay không?”; “ông bà có
sẵn lòng đóng tiền để tham gia lớp tập huấn về nông nghiệp?”; “ông bà có sẵn lòng
đóng tiền đi tham quan hay không?” và sử dụng câu hỏi mở đối với việc nếu phải chi trả
cho các dịch vụ khuyến nông thì “mức sẵn lòng chi trả tối đa của ông bà là bao nhiêu?”.
2.3. Các nghiên cứu trước về dịch vụ khuyến nông có thu phí và mức sẵn lòng chi trả
Dịch vụ khuyến nông được đề cập từ năm 1996, trong nghiên cứu của Ariel Dinar
(1996) tổng hợp kinh nghiệm thương mại hóa khuyến nông như sau: Việc thương mại
hóa dịch vụ khuyến nông được diễn ra ở các nước phát triển và cả đang phát triển
7
(OECD, LeGouis, trích bởi Ariel Dinar, 1996). Đáp ứng với xu hướng cắt giảm ngân
quỹ dành cho khuyến nông có các lựa chọn được tranh luận trong việc tài trợ cho dịch
vụ khuyến nông. Điều đó bao gồm việc thay đổi thể chế, bắt đầu việc thu hồi chi phí,
thương mại hóa và tư nhân hóa. Các phân tích định tính bởi các chuyên gia khuyến
nông (Wilson, Hercus, Legouis, Maalouf, Contado & Adhikarya, trích bởi Ariel Dinar,
1996) tóm tắt nhấn mạnh xu hướng dịch vụ khuyến nông có thể hướng theo nhu cầu
(Wilson, trích bởi Ariel Dinar, 1996).
Nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả còn có nghiên cứu của Yapa K.D.A.J. và
Ariyawardana A.(2005), nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu các nhà sản xuất trà quy
mô nhỏ sẵn sàng để trả cho dịch vụ khuyến nông, với các mục tiêu của phân tích dựa
trên lệ phí và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sẵn lòng chi trả của họ. Trong mô hình
nghiên cứu sử dụng các biến như tuổi, giới tính, học vấn, kinh nghiệm, diện tích đất,
quy mô gia đình, tỷ lệ thu nhập từ trà so với tổng thu nhập của nông hộ nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khuyến nông. Kết quả của mô
hình hồi quy với số lượng 100 mẫu và ở mức ý nghĩa 5% thì bảy biến sử dụng chỉ có hai
biến là biến kinh nghiệm và tỷ lệ thu nhập từ trà trên tổng thu nhập hộ có ý nghĩa tác
động đến sự sẵn lòng chi trả. Thu nhập thấp có thể là lý do để giải thích về tỷ lệ sẵn
lòng chi trả cho dịch vụ thấp là 24% so với số nông hộ không đồng ý chi trả, và nghiên
cứu nhận thấy rằng chính phủ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ
khuyến nông cho nông hộ trà.
Nghiên cứu của Richard Foti và các cộng sự (2007), xác định nhu cầu của nông đan đối
với dịch vụ có thu phí khuyến nông ở Zimbabwe, nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy
logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân đối
với dịch vụ có thu phí của khuyến nông. Với 120 mẫu được chọn lọc từ đại diện 4
huyện của Zimbabwe, mỗi huyện là 30 hộ. Các yếu tố về đặc tính của nông hộ: về giới
tính, tuổi, tham gia huấn luyện, sở hữu đất, quy mô nông hộ, mức độ thương mại hóa
cây trồng, vật nuôi, khu vực, nuôi cừu, nuôi dê, nuôi gà, trồng bông sợi có ý nghĩa tác
động đến sự sẵn lòng trả của nông hộ ở mức ý nghĩa 5% và với độ phù hợp của mô hình
R2 hiệu chỉnh là 49%.
8
Nghiên cứu của tác giả Oladele O.I (2008) xem xét các yếu tố xác định mức sẵn lòng
chi trả của người nông dân cho dịch vụ khuyến nông ở Bang Oyo, Nigeria. Kết quả cho
thấy rằng 30% số người được hỏi sẵn sàng trả cho các dịch vụ khuyến nông, trong tổng
số mẫu 200 hộ. Các biến sử dụng trong nghiên cứu gồm tuổi tác, giới tính, trình độ học
vấn, quy mô trang trại, kinh nghiệm nuôi trồng, quyền sử dụng đất, thu nhập và tỷ lệ
các loại nuôi, trồng bán ra là các yếu tố quyết định quan trọng cho việc sẵn sàng trả tiền
cho các dịch vụ khuyến nông. Đây cũng là các biến tham khảo trong việc lập bảng hỏi
của đề tài và chạy mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ
khuyến nông có thu phí.
