Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi
- 120 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MAI MỸ CHÂU
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT ĐOẠN CHI
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MAI MỸ CHÂU
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU
PHẪU THUẬT ĐOẠN CHI
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. TRẦN THIỆN TRUNG
GS. TS. LORA G. CLEYWELL
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng “Chất lượng cuộc sống
của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2021
Tác giả luận văn
Mai Mỹ Châu
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1 Tổng quan đoạn chi .............................................................................................. 4
1.2 Khái niệm chất lượng cuộc sống ........................................................................ 13
1.3 Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài ......................................................... 18
1.4 Học thuyết ........................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 27
2.4 Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu .................................................... 28
2.5 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ........................................................... 32
2.6 Tiến trình thu thập số liệu ................................................................................... 37
2.7 Kiểm soát sai lệch và biện pháp khắc phục ....................................................... 37
2.8 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 38
2.9 Vấn đề đạo đức ................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
3.1 Đặc điểm chung của người bệnh ........................................................................ 41
3.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh. ............................................................... 47
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 58
4.1 Đặc điểm chung của người bệnh tham gia nghiên cứu ...................................... 58
4.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh ............................................................... 65
4.3 Mối liên quan các điểm số chất lượng cuộc sống với đặc điểm dân số xã hội .. 69
.
.
4.4 Điểm mạnh, điểm hạn chế và tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu ................... 77
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
.
.
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
01 CLCS Chất lượng cuộc sống
02 CNĐĐ Cảm nhận đau đớn
03 CNSS Cảm nhận sức sống
04 ĐGSK Đánh giá sức khỏe
05 ĐTĐ Đái tháo đường
06 GHCN Giới hạn chức năng
07 GHTL Giới hạn tâm lý
08 HĐXH Hoạt động xã hội
09 HĐCN Hoạt động chức năng
10 SKTC Sức khỏe thể chất
11 SKTT Sức khỏe tinh thần
12 TTTQ Tâm thần tổng quát
.
i.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Biến số thông tin cá nhân ........................................................................28
Bảng 2. 2: Biến số chất lượng cuộc sống dựa trên công cụ SF- 36 ..........................30
Bảng 2. 3: Cấu trúc bộ câu hỏi SF-36 .......................................................................33
Bảng 2. 4: Cho điểm các câu hỏi trong bộ công cụ SF-36 ........................................34
Bảng 2. 5: Bảng câu hỏi thống kê mô tả ...................................................................38
Bảng 3. 1: Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi ........................................................41
Bảng 3. 2: Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn ..............................................43
Bảng 3. 3: Phân bố người bệnh theo bảo hiểm y tế ..................................................44
Bảng 3. 4: Phân bố người bệnh theo vị trí đoạn chi ..................................................46
Bảng 3. 5: Bảng phân loại người bệnh theo loại đoạn chi ........................................46
Bảng 3. 6: Phân bố người bệnh theo thời gian đoạn chi ...........................................47
Bảng 3. 7: Bảng mô tả tự đánh giá sức khỏe của người bệnh ...................................48
Bảng 3. 8: Bảng mô tả điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe của SF-36 ...............................49
Bảng 3. 9: Bảng mô tả điểm số SKTC, SKTT và CLCS dựa theo SF-36 ................50
Bảng 3. 10: Bảng mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ................................51
Bảng 3. 11: Bảng mô tả mối liên quan giữa các thành phần lĩnh vực chất lượng
cuộc sống với đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu .............................................51
Bảng 3. 12: Bảng mô tả mối liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS với các đặc
điểm chung dân số nghiên cứu .........................................................................53
Bảng 4. 1: Bảng so sánh điểm trung bình các lĩnh vực sức khỏe trong chất lượng
cuộc sống SF-36 với các nghiên cứu khác .......................................................66
.
.
i
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Danh mục hình
Hình 1. 1. Mức độ đoạn chi dưới ................................................................................7
Hình 1. 2. Mức độ đoạn chi trên .................................................................................9
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1. 1 Sơ đồ mô hình Sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống ................22
Sơ đồ 1. 2: Sơ đồ mô hình Sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống đã được
sửa đổi bởi Ferrans và cộng sự .........................................................................23
Sơ đồ 1. 3: Ứng dụng mô hình sức khỏe liên quan chất lượng cuộc sống ...............25
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Phân bố người bệnh theo giới tính ...................................................... 42
Biểu đồ 3. 2: Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp ................................................ 42
Biểu đồ 3. 3: Phân bố người bệnh theo nơi cư trú .................................................... 43
Biểu đồ 3. 4: Phân bố người bệnh theo tình trạng hôn nhân ..................................... 44
Biểu đồ 3. 5: Phân bố người bệnh theo bệnh mạn tính ............................................. 45
Biểu đồ 3. 6: Phân bố người bệnh theo nguyên nhân đoạn chi ................................. 45
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là khái niệm phản ánh nhận thức của một cá nhân
về tình trạng cuộc sống hiện tại của bản thân, những nhận thức này gắn liền với mục
tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm của họ [44]. Người bệnh sau phẫu thuật đoạn
chi là một trong những đối tượng cần chăm sóc một cách đặc biệt để cung cấp cho
người bệnh có một sức khỏe toàn diện về thể chất và tinh thần [42].
Ở Hoa Kỳ, khoảng 185.000 trường hợp đoạn chi xảy ra mỗi năm và trong năm
2009, chi phí phục vụ cho điều trị liên quan đến đoạn chi tổng cộng hơn 8,3 tỷ đô la
Mỹ [10]. Ước tính sẽ có khoảng 3,6 triệu người ở Hoa Kỳ sống với việc khiếm khuyết
chi vào năm 2050 [48],[66]. Thống kê tại các nước đang phát triển, tỉ lệ đoạn chi cao
nhất do chấn thương chiếm 55-95%. Bên cạnh đó, các nước phát triển đoạn chi do
bệnh mạch máu ngoại biên chiếm 85-90% [45], tỉ lệ cắt cụt ngón chân là 40% hoặc
một phần của bàn chân chiếm 25% do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) [19].
Theo các số liệu trong nước và nước ngoài, tỉ lệ đoạn chi dưới cao hơn so với
chi trên và phần lớn nguyên nhân gây ra cho người bệnh đoạn chi dưới là do biến
chứng đái tháo đường. Mặc dù phẫu thuật đoạn chi nhằm mục đích cứu sống người
bệnh nhưng cũng tác động tiêu cực đến người bệnh. Đoạn chi gây ra những tác động
nghiêm trọng cho các cá nhân và gia đình của họ về các khía cạnh như tâm lý xã hội,
thể chất, chức năng và tài chính. Đoạn chi ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cá
nhân con người trong công việc, duy trì các mối quan hệ xã hội, tham gia các hoạt
động giải trí và hoạt động của cộng đồng [41]. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác tự
ti với bản thân và xã hội, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút vì họ không thể hành động
như bình thường khi có những thay đổi bất thường về hình ảnh cơ thể. Wald tranh
luận rằng các phương pháp trị liệu cho người bệnh sau đoạn chi là những điều cần
thiết để phục hồi các vấn đề về thể chất và tâm lý phức tạp [57].
