Chất lương cuộc sống bệnh nhân parkinson khởi phát người trẻ

  • 124 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN MẠNH TUẤN
CHẤT LƯỢNG SỐNG
BỆNH NHÂN BỆNH PARKINSON
KHỞI PHÁT NGƯỜI TRẺ
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN MẠNH TUẤN
CHẤT LƯỢNG SỐNG
BỆNH NHÂN BỆNH PARKINSON
KHỞI PHÁT NGƯỜI TRẺ
Chuyên ngành: THẦN KINH
Mã số: NT 62 72 21 40
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN NGỌC TÀI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
trong luận văn là số liệu trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Mạnh Tuấn
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÔNG THỨC.................................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1 Bệnh Parkinson khởi phát người trẻ......................................................................3
1.2 Triệu chứng ngoài vận động và thang điểm MNSS ............................................14
1.3 Chất lượng sống và thang điểm PDQ-39 ............................................................19
1.4 Một số nghiên cứu có liên quan ..........................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................29
2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................29
2.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................29
2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................30
2.4 Thống kê và xử lý số liệu ....................................................................................39
2.5 Mô tả dữ liệu .......................................................................................................39
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................................40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41
3.1 Đặc điểm dân số học, vận động và ngoài vận động của bệnh nhân bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ ....................................................................................................41
.
.
3.2 Đặc điểm chất lượng sống bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ dựa trên
thang điểm PDQ-39...................................................................................................55
3.3 Mối tương quan của các yếu tố dân số học, triệu chứng vận động và ngoài vận
động với chất lượng sống ở bệnh nhân Parkinson khởi phát người trẻ ....................60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................65
4.1 Đặc điểm dân số học, vận động và ngoài vận động của bệnh nhân bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ ....................................................................................................65
4.2 Đặc điểm chất lượng sống bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ dựa trên
thang điểm PDQ-39...................................................................................................75
4.3 Mối tương quan của các yếu tố dân số học, triệu chứng vận động và ngoài vận
động với chất lượng sống ở bệnh nhân Parkinson khởi phát người trẻ. ...................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁC TRIỆU CHỨNG NGOÀI VẬN
ĐỘNG (NMSS)
PHỤ LỤC 3: THANG ĐIỂM MDS-UPDRS
PHỤ LỤC 4: THANG ĐIỂM CHẤT LƯỢNG SỐNG PDQ-39
PHỤ LỤC 5: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
.
.
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
COMT Catechol-O-methyltransferase
EOPD Early-onset Parkinson's disease
Bệnh Parkinson khởi phát sớm
H&Y Hoehn and Yahr Stages
Giai đoạn Hoehn và Yahr
HRQoL Health-related quality of life
Chất lượng sống liên quan đến sức khỏe
LRRK2 Leucine-rich repeat kinase 2
MAO-B Monoamine oxidase B
IP-MDS International Parkinson and Movement Disorder Society
Hội bệnh Parkinson và Rối Loạn Vận Động quốc tế
IP-MDS PD Criteria Criteria International Parkinson and Movement Disorder
Society Clinical Diagnostic Criteria for Parkinson’s
disease
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson theo hội bệnh
Parkinson và Rối Loạn Vận Động quốc tế
MDS-UPDRS Movement Disorder Society - Unified Parkinson’s
Disease Rating Scale
Thang điểm đánh giá bệnh Parkinson thống nhất của Hội
Rối Loạn Vận Động
MIBG Metaiodobenzylguanidine
NMSS Non-Motor Symptoms Scale
Thang điểm triệu chứng ngoài vận động
PARK2 Parkin RBR E3 ubiquitin protein ligase
PARK7 Parkinson disease protein 7
PDQ-39 Parkinson's Disease Questionnaire 39-items
Bảng câu hỏi bệnh Parkinson 39-mục
.
.
ii
PDQ-39 SI PDQ-39 summary index
Chỉ số điểm PDQ-39 chung
PET Positron emission tomography
Ghi hình cắt lớp bằng bức xạ positron
PINK1 PTEN-induced kinase 1
RBD REM behavior disorder
Bệnh lý rối loạn hành vi giấc ngủ REM
REM Rapid eye movement
Cử động mắt nhanh
YOPD Young-onset Parkinson’s disease
Bệnh Parkinson khởi phát người trẻ
.
