Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần tại việt nam
- 85 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VŨ MINH NGỌC
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VŨ MINH NGỌC
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC DUNG
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... c
MỤC LỤC ................................................................................................................. d
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... g
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ g
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... h
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN ......... 4
1.1 THUẾ TNDN ................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm .....................................................................................................4
1.1.2 Vai trò, tác dụng ...........................................................................................5
1.1.2.1 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội...................................................5
1.1.2.2 Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. .............5
1.1.2.3 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy
sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát
triển toàn diện của Nhà nước. ..............................................................................6
1.1.3 Tác động của thuế TNDN đến hoạt động của doanh nghiệp .......................6
1.2 KẾ TOÁN THUẾ TNDN ..............................................................................7
1.2.1 Mục tiêu của kế toán thuế TNDN ................................................................7
1.2.2 Nội dung thông tin của thuế TNDN .............................................................8
1.2.2.1 Thuế TNDN là một khoản chi phí của doanh nghiệp ...............................8
1.2.2.2 Chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại ................9
1.3 CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ THUẾ TNDN ............................................12
1.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế TNDN – IAS 12 ...............................12
1.3.1.1. IAS 12 ghi nhận cả chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn
lại: .......................................................................................................................12
1.3.1.2 Ghi nhận theo phương pháp nợ phải trả tiếp cận theo bảng cân đối kế
toán: ....................................................................................................................13
1.3.1.3 Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả:.................................................17
1.3.1.4 Ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại ....................................................19
1.3.1.5 Trình bày và công bố ..............................................................................21
1.3.2 Chuẩn mực kế toán thuế TNDN của Hoa Kỳ (US GAAP) .......................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................28
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................. 30
2.1 LỊCH SỬ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM ...............................30
2.1.1 Trước khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN năm 2005...........................30
2.1.2 Sau khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN năm 2005 ..............................31
2.2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN ......................32
2.2.1 Chuẩn mực kế toán thuế TNDN VAS 17 ..................................................32
2.2.2 Chế độ kế toán: ..........................................................................................35
2.2.2.1 Thuế TNDN hiện hành ............................................................................35
2.2.2.2 Thuế TNDN hoãn lại ...............................................................................37
2.3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ..................................................................................41
2.3.1 Đối với chuẩn mực kế toán ........................................................................41
2.3.1.1 Khác biệt với IAS 12 ...............................................................................41
2.3.1.2 Chuẩn mực không đề cập tính không chắc chắn trong thuế...................41
Các vấn đề trong việc ghi nhận ..........................................................................42
Cách giải quyết trong thực tế..............................................................................43
2.3.2 Đối với hướng dẫn áp dụng .......................................................................45
2.3.2.1 Không thống nhất trong các hướng dẫn .................................................45
2.3.2.2 Áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn tại Việt Nam còn hạn chế .................46
2.3.3 Khảo sát tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ........................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................47
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
THUẾ TNDN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN MỰC QUỐC TẾ .......... 48
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ..................................................................48
3.1.1 Tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế để nâng cao tính hội nhập ...............48
3.1.2 Phù hợp với môi trường pháp lý Việt Nam ...............................................48
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ TNDN ....49
3.2.1 Hoàn thiện nội dung chuẩn mực ................................................................49
3.2.1.1 Giảm sự khác biệt với IAS 12..................................................................49
3.2.1.2 Hạch toán để ghi nhận tính không chắc chắn trong thuế.......................49
3.2.2 Hoàn thiện thong tư hướng dẫn thuế TNDN – đề nghị quy trình xác định
thuế TNDN trong kế toán ...................................................................................53
Bước 1: Tính thuế TNDN hiện hành ...................................................................54
