Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch bình thuận

  • 76 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
NGUYỄN VŨ GIANG HÀ
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH DU LỊCH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã ngành: 60.31.14
Người hướng dẫn khoa học:
TS.Jonathan Pincus
Thầy Phan Chánh Dưỡng
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do thôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
TP.HCM, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Vũ Giang Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có cơ hội thực hiện luận văn này tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã đồng ý và trao học bổng cho tôi theo
học chương trình Thạc sĩ Chính sách công, khóa 3.
- Cảm ơn thầy Phan Chánh Dưỡng, TS.Vũ Thành Tự Anh và TS. Jonathan Pincus đã
tận tình góp ý những kiến thức có giá trị khoa học cao và những kinh nghiệm thực
tiễn quý báu, giúp tôi từng bước thực hiện được luận văn này.
- Cảm ơn tất cả Quý thầy cô, các anh chị và các bạn làm việc và học tập ở Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã giúp đỡ, động viên cũng như tạo điều kiện cho
tôi có được môi trường học tập và làm việc tốt nhất.
Tác giả luận văn
Nguyễn Vũ Giang Hà
iii
TÓM TẮT
Sau 17 năm phát triển, du lịch đã được tỉnh Bình Thuận xác định là ngành kinh tế trọng
điểm trong cơ cấu kinh tế địa phương. Bên cạnh sự đóng góp cho ngân sách, còn là động
lực thúc đẩy các ngành phụ trợ khác cùng phát triển, góp phần giải quyết việc làm, cải
thiện môi trường, và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cư dân địa phương. Tuy
nhiên, do chiến lược phát triển kinh tế còn nhiều bất cập, cũng như năng lực cạnh tranh
(NLCT) của địa phương còn yếu khiến mức độ tinh thông của các doanh nghiệp (DN) du
lịch và trình độ phát triển cụm ngành du lịch không cao. Đến thời điểm này, Du lịch Bình
Thuận phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, phát triển dựa trên lợi thế so sánh một
cách thiếu bền vững, sức cạnh tranh trong nước kém.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng khung phân tích NLCT của Porter, kết
hợp lý thuyết phát triển bền vững, nghiên cứu chỉ ra các thách thức nổi bật hiện du lịch
Bình Thuận đang ứng phó, gồm: Môi trường du lịch bị ô nhiễm trầm trọng do sự phát triển
chồng lấn của công nghiệp khai thác titan và nuôi trồng chế biến thủy sản; Mối đe dọa sụt
giảm lượng khách từ sự kiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận và biến
đổi khí hậu toàn cầu; Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt trầm trọng; Hạ tầng giao thông
kết nối du lịch quốc gia và nội vùng chưa đáp ứng; Hạ tầng hành chính chưa bắt kịp tốc độ
thay đổi năng động của khu vực kinh tế tư nhân; Chưa có sự khác biệt cần có trong nếp
sống văn hóa thường nhật và thái độ ứng xử của người dân đối với sự hiện diện của du
khách. Đặc biệt, là sự cạnh tranh gay gắt thị trường du lịch trong nước.
Thông qua đó, nghiên cứu chỉ ra các nhân tố quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành,
gồm: Hình ảnh điểm đến phải an toàn và thân thiện, phát triển du lịch theo hướng bền
vững: Thân thiện môi trường – gần gũi về xã hội và văn hóa – và có kinh tế; Có nhiều
không gian và sản phẩm dịch vụ du lịch có sức cạnh tranh; Hạ tầng giao thông kết nối các
tuyến du lịch quốc gia và nội vùng đáp ứng kịp với tốc độ phát triển du lịch; Nguồn nhân
lực du lịch phải đáp ứng cả về lượng lẫn chất; Cuối cùng, NLCT và hội nhập cao của các
nhà cung ứng dịch vụ du lịch.