.
iii
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
Baroreflex Phản xạ áp lực
Coat-hanger neck pain Đau vùng cổ vai kiểu móc treo áo
Dopamine agonists Đồng vận dopamin
Dopamine dysregulation syndrome Hội chứng rối loạn điều hòa dopamin
E3-ubiquitin ligase Kết nối protein E3-ubiquitin
Kinase signaling pathway Con đường tính hiệu kinase
Gliosis Tăng sinh tế bào thần kinh đệm
Impulse control disorder Rối loạn kiểm soát xung động
Locus coeruleus Nhân lục
Muscular stiffness Cứng cơ
Periodic limb movement Cử động chi có chu kỳ
Restless leg syndrome Hội chứng chân không yên
Severe neuronal degeneration Thoái giáng tế bào thần kinh nặng
Substantia nigra Chất đen
Ubiquitin–proteasome system Hệ thống ly giải protein-ubiquitin
.
.
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson theo hội bệnh Parkinson và Rối
Loạn Vận Động quốc tế. .........................................................................................8
Bảng 2.1 Biến số ...................................................................................................34
Bảng 3.1 Phân bố điểm 9 phần của thang điểm NMSS ........................................52
Bảng 3.2 Phân bố tỉ lệ triệu chứng trong thang điểm NMSS ...............................52
Bảng 3.3 Phân bố tỉ lệ độ nặng triệu chứng trong thang điểm NMSS .................54
Bảng 3.4 Phân bố điểm 8 phân nhóm của thang điểm PDQ-39 ...........................56
Bảng 3.5 Phân bố số lượng và % tỉ lệ từng yếu tố thang điểm PDQ-39 ..............56
Bảng 3.6 Tỉ lệ độ nặng từng yếu tố thang điểm PDQ-39 .....................................58
Bảng 3.7 Mối tương quan giữa các yếu tố chung và thang điểm PDQ-39 ...........60
Bảng 3.8 Mối tương quan giữa thang điểm PDQ-39 và thang điểm NMSS ........62
Bảng 3.9 Bảng Coefficients trong phân tích hồi quy đa biến ...............................64
Bảng 4.1 Bảng so sánh tuổi bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ .......65
Bảng 4.2 Bảng so sánh giới tính bệnh Parkinson khởi phát người trẻ .................66
Bảng 4.3 Bảng so sánh tuổi khởi phát bệnh Parkinson khởi phát người trẻ.........67
Bảng 4.4 Bảng so sánh tiền sử gia đình có người mắc bệnh Parkinson ...............68
Bảng 4.5 Bảng so sánh thời gian bệnh của bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát
người trẻ ................................................................................................................69
Bảng 4.6 Bảng so sánh biểu hiện vận động khi khởi phát bệnh ...........................70
Bảng 4.7 Bảng so sánh giai đoạn Hoehn và Yahr ................................................70
Bảng 4.8 Bảng so sánh liều levodopa trung bình .................................................71
Bảng 4.9 Bảng so sánh thang điểm NMSS ...........................................................72
.
.
v
Bảng 4.10 Bảng so sánh thang điểm PDQ-39 ......................................................75
.
.
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng theo tuổi ..............................................................41
Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới. ..........................................42
Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng theo độ tuổi khởi phát bệnh. ...............................42
Biểu đồ 3.4 Phân bố tỉ lệ tiền sử gia đình có người mắc bệnh Parkinson ...........43
Biểu đồ 3.5 Phân bố tỉ lệ thời gian bệnh ...............................................................43
Biểu đồ 3.6 Phân bố tỉ lệ biểu hiện vận động khi khởi phát bệnh ........................44
Biểu đồ 3.7 Phân bố tỉ lệ biểu hiện vận động tại thời điểm khám ........................45
Biểu đồ 3.8 Phân bố biểu hiện loạn động .............................................................45
Biểu đồ 3.9 Phân bố biểu hiện dao động vận động ..............................................46
Biểu đồ 3.10 Phân bố biểu hiện loạn trương lực “tắt” ..........................................46
Biểu đồ 3.11 Phân bố giai đoạn Hoehn và Yahr ..................................................47
Biểu đồ 3.12 Phân bố tỉ lệ thuốc điều trị bệnh Parkinson ....................................48
Biểu đồ 3.13 Biểu đồ phân phối tổng liều levodopa ............................................48
Biểu đồ 3.14 Biểu đồ phân phối điểm MDS-UPDRS phần 1...............................49
Biểu đồ 3.15 Biểu đồ phân phối điểm MDS-UPDRS phần 2...............................49
Biểu đồ 3.16 Biểu đồ phân phối điểm MDS-UPDRS phần 3...............................50
Biểu đồ 3.17 Biểu đồ phân phối điểm MDS-UPDRS phần 4...............................50
Biểu đồ 3.18 Biểu đồ phân phối điểm MDS-UPDRS tổng ..................................51
Biểu đồ 3.19 Biểu đồ phân phối tổng điểm NMSS ..............................................51
Biểu đồ 3.20 Biểu đồ phân phối điểm PDQ-39 chung .........................................55
.