Khi người bệnh không thể tự mình di chuyển hoặc tự phục vụ bản thân, họ có
thể nghĩ mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần của bản thân [58]. Những thay đổi về thể chất và tâm lý xã hội thường
.
.
gặp ở những người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi đôi khi rất khó đánh giá. Tâm lý
người bệnh thường đi kèm nhiều tâm trạng và cảm giác có thể tức giận, đau đớn, khóc
lóc,… để thể hiện sự mất mát và đau buồn. Do đó, các nhân viên y tế cần phải tạo ra
môi trường thân thiện và hỗ trợ giúp người bệnh bày tỏ cảm xúc và đối phó với nỗi
đau. Ngoài ra, sự hỗ trợ của thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng
và giúp thúc đẩy cuộc sống của người bệnh thay đổi tích cực hơn [40].
Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều sự quan tâm về vấn đề CLCS của người
bệnh sau đoạn chi để hướng đến một cuộc sống toàn diện. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu “chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi” để
hiểu rõ thêm về những vấn đề liên quan tới thể chất và tinh thần của người bệnh. Từ
đó, nhằm củng cố lại những hướng dẫn, chăm sóc của điều dưỡng để mang lại cho
người bệnh một chất lượng cuộc sống tích cực và phù hợp hơn.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
❖ Câu hỏi nghiên cứu: Người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi có chất lượng cuộc
sống như thế nào?
❖ Mục tiêu cụ thể:
- Xác định tỉ lệ các loại đoạn chi.
- Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi dựa
trên thang đo SF-36.
- Xác định mối liên quan giữa các thành phần điểm số chất lượng cuộc sống với
các đặc điểm của người bệnh.
.
.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan đoạn chi
1.1.1 Định nghĩa đoạn chi
Đoạn chi là việc cắt bỏ chi do chấn thương, do bệnh nội khoa hoặc phẫu thuật.
Phẫu thuật đoạn chi là một biện pháp phẫu thuật, cắt và tạo lại đoạn chi bị tổn thương
không còn khả năng bảo tồn nhằm cứu sống người bệnh và tạo mỏm cụt thích hợp
cho lắp chi giả sau này[2]. Đoạn chi còn được sử dụng để kiểm soát cơn đau hoặc quá
trình bệnh ở chi bị ảnh hưởng, chẳng hạn như ung thư hoặc hoại thư. Đoạn chi dẫn
đến một khuyết tật vĩnh viễn, mang lại một sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống và
chức năng của một cá nhân [19]. Nhiều tác giả định nghĩa đoạn chi là thủ thuật nhằm
mục đích cắt bỏ đi một phần hoặc toàn bộ chi của cơ thể [7],[18]. Nếu đường cắt đi
qua xương gọi là cắt cụt thực thụ, nếu đường cắt đi ngang qua khe khớp gọi là tháo
khớp [1].
Mục đích của đoạn chi không chỉ là sự cắt bỏ phần chi bị tổn thương mà còn thể
hiện sự phục hồi chức năng của phần chi còn lại. Dựa theo tình hình của hàng vạn
người lính trẻ bị đoạn chi do hậu quả chiến tranh gây ra sau đại chiến thế giới thứ II,
đoạn chi đã có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật [47]. Những tiến bộ trên nhiều lĩnh vực
đã đưa phẫu thuật đoạn chi thành một chuyên khoa lớn dựa trên các kỹ thuật tạo hình
cơ – xương, các nguyên tắc cơ học trong vận động cơ thể. Đoạn chi không còn là
phẫu thuật đơn thuần mà đã trở thành một chuyên nghành có nguyên lý điều trị, theo
dõi và đánh giá riêng biệt. Trong đó luôn luôn có sự phối hợp của nhiều lĩnh vực như
chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng và tâm lý trị liệu [12],[47]. Từ đó, ngành
khoa học sức khỏe đã sáng tạo ra các loại chi giả và nâng cao việc đo lường được khả
năng tiêu hao sức lực khi sử dụng chi giả của người bệnh.
Năm 1963 tại hội nghị chi giả lần thứ VI ở Copenhagen, Weliss (Ba Lan) đã đề
nghị sử dụng chi giả sau cắt cụt mà không chờ đến khi lành vết thương [52]. Các tiến
bộ trên đã đưa đến kết quả thành công là giảm được số lần phẫu thuật lại để sửa lại
các mỏm cụt giúp người bệnh đoạn chi có một cuộc sống sinh hoạt gần như bình
thường trong một thời gian ngắn.
.
.
Các nguyên nhân đoạn chi bao gồm:
- Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc các vết thương hỏa khí. Chấn thương
do tai nạn chiếm khoảng 45% trong tổng số các ca đoạn chi [33]. Một bộ phận cơ thể
có thể bị cắt hoặc rách trong một tai nạn nghiêm trọng hoặc bỏng nặng đến mức không
thể cứu được. Các chấn thương làm cắt mạch máu khiến một bộ phận cơ thể không
có máu nuôi dưỡng trong thời gian dài cũng có thể gây chết mô cần phải đoạn chi.
Một ví dụ là tê cóng, có thể làm hỏng các mạch máu ở ngón tay và ngón chân, cuối
cùng phải cắt bỏ chúng. Đoạn chi do chấn thương là một tình huống cực kỳ nguy
hiểm và thường đe dọa đến tính mạng con người, đặc biệt là do mất quá nhiều máu.
Nhưng do những tiến bộ của khoa học y tế trong các thế kỷ trước nên triển vọng cứu
sống người bệnh đã tăng lên đáng kể.
- Biến chứng bệnh mạch máu và đái tháo đường chiếm khoảng 54% tất cả các
trường hợp đoạn chi. Các vấn đề mãn tính về mạch máu có thể dẫn đến chết mô ở
ngón chân, bàn chân và cẳng chân. Trong số những người bệnh phải đoạn chi do các
biến chứng của những căn bệnh này, gần một nửa người bệnh sẽ tử vong trong vòng
5 năm sau khi thực hiện thủ thuật đoạn chi [33].
- Đoạn chi liên quan đến ung thư là phẫu thuật cắt bỏ một bàn tay, bàn chân,
cánh tay hoặc chân để ngăn chặn sự lây lan của một số loại ung thư chỉ chiếm ít hơn
2% các trường hợp đoạn chi [20]. Các bệnh ung thư như sarcoma có thể ảnh hưởng
đến xương và mô mềm ở các chi. Nếu ung thư quá lớn hoặc quá nguy hiểm để loại
bỏ, hoặc di căn lan rộng vào dây thần kinh hoặc mạch máu, thì có thể cần phải đoạn
chi. Các bệnh ung thư tiến triển ảnh hưởng đến phần đùi có thể dẫn đến thủ thuật cắt
bỏ xương hông, loại bỏ toàn bộ xương đùi khỏi xương chậu.