Ý nghĩa chính sách của nghiên cứu là đưa ra các gợi ý chính sách để cải thiện các nhân tố
quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành như đã nêu trên nhằm nâng cao NLCT cụm
ngành trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt, giúp cụm ngành phát triển bền vững,
tiếp tục đóng góp cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của địa phương.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... viii
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................... 1
1.1.2 Vấn đề chính sách ................................................................................................... 2
1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3 Nguồn thông tin ......................................................................................................... 4
1.4 Cấu trúc của luận văn................................................................................................. 4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 5
2.1 Năng lực cạnh tranh và cụm ngành ............................................................................ 5
2.1.1 Năng lực cạnh tranh ................................................................................................ 5
2.1.2 Cụm ngành ............................................................................................................. 5
2.2 Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Porter ở cấp độ địa phương ................................... 5
2.2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương ..................... 5
2.2.2 Mô hình kim cương ................................................................................................ 6
2.3 Áp dụng khái niệm cạnh tranh và cụm vào hoạt động du lịch ..................................... 7
2.3.1. Khái niệm du lịch................................................................................................... 7
2.3.2 Bản chất du lịch ...................................................................................................... 8
2.3.3 Điểm đến cạnh tranh và cụm du lịch ....................................................................... 8
2.3.4 Môi trường du lịch .................................................................................................. 9
2.4 Phát triển bền vững .................................................................................................... 9
2.4.1 Phát triển bền vững ................................................................................................. 9
2.4.2 Du lịch bền vững .................................................................................................... 9
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... 10
3.1 Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương ................................................................. 10
3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................... 10
3.1.2 Vị trí địa lý ........................................................................................................... 11
3.1.2.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 11
3.1.2.2 Mối quan hệ không gian du lịch quốc tế ............................................................. 11
3.1.2.3 Mối quan hệ không gian du lịch quốc gia ........................................................... 12
3.1.3 Quy mô địa phương .............................................................................................. 12
3.1.3.1 Quy mô dân số và lao động ............................................................................... 12
3.1.3.2 Lao động ngành du lịch ..................................................................................... 12
3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ................................................................ 13
3.2.1 Hạ tầng văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục ................................................................ 13
3.2.1.1 Hạ tầng văn hóa – xã hội .................................................................................... 13
v
3.2.1.2 Hạ tầng y tế........................................................................................................ 15
3.2.1.3 Hạ tầng giáo dục ................................................................................................ 16
3.2.2 Chính sách tài khóa tín dụng và cơ cấu kinh tế ...................................................... 16
3.2.2.1 Cơ cấu kinh tế địa phương ................................................................................. 16
3.2.2.3 Chính sách tài khóa ............................................................................................ 18
3.2.3.4 Chiến lược phát triển du lịch .............................................................................. 18
3.2.3.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực ................................................................. 19
3.2.3.6 Chính sách thu hút đầu tư ................................................................................... 19
3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp ............................................................. 19
3.3.1 Môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 19