Bước 2: Xác định giá trị sổ sách và cơ sở tính thuế ...........................................55
Bước 3: Xác định chênh lệch tạm thời................................................................55
Bước 4: Xác định các loại trừ.............................................................................57
Bước 5: Xem xét ghi nhận tài sản thuế TNDN cho: ...........................................57
Bước 6: xác định thuế suất sử dụng cho từng khoản mục ..................................57
Bước 7 – Thuế TNDN hoãn lại ...........................................................................58
Bước 8: Lập dự phòng cho tính không chắc chắn trong thuế ............................60
Bước 9: Xem xét trình bày trên báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài
chính....................................................................................................................60
3.3 KIẾN NGHỊ .................................................................................................61
3.3.1 Với Quốc Hội .............................................................................................61
3.3.2 Với Bộ Tài Chính .......................................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................66
LỜI KẾT ................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN) .................................... 69
PHỤ LỤC 2 CÁC BẢNG BIỂU TRONG THÔNG TƯ 20/2006 VỀ KẾ TOÁN
THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM ............................................................................. 71
Phụ lục 3 – IAS 12 .................................................................................................. 77
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1- Tóm tắt cách xác định loại chênh lệch và thuế TNDN hoãn lại
Bảng 2 – So sánh IAS 12 và US GAAP
Bảng 3 – So sánh IAS 12 và kế toán thuế TNDN tại Việt Nam
Bảng 4 – Các khoản mục doanh thu, chi phí thường có tính không chắc chắn
tại Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: hạch toán chi phí thuế TNDN
Sơ đồ 2: hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASC 740: Accounting Standard Codification 740
FASB: Financial Reporting Standards Board
FIN 48: FASB Interpretation No. 48
IASB: International Accounting Standards Board
IAS 12: International Accounting Standard No. 12
SFAS 109: Statement of Financial Accounting Standard No. 109
Thuế TNDN: thuế TNDN
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
Thông tư 20/2006: Thông tư 20/2006/TT-BTC được ban hành ngày 20
tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thi hành chuẩn mực kế toán thuế TNDN
hoãn lại
US GAAP: United States Generally Accepted Accounting Principles
VAS 17: Vietnam Accounting Standard No. 17 – Chuẩn mực kế toán thuế
TNDN số 17
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận văn
Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Quốc tế -
IAS 12 ra đời khá sớm (năm 1979) và được sửa đổi nhiều lần từ đó đến
nay. Trong đó, kế toán thuế TNDN là một trong những vấn đề được đem ra
bàn cãi, sửa đổi nhiều nhất. Mặc dù vậy, kế toán thuế TNDN vẫn luôn là
một trong những vấn đề khó hiểu và có nhiều ý kiến trái chiều về cách đo
lường, ghi nhận. Đặc biệt, vì các quy định về thuế thường không rõ ràng
tại các nước trên thế giới, tính không chắc chắn trong thuế TNDN luôn tồn
tại. Làm thế nào để hạch toán một cách phù hợp tính không chắc trong
thuế TNDN là một trong những vấn đề đáng tranh cãi. Năm 2009, Ủy ban
soạn thảo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã có bản dự thảo những sửa
đổi chuẩn mực kế toán thuế TNDN – thuế TNDN hoãn lại. Bản dự thảo đã
đề xuất những thay đổi quan trọng trong hạch toán thuế TNDN. Tuy nhiên,
bản dự thảo đã bị trì hoãn đến nay.
Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán thuế TNDN hoãn lại được ban
hành năm 2005 và Thông tư 20/2006/TT-BTC được ban hành ngày 20
tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thi hành. Chuẩn mực không có thay đổi đáng
kể từ lúc ban hành đến nay. Mặc dù có một số khác biệt nhất định, đa phần
còn lại chuẩn mực kế toán Việt Nam về thuế TNDN hoãn lại giống với
chuẩn mực quốc tế IAS 12 trước đây. Việc áp dụng trong thực tiễn vẫn rất
khó khăn. Trong đó, một trong những vấn đề chính là làm thế nào để xác
định giá trị thuế hoãn lại để hạch toán vào tài khoản. Tính không chắc
chắn trong thuế TNDN cũng không được đề cập.
2
Vì vậy, việc nghiên cứu chuẩn mực thuế TNDN và “Các giải pháp
để hoàn thiện chuẩn mực kế toán thuế TNDN theo hướng tiếp cận chuẩn
mực kế toán quốc tế” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mục đích nghiên cứu
Người viết chọn đề tài này nhằm mục đích hoàn thiện chuẩn mực kế
toán thuế TNDN Việt Nam theo hướng tiếp cận các chuẩn mực kế toán
quốc tế về thuế TNDN để giảm sự khác biệt, từ đó nâng cao tính hội nhập
của chuẩn mực kế toán thuế TNDN Việt Nam. Đồng thời, các thay đổi để
hoàn thiện cần phù hợp với môi trường pháp lý tại Việt Nam. Phương
pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện từ việc nghiên cứu chuẩn mực quốc tế về
thuế TNDN. Người viết tham khảo và so sánh các chuẩn mực kế toán về
thuế TNDN của quốc tế, chuẩn mực của Hoa Kỳ và chuẩn mực Việt Nam.
Đồng thời, người viết cũng khảo sát tình hình áp dụng thực tế của chuẩn
mực vào Việt Nam. Việc đánh giá số liệu luận văn dựa trên phương pháp
thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Chương 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
THUẾ TNDN - tìm hiểu về các khái niệm nền tảng của chuẩn mực thuế
TNDN và các chuẩn mực quốc tế về thuế TNDN (chuẩn mực quốc tế IAS
12 và chuẩn mực thuế TNDN của Hoa Kỳ (US GAAP).
Chương 2 – TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN THUẾ
TNDN TẠI VIỆT NAM – Người viết tìm hiểu chuẩn mực thuế TNDN
3
tại Việt Nam từ các quy định đến việc áp dụng trong thực tiễn. Đồng thời,
người viết đề cập những tồn tại trong chuẩn mực thuế TNDN tại Việt Nam
Chương 3 – CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN THUẾ TNDN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ - người viết đưa ra định hướng và các giải pháp cụ thể
để hoàn thiện chuẩn mực thuế TNDN cung4 như để việc áp dụng chuẩn
mực kế toán thuế TNDN hoãn lại tại Việt Nam được rộng rãi hơn.
Bên cạnh đó, người viết có trình bày các phụ lục để làm rõ hơn các
vấn đề trong luận văn và để người đọc tiện trong việc tham khảo.