- Đoạn chi do nhiễm trùng thông thường là nhiễm trùng huyết có thể ảnh hưởng
đến lưu lượng máu và khiến mô chết, đặc biệt là ở ngón chân, ngón tay, bàn tay và
bàn chân. Nhiễm trùng huyết nặng có thể gây chết người nếu thuốc kháng sinh không
thể kiểm soát nhiễm trùng. Một nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết là vi khuẩn não
mô cầu, gây ra một dạng viêm màng não nghiêm trọng. Tụ cầu vàng kháng methicillin
.
.
(MRSA) là một loại vi khuẩn, có thể gây ra một tình trạng nhiễm trùng mô mềm hoại
tử. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm này chỉ xảy ra ở một bộ phận
cơ thể như chi trên hoặc chi dưới thì việc đoạn chi có thể là cần thiết để cứu sống
người bệnh [40].
- Dị tật bẩm sinh: đây không phải là một thủ thuật, mà là một thuật ngữ đề cập
đến bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân bị thiếu hoặc không được hình thành hoàn
chỉnh khi sinh ra [59]. Những đứa trẻ bị đoạn chi bẩm sinh có thể được phẫu thuật
sau này hoặc được lắp chân tay giả nếu đứa trẻ hoặc cha mẹ và đội ngũ chăm sóc xác
định rằng sự can thiệp đó có thể cải thiện chức năng và sức khỏe của đứa trẻ.
Đoạn chi có nhiều nguyên nhân, nhưng chiếm đa số về đoạn chi dưới thường là
kết quả của hội chứng bàn chân đái tháo đường.
1.1.2 Mức đoạn chi
Phương pháp phẫu thuật đoạn chi phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị cơ thể bị ảnh
hưởng, lý do đoạn chi và mức độ tổn thương xương và mô. Cắt cụt ngón tay có thể là
một thủ thuật nhỏ nhưng phức tạp, gắn kết với da, gân và dây thần kinh để cho phép
thực hiện chức năng vận động tốt và sử dụng bàn tay một cách tối ưu. Việc cắt bỏ
một cánh tay hoặc chân có thể là một cuộc phẫu thuật lớn, đòi hỏi kỹ năng xử lý và
ổn định tất cả các mô khác nhau của bộ phận cơ thể bao gồm da, mạch máu, cơ, dây
thần kinh, gân và xương.
Việc đoạn chi có thể diễn ra theo từng giai đoạn. Quy trình chăm sóc có thể cần
thiết để giải quyết tình trạng phân hủy mô, đau mãn tính, sẹo hoặc các vấn đề sức
khỏe khác. Kết quả phục hồi chức năng của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi phụ
thuộc phần lớn vào tầm mức đoạn chi. Mức đoạn chi dưới thường gặp là cắt cụt trên
gối: vị trí cắt cụt tốt nhất vào khoảng 20-25cm. Đoạn chi dưới gối thì vị trí tốt nhất là
khoảng cách dưới gối 12-15cm [1]. Ở chi trên, nguyên tắc bảo tồn chi càng dài càng
tốt để đảm bảo được chức năng toàn vẹn.
Cắt cụt đôi: là loại bỏ cả bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân. Đây là phương pháp
điều trị mang lại cho người bệnh những tổn thất lớn về thể chất và tinh thần.
.
.
Đoạn chi dưới:
Hình 1. 1. Mức độ đoạn chi dưới
“Nguồn Bộ môn Vật lí trị liệu- Phục hồi chức năng (2016)” [1]
❖ Bàn chân
Cắt cụt ngang xương bàn chân giúp cho người bệnh mang giày chỉnh hình. Đây
là phương pháp cắt bỏ một phần bàn chân. Cắt cụt khối xương cổ chân sẽ khó thực
hiện cho việc lắp chi giả vì ở tầm mức này hai nhóm cơ gập mặt lưng và nhóm cơ gập
mặt lòng bàn chân sẽ gây mất cân đối, tạo thành bàn chân ngựa cố định.
Khớp mắt cá chân là loại bỏ bàn chân sau khi tách khỏi cẳng chân ở mắt cá chân.
Tháo khớp cổ chân nên can thiệp phẫu thuật Symes cắt ngang 2 mắt cá nếu không xử
lý 2 mắt cá sẽ gây đau, trở ngại cho việc mang chân giả của người bệnh.
.
.
❖ Cẳng chân
Mỏm cụt cẳng chân lý tưởng ở tầm mức nối giữa 1/3 trên và 1/3 giữa với chiều
dài mỏm cụt dưới gối khoảng 12-15cm. Nếu mỏm cụt cẳng chân quá ngắn (dưới gối
7 cm) sẽ không tốt cho chi giả vì cánh tay đòn cơ tứ đầu đùi quá yếu, dễ co rút gập
gối, gây khó khăn cho lắp chi giả. Nếu mỏm cụt cẳng chân quá dài thuộc 1/3 dưới sẽ
gây thiếu cơ để bao bọc dễ gây viêm loét khi tiếp xúc với chi giả.
❖ Cắt ở đùi
Mỏm cụt ngắn dưới 20 cm dễ biến dạng gấp, dạng háng do nhóm cơ dạng gấp
mạnh hơn nhóm cơ duỗi gây khó khăn cho việc lắp chi giả. Chiều dài lý tưởng của
mỏm cụt trên gối từ 25-30 cm đo từ mấu chuyển lớn.
❖ Tháo khớp gối
Đoạn chi xảy ra ở khớp gối. Người bệnh đoạn chi sẽ mất cơ và xương dưới đầu
gối, loại bỏ cẳng chân bằng cách tách nó ra khỏi chân trên ở đầu gối. Tuy nhiên, các
cơ chịu trách nhiệm cho các chuyển động của chân còn nguyên vẹn [55]. Tháo khớp
gối thường là giải pháp tạm thời, ví dụ ở trường hợp là trẻ em sẽ tháo khớp gối để
đảm bảo tăng trưởng về chiều dài và kích thước đùi cho đến khi trẻ lớn [1].
❖ Tháo khớp háng
Tháo khớp háng là trường hợp khớp hông với toàn bộ phần đùi và phần dưới
của chân bị cắt bỏ. Có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ chân bằng cách tách nó ra khỏi xương
chậu ở khớp háng. Người cắt cụt có thể không thể thực hiện các động tác vùng hông
và cần một sự hỗ trợ đầy đủ chức năng của chi giả[55].
❖ Cắt cụt xương chậu
Cắt cụt xương chậu chính là cắt bỏ toàn bộ chân và một phần của xương chậu.