3.3.1.1 Điều kiện yếu tố đầu vào .................................................................................... 19
3.3.1.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh công ty ................................................... 23
3.3.1.3 Các điều kiện cầu ............................................................................................... 24
3.3.1.4 Các ngành hỗ trợ ................................................................................................ 29
3.3.1.5 Mô hình kim cương cụm ngành du lịch Bình Thuận ........................................... 30
3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành .............................................................................. 30
3.2.2.1 Sơ đồ cụm ngành du lịch Bình Thuận................................................................. 31
3.3.2.2 Giải thích sơ đồ cụm ngành ................................................................................ 31
3.3.3 Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp ........................................................... 35
3.3.3.1 Sơ lược về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh .................................................... 35
3.3.3.2 Kết quả hoạt động cụm ngành du lịch Bình Thuận ............................................. 35
3.3.3.3 Chiến lược của các doanh nghiệp du lịch............................................................ 41
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 42
4.1 Kết luận ................................................................................................................... 42
4.2 Gợi ý chính sách ...................................................................................................... 42
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ 50
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
CTK BT Cục thống kê tỉnh Bình Thuận
DN DN
GDP tỉnh Bình Thuận Tổng sản phẩm địa bàn tỉnh Bình Thuận
Green Globe Hệ thống toàn cầu về định chuẩn
ITE HCMC Triển lãm quốc tế du lịch TP.HCM
KT – XH Kinh tế – Xã hội
NGTK Bình Thuận Niên giám thống kê Bình Thuận
NLCT Năng lực cạnh tranh
Sở VHTT&DL Bình Thuận Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận
SP/DV Sản phẩm/Dịch vụ
TT XTTMDL Bình Thuận Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch Bình Thuận
UBND tỉnh Bình Thuận Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
UNWTO World Tourism Organization
USAID United States Agency International Development
VCCI Trung tâm thương mại quốc tế
VNCI Vietnam Competitiveness Initiative
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Cơ cấu GDP và tốc độ tăng trưởng bình quân 2 giai đoạn: 2001 – 2005 và 2006 –
2010 của 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực tỉnh Bình Thuận ................................................... 1
Hình 2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định NLCT địa phương ............................................ 6
Hình 2.2 Mô hình kim cương của Michael E.Porter ........................................................... 7
Hình 3.1 Thu nhập bình quân tháng theo giá thực tế của 5 nhóm thu nhập ....................... 13
Hình 3.2 Tỷ lệ (%) hộ nghèo tỉnh Bình Thuận ................................................................. 13
Hình 3.3 Trích kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của 2 nhân tố (thái độ phục vụ và sự
thân thiện của cư dân địa phương) trong quyết định lựa chọn nơi du lịch ......................... 14
Hình 3.4 Cơ cấu khách du lịch theo nơi thường trú .......................................................... 15
Hình 3.5 Đánh giá chất lượng dịch vụ mang lại sự an toàn cho du khách ......................... 15
Hình 3.6 Cơ cấu GDP BTtheo giá thực tế 3 nhóm ngành chủ lực, 2000 – 2010................ 16
Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng GDP và của 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực, 2000 – 2011 .... 17
Hình 3.8 Cơ cấu thu chi ngân sách tỉnh, 2001 – 2010 (Không tính thu từ dầu thô) ........... 17
Hình 3.9 Số lao động làm việc tại các ngành KT – XH/tổng số trong độ tuổi lao động..... 21
Hình 3.10 Xếp hạng chỉ số NLCT tỉnh Bình Thuận, 2005 – 2011 .................................... 22
Hình 3.11 Xếp hạng chỉ số NLCT tỉnh và các tỉnh lân cận có hoạt động du lịch............... 22
Hình 3.12 Xếp hạng chỉ số NLCT du lịch Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực ... 23
Hình 3.13 Biểu đồ tăng trưởng số lượng cơ sở kinh doanh du lịch, 2005 – 2010 .............. 24
Hình 3.14 Kết quả khảo sát mục đích du lịch của khách quốc tế đến BT, 2010 ................ 28
Hình 3.15 Tác động tới sự lựa chọn điểm đến du lịch khách quốc tế, 2010 ...................... 28
Hình 3.16 Phương tiện di chuyển khách quốc tế, 2010..................................................... 28
Hình 3.17 Mô hình kim cương cụm ngành Du lịch Bình Thuận ...................................... 30
Hình 3.18 Sơ đồ cụm ngành Du lịch Bình Thuận ............................................................. 31
Hình 3.19 Biểu đồ tăng trưởng lượt khách đến với Du lịch Bình Thuận, 1997 – 2010 ...... 36
Hình 3.20 Số ngày ở lại bình quân 1 lượt khách đến Bình Thuận, 1997 – 2010................ 36
Hình 3.21 Doanh thu, cơ cấu doanh thu du khách quốc tế và nội địa đến BT ................... 37