4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ
TOÁN THUẾ TNDN
1.1THUẾ TNDN
1.1.1 Khái niệm
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh
nghiệp.
Thuế TNDN xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế được
thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay ở các nước phát triển,
thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn
thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay
thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau,
điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong
phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:
- Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
- Sự ra đời của thuế TNDN xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà
nước.
Ở Việt Nam, tiền thân của thuế TNDN là thuế lợi tức được áp dụng vào
trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài
quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi
nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức áp dụng thống
5
nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh
doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi
nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua luật
thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Ngày 3/6/2008 Quốc hội
đã ban hành luật thuế TNDN mới có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.
1.1.2 Vai trò, tác dụng
1.1.2.1 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức
năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành
phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật.
Thuế TNDN áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có lợi
nhuận thì đóng thuế TNDN.
Thuế TNDN thu được từ các doanh nghiệp có lợi nhuận, những ngành
có lợi nhuận cao sẽ được phân phối cho các ngành công cộng, phục vụ lợi ích
xã hội nhưng ít lợi nhuận, ít nhà đầu tư.
1.1.2.2 Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu Ngân sách nhà nước là
28,4% năm 2009 và 28,7% năm 2010.
Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng
trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các doanh nghiệp càng phát
triển cả về số lượng cũng như quy mô tổ chức, năng lực quản lý, tài chính và
6
phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi
nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông
qua thuế TNDN ngày càng dồi dào.
1.1.2.3 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến
lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Xuất phát từ bản chất và chức năng của mình nên thuế (trong đó có
thuế TNDN) được sử dụng làm công cụ để phát triển kinh tế và đảm bảo công
bằng xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế, thuế thường được sử dụng để
khuyến khích đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất. Thuế suất hợp lý và các ưu
đãi về thuế trong đầu tư có tác động rất lớn đối với các quyết định đầu tư mới
hay mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ví dụ thuế suất thuế
TNDN thấp, ưu đãi nhằm khuyến khích sự phát triển của các ngành nghề cần
khuyến khích phát triển như ngành công nghiệp cơ khí, công nghệ cao, chế
biến nông sản v.v, hay thu hút đầu tư vào những vùng có khó khăn để đảm
bảo sự phát triển đồng đều, tạo sự công bằng giữa các vùng trong quốc gia đối
với các thành quả của tăng trưởng kinh tế. Hay gần đây, để hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ ( các doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng ở những
quốc gia đang phát triển như Việt Nam) vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn,
Nhà Nước ban hành quyết định giảm 30% thuế TNDN phải nộp cho các
doanh nghiệp này.
1.1.3 Tác động của thuế TNDN đến hoạt động của doanh nghiệp
Thuế TNDN thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi
những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, số thuế cao hay thấp
tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính thuế
cần dựa vào các chuẩn mực kế toán, gắn với các quy chế quản lý tài chính của
7
mỗi doanh nghiệp,... Vì vậy, thuế TNDN có ý nghĩa như một công cụ giúp
doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý nội bộ để đóng thuế đúng và hợp
lý.
Thuế là công cụ nhà nước để điều hành nền kinh tế vĩ mô. Theo các
giai đoạn khác nhau, Nhà nước ban hành các chính sách thuế khác nhau.
Doanh nghiệp cần cân đối, xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ
để được hưởng lợi ích từ các chính sách thuế.
1.2KẾ TOÁN THUẾ TNDN
1.2.1 Mục tiêu của kế toán thuế TNDN
Theo IAS 12, mục tiêu của kế toán thuế TNDN là đưa ra những nguyên
tắc, phương pháp kế toán thuế TNDN để phản ánh các khoản mục liên quan
đến thuế TNDN một cách hợp lý, phù hợp với các nguyên tắc chung của kế
toán
Kế toán thuế TNDN là kế toán là kế toán những nghiệp vụ do ảnh
hưởng của thuế TNDN trong năm hiện hành và trong tương lai của:
a) Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các
khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp;
b) Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận
trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo
tài chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị
ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự
tính thường làm cho số thuế TNDN phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ
8
hơn so với số thuế TNDN phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu
hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế TNDN. Chuẩn
mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế TNDN hoãn lại phải
trả hoặc tài sản thuế TNDN hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.
Đồng thời doanh nghiệp còn ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại phát
sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc từ các ưu đãi về thuế TNDN
chưa sử dụng; việc trình bày thuế TNDN trong báo cáo tài chính và việc giải
trình các thông tin liên quan tới thuế TNDN.