Nghiên cứu của Dilek Bostan Budak và các cộng sự (2010) về nhu cầu người chăn nuôi
gia súc và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ khuyến nông tại tỉnh Adana Thổ Nhĩ Kỳ. Sử
dụng dữ liệu khảo sát của các nhà sản xuất nông nghiệp với số mẫu là 80 hộ chiếm tỷ lệ
15% trong 540 hộ của 6 xã ở Adana, năm 2005. Phương pháp xác định giá trị ngẫu
nhiên được sử dụng để đo lường sự sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ khuyến nông, với các
biến độc lập sử dụng là số đầu gia súc nuôi, ngành chăn nuôi/trồng trọt, thị trường,
khoảng cách, loại hình chuyên canh/hỗn hợp, học vấn, tuổi. Trong nghiên cứu nhắm đến
nhu cầu sản xuất đối với dịch vụ khuyến nông, người phỏng vấn được hỏi về sự sẵn
sàng trả một mức giá cho một dịch vụ khuyến nông được cung cấp. Nghiên cứu xác
định 52,5% sẵn sàng trả tiền cho dịch vụ khuyến nông. Sản xuất, giáo dục không có
hiệu quả tác động đối với sự sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ khuyến nông, trong khi số
lượng kích thước đàn đã có một mối quan hệ tích cực với sự sẵn lòng để chi trả.
Ngoài ra, có các nghiên cứu của John C. Whitehead và các cộng sự (2000), Mwaura F.,
Mwanika F.R. và Okoboi G. (2010) có sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên và
hồi quy logistic để tìm hiểu về sự sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ khuyến nông.
Các nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ khuyến nông trong nước chưa
nhiều, chỉ có nghiên cứu về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công trong ngành
nông nghiệp của tổ chức Helvetas khảo sát tại Cao Bằng và Hòa Bình năm 2010.
Nghiên cứu của Helvatas nhằm tìm hiểu hiệu quả đến từ các dịch vụ công trong nông
nghiệp cung cấp cho người dân, đồng thời đánh giá kết quả phục vụ của khu vực công
trong nông nghiệp thay đổi như thế nào trong giai đoạn triển khai của dự án của
Helvetas.
9
2.4. Khung phân tích
Dịch vụ khuyến nông cung cấp cho người dân cần căn cứ vào cung và cầu của thị
trường, nhất là khi dịch vụ khuyến nông tiến hành có thu phí theo Ariel Dinar (1996)
cần phải cung cấp dịch vụ hướng theo nhu cầu.
1) Nghiên cứu tiến hành phân tích từ phía cung là khu vực khuyến nông nhà nước
cung cấp: phân tích về tình hình cung cấp các dịch vụ khuyến nông, đối tượng phục
vụ chủ yếu,… liệu việc tiến hành chính sách khuyến nông thu phí có phù hợp, và
có phù hợp với nhu cầu của người dân.
2) Về phía cầu, tiến hành điều tra phỏng vấn nông hộ để tìm hiểu nhu cầu của người
dân về dịch vụ cung cấp hiện tại, sự hài lòng của người dân về dịch vụ thể hiệu quả
của hoạt động khuyến nông đem lại. Nghiên cứu phân tích sự tác động qua lại giữa
nhu cầu sử dụng của người sản xuất đối với khu vực nhà nước cung cấp nhằm có
những thay đổi dịch vụ phù hợp.
Đánh giá về chất lượng của hoạt động khuyến nông hiệu quả thể hiện ở sự khác
biệt về kỹ thuật sản xuất, về năng suất/sản lượng, hay tăng được thu nhập qua phần
trăm tác động của khuyến nông do người dân tự ước tính đối với dịch vụ.
Lợi ích từ hiệu quả của hoạt động khuyến nông mang lại cho nông hộ thể hiện ở sự
tăng thu nhập và mức độ hài lòng của người dân. Từ sự hài lòng của người dân
hình thành nên nhu cầu đối với dịch vụ và sẽ dẫn đến sự sẵn lòng chi trả và mức chi
trả cho dịch vụ khuyến nông.
3) Theo nghiên cứu của Oladele O.I (2008), mức sẵn lòng khác nhau tùy thuộc vào
đặc trưng của nông hộ về kinh nghiệm sản xuất, tuổi tác, giới tính, trình độ học
vấn, quy mô nông hộ, thu nhập nông nghiệp của nông hộ…. Các biến đặc trưng của
nông hộ trên là các biến Xi được xây dựng để tiến hành ước lượng mức sẵn lòng
chi trả WTPi.
Nghiên cứu tìm hiểu về sự sẵn lòng và mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với
dịch vụ khuyến nông khi áp dụng có thu phí, từ đó có những khuyến nghị về chính
sách khuyến nông có thu phí cho KNBD.
10
Hình 2.1 Khung phân tích
Lý thuyết
Dịch vụ KN
NHÀ NƯỚC
YÊU CẦU DỊCH VỤ
Nhu cầu sử dụng dịch
NGƯỜI SẢN XUẤT
vụ KN
Thay đổi về Thay đổi về sản lượng,
Thay đổi thu
kỹ thuật sản xuất năng suất, chất lượng
nhập
Lợi ích/ Hài lòng/ Thu nhập tăng thêm (Xi)
Sẵn lòng trả (Yi)
(Xi)
Tuổi /giới tính
Kinh nghiệm
Trình độ học vấn
Quy mô nông hộ
Diện tích đất sở hữu
Thu nhập nông nghiệp…