Hình 3.22 Cơ cấu khách nội địa đến với Du lịch Bình Thuận theo thu nhập ..................... 37
Hình 3.23 Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận ......................... 38
Hình 3.24. Số lượng và doanh thu của cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, 2005 – 2010.......... 39
Hình 3.25 Doanh thu hoạt động du lịch phân theo thành phần kinh tế, 1997 – 2010 ......... 39
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Nhận diện thế mạnh du lịch từng vùng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ................ 10
Bảng 3.2 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và mức độ hài lòng từng loại
hình sản phẩm dịch vụ của khách nội địa ......................................................................... 25
Bảng 3.3 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và mức độ hài lòng về tiện
nghi cho trẻ em theo giới tính .......................................................................................... 26
Bảng 3.4 Trích, tổng hợp kết quả khảo sát mức độ quan trọng và mức độ hài lòng dịch vụ
vui chơi giải trí theo độ tuổi............................................................................................. 27
Bảng 3.5 Lượt khách quốc tế đến Bình Thuận, 2001 – 2010 ............................................ 28
Bảng 3.6 Doanh thu (triệu đồng) và số lượng khách phục vụ (lượt) của cơ sở lữ hành và cơ
sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, 2005 – 2010.......................................................................... 33
Bảng 3.7 Tỷ lệ khách du lịch đến Bình Thuận so với toàn quốc, 2005 – 2010 .................. 36
Bảng 3.8 Mức chi tiêu bình quân một ngày khách, 2005 – 2010 ...................................... 37
Bảng 3.9 Cơ cấu chi tiêu khách du lịch đến tỉnh .............................................................. 38
Bảng 3.10 Chi tiết từng hạng mục khách sạn xếp chuẩn sao (Tỷ lệ trong tổng số khách sạn
đã được xếp tiêu chuẩn) ................................................................................................... 40
Bảng 3.11 Số lượng và hệ số sử dụng buồng, giường ....................................................... 40
1
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước nhờ sự kiện nhật thực toàn phần
24/10/1995, và sau 17 năm phát triển đã trở thành điểm du lịch được mệnh danh là “thủ đô
resort” của Việt Nam. Hiện nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh. Trong số 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực gồm nông lâm thủy sản, công
nghiệp xây dựng và dịch vụ, nhóm dịch vụ dẫn đầu về tỷ trọng trong cơ cấu GDP toàn tỉnh
cũng như tốc độ tăng trưởng. Trong đó, du lịch phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng
trong nhóm dịch vụ. Số thuế nộp ngân sách của ngành du lịch năm 2010 đạt 180.7 tỷ đồng
gấp 4.93 lần so với năm 2005, bình quân tăng 37.6%/năm. Chỉ riêng đối với doanh thu du
lịch khách quốc tế nếu tính chỉ tiêu xuất khẩu du lịch tại chỗ trong 5 năm qua tăng bình
quân 32.63%/năm đã đóng góp ngày càng cao trong kim ngạch xuất khẩu nói riêng (Phụ
lục 1. Doanh thu du lịch khách quốc tế, 2005 – 2010) và cho tăng trưởng kinh tế tỉnh nói
chung, góp phần giải quyết việc làm, và là động lực để thúc đẩy các ngành phụ trợ khác
cùng phát triển.
Hình 1.1 Cơ cấu GDP và tốc độ tăng trưởng bình quân 2 giai đoạn: 2001 – 2005 và 2006 –
2010 của 3 nhóm ngành kinh tế chủ lực tỉnh Bình Thuận
CƠ CẤU GDP 3
TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG GDP
Nguồn: Tác giả tự tính toán và lập dựa theo số liệu NGTK BT
2
1.1.2 Vấn đề chính sách
Mặc dù Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) nói
chung và du lịch nói riêng nhưng kết quả tăng trưởng của du lịch Bình Thuận những năm
qua chưa đáp ứng k vọng phát triển của ngành và phát triển còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu
bền vững như:
Đối với chính quyền địa phương, việc nhận thức chưa đầy đủ vai trò của mình khi xác định
du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đã tạo ra các trở lực kiềm hãm đáng kể sự phát triển của
ngành. Chẳng hạn như: Quy hoạch phát triển kinh tế chồng lấn; quy hoạch phát triển du
lịch kém chất lượng, không kịp thời; quản lý thực hiện quy hoạch không hiệu quả; chưa
nhận thức đầy đủ vai trò của cụm ngành thể hiện qua việc quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng
kỹ thuật – xã hội chưa tương ứng, vai trò tạo ra mối liên kết giữa các tác nhân tham gia
trong cụm còn mờ nhạt, chính sách thu hút đầu tư dàn trãi, chưa thu hút được nhiều dự án
du lịch có quy mô lớn, không tận dụng được khả năng lan tỏa công nghệ từ các doanh
nghiệp (DN) du lịch có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch – chủ yếu là các dự án quy mô nhỏ – hoạt động
và chiến lược phát triển DN kém hiệu quả: Đầu tư mang tính tự phát, chưa đánh giá đúng
và khai thác tối ưu lợi thế tự nhiên sẵn có, sản phẩm dịch vụ du lịch đơn điệu, kém chất
lượng, thiếu chuyên nghiệp; các hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm kém hấp dẫn.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu phát triển đang đối mặt với các thách thức về nguồn nhân
lực, tiềm năng tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản l ,
cũng như năng lực hội nhập còn nhiều hạn chế.