1.2.2 Nội dung thông tin của thuế TNDN
1.2.2.1 Thuế TNDN là một khoản chi phí của doanh nghiệp
Trước đây, thuế TNDN được coi là một khoản phân phối lợi nhuận. Nó
được xem tương tự như một khoản cổ tức. Kế toán ghi nhận khoản thuế
TNDN bằng cách ghi giảm lợi nhuận giữ lại và tăng khoản nợ phải trả thuế
TNDN. Giá trị ghi nhận đúng bằng khoản thuế TNDN phải nộp cho Nhà
Nước tính theo qui định của thuế. Theo đó, khoản chênh lệch tạm thời do
khác biệt giữa luật thuế và luật kế toán sẽ không ảnh hưởng đến báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
Quan điểm này không phù hợp vì giữa thuế TNDN và cổ tức có những
điểm khác biệt nhất định. Do đó, hiện nay, người ta xem thuế TNDN như là
một khoản chi phí. Chi phí theo IAS Framework là: “các khoản lợi ích kinh
tế giảm xuống do giảm tài sản hoặc tăng khoản nợ phải trả làm cho vốn
chủ sỡ hữu giảm xuống nhưng không phải do phân phối vốn”. Như vậy,
chi phí không nhất thiết phải phát sinh trong quá trình tạo thu nhập. Điều kiện
ghi nhận chi phí là khi có lợi ích kinh tế tương lai giảm xuống liên quan đến
giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả và số tiền có thể xác định một cách đáng tin
9
cậy. Thuế TNDN, vì vậy, đáp ứng đủ yêu cầu để được xem như một khoản
chi phí. Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, quan điểm này trở nên rất
quan trọng. Thuế là một yếu tố chi phí quan trọng và tất yếu khi xem xét và ra
các quyết định đầu tư của các nhà quản trị.
Từ quan điểm này, kế toán thuế TNDN đã có sự thay đổi căn bản. Cách
hạch toán không ghi giảm trực tiếp từ lợi nhuận giữ lại như trước đây mà thay
vào đó là ghi vào chi phí thuế TNDN và giá trị ghi nhận cũng không chỉ dựa
vào số thuế phải trả cho Nhà Nước theo quy định của luật thuế (trên tờ khai
quyết toán thuế). Theo cách ghi nhận này, khoản chênh lệch tạm thời do khác
biệt giữa luật thuế và luật kế toán sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
1.2.2.2 Chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại
Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu
hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện
hành.
Tuy nhiên, chỉ ghi nhận chi phí thuế TNDN trong kỳ theo số thuế
TNDN phải nộp theo luật thuế hiện hành là chưa đủ. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại cần phải được ghi nhận là để phản ánh một cách trung thực tác động
của thuế trong tương lai đến tài sản hoặc nợ phải trả trong tương lai của doanh
nghiệp. Nếu không kế toán thuế TNDN hoãn lại có thể dẫn tới thất bại trong
việc:
- Báo cáo số liệu sử dụng để tính chỉ số EPS, P/E
- Đưa ra chính sách chia cổ tức thích hợp.
- Tuân theo việc kế toán theo cơ sở dồn tích.
10
- Báo cáo một khoản nợ thuế sẽ phát sinh trong tương lai.
Dễ thấy nhất là nếu không kế toán thuế hoãn lại, tỷ lệ chi phí thuế /lợi
nhuận kế toán trước thuế thay đổi, không phản ánh đúng mức thuế suất.
Để làm rõ hơn, có thể xem ví dụ sau:
Giả sử doanh nghiệp không có các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế nào khác ngoài khoản chênh lệch do một tài sản cố
định có thời gian trích khấu hao theo kế toán là 2 năm và theo thuế là 4 năm,
tài sản cố định có nguyên giá là USD8,000.
Trường hợp doanh nghiệp không kế toán thuế TNDN hoãn lại:
Năm Lợi Chi phí Thu Thuế TNDN Khấu Lợi Tỷ lệ
nhuận khấu nhập (25%) hao nhuận thuế/Lợi
trước hao chịu theo kế trước nhuận kế
khấu theo thuế toán thuế toán trước
hao và thuế TNDN theo kế thuế
thuế toán
A B C = A-B D = C*25% E F=A-E G=D/F*100%
1 5,000 2,000 3,000 750 4,000 1,000 75%
2 8,500 2,000 6,500 1,625 4,000 4,500 36%
3 9,000 2,000 7,000 1,750 9,000 19%
4 10,000 2,000 8,000 2,000 10,000 20%
11
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán thuế TNDN hoãn lại:
Năm Giá Cơ sở Chênh Tài sản Chi Tổng Lợi Tỷ lệ
trị tài tính lệch tạm thuế phí chi phí nhuận thuế/Lợi
sản thuế thời TNDN thuế thuế trước nhuận kế
theo được hoãn lại TND TNDN thuế toán trước
sổ kế khấu trừ cuối N (hiện theo kế thuế
toán năm hoãn hành + toán
lại hoãn
lại)
H I K = H-I L= M N= F =
25%*K M+D N/F*100%
1 4,000 6,000 -2,000 500 (500) 250 1,000 25%
2 0 4,000 -4,000 1,000 (500) 1,125 4,500 25%
3 0 2,000 -2,000 500 500 2,250 9,000 25%
4 0 0 0 0 500 2,500 10,000 25%
Trong ví dụ trên, khi có tính thuế TNDN hoãn lại thì chi phí thuế luôn
chiếm 25% lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, nếu không tính thì tỷ lệ này
thay đổi khá lớn dù thuế suất không đổi là 25%.