❖ Cắt cụt chữ số
Đây là những trường hợp cắt cụt một hoặc nhiều ngón chân. Đó có thể là cắt bỏ
toàn bộ ngón chân hoặc cắt cụt một phần chẳng hạn như đầu ngón chân. Phương pháp
này điều trị những người bệnh bị tai nạn sinh hoạt hoặc những nhiễm trùng chỉ mới
ảnh hưởng nhẹ, nhưng ăn sâu vào các ngón chân. Việc cần phải tháo khớp ngón chân
để tránh nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác.
.
.
Đoạn chi trên
Hình 1. 2. Mức độ đoạn chi trên
“Nguồn Bộ môn Vật lí trị liệu- Phục hồi chức năng (2016)” [1]
Mỏm cụt càng dài càng càng tốt để thực hiện được nhiều thao tác cho cơ thể và
việc lắp chi giả cũng dễ dàng hơn [61]. Một số mức đoạn chi trên như:
- Tháo khớp cổ tay: chi bị cắt cụt ở cấp độ của cổ tay mà không ảnh hưởng đến
xương và cơ cẳng tay.
- Tháo khớp vai: Cắt cụt ngang vai, với xương bả vai còn được giữ lại. Xương
đòn có thể được gỡ bỏ hoặc không.
- Cắt cụt dưới khớp khuỷu: Đoạn chi xảy ra ở cẳng tay, từ khuỷu tay đến cổ tay.
- Cắt cụt trên khớp khuỷu: Đoạn chi xảy ra ở cánh tay trên từ khuỷu tay đến vai.
Trong loại cắt cụt này, người cắt cụt mất tất cả các chức năng và cơ bắp của cẳng tay,
cổ tay và bàn tay.
- Cắt đoạn phần tư trước: Cắt cụt ở cấp độ của vai trong đó cả xương bả vai và
xương đòn được loại bỏ.
.
0.
- Cắt cụt chữ số - đây là tình trạng cắt cụt một (hoặc nhiều) ngón tay hoặc ngón
cái. Có thể cắt cụt toàn bộ ngón tay, hoặc phần trên của đầu ngón tay.
1.1.3 Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật đoạn chi
Việc phục hồi sau đoạn chi phụ thuộc vào loại thủ thuật và cách gây mê được
sử dụng. Cho dù người bệnh có dự định sử dụng chân tay giả hay không, thì quá trình
chữa trị và kế hoạch phục hồi chức năng có thể mang lại cho người bệnh sau phẫu
thuật đoạn chi có cơ hội tốt nhất để tiếp tục các hoạt động sống của mình. Phần mỏm
cụt sau khi đoạn chi phải được băng bó, sạch sẽ và khô ráo cho đến khi có thể tháo
chỉ khâu. Các nhân viên y tế sẽ kiểm tra xem vết mổ có chỗ nào bị hở hoặc nhiễm
trùng hay không. Khi băng bó ban đầu bị bong ra, các nhân viên y tế có thể cung cấp
một dụng cụ nén được gọi là tất co lại để ngăn chặn tình trạng sưng tấy ở mỏm cụt
khi các mạch máu lành lại. Quá trình này chuẩn bị lắp một bộ phận chi giả nếu việc
sử dụng một bộ phận chi giả nằm trong kế hoạch của người bệnh.
Vết thương sẽ lành hoàn toàn trong khoảng bốn đến tám tuần. Nhưng việc điều
chỉnh thể chất và cảm xúc để mất đi một chi có thể là một quá trình lâu dài. Phục hồi
lâu dài sẽ bao gồm: các bài tập để cải thiện sức mạnh và khả năng kiểm soát của cơ;
các hoạt động giúp phục hồi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và thúc đẩy
tính độc lập; sử dụng chân tay giả và thiết bị trợ giúp; hỗ trợ tinh thần bao gồm tư
vấn, để giúp đỡ đau buồn sau đoạn chi và điều chỉnh hình ảnh cơ thể,...
Trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, những người bệnh bị mất chi dưới
có nguy cơ bị té ngã. Điều này đặc biệt có thể xảy ra nếu họ cố gắng rời khỏi giường
vào ban đêm và quên rằng bản thân đã được chỉ định việc đoạn chi. Những cú ngã
này có thể nghiêm trọng và có thể gây tổn thương thêm cho vùng phẫu thuật. Các kĩ
thuật viên vật lý trị liệu sẽ bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng, kéo giãn và việc luyện
tập thường bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật. Đặc biệt là liệu pháp phục hồi chức năng
và các bài tập được thực hiện khi nhìn vào gương (liệu pháp gương) có thể giúp người
bệnh thích nghi với giảm đau chi ảo giảm đáng kể và tránh bị té ngã, nếu người bệnh
chịu khó luyện tập hàng ngày.
.
1.
1.1.4. Một số biến chứng sau phẫu thuật đoạn chi
Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào, đoạn chi cũng có nguy cơ biến chứng.
Phẫu thuật đoạn chi cũng có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp do đoạn chi. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng
do đoạn chi, chẳng hạn như tuổi tác, mức đoạn chi người bệnh đã từng phẫu thuật và
tình hình sức khỏe tổng quát của người bệnh. Nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm
trọng trong phẫu thuật đoạn chi theo kế hoạch thấp hơn so với đoạn chi khẩn cấp. Các
biến chứng liên quan đến việc đoạn chi bao gồm:
Biến chứng sớm hệ thống
- Mất máu đòi hỏi người bệnh phải được truyền máu
- Tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc tĩnh mạch phổi.
- Các biến chứng tim mạch như loạn nhịp, suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Các biến chứng hệ thống khác như suy thận, đột quỵ, viêm phổi, nhiễm trùng
máu.
Biến chứng sớm tại chỗ
- Chảy máu, hình thành khối máu tụ máu tụ
- Nhiễm trùng vết thương, hoại tử vết thương
- Vết mổ lâu lành.
- Đau sau đoạn chi là một tình trạng chưa được hiểu rõ nhưng phổ biến, gây ra
tàn tật đáng kể và có thể khó điều trị. Đau do đoạn chi xảy ra ở khoảng 60% đến 70%
người bệnh, thường phát sinh vài tuần hoặc vài tháng sau khi một chi bị cắt bỏ do tai
nạn, chấn thương hoặc bệnh tật [41].
- Một số trường hợp đòi hỏi các can thiệp phẫu thuật khác như ghép da, lấy máu
tụ, loại bỏ mô mềm, chỉnh sửa mỏm cụt, chỉnh sửa từ dưới gối lên trên gối. Nếu một
người bệnh trong vài ngày đầu sau phẫu thuật biểu hiện đau tăng, sưng phù nhiều,
giảm cơ lực hoặc cảm giác dọc theo phân bố thần kinh, khó thở và tăng nhịp tim thì
nên cần thăm khám bổ sung [1].