Đối với cư dân địa phương, thật sự chưa có sự khác biệt nổi bật rõ ràng trong nếp sống văn
hóa thường nhật và thái độ ứng xử của người dân đối với sự hiện diện của du khách. Chất
lượng sống của cộng đồng chưa cao, vì vậy do cuộc sống mưu sinh đã có không ít những
hành vi gian lận trong buôn bán, chèo kéo du khách, gây mất an ninh trật tự,…ít nhiều để
lại những ấn tượng không đẹp trong lòng du khách khi đến với du lịch Bình Thuận.
Trong khi đó, đối với nhóm thụ hưởng là khách du lịch thì yêu cầu của họ ngày càng trở
nên tinh tế và khắt khe hơn. Xu hướng thị hiếu cũng thay đổi rất nhanh và tăng cao theo
thời gian. Cùng với đó, là quá trình hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch,
đặc biệt là cạnh tranh trong nước.
3
1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá NLCT cụm ngành du lịch Bình Thuận, xác định cơ hội cải thiện, hướng du lịch
Bình Thuận phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển KT – XH của tỉnh, cả
nước và khu vực. Qua đó gợi chiến lược để duy trì và nâng cao NLCT cụm ngành nhằm
đáp ứng kịp yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới. Khi du lịch phát triển tác động
kéo theo các ngành dịch vụ phụ trợ khác cùng phát triển, góp phần cho sự thịnh vượng của
địa phương cũng như cho sự thành công chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà nói riêng và
quốc gia nói chung.
1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào là quan trọng nhất quyết định NLCT cụm ngành du lịch
Bình Thuận?
Câu hỏi 2: Chính sách cần thiết nào để nâng cao NLCT cụm ngành du lịch Bình Thuận?
1.2 Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1 Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên các yếu tố có lợi thế so sánh của tỉnh, đề tài nghiên cứu NLCT cụm ngành du lịch
Bình Thuận.
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định tính, cụ thể là dùng khung phân tích NLCT của Porter và mô
hình kim cương, kết hợp khung l thuyết phát triển bền vững để phân tích các nhân tố quan
trọng quyết định NLCT cụm du lịch Bình Thuận.
Sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập bằng bảng câu hỏi phỏng vấn du khách đến với du lịch
Bình Thuận để phân tích các yếu tố điều kiện cầu trong mô hình kim cương.
Nghiên cứu xử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung để hình thành nhóm câu hỏi
đánh giá tác động đến tâm lý khách du lịch của các sự kiện xây dựng nhà máy điện hạt
nhân tại tỉnh Ninh Thuận, khai thác titan trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và tình hình biến đổi
khí hậu toàn cầu. Cụ thể là tác giả mời đại diện Sở VHTT&DL và 03 resort kinh doanh
hoạt động du lịch để thảo luận về bản câu hỏi phỏng vấn. Nhóm câu hỏi khác tham khảo từ
4
phiếu khảo sát khách du lịch đến với khu du lịch Đồi sứ1. Cuối cùng, tác giả điều chỉnh bản
câu hỏi phù hợp hơn theo mục đích nghiên cứu của mình. Bằng phương pháp khảo sát tuần
tự, tác giả thực hiện phát bản câu hỏi phỏng vấn làm hai đợt cho khách du lịch đến với khu
du lịch Mũi Né, huyện Hàm Thuận Nam (Đồi sứ, Tà cú và Mũi Kê Gà), đợt 1 rơi vào mùa
cao điểm và đợt 2 vào mùa thấp điểm. Số liệu sau khảo sát được xử lý bằng phương pháp
thống kê mô tả sử dụng phần mềm SPSS.
1.3 Nguồn thông tin
Thông tin thứ cấp: Tập hợp từ số liệu chính thống của UBND tỉnh Bình Thuận, các Sở ban
ngành trong tỉnh. Thông tin từ các sách báo, tạp chí và các website.