Như vậy, có thể thấy rằng việc kế toán thuế TNDN hoãn lại là điều hết
sức cần thiết để phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; nhất
là trong trường hợp chính sách thuế và kế toán có những khác biệt lớn, hay
khi doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế.
Thuế TNDN hoãn lại có thể là một khoản tài sản hoặc nợ phải trả và có
tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Thuế TNDN hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong
tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm
hiện hành.
12
Tài sản thuế TNDN hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong
tương lai tính trên các khoản:
a) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
b) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính
thuế chưa sử dụng; và
c) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi
thuế chưa sử dụng.
1.3CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ THUẾ TNDN
1.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế TNDN – IAS 12
Chuẩn mực kế toán quốc tế thuế TNDN IAS 12 hiện nay là trên phiên
bản 1996 và cập nhật các lần sửa đổi sau đó. Trong đó, IAS 12 đã quy định:
- IAS 12 ghi nhận cả chi phí TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại.
- IAS 12 ghi nhận theo phương pháp nợ phải trả tiếp cận theo bảng cân
đối kế toán
1.3.1.1. IAS 12 ghi nhận cả chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN
hoãn lại:
Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí
thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Chi phí thuế TNDN hiện hành là thuế TNDN phải nộp tính trên thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VŨ MINH NGỌC
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VŨ MINH NGỌC
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC DUNG
TP.Hồ Chí Minh, Năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của học viên và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... c
MỤC LỤC ................................................................................................................. d
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... g
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ g
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... h
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN ......... 4
1.1 THUẾ TNDN ................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm .....................................................................................................4
1.1.2 Vai trò, tác dụng ...........................................................................................5
1.1.2.1 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội...................................................5
1.1.2.2 Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. .............5
1.1.2.3 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy
sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát
triển toàn diện của Nhà nước. ..............................................................................6
1.1.3 Tác động của thuế TNDN đến hoạt động của doanh nghiệp .......................6
1.2 KẾ TOÁN THUẾ TNDN ..............................................................................7
1.2.1 Mục tiêu của kế toán thuế TNDN ................................................................7
1.2.2 Nội dung thông tin của thuế TNDN .............................................................8
1.2.2.1 Thuế TNDN là một khoản chi phí của doanh nghiệp ...............................8
1.2.2.2 Chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại ................9
1.3 CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ THUẾ TNDN ............................................12
1.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế TNDN – IAS 12 ...............................12
1.3.1.1. IAS 12 ghi nhận cả chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn
lại: .......................................................................................................................12
1.3.1.2 Ghi nhận theo phương pháp nợ phải trả tiếp cận theo bảng cân đối kế
toán: ....................................................................................................................13
1.3.1.3 Ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả:.................................................17
1.3.1.4 Ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại ....................................................19
1.3.1.5 Trình bày và công bố ..............................................................................21
1.3.2 Chuẩn mực kế toán thuế TNDN của Hoa Kỳ (US GAAP) .......................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................28
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................. 30
2.1 LỊCH SỬ KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM ...............................30
2.1.1 Trước khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN năm 2005...........................30
2.1.2 Sau khi có chuẩn mực kế toán thuế TNDN năm 2005 ..............................31
2.2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN ......................32
2.2.1 Chuẩn mực kế toán thuế TNDN VAS 17 ..................................................32
2.2.2 Chế độ kế toán: ..........................................................................................35
2.2.2.1 Thuế TNDN hiện hành ............................................................................35
2.2.2.2 Thuế TNDN hoãn lại ...............................................................................37
2.3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ..................................................................................41
2.3.1 Đối với chuẩn mực kế toán ........................................................................41
2.3.1.1 Khác biệt với IAS 12 ...............................................................................41
2.3.1.2 Chuẩn mực không đề cập tính không chắc chắn trong thuế...................41
Các vấn đề trong việc ghi nhận ..........................................................................42
Cách giải quyết trong thực tế..............................................................................43
2.3.2 Đối với hướng dẫn áp dụng .......................................................................45
2.3.2.1 Không thống nhất trong các hướng dẫn .................................................45