Biến chứng muộn
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MAI MỸ CHÂU
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH
SAU PHẪU THUẬT ĐOẠN CHI
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MAI MỸ CHÂU
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU
PHẪU THUẬT ĐOẠN CHI
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. TRẦN THIỆN TRUNG
GS. TS. LORA G. CLEYWELL
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng “Chất lượng cuộc sống
của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2021
Tác giả luận văn
Mai Mỹ Châu
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................. iii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1 Tổng quan đoạn chi .............................................................................................. 4
1.2 Khái niệm chất lượng cuộc sống ........................................................................ 13
1.3 Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài ......................................................... 18
1.4 Học thuyết ........................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 27
2.4 Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu .................................................... 28
2.5 Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ........................................................... 32
2.6 Tiến trình thu thập số liệu ................................................................................... 37
2.7 Kiểm soát sai lệch và biện pháp khắc phục ....................................................... 37
2.8 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 38
2.9 Vấn đề đạo đức ................................................................................................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
3.1 Đặc điểm chung của người bệnh ........................................................................ 41
3.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh. ............................................................... 47
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 58
4.1 Đặc điểm chung của người bệnh tham gia nghiên cứu ...................................... 58
4.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh ............................................................... 65
4.3 Mối liên quan các điểm số chất lượng cuộc sống với đặc điểm dân số xã hội .. 69
.
.
4.4 Điểm mạnh, điểm hạn chế và tính ứng dụng của đề tài nghiên cứu ................... 77
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
.
.
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
01 CLCS Chất lượng cuộc sống
02 CNĐĐ Cảm nhận đau đớn
03 CNSS Cảm nhận sức sống
04 ĐGSK Đánh giá sức khỏe
05 ĐTĐ Đái tháo đường
06 GHCN Giới hạn chức năng
07 GHTL Giới hạn tâm lý
08 HĐXH Hoạt động xã hội
09 HĐCN Hoạt động chức năng
10 SKTC Sức khỏe thể chất
11 SKTT Sức khỏe tinh thần
12 TTTQ Tâm thần tổng quát
.
i.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Biến số thông tin cá nhân ........................................................................28
Bảng 2. 2: Biến số chất lượng cuộc sống dựa trên công cụ SF- 36 ..........................30
Bảng 2. 3: Cấu trúc bộ câu hỏi SF-36 .......................................................................33
Bảng 2. 4: Cho điểm các câu hỏi trong bộ công cụ SF-36 ........................................34
Bảng 2. 5: Bảng câu hỏi thống kê mô tả ...................................................................38
Bảng 3. 1: Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi ........................................................41
Bảng 3. 2: Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn ..............................................43
Bảng 3. 3: Phân bố người bệnh theo bảo hiểm y tế ..................................................44
Bảng 3. 4: Phân bố người bệnh theo vị trí đoạn chi ..................................................46
Bảng 3. 5: Bảng phân loại người bệnh theo loại đoạn chi ........................................46
Bảng 3. 6: Phân bố người bệnh theo thời gian đoạn chi ...........................................47
Bảng 3. 7: Bảng mô tả tự đánh giá sức khỏe của người bệnh ...................................48
Bảng 3. 8: Bảng mô tả điểm số 8 lĩnh vực sức khỏe của SF-36 ...............................49
Bảng 3. 9: Bảng mô tả điểm số SKTC, SKTT và CLCS dựa theo SF-36 ................50
Bảng 3. 10: Bảng mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ................................51
Bảng 3. 11: Bảng mô tả mối liên quan giữa các thành phần lĩnh vực chất lượng
cuộc sống với đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu .............................................51
Bảng 3. 12: Bảng mô tả mối liên quan giữa SKTC, SKTT và CLCS với các đặc
điểm chung dân số nghiên cứu .........................................................................53
Bảng 4. 1: Bảng so sánh điểm trung bình các lĩnh vực sức khỏe trong chất lượng
cuộc sống SF-36 với các nghiên cứu khác .......................................................66
.
.
i
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Danh mục hình
Hình 1. 1. Mức độ đoạn chi dưới ................................................................................7
Hình 1. 2. Mức độ đoạn chi trên .................................................................................9
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1. 1 Sơ đồ mô hình Sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống ................22
Sơ đồ 1. 2: Sơ đồ mô hình Sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống đã được
sửa đổi bởi Ferrans và cộng sự .........................................................................23
Sơ đồ 1. 3: Ứng dụng mô hình sức khỏe liên quan chất lượng cuộc sống ...............25
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Phân bố người bệnh theo giới tính ...................................................... 42
Biểu đồ 3. 2: Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp ................................................ 42
Biểu đồ 3. 3: Phân bố người bệnh theo nơi cư trú .................................................... 43
Biểu đồ 3. 4: Phân bố người bệnh theo tình trạng hôn nhân ..................................... 44
Biểu đồ 3. 5: Phân bố người bệnh theo bệnh mạn tính ............................................. 45
Biểu đồ 3. 6: Phân bố người bệnh theo nguyên nhân đoạn chi ................................. 45
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là khái niệm phản ánh nhận thức của một cá nhân
về tình trạng cuộc sống hiện tại của bản thân, những nhận thức này gắn liền với mục
tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm của họ [44]. Người bệnh sau phẫu thuật đoạn
chi là một trong những đối tượng cần chăm sóc một cách đặc biệt để cung cấp cho
người bệnh có một sức khỏe toàn diện về thể chất và tinh thần [42].
Ở Hoa Kỳ, khoảng 185.000 trường hợp đoạn chi xảy ra mỗi năm và trong năm
2009, chi phí phục vụ cho điều trị liên quan đến đoạn chi tổng cộng hơn 8,3 tỷ đô la
Mỹ [10]. Ước tính sẽ có khoảng 3,6 triệu người ở Hoa Kỳ sống với việc khiếm khuyết
chi vào năm 2050 [48],[66]. Thống kê tại các nước đang phát triển, tỉ lệ đoạn chi cao
nhất do chấn thương chiếm 55-95%. Bên cạnh đó, các nước phát triển đoạn chi do
bệnh mạch máu ngoại biên chiếm 85-90% [45], tỉ lệ cắt cụt ngón chân là 40% hoặc
một phần của bàn chân chiếm 25% do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) [19].
Theo các số liệu trong nước và nước ngoài, tỉ lệ đoạn chi dưới cao hơn so với
chi trên và phần lớn nguyên nhân gây ra cho người bệnh đoạn chi dưới là do biến
chứng đái tháo đường. Mặc dù phẫu thuật đoạn chi nhằm mục đích cứu sống người
bệnh nhưng cũng tác động tiêu cực đến người bệnh. Đoạn chi gây ra những tác động
nghiêm trọng cho các cá nhân và gia đình của họ về các khía cạnh như tâm lý xã hội,
thể chất, chức năng và tài chính. Đoạn chi ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cá
nhân con người trong công việc, duy trì các mối quan hệ xã hội, tham gia các hoạt
động giải trí và hoạt động của cộng đồng [41]. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác tự
ti với bản thân và xã hội, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút vì họ không thể hành động
như bình thường khi có những thay đổi bất thường về hình ảnh cơ thể. Wald tranh
luận rằng các phương pháp trị liệu cho người bệnh sau đoạn chi là những điều cần
thiết để phục hồi các vấn đề về thể chất và tâm lý phức tạp [57].