Thông tin sơ cấp: Khảo sát ý kiến du khách đến với du lịch Bình Thuận, số lượng bảng hỏi
phát ra là 500 và nhận lại được 397.
1.4 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: MỞ ĐẦU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
1
Tâm (2011), hoạch định chiến lược Marketing cho khu du lịch Đồi sứ đến năm 2020
5
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Năng lực cạnh tranh và cụm ngành
2.1.1 Năng lực cạnh tranh
NLCT là mối quan tâm của các chính phủ ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh. Khái niệm
có nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất – nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức
sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng
năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải liên tục tự nâng cấp mình 2. GDP đầu người
được xem là thước đo chung nhất và phù hợp nhất về năng suất, cũng như thể hiện rõ nhất
NLCT của quốc gia/vùng/tỉnh3
2.1.2 Cụm ngành
Nhìn từ góc hẹp và không có sự liên hệ với cạnh tranh quốc tế thì cụm ngành là “một nhóm
các DN, các nhà cung cấp, các ngành công nghiệp liên quan và những thể chế chuyên môn
hóa trong những lĩnh vực cụ thể, ở những vùng địa lý nhất định”. Đồng thời thông qua
cụm ngành cũng có thể “không chỉ giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả mà còn
nâng cao động lực và tạo ra những tài sản chung, thúc đẩy sáng tạo và đẩy nhanh nâng
cao năng suất. Chúng cũng tạo điều kiện cho sự hình thành các DN mới”4.
2.2 Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Porter ở cấp độ địa phƣơng
2.2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương
Năng suất là tập hợp các nhân tố được hình thành dưới tác động của các tác nhân tham gia
trong nền kinh tế. Các nhân tố này tạo ra một môi trường tổng thể, và vị thế tương đối của
một nền kinh tế được xác định so với các nền kinh tế khác:
- Một số nhân tố được nhóm vào NLCT cấp độ địa phương, xác định môi trường hay bối
cảnh chung, gồm các chính sách kinh tế địa phương, hạ tầng xã hội và thể chế chính trị tạo
điều kiện thúc đẩy tăng năng suất.
2
Porter (2008)
3
CIEM - Dự án VIE 01/025 (2003, Tr.15), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb, 2003, GTVT.
4
Porter, Michael E. (1998, Tr.13), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb. Trẻ, Tp.HCM, 2008.
6
- Nhóm nhân tố khác được nhóm vào NLCT cấp độ DN, mô tả các yếu tố bên ngoài tác
động trực tiếp lên kết quả hoạt động của các DN và cách thức DN hoạt động, gồm chất
lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và độ tinh thông của DN.
- Nhóm nhân tố cuối cùng là các lợi thế tự nhiên có thể hỗ trợ tạo nên sự thịnh vượng.
Một điểm đáng lưu là NLCT ở cấp độ địa phương tạo ra tiềm năng để đạt mức năng suất
cao, nhưng chưa đủ. Năng suất cuối cùng sẽ phụ thuộc vào năng lực vi mô của nền kinh tế
và độ tinh vi của cạnh tranh trong nước.
Hình 2.1 Các nhân tố nền tảng quyết định NLCT địa phương
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp
Môi trường Trình độ Hoạt động và
kinh doanh và cơ sở phát triển chiến lược
hạ tầng kỹ thuật cụm ngành của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phƣơng
Hạ tầng Chính sách tài
văn hóa, xã hội khóa, tín dụng,
y tế, giáo dục và cơ cấu kinh tế
Các yếu tố lợi thế có sẵn của địa phƣơng
Tài nguyên Vị trí địa lý Quy mô địa phương
thiên nhiên
Nguồn: Porter và Ketels (2010), đã được điều chỉnh bởi TS. Vũ Thành Tự Anh (2011)
2.2.2 Mô hình kim cương
Có bốn đặc tính định hình nên môi trường cạnh tranh của DN bao gồm các điều kiện nhân
tố đầu vào, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, và bối cảnh
cho chiến lược và cạnh tranh công ty5.