2.3.2.2 Áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn tại Việt Nam còn hạn chế .................46
2.3.3 Khảo sát tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ........................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................47
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
THUẾ TNDN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN MỰC QUỐC TẾ .......... 48
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ..................................................................48
3.1.1 Tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế để nâng cao tính hội nhập ...............48
3.1.2 Phù hợp với môi trường pháp lý Việt Nam ...............................................48
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ TNDN ....49
3.2.1 Hoàn thiện nội dung chuẩn mực ................................................................49
3.2.1.1 Giảm sự khác biệt với IAS 12..................................................................49
3.2.1.2 Hạch toán để ghi nhận tính không chắc chắn trong thuế.......................49
3.2.2 Hoàn thiện thong tư hướng dẫn thuế TNDN – đề nghị quy trình xác định
thuế TNDN trong kế toán ...................................................................................53
Bước 1: Tính thuế TNDN hiện hành ...................................................................54
Bước 2: Xác định giá trị sổ sách và cơ sở tính thuế ...........................................55
Bước 3: Xác định chênh lệch tạm thời................................................................55
Bước 4: Xác định các loại trừ.............................................................................57
Bước 5: Xem xét ghi nhận tài sản thuế TNDN cho: ...........................................57
Bước 6: xác định thuế suất sử dụng cho từng khoản mục ..................................57
Bước 7 – Thuế TNDN hoãn lại ...........................................................................58
Bước 8: Lập dự phòng cho tính không chắc chắn trong thuế ............................60
Bước 9: Xem xét trình bày trên báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài
chính....................................................................................................................60
3.3 KIẾN NGHỊ .................................................................................................61
3.3.1 Với Quốc Hội .............................................................................................61
3.3.2 Với Bộ Tài Chính .......................................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................66
LỜI KẾT ................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN) .................................... 69
PHỤ LỤC 2 CÁC BẢNG BIỂU TRONG THÔNG TƯ 20/2006 VỀ KẾ TOÁN
THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM ............................................................................. 71
Phụ lục 3 – IAS 12 .................................................................................................. 77
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1- Tóm tắt cách xác định loại chênh lệch và thuế TNDN hoãn lại
Bảng 2 – So sánh IAS 12 và US GAAP
Bảng 3 – So sánh IAS 12 và kế toán thuế TNDN tại Việt Nam
Bảng 4 – Các khoản mục doanh thu, chi phí thường có tính không chắc chắn
tại Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: hạch toán chi phí thuế TNDN
Sơ đồ 2: hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASC 740: Accounting Standard Codification 740
FASB: Financial Reporting Standards Board
FIN 48: FASB Interpretation No. 48
IASB: International Accounting Standards Board
IAS 12: International Accounting Standard No. 12
SFAS 109: Statement of Financial Accounting Standard No. 109
Thuế TNDN: thuế TNDN
TNHH: trách nhiệm hữu hạn
Thông tư 20/2006: Thông tư 20/2006/TT-BTC được ban hành ngày 20
tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thi hành chuẩn mực kế toán thuế TNDN
hoãn lại
US GAAP: United States Generally Accepted Accounting Principles
VAS 17: Vietnam Accounting Standard No. 17 – Chuẩn mực kế toán thuế
TNDN số 17
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận văn
Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Quốc tế -
IAS 12 ra đời khá sớm (năm 1979) và được sửa đổi nhiều lần từ đó đến
nay. Trong đó, kế toán thuế TNDN là một trong những vấn đề được đem ra
bàn cãi, sửa đổi nhiều nhất. Mặc dù vậy, kế toán thuế TNDN vẫn luôn là
một trong những vấn đề khó hiểu và có nhiều ý kiến trái chiều về cách đo
lường, ghi nhận. Đặc biệt, vì các quy định về thuế thường không rõ ràng
tại các nước trên thế giới, tính không chắc chắn trong thuế TNDN luôn tồn
tại. Làm thế nào để hạch toán một cách phù hợp tính không chắc trong
thuế TNDN là một trong những vấn đề đáng tranh cãi. Năm 2009, Ủy ban
soạn thảo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã có bản dự thảo những sửa
đổi chuẩn mực kế toán thuế TNDN – thuế TNDN hoãn lại. Bản dự thảo đã
đề xuất những thay đổi quan trọng trong hạch toán thuế TNDN. Tuy nhiên,
bản dự thảo đã bị trì hoãn đến nay.
Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán thuế TNDN hoãn lại được ban
hành năm 2005 và Thông tư 20/2006/TT-BTC được ban hành ngày 20
tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thi hành. Chuẩn mực không có thay đổi đáng
kể từ lúc ban hành đến nay. Mặc dù có một số khác biệt nhất định, đa phần
còn lại chuẩn mực kế toán Việt Nam về thuế TNDN hoãn lại giống với
chuẩn mực quốc tế IAS 12 trước đây. Việc áp dụng trong thực tiễn vẫn rất
khó khăn. Trong đó, một trong những vấn đề chính là làm thế nào để xác
định giá trị thuế hoãn lại để hạch toán vào tài khoản. Tính không chắc
chắn trong thuế TNDN cũng không được đề cập.
2
Vì vậy, việc nghiên cứu chuẩn mực thuế TNDN và “Các giải pháp
để hoàn thiện chuẩn mực kế toán thuế TNDN theo hướng tiếp cận chuẩn
mực kế toán quốc tế” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mục đích nghiên cứu
Người viết chọn đề tài này nhằm mục đích hoàn thiện chuẩn mực kế
toán thuế TNDN Việt Nam theo hướng tiếp cận các chuẩn mực kế toán
quốc tế về thuế TNDN để giảm sự khác biệt, từ đó nâng cao tính hội nhập
của chuẩn mực kế toán thuế TNDN Việt Nam. Đồng thời, các thay đổi để
hoàn thiện cần phù hợp với môi trường pháp lý tại Việt Nam. Phương
pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện từ việc nghiên cứu chuẩn mực quốc tế về
thuế TNDN. Người viết tham khảo và so sánh các chuẩn mực kế toán về
thuế TNDN của quốc tế, chuẩn mực của Hoa Kỳ và chuẩn mực Việt Nam.