Khi người bệnh không thể tự mình di chuyển hoặc tự phục vụ bản thân, họ có
thể nghĩ mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần của bản thân [58]. Những thay đổi về thể chất và tâm lý xã hội thường
.
.
gặp ở những người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi đôi khi rất khó đánh giá. Tâm lý
người bệnh thường đi kèm nhiều tâm trạng và cảm giác có thể tức giận, đau đớn, khóc
lóc,… để thể hiện sự mất mát và đau buồn. Do đó, các nhân viên y tế cần phải tạo ra
môi trường thân thiện và hỗ trợ giúp người bệnh bày tỏ cảm xúc và đối phó với nỗi
đau. Ngoài ra, sự hỗ trợ của thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng
và giúp thúc đẩy cuộc sống của người bệnh thay đổi tích cực hơn [40].
Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều sự quan tâm về vấn đề CLCS của người
bệnh sau đoạn chi để hướng đến một cuộc sống toàn diện. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu “chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi” để
hiểu rõ thêm về những vấn đề liên quan tới thể chất và tinh thần của người bệnh. Từ
đó, nhằm củng cố lại những hướng dẫn, chăm sóc của điều dưỡng để mang lại cho
người bệnh một chất lượng cuộc sống tích cực và phù hợp hơn.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
❖ Câu hỏi nghiên cứu: Người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi có chất lượng cuộc
sống như thế nào?
❖ Mục tiêu cụ thể:
- Xác định tỉ lệ các loại đoạn chi.
- Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi dựa
trên thang đo SF-36.
- Xác định mối liên quan giữa các thành phần điểm số chất lượng cuộc sống với
các đặc điểm của người bệnh.
.
.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan đoạn chi
1.1.1 Định nghĩa đoạn chi
Đoạn chi là việc cắt bỏ chi do chấn thương, do bệnh nội khoa hoặc phẫu thuật.
Phẫu thuật đoạn chi là một biện pháp phẫu thuật, cắt và tạo lại đoạn chi bị tổn thương
không còn khả năng bảo tồn nhằm cứu sống người bệnh và tạo mỏm cụt thích hợp
cho lắp chi giả sau này[2]. Đoạn chi còn được sử dụng để kiểm soát cơn đau hoặc quá
trình bệnh ở chi bị ảnh hưởng, chẳng hạn như ung thư hoặc hoại thư. Đoạn chi dẫn
đến một khuyết tật vĩnh viễn, mang lại một sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống và
chức năng của một cá nhân [19]. Nhiều tác giả định nghĩa đoạn chi là thủ thuật nhằm
mục đích cắt bỏ đi một phần hoặc toàn bộ chi của cơ thể [7],[18]. Nếu đường cắt đi
qua xương gọi là cắt cụt thực thụ, nếu đường cắt đi ngang qua khe khớp gọi là tháo
khớp [1].
Mục đích của đoạn chi không chỉ là sự cắt bỏ phần chi bị tổn thương mà còn thể
hiện sự phục hồi chức năng của phần chi còn lại. Dựa theo tình hình của hàng vạn
người lính trẻ bị đoạn chi do hậu quả chiến tranh gây ra sau đại chiến thế giới thứ II,
đoạn chi đã có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật [47]. Những tiến bộ trên nhiều lĩnh vực
đã đưa phẫu thuật đoạn chi thành một chuyên khoa lớn dựa trên các kỹ thuật tạo hình
cơ – xương, các nguyên tắc cơ học trong vận động cơ thể. Đoạn chi không còn là
phẫu thuật đơn thuần mà đã trở thành một chuyên nghành có nguyên lý điều trị, theo
dõi và đánh giá riêng biệt. Trong đó luôn luôn có sự phối hợp của nhiều lĩnh vực như
chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng và tâm lý trị liệu [12],[47]. Từ đó, ngành
khoa học sức khỏe đã sáng tạo ra các loại chi giả và nâng cao việc đo lường được khả
năng tiêu hao sức lực khi sử dụng chi giả của người bệnh.
Năm 1963 tại hội nghị chi giả lần thứ VI ở Copenhagen, Weliss (Ba Lan) đã đề
nghị sử dụng chi giả sau cắt cụt mà không chờ đến khi lành vết thương [52]. Các tiến
bộ trên đã đưa đến kết quả thành công là giảm được số lần phẫu thuật lại để sửa lại
các mỏm cụt giúp người bệnh đoạn chi có một cuộc sống sinh hoạt gần như bình
thường trong một thời gian ngắn.
.
.
Các nguyên nhân đoạn chi bao gồm:
- Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc các vết thương hỏa khí. Chấn thương
do tai nạn chiếm khoảng 45% trong tổng số các ca đoạn chi [33]. Một bộ phận cơ thể
có thể bị cắt hoặc rách trong một tai nạn nghiêm trọng hoặc bỏng nặng đến mức không
thể cứu được. Các chấn thương làm cắt mạch máu khiến một bộ phận cơ thể không
có máu nuôi dưỡng trong thời gian dài cũng có thể gây chết mô cần phải đoạn chi.
Một ví dụ là tê cóng, có thể làm hỏng các mạch máu ở ngón tay và ngón chân, cuối
cùng phải cắt bỏ chúng. Đoạn chi do chấn thương là một tình huống cực kỳ nguy
hiểm và thường đe dọa đến tính mạng con người, đặc biệt là do mất quá nhiều máu.
Nhưng do những tiến bộ của khoa học y tế trong các thế kỷ trước nên triển vọng cứu
sống người bệnh đã tăng lên đáng kể.
- Biến chứng bệnh mạch máu và đái tháo đường chiếm khoảng 54% tất cả các
trường hợp đoạn chi. Các vấn đề mãn tính về mạch máu có thể dẫn đến chết mô ở
ngón chân, bàn chân và cẳng chân. Trong số những người bệnh phải đoạn chi do các
biến chứng của những căn bệnh này, gần một nửa người bệnh sẽ tử vong trong vòng
5 năm sau khi thực hiện thủ thuật đoạn chi [33].
- Đoạn chi liên quan đến ung thư là phẫu thuật cắt bỏ một bàn tay, bàn chân,
cánh tay hoặc chân để ngăn chặn sự lây lan của một số loại ung thư chỉ chiếm ít hơn
2% các trường hợp đoạn chi [20]. Các bệnh ung thư như sarcoma có thể ảnh hưởng
đến xương và mô mềm ở các chi. Nếu ung thư quá lớn hoặc quá nguy hiểm để loại
bỏ, hoặc di căn lan rộng vào dây thần kinh hoặc mạch máu, thì có thể cần phải đoạn
chi. Các bệnh ung thư tiến triển ảnh hưởng đến phần đùi có thể dẫn đến thủ thuật cắt
bỏ xương hông, loại bỏ toàn bộ xương đùi khỏi xương chậu.
- Đoạn chi do nhiễm trùng thông thường là nhiễm trùng huyết có thể ảnh hưởng
đến lưu lượng máu và khiến mô chết, đặc biệt là ở ngón chân, ngón tay, bàn tay và
bàn chân. Nhiễm trùng huyết nặng có thể gây chết người nếu thuốc kháng sinh không
thể kiểm soát nhiễm trùng. Một nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết là vi khuẩn não
mô cầu, gây ra một dạng viêm màng não nghiêm trọng. Tụ cầu vàng kháng methicillin
.
.
(MRSA) là một loại vi khuẩn, có thể gây ra một tình trạng nhiễm trùng mô mềm hoại
tử. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm này chỉ xảy ra ở một bộ phận
cơ thể như chi trên hoặc chi dưới thì việc đoạn chi có thể là cần thiết để cứu sống
người bệnh [40].
- Dị tật bẩm sinh: đây không phải là một thủ thuật, mà là một thuật ngữ đề cập
đến bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân bị thiếu hoặc không được hình thành hoàn
chỉnh khi sinh ra [59]. Những đứa trẻ bị đoạn chi bẩm sinh có thể được phẫu thuật
sau này hoặc được lắp chân tay giả nếu đứa trẻ hoặc cha mẹ và đội ngũ chăm sóc xác
định rằng sự can thiệp đó có thể cải thiện chức năng và sức khỏe của đứa trẻ.
Đoạn chi có nhiều nguyên nhân, nhưng chiếm đa số về đoạn chi dưới thường là
kết quả của hội chứng bàn chân đái tháo đường.
1.1.2 Mức đoạn chi
Phương pháp phẫu thuật đoạn chi phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị cơ thể bị ảnh
hưởng, lý do đoạn chi và mức độ tổn thương xương và mô. Cắt cụt ngón tay có thể là
một thủ thuật nhỏ nhưng phức tạp, gắn kết với da, gân và dây thần kinh để cho phép
thực hiện chức năng vận động tốt và sử dụng bàn tay một cách tối ưu. Việc cắt bỏ
một cánh tay hoặc chân có thể là một cuộc phẫu thuật lớn, đòi hỏi kỹ năng xử lý và
ổn định tất cả các mô khác nhau của bộ phận cơ thể bao gồm da, mạch máu, cơ, dây
thần kinh, gân và xương.
Việc đoạn chi có thể diễn ra theo từng giai đoạn. Quy trình chăm sóc có thể cần
thiết để giải quyết tình trạng phân hủy mô, đau mãn tính, sẹo hoặc các vấn đề sức
khỏe khác. Kết quả phục hồi chức năng của người bệnh sau phẫu thuật đoạn chi phụ
thuộc phần lớn vào tầm mức đoạn chi. Mức đoạn chi dưới thường gặp là cắt cụt trên
gối: vị trí cắt cụt tốt nhất vào khoảng 20-25cm. Đoạn chi dưới gối thì vị trí tốt nhất là
khoảng cách dưới gối 12-15cm [1]. Ở chi trên, nguyên tắc bảo tồn chi càng dài càng
tốt để đảm bảo được chức năng toàn vẹn.
Cắt cụt đôi: là loại bỏ cả bàn tay, bàn chân, cánh tay hoặc chân. Đây là phương pháp
điều trị mang lại cho người bệnh những tổn thất lớn về thể chất và tinh thần.
.
.
Đoạn chi dưới:
Hình 1. 1. Mức độ đoạn chi dưới
“Nguồn Bộ môn Vật lí trị liệu- Phục hồi chức năng (2016)” [1]
❖ Bàn chân
Cắt cụt ngang xương bàn chân giúp cho người bệnh mang giày chỉnh hình. Đây
là phương pháp cắt bỏ một phần bàn chân. Cắt cụt khối xương cổ chân sẽ khó thực
hiện cho việc lắp chi giả vì ở tầm mức này hai nhóm cơ gập mặt lưng và nhóm cơ gập
mặt lòng bàn chân sẽ gây mất cân đối, tạo thành bàn chân ngựa cố định.
Khớp mắt cá chân là loại bỏ bàn chân sau khi tách khỏi cẳng chân ở mắt cá chân.
Tháo khớp cổ chân nên can thiệp phẫu thuật Symes cắt ngang 2 mắt cá nếu không xử
lý 2 mắt cá sẽ gây đau, trở ngại cho việc mang chân giả của người bệnh.
.
.
❖ Cẳng chân
Mỏm cụt cẳng chân lý tưởng ở tầm mức nối giữa 1/3 trên và 1/3 giữa với chiều
dài mỏm cụt dưới gối khoảng 12-15cm. Nếu mỏm cụt cẳng chân quá ngắn (dưới gối
7 cm) sẽ không tốt cho chi giả vì cánh tay đòn cơ tứ đầu đùi quá yếu, dễ co rút gập
gối, gây khó khăn cho lắp chi giả. Nếu mỏm cụt cẳng chân quá dài thuộc 1/3 dưới sẽ
gây thiếu cơ để bao bọc dễ gây viêm loét khi tiếp xúc với chi giả.
❖ Cắt ở đùi
Mỏm cụt ngắn dưới 20 cm dễ biến dạng gấp, dạng háng do nhóm cơ dạng gấp
mạnh hơn nhóm cơ duỗi gây khó khăn cho việc lắp chi giả. Chiều dài lý tưởng của
mỏm cụt trên gối từ 25-30 cm đo từ mấu chuyển lớn.
❖ Tháo khớp gối
Đoạn chi xảy ra ở khớp gối. Người bệnh đoạn chi sẽ mất cơ và xương dưới đầu
gối, loại bỏ cẳng chân bằng cách tách nó ra khỏi chân trên ở đầu gối. Tuy nhiên, các
cơ chịu trách nhiệm cho các chuyển động của chân còn nguyên vẹn [55]. Tháo khớp
gối thường là giải pháp tạm thời, ví dụ ở trường hợp là trẻ em sẽ tháo khớp gối để
đảm bảo tăng trưởng về chiều dài và kích thước đùi cho đến khi trẻ lớn [1].
❖ Tháo khớp háng
Tháo khớp háng là trường hợp khớp hông với toàn bộ phần đùi và phần dưới
của chân bị cắt bỏ. Có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ chân bằng cách tách nó ra khỏi xương
chậu ở khớp háng. Người cắt cụt có thể không thể thực hiện các động tác vùng hông
và cần một sự hỗ trợ đầy đủ chức năng của chi giả[55].
❖ Cắt cụt xương chậu
Cắt cụt xương chậu chính là cắt bỏ toàn bộ chân và một phần của xương chậu.