5
Porter (1990)
7
Hình 2.2 Mô hình kim cương
Vai trò chính
quyền địa phương
Bối cảnh
chiến lược và cạnh tranh
c.ty
Các yếu tố điều
Điều kiện yếu tố
kiện cầu
đầu vào
Ngành CN phụ trợ,
liên quan
Nguồn: Porter và Ketels (2010), đã được điều chỉnh bởi TS. Vũ Thành Tự Anh (2011)
2.3 Áp dụng khái niệm cạnh tranh và cụm vào hoạt động du lịch
2.3.1. Khái niệm du lịch
Trong những hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có nhiều cách
hiểu khác nhau về du lịch. Trong luận văn này, tác giả đơn cử một định nghĩa ngắn gọn về
du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du
khách gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa
phương nơi đón khách du lịch”6. Được thể hiện bằng sơ đồ:
6
Michael Coltman (Mỹ), trích từ tác phẩm Các khái niệm cơ bản về du lịch, truy cập ngày 12/10/2011, tại
địa chỉ http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/209443
8
2.3.2 Bản chất du lịch
Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm
nhận và thụ hưởng những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao.
Nhìn từ góc độ quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng tài nguyên du lịch để
hoạch định chiến lược phát triển du lịch, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc
trưng, xác định phương hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch.
Nhìn từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm của du lịch là các chương trình du lịch, có
nội dung chủ yếu là sự liên kết những di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
Nhìn từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm
kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chương trình du lịch”.
2.3.3 Điểm đến cạnh tranh và cụm du lịch
Trong các thập niên trước đây, sự cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch thường thể hiện qua giá
cả. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90, các nhà khoa học du lịch đã thức được rằng ngoài lợi
thế cạnh tranh về giá, thì “điểm đến cạnh tranh” (gồm Điểm đến và Sức cạnh tranh) cũng
xác định sức cạnh tranh của một điểm đến du lịch7. Trong đó:
- Điểm đến: Có thể là một đất nước, vài đất nước, một vùng, một tỉnh/thành phố, hay một
địa điểm duy nhất với sức hút mãnh liệt. Tuy nhiên, xét một cách tương đối có rất ít du
khách tham quan một khu vực rộng lớn hay cả một đất nước mà họ thường quan tâm đến
các địa phương và các thành phố nghệ thuật. Vì vậy, áp dụng cho du lịch, có thể định nghĩa
cụm du lịch là “một nhóm các yếu tố thu hút du khách, các DN và các thể chế trực tiếp hay
gián tiếp liên quan đến du khách và tập trung vào một vùng địa lý cụ thể”8.
- Sức cạnh tranh: “Là khả năng tăng mức chi tiêu du lịch, ngày càng thu hút du khách
đồng thời mang lại cho họ sự thỏa mãn, những trải nghiệm đáng nhớ, và theo một cách
thức mang lại lợi nhuận, đồng thời gia tăng phúc lợi cho dân cư ở điểm đến và bảo tồn
nguồn vốn tự nhiên của điểm đến cho các thế hệ tương lai9.
7
AIEST và Poon (1993); Goeldner (2000), trích từ tác phẩm Cạnh tranh và điểm đến du lịch, Cliff Shultz
8
Ritchie và Crouch (2003), trích từ tác phẩm Cạnh tranh và điểm đến du lịch, Cliff Shultz
9
Ritchie và Crounch (2003), trích từ tác phẩm Cạnh tranh và điểm đến du lịch, Cliff Shultz
9
2.3.4 Môi trường du lịch10
“Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các
hoạt động du lịch”. Trong đó, môi trường tự nhiên gồm: Các yếu tố địa chất, địa hình, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên. Môi trường xã hội nhân văn gồm: Các
thể chế chính sách; tình trạng, mức độ bảo tồn phát triển các giá trị truyền thống; mức độ
thân thiện và chất lượng cuộc sống của cộng đồng; cuối cùng là môi trường kinh doanh và
tình trạng của đội ngũ nhân lực du lịch.
2.4 Phát triển bền vững
2.4.1 Phát triển bền vững
Mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Con đường để giải quyết mâu thuẫn
giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển
không tác động tiêu cực tới môi trường 11. Khái niệm về phát triển bền vững "Là sự phát
triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa
mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai"12.