Đồng thời, người viết cũng khảo sát tình hình áp dụng thực tế của chuẩn
mực vào Việt Nam. Việc đánh giá số liệu luận văn dựa trên phương pháp
thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Chương 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
THUẾ TNDN - tìm hiểu về các khái niệm nền tảng của chuẩn mực thuế
TNDN và các chuẩn mực quốc tế về thuế TNDN (chuẩn mực quốc tế IAS
12 và chuẩn mực thuế TNDN của Hoa Kỳ (US GAAP).
Chương 2 – TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN THUẾ
TNDN TẠI VIỆT NAM – Người viết tìm hiểu chuẩn mực thuế TNDN
3
tại Việt Nam từ các quy định đến việc áp dụng trong thực tiễn. Đồng thời,
người viết đề cập những tồn tại trong chuẩn mực thuế TNDN tại Việt Nam
Chương 3 – CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN THUẾ TNDN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ - người viết đưa ra định hướng và các giải pháp cụ thể
để hoàn thiện chuẩn mực thuế TNDN cung4 như để việc áp dụng chuẩn
mực kế toán thuế TNDN hoãn lại tại Việt Nam được rộng rãi hơn.
Bên cạnh đó, người viết có trình bày các phụ lục để làm rõ hơn các
vấn đề trong luận văn và để người đọc tiện trong việc tham khảo.
4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ
TOÁN THUẾ TNDN
1.1THUẾ TNDN
1.1.1 Khái niệm
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh
nghiệp.
Thuế TNDN xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế được
thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay ở các nước phát triển,
thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn
thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay
thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau,
điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong
phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:
- Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
- Sự ra đời của thuế TNDN xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà
nước.
Ở Việt Nam, tiền thân của thuế TNDN là thuế lợi tức được áp dụng vào
trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài
quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi
nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức áp dụng thống
5
nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh
doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi
nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua luật
thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Ngày 3/6/2008 Quốc hội
đã ban hành luật thuế TNDN mới có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.
1.1.2 Vai trò, tác dụng
1.1.2.1 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức
năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành
phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật.
Thuế TNDN áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có lợi
nhuận thì đóng thuế TNDN.
Thuế TNDN thu được từ các doanh nghiệp có lợi nhuận, những ngành
có lợi nhuận cao sẽ được phân phối cho các ngành công cộng, phục vụ lợi ích
xã hội nhưng ít lợi nhuận, ít nhà đầu tư.
1.1.2.2 Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu Ngân sách nhà nước là
28,4% năm 2009 và 28,7% năm 2010.
Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng
trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các doanh nghiệp càng phát
triển cả về số lượng cũng như quy mô tổ chức, năng lực quản lý, tài chính và
6
phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi
nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông
qua thuế TNDN ngày càng dồi dào.
1.1.2.3 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến
lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Xuất phát từ bản chất và chức năng của mình nên thuế (trong đó có
thuế TNDN) được sử dụng làm công cụ để phát triển kinh tế và đảm bảo công
bằng xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế, thuế thường được sử dụng để
khuyến khích đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất. Thuế suất hợp lý và các ưu
đãi về thuế trong đầu tư có tác động rất lớn đối với các quyết định đầu tư mới
hay mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ví dụ thuế suất thuế
TNDN thấp, ưu đãi nhằm khuyến khích sự phát triển của các ngành nghề cần
khuyến khích phát triển như ngành công nghiệp cơ khí, công nghệ cao, chế
biến nông sản v.v, hay thu hút đầu tư vào những vùng có khó khăn để đảm
bảo sự phát triển đồng đều, tạo sự công bằng giữa các vùng trong quốc gia đối
với các thành quả của tăng trưởng kinh tế. Hay gần đây, để hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ ( các doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng ở những
quốc gia đang phát triển như Việt Nam) vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn,
Nhà Nước ban hành quyết định giảm 30% thuế TNDN phải nộp cho các
doanh nghiệp này.
1.1.3 Tác động của thuế TNDN đến hoạt động của doanh nghiệp
Thuế TNDN thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi
những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, số thuế cao hay thấp
tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính thuế
cần dựa vào các chuẩn mực kế toán, gắn với các quy chế quản lý tài chính của
7
mỗi doanh nghiệp,... Vì vậy, thuế TNDN có ý nghĩa như một công cụ giúp
doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý nội bộ để đóng thuế đúng và hợp
lý.
Thuế là công cụ nhà nước để điều hành nền kinh tế vĩ mô. Theo các
giai đoạn khác nhau, Nhà nước ban hành các chính sách thuế khác nhau.
Doanh nghiệp cần cân đối, xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ
để được hưởng lợi ích từ các chính sách thuế.