.
vii
DANH MỤC CÔNG THỨC
Công thức 2.1 Công thức tính cỡ mẫu tương quan của Hulley S.B. ...................30
.
.
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................32
.
.
1
MỞ ĐẦU
Bệnh Parkinson được một bác sĩ người Anh: James Parkinson mô tả lần đầu
tiên vào năm 1817 với tên gọi "liệt run" [2], [8], [83]. Đây là bệnh thoái hóa của hệ
thần kinh trung ương phổ biến thứ hai sau bệnh Alzheimer [3], [8], [43], [59].
Bệnh Parkinson với độ tuổi khởi phát triệu chứng vận động từ 21 đến 40 tuổi
được định nghĩa là bệnh Parkinson khởi phát người trẻ [75], [91]. Bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ đầu tiên được Quinn và cộng sự mô tả năm 1987 với 40 trường
hợp bệnh [91]. Tuy nhiên, do thiếu sự đồng thuận quốc tế nên định nghĩa về tuổi khởi
phát bệnh Parkinson khởi phát người trẻ thay đổi từ 40 đến 55 trong các nghiên cứu
[19], [32], [41], [99], [101]. Bệnh Parkinson khởi phát người trẻ có đặc điểm khác
biệt khi so với bệnh Parkinson người lớn tuổi như diễn tiến bệnh chậm hơn, tỉ lệ loạn
trương lực khi khởi phát và trong quá trình điều trị nhiều hơn, ít sa sút trí tuệ và tăng
nguy cơ loạn động khi điều trị với levodopa hơn [75], [91], [109].
Bệnh Parkinson bao gồm các triệu chứng vận động chính: chậm vận động, đơ
cứng, run khi nghỉ, mất ổn định tư thế và các triệu chứng vận động thứ phát: rối loạn
dáng bộ, chữ viết nhỏ, suy giảm khả năng nắm bắt chính xác, các vấn đề về lời nói
[9], [73]. Ngoài ra, bệnh Parkinson còn có những triệu chứng ngoài vận động bao
gồm triệu chứng tâm thần kinh: trầm cảm, lo âu, vô cảm, loạn thần, rối loạn kiểm soát
xung động, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ; triệu chứng do rối loạn thần kinh
thực vật: chảy nước miếng, hạ huyết áp tư thế, đổ mồ hôi quá mức, rối loạn chứng
năng tình dục, triệu chứng tiết niệu, triệu chứng đường tiêu hóa và các triệu chứng
khác như: mất ngủ, ngủ ngày quá mức, rối loạn hành vi giấc ngủ REM, đau, mệt mỏi,
giảm khứu giác [60], [103], [114]. Các nghiên cứu cho thấy cả triệu chứng vận động,
triệu chứng ngoài vận động đều có liên quan đến sự tàn phế và giảm chất lượng sống
ở bệnh nhân bệnh Parkinson [68], [74], [107].
Trên thế giới đã có các nghiên cứu khảo sát mối liên hệ giữa triêu chứng vận
động, triệu chứng ngoài vận động và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng sống bệnh
.
.
2
nhân bệnh Parkinson nói chung [14], [76], [82], [90], [98], [102], [108], [111], [113]
nhưng chỉ có vài công trình khảo sát chất lượng sống trên đối tượng bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ như: nghiên cứu của Fereshtehnejad S. M. và cộng sự khảo sát
chất lượng sống 45 bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ điều trị ngoại trú
tại trung tâm rối loạn vận động ở Tehran, Iran dựa vào thang điểm PDQ-39 [25],
nghiên cứu của Park H. R. và cộng sự khảo sát chất lượng sống 26 bệnh nhân bệnh
Parkinson khởi phát sớm ở Hàn Quốc dựa vào thang điểm PDQ-39 [82] và nghiên
cứu của Schrag A. và cộng sự khảo sát 59 bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người
trẻ ở Anh Quốc dựa vào thang điểm PDQ-39 [101]. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào
khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống ở bệnh nhân Parkinson khởi phát
người trẻ. Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu khảo sát chất lượng sống
bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ; cũng như chưa có nghiên cứu nào
đánh giá mối tương quan giữa độ nặng triệu chứng vận động, triệu chứng ngoài vận
động và mức độ suy giảm về chất lượng sống của bệnh nhân bệnh Parkinson khởi
phát người trẻ. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài “Chất lượng sống bệnh nhân
bệnh Parkinson khởi phát người trẻ” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát:
Mô tả đặc điểm chất lượng sống và mức độ tương quan giữa triệu chứng vận
động, triệu chứng ngoài vận động với chất lượng sống của bệnh nhân bệnh
Parkinson khởi phát người trẻ
Mục tiêu chuyên biệt:
1. Mô tả đặc điểm dân số học, vận động và ngoài vận động của bệnh nhân
bệnh Parkinson khởi phát người trẻ.
2. Mô tả đặc điểm chất lượng sống bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người
trẻ dựa trên thang điểm PDQ-39.
3. Xác định mối tương quan của các yếu tố dân số học, triệu chứng vận động
và ngoài vận động với chất lượng sống ở bệnh nhân Parkinson khởi phát
người trẻ.
.
.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Bệnh Parkinson khởi phát người trẻ
1.1.1 Dịch tễ học
Bệnh Parkinson khởi phát sớm được định nghĩa là những bệnh nhân bệnh
Parkinson có khởi phát triệu chứng vận động ở tuổi trước 40 [100]. Bệnh Parkinson
khởi phát sớm được chia thành hai nhóm dựa vào tuổi khởi phát trước 21 tuổi là nhóm
bệnh Parkinson khởi phát tuổi thiếu niên và từ 21 đến 40 tuổi là nhóm bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ [91].
Bệnh Parkinson khởi phát người trẻ đầu tiên được Quinn và cộng sự mô tả là
những bệnh nhân bệnh Parkinson có khởi phát triệu chứng vận động ở tuổi từ 21 đến
40 [91] tuy nhiên do trước đây chưa có đồng thuận quốc tế về độ tuổi giới hạn trên
của bệnh Parkinson khởi phát người trẻ nên trong một số nghiên cứu khác các tác giả
đã quy ước độ tuổi giới hạn trên của bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ
giao động từ 40 đến 55 tuổi [19], [32], [41], [99], [101].
Tác giả Bower và cộng sự ghi nhận tần suất mới mắc của bệnh nhân với hội
chứng Parkinson khởi phát sớm ở Hoa kỳ vào khoảng 0,8 trên 100000 dân/năm ở
nhóm tuổi từ 0 đến 29 tuổi và tăng lên 3 trên 100000 dân/năm ở nhóm tuổi từ 30 đến
49 tuổi [16]. Tuy nhiên, do quá trình diễn tiến bệnh lâu dài của bệnh nhân bệnh
Parkinson đặc biệt là ở nhóm tuổi khởi phát người trẻ nên bệnh nhân bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ chiếm khoảng 3-5% tổng số bệnh nhân bệnh Parkinson và tỉ lệ
này cao hơn ở Nhật Bản vào khoảng 10% [37], [100].
Trong nhóm bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ ghi nhận tiền sử
gia đình có người thân bị bệnh Parkinson cao hơn so với dân số chung và so với nhóm
bệnh Parkinson khởi phát muộn sau 40 tuổi mặc dù tỉ lệ này có khác biệt giữa các
nghiên cứu [85], [99]. Theo Quinn và cộng sự thì xấp xỉ khoảng 20% bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ có ít nhất một người thân bị bệnh Parkinson [91]. Và mặc dù có
những bằng chứng cho thấy bệnh Parkinson khởi phát muộn sau 40 tuổi vẫn có yếu
.
.