❖ Cắt cụt chữ số
Đây là những trường hợp cắt cụt một hoặc nhiều ngón chân. Đó có thể là cắt bỏ
toàn bộ ngón chân hoặc cắt cụt một phần chẳng hạn như đầu ngón chân. Phương pháp
này điều trị những người bệnh bị tai nạn sinh hoạt hoặc những nhiễm trùng chỉ mới
ảnh hưởng nhẹ, nhưng ăn sâu vào các ngón chân. Việc cần phải tháo khớp ngón chân
để tránh nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác.
.
.
Đoạn chi trên
Hình 1. 2. Mức độ đoạn chi trên
“Nguồn Bộ môn Vật lí trị liệu- Phục hồi chức năng (2016)” [1]
Mỏm cụt càng dài càng càng tốt để thực hiện được nhiều thao tác cho cơ thể và
việc lắp chi giả cũng dễ dàng hơn [61]. Một số mức đoạn chi trên như:
- Tháo khớp cổ tay: chi bị cắt cụt ở cấp độ của cổ tay mà không ảnh hưởng đến
xương và cơ cẳng tay.
- Tháo khớp vai: Cắt cụt ngang vai, với xương bả vai còn được giữ lại. Xương
đòn có thể được gỡ bỏ hoặc không.
- Cắt cụt dưới khớp khuỷu: Đoạn chi xảy ra ở cẳng tay, từ khuỷu tay đến cổ tay.
- Cắt cụt trên khớp khuỷu: Đoạn chi xảy ra ở cánh tay trên từ khuỷu tay đến vai.
Trong loại cắt cụt này, người cắt cụt mất tất cả các chức năng và cơ bắp của cẳng tay,
cổ tay và bàn tay.
- Cắt đoạn phần tư trước: Cắt cụt ở cấp độ của vai trong đó cả xương bả vai và
xương đòn được loại bỏ.
.
0.
- Cắt cụt chữ số - đây là tình trạng cắt cụt một (hoặc nhiều) ngón tay hoặc ngón
cái. Có thể cắt cụt toàn bộ ngón tay, hoặc phần trên của đầu ngón tay.
1.1.3 Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật đoạn chi
Việc phục hồi sau đoạn chi phụ thuộc vào loại thủ thuật và cách gây mê được
sử dụng. Cho dù người bệnh có dự định sử dụng chân tay giả hay không, thì quá trình
chữa trị và kế hoạch phục hồi chức năng có thể mang lại cho người bệnh sau phẫu
thuật đoạn chi có cơ hội tốt nhất để tiếp tục các hoạt động sống của mình. Phần mỏm
cụt sau khi đoạn chi phải được băng bó, sạch sẽ và khô ráo cho đến khi có thể tháo
chỉ khâu. Các nhân viên y tế sẽ kiểm tra xem vết mổ có chỗ nào bị hở hoặc nhiễm
trùng hay không. Khi băng bó ban đầu bị bong ra, các nhân viên y tế có thể cung cấp
một dụng cụ nén được gọi là tất co lại để ngăn chặn tình trạng sưng tấy ở mỏm cụt
khi các mạch máu lành lại. Quá trình này chuẩn bị lắp một bộ phận chi giả nếu việc
sử dụng một bộ phận chi giả nằm trong kế hoạch của người bệnh.
Vết thương sẽ lành hoàn toàn trong khoảng bốn đến tám tuần. Nhưng việc điều
chỉnh thể chất và cảm xúc để mất đi một chi có thể là một quá trình lâu dài. Phục hồi
lâu dài sẽ bao gồm: các bài tập để cải thiện sức mạnh và khả năng kiểm soát của cơ;
các hoạt động giúp phục hồi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và thúc đẩy
tính độc lập; sử dụng chân tay giả và thiết bị trợ giúp; hỗ trợ tinh thần bao gồm tư
vấn, để giúp đỡ đau buồn sau đoạn chi và điều chỉnh hình ảnh cơ thể,...
Trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, những người bệnh bị mất chi dưới
có nguy cơ bị té ngã. Điều này đặc biệt có thể xảy ra nếu họ cố gắng rời khỏi giường
vào ban đêm và quên rằng bản thân đã được chỉ định việc đoạn chi. Những cú ngã
này có thể nghiêm trọng và có thể gây tổn thương thêm cho vùng phẫu thuật. Các kĩ
thuật viên vật lý trị liệu sẽ bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng, kéo giãn và việc luyện
tập thường bắt đầu ngay sau khi phẫu thuật. Đặc biệt là liệu pháp phục hồi chức năng
và các bài tập được thực hiện khi nhìn vào gương (liệu pháp gương) có thể giúp người
bệnh thích nghi với giảm đau chi ảo giảm đáng kể và tránh bị té ngã, nếu người bệnh
chịu khó luyện tập hàng ngày.
.
1.
1.1.4. Một số biến chứng sau phẫu thuật đoạn chi
Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào, đoạn chi cũng có nguy cơ biến chứng.
Phẫu thuật đoạn chi cũng có nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp do đoạn chi. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng
do đoạn chi, chẳng hạn như tuổi tác, mức đoạn chi người bệnh đã từng phẫu thuật và
tình hình sức khỏe tổng quát của người bệnh. Nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm
trọng trong phẫu thuật đoạn chi theo kế hoạch thấp hơn so với đoạn chi khẩn cấp. Các
biến chứng liên quan đến việc đoạn chi bao gồm:
Biến chứng sớm hệ thống
- Mất máu đòi hỏi người bệnh phải được truyền máu
- Tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc tĩnh mạch phổi.
- Các biến chứng tim mạch như loạn nhịp, suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Các biến chứng hệ thống khác như suy thận, đột quỵ, viêm phổi, nhiễm trùng
máu.
Biến chứng sớm tại chỗ
- Chảy máu, hình thành khối máu tụ máu tụ
- Nhiễm trùng vết thương, hoại tử vết thương
- Vết mổ lâu lành.
- Đau sau đoạn chi là một tình trạng chưa được hiểu rõ nhưng phổ biến, gây ra
tàn tật đáng kể và có thể khó điều trị. Đau do đoạn chi xảy ra ở khoảng 60% đến 70%
người bệnh, thường phát sinh vài tuần hoặc vài tháng sau khi một chi bị cắt bỏ do tai
nạn, chấn thương hoặc bệnh tật [41].
- Một số trường hợp đòi hỏi các can thiệp phẫu thuật khác như ghép da, lấy máu
tụ, loại bỏ mô mềm, chỉnh sửa mỏm cụt, chỉnh sửa từ dưới gối lên trên gối. Nếu một
người bệnh trong vài ngày đầu sau phẫu thuật biểu hiện đau tăng, sưng phù nhiều,
giảm cơ lực hoặc cảm giác dọc theo phân bố thần kinh, khó thở và tăng nhịp tim thì
nên cần thăm khám bổ sung [1].
Biến chứng muộn
.