1.2KẾ TOÁN THUẾ TNDN
1.2.1 Mục tiêu của kế toán thuế TNDN
Theo IAS 12, mục tiêu của kế toán thuế TNDN là đưa ra những nguyên
tắc, phương pháp kế toán thuế TNDN để phản ánh các khoản mục liên quan
đến thuế TNDN một cách hợp lý, phù hợp với các nguyên tắc chung của kế
toán
Kế toán thuế TNDN là kế toán là kế toán những nghiệp vụ do ảnh
hưởng của thuế TNDN trong năm hiện hành và trong tương lai của:
a) Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các
khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp;
b) Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận
trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo
tài chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị
ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự
tính thường làm cho số thuế TNDN phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ
8
hơn so với số thuế TNDN phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu
hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế TNDN. Chuẩn
mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế TNDN hoãn lại phải
trả hoặc tài sản thuế TNDN hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.
Đồng thời doanh nghiệp còn ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại phát
sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng hoặc từ các ưu đãi về thuế TNDN
chưa sử dụng; việc trình bày thuế TNDN trong báo cáo tài chính và việc giải
trình các thông tin liên quan tới thuế TNDN.
1.2.2 Nội dung thông tin của thuế TNDN
1.2.2.1 Thuế TNDN là một khoản chi phí của doanh nghiệp
Trước đây, thuế TNDN được coi là một khoản phân phối lợi nhuận. Nó
được xem tương tự như một khoản cổ tức. Kế toán ghi nhận khoản thuế
TNDN bằng cách ghi giảm lợi nhuận giữ lại và tăng khoản nợ phải trả thuế
TNDN. Giá trị ghi nhận đúng bằng khoản thuế TNDN phải nộp cho Nhà
Nước tính theo qui định của thuế. Theo đó, khoản chênh lệch tạm thời do
khác biệt giữa luật thuế và luật kế toán sẽ không ảnh hưởng đến báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
Quan điểm này không phù hợp vì giữa thuế TNDN và cổ tức có những
điểm khác biệt nhất định. Do đó, hiện nay, người ta xem thuế TNDN như là
một khoản chi phí. Chi phí theo IAS Framework là: “các khoản lợi ích kinh
tế giảm xuống do giảm tài sản hoặc tăng khoản nợ phải trả làm cho vốn
chủ sỡ hữu giảm xuống nhưng không phải do phân phối vốn”. Như vậy,
chi phí không nhất thiết phải phát sinh trong quá trình tạo thu nhập. Điều kiện
ghi nhận chi phí là khi có lợi ích kinh tế tương lai giảm xuống liên quan đến
giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả và số tiền có thể xác định một cách đáng tin
9
cậy. Thuế TNDN, vì vậy, đáp ứng đủ yêu cầu để được xem như một khoản
chi phí. Khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, quan điểm này trở nên rất
quan trọng. Thuế là một yếu tố chi phí quan trọng và tất yếu khi xem xét và ra
các quyết định đầu tư của các nhà quản trị.
Từ quan điểm này, kế toán thuế TNDN đã có sự thay đổi căn bản. Cách
hạch toán không ghi giảm trực tiếp từ lợi nhuận giữ lại như trước đây mà thay
vào đó là ghi vào chi phí thuế TNDN và giá trị ghi nhận cũng không chỉ dựa
vào số thuế phải trả cho Nhà Nước theo quy định của luật thuế (trên tờ khai
quyết toán thuế). Theo cách ghi nhận này, khoản chênh lệch tạm thời do khác
biệt giữa luật thuế và luật kế toán sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
1.2.2.2 Chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại
Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu
hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện
hành.
Tuy nhiên, chỉ ghi nhận chi phí thuế TNDN trong kỳ theo số thuế
TNDN phải nộp theo luật thuế hiện hành là chưa đủ. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại cần phải được ghi nhận là để phản ánh một cách trung thực tác động
của thuế trong tương lai đến tài sản hoặc nợ phải trả trong tương lai của doanh
nghiệp. Nếu không kế toán thuế TNDN hoãn lại có thể dẫn tới thất bại trong
việc:
- Báo cáo số liệu sử dụng để tính chỉ số EPS, P/E
- Đưa ra chính sách chia cổ tức thích hợp.
- Tuân theo việc kế toán theo cơ sở dồn tích.
10
- Báo cáo một khoản nợ thuế sẽ phát sinh trong tương lai.
Dễ thấy nhất là nếu không kế toán thuế hoãn lại, tỷ lệ chi phí thuế /lợi
nhuận kế toán trước thuế thay đổi, không phản ánh đúng mức thuế suất.
Để làm rõ hơn, có thể xem ví dụ sau:
Giả sử doanh nghiệp không có các khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế nào khác ngoài khoản chênh lệch do một tài sản cố
định có thời gian trích khấu hao theo kế toán là 2 năm và theo thuế là 4 năm,
tài sản cố định có nguyên giá là USD8,000.
Trường hợp doanh nghiệp không kế toán thuế TNDN hoãn lại:
Năm Lợi Chi phí Thu Thuế TNDN Khấu Lợi Tỷ lệ
nhuận khấu nhập (25%) hao nhuận thuế/Lợi