4
tố liên quan đến gia đình, tuy nhiên các bằng chứng hiện tại vẫn cho thấy yếu tố di
truyền đóng vai trò quan trọng trong nguồn gốc bệnh Parkinson khởi phát người trẻ
so với nhóm khởi phát muộn [85], [112]. Khoảng 50% bệnh Parkinson khởi phát
người trẻ với tiền sử gia đình có người thân bệnh Parkinson ghi nhận mang gen đột
biến gen parkin [63]. Tuy nhiên với những trường hợp bệnh Parkinson khởi phát sớm
đơn lẻ không có tính chất gia đình ghi nhận 77% số bệnh nhân bệnh Parkinson khởi
phát trước tuổi 20 có mang đột biến gen parkin, nhưng với nhóm bệnh nhân bệnh
Parkinson khởi phát sau 30 tuổi thì tỉ lệ mang đột biến gen parkin giảm còn khoảng
3% [63].
Cho dù bệnh nhân có diễn tiến chậm trong các biểu hiện vận động và sự suy
giảm nhận thức chỉ xảy ra trong giai đoan muộn nhưng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bệnh
Parkinson khởi phát người trẻ vẫn cao ít nhất 2 lần so với dân số chung [99]. Thời
gian sống trung bình của bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ khoảng 20
năm và biên độ dao động lớn từ 10 năm đến 40 năm [99].
1.1.2 Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Parkinson khởi phát người trẻ tương tự như nhóm
bệnh Parkinson khởi phát ở ngươi lớn tuổi kinh điển. Tuy nhiên nhóm bệnh nhân
bệnh Parkinson khởi phát người trẻ có quá trình tiến triển bệnh chậm hơn so với nhóm
khởi phát muộn [12], [48] và các triệu chứng té ngã hay đông cứng dáng bộ thì ít gặp
hơn; bệnh Parkinson khởi phát người trẻ ít có liên quan đến suy giảm nhận thức hơn
so với nhóm khởi phát muộn [99]. Nhưng ngược lại nhiều bệnh nhân bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ có biến chứng vận động sớm hơn như loạn động, loạn trương lực
(thường gây đau) và dao động vận động; loạn động có thể gây ra những hành vi hung
bạo gây tàn phế và dao động vận động thường là nặng và khó dự đoán [57], [99].
Tác giả Bozi cũng ghi nhận một số trường hợp khởi phát bệnh Parkinson khởi
phát người trẻ bất thường: bệnh nhân khởi phát bằng triệu chứng loạn tương lực và
có thể là cả loạn trương lực kịch phát liên quan đến gắng sức và theo sau đó là xuất
hiện kiểu hình Parkinson [17].
.
.
5
1.1.2.1 Triệu chứng vận động
Các biểu hiện kinh điển của bệnh Parkinson bao gồm run khi nghỉ (tần số: 4-
7 Hz, thường là một bên khi khởi phát), chậm vận động, đơ cứng và trong các trường
hợp bệnh tiến triển có triệu chứng mất ổn định tư thế và rối loạn dáng bộ [2], [7],
[30], [89]. Các triệu chứng của bệnh Parkinson khởi phát người trẻ cũng ghi nhận
tương tự với các thể khởi phát muộn kinh điển. Trong nghiên cứu của Quinn và cộng
sự ghi nhận 54% số bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ có hội chứng chậm
vận động-đơ cứng và 46% trường hợp ghi nhận đủ tam chứng gồm run khi nghỉ, đơ
cứng, chậm vận động [91].
Trong một nghiên cứu của tác giả Giovannini và cộng sự ghi nhận triệu chứng
khi khởi phát bệnh là run khi nghỉ chiếm 35%, triệu chứng chậm vận động-đơ cứng
chiếm 45% và cả ba triệu chứng trên chiếm 20% số bệnh nhân [34]. Trong một nghiên
cứu khác của tác giả Schrag và cộng sự ghi nhận trong 123 bệnh nhân bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ thì triệu chứng khi khởi phát bệnh gồm run khi nghỉ chiếm 52%,
chậm vận động-đơ cứng chiếm 69% và loạn trương lực cơ chiếm 14% [99]. Tác giả
Jankovic ghi nhận tỉ lệ hiện hành triệu chứng run và chậm vận động giữa hai nhóm
bệnh Parkinson khởi phát người trẻ và nhóm khởi phát muộn không khác biệt có ý
nghĩa thống kê [51].
Các nghiên cứu khác khi so sánh giữa nhóm bệnh Parkinson khởi phát người
trẻ và nhóm khởi phát muộn nhận thấy nhóm nhóm bệnh Parkinson khởi phát người
trẻ có triệu chứng cứng cơ cao hơn (43%), trong khi nhóm khởi phát muộn biểu hiện
rối loạn dáng bộ nhiều hơn (33%) [32] và mất ổn định tư thế cũng gặp nhiều hơn ở
nhóm khởi phát muộn hơn so với nhóm khởi phát người trẻ [37].
Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng tắt dần, loạn trương lực “bật-tắt” và loạn
động liên quan đến levodopa hoặc loạn động nói chung đều phổ biến hơn ở nhóm
bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ [28], [51], [109].
Các nghiên cứu cho thấy dạng loạn động thường gặp ở bệnh nhân bệnh
Parkinson là loạn động đỉnh liều với biểu hiện loạn động dạng múa giật, múa vung
có tính định hình thường ảnh hưởng đến đầu, thân mình, chi và các cơ hô hấp [51].
.
.
6
Trong nghiên cứu của Quinn và cộng sự ghi nhận 20% số bệnh nhân bệnh Parkinson
khởi phát người trẻ điều trị với levodopa bị loạn động sau 1 tháng đầu tiên và con số
này tăng lên 55% chỉ sau 1 năm điều trị, sau 6 năm điều trị thì ghi nhận 100% số bệnh
nhân bị loạn động [91]. Ngoài ra tác giả còn ghi nhận mối tương quan thuận chặt chẽ
giữa tỉ lệ hiện hành của loạn động và thời gian điều trị [91].
Tác giả Quinn còn ghi nhận sau khoảng 1 tháng điều trị 10% số bệnh nhân bị
biến chứng dao động vận động, sau 1 năm là 38% bệnh nhân và sau 6 năm điều trị
gần 96% số bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ ghi nhận biến chứng dao
động vận động [91]. Nghiên cứu trên cũng ghi nhận mối tương quan thuận chặt chẽ
giữa tỉ lệ hiện hành của biến chứng dao động vận động và thời gian điều trị levodopa
[91]. Trong nghiên cứu của Spica và cộng sự ghi nhận bệnh nhân bệnh Parkinson có
tỉ lệ bị biến chứng dao động vận động là 69% cao hơn so với nhóm khởi phát muộn
là 46% [109].
Trong nghiên cứu của Gibb và cộng sự ghi nhận một phần ba số trường hợp
bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ có biểu hiện loạn trương lực lúc tắt,
trong khi nhóm bệnh nhận khởi phát muộn không có ghi nhận triệu chứng trên trong
suốt nghiên cứu [32]. Quinn và cộng sự cũng ghi nhận triệu chứng loạn trương lực
lúc sáng ở 59% số bệnh nhân bệnh Parkinson khởi phát người trẻ có điều trị với
levodopa [91].
1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson
Tiêu chẩn chẩn đoán bệnh Parkinson hiện tại đang được sử dụng rộng khắp
trên thế giới là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson năm 2015 của Hội bệnh
Parkinson và Rối Loạn Vận Động quốc tế được tác giả Postuma và cộng sự chấp bút
[89]. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson mới này thay thế cho các tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh Parkinson trước đó như là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của ngân
hàng não Anh Quốc [3], [4], [69].
Tiêu chuẩn chẩn đoán này bao gồm 2 mức độ chẩn đoán: chẩn đoán xác định
bệnh Parkinson trên lâm sàng và chẩn đoán có khả năng bệnh Parkinson trên lâm sàng
[89].
.
.
7
 Chẩn đoán xác định bệnh Parkinson trên lâm sàng: để tối đa độ chuyên
biệt, mục chẩn đoán này là phần lớn số đông (ít nhất 90% các trường hợp)
có bệnh Parkinson. Và theo tiêu chuẩn này cũng chắc rằng một số bệnh
nhân bệnh Parkinson sẽ không thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn này [89].
 Chẩn đoán có khả năng bệnh Parkinson trên lâm sàng: mục tiêu của chẩn
đoán này là cân bằng giữa độ nhạy và độ chuyên, mục này chú trọng đến
ít nhất 80% bệnh nhân được chẩn đoán có khả năng bệnh Parkinson thật
sự có bệnh Parkinson và cũng là 80% ca bệnh Parkinson được xác định
[89].
.