2.4.2 Du lịch bền vững
Là “việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi
trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác
động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về KT– XH của
cộng đồng địa phương”13. Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính: Thân thiện môi trường;
gần gũi về xã hội và văn hóa; và có kinh tế14.
10
Điều 4. Luật Du lịch (2005, Tr.1-3)
11
Cục Tài nguyên môi trường Việt Nam, Thế nào là sự phát triển bền vững, Cục Tài nguyên môi trường Việt
Nam, truy cập ngày 15/3/2012, tại địa chỉ http://vea.gov.vn
12
Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (1987), trích từ tác phẩm Thế nào là sự phát triển bền
vững, Cục Tài nguyên môi trường Việt Nam, truy cập ngày 15/3/2012, tại địa chỉ http://vea.gov.vn
13
World Conservation Union (1996), trích từ tác phẩm Khái niệm du lịch bền vững, truy cập 15/3/2012, tại
địa chỉ http://sanctuaries.noaa.gov/management/international/pdfs/day1_concepts_manual_viet.pdf
14
International Ecotourism Society (2004), trích từ tác phẩm Khái niệm du lịch bền vững, truy cập ngày
12/02/2012, tại địa chỉ
http://sanctuaries.noaa.gov/management/international/pdfs/day1_concepts_manual_viet.pdf
10
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phƣơng
3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng cả về tài
nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Tuy nhiên, hiện nay Bình Thuận
chỉ mới khai thác được mảng du lịch biển. Thực vậy, thay vì dựa trên nền tảng này để
hoạch định chiến lược phát triển các không gian du lịch, lựa chọn các sản phẩm dịch vụ du
lịch độc đáo và đặc trưng, xác định phương hướng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch
vụ du lịch phù hợp thì trên thực tế chiến lược quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh rất kém
chất lượng, tình trạng đầu tư dàn trãi, đầu tư không đúng mức đã khiến Bình Thuận chưa
có những không gian hay sản phẩm dịch vụ du lịch thật sự thu hút. Hiện doanh thu du lịch
của vùng biển chiếm phần lớn, đạt 2,255.4 tỷ đồng chiếm 88.8% trong tổng số doanh thu
du lịch toàn tỉnh (Trong đó khách nội địa là 1,141.6 tỷ đồng chiếm 83.2% trong tổng doanh
thu du lịch khách nội địa, và khách quốc tế 1,113.8 tỷ đồng chiếm 95.5% trong tổng doanh
thu du lịch khách quốc tế)15. Trong khi đó, xét phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm
Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 8 huyện, mỗi vùng đều có các thế mạnh – thậm chí
là có nhiều thế mạnh trùng lắp nhau – để phát triển nhiều không gian và loại hình sản phẩm
du lịch độc đáo và đặc trưng khác bên cạnh du lịch biển.
Bảng 3.1 Nhận diện thế mạnh du lịch từng vùng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
15
Cục thống kê tỉnh Bình Thuận (2010), Kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2005 – 2010
11
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thông tin của Sở VHTT&DL Bình Thuận
3.1.2 Vị trí địa lý
3.1.2.1 Vị trí địa lý
Bình Thuận nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng về đường bộ, đường sắt
và đường thủy. Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ ôn hòa tạo môi trường thuận lợi
hình thành các hệ sinh thái động thực vật phong phú về chủng loại có giá trị cao phục vụ
du khách tham quan, nghiên cứu. Đặc biệt ở Bình Thuận không có mùa Đông là tiềm năng
thu hút du khách quốc tế đến trú đông. Lượng mưa thấp và tập trung thuận lợi cho việc tổ
chức các hoạt động du lịch quanh năm. Điển hình nhiều nắng, gió và nắng ấm quanh năm
thuận lợi cho các loại hình thể thao biển mà người Châu Âu ưa thích (Phụ lục 2. Lượng
mưa, số giờ nắng, nhiệt độ, độ ẩm trung bình).
3.1.2.2 Mối quan hệ không gian du lịch quốc tế
Bình Thuận là cửa mở hướng ra thế giới của các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng, Đắk
Lắk, Đắk Nông, các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan theo Quốc lộ 28 thông qua cửa
khẩu Bu Prăng. Phía Đông của tỉnh tiếp giáp biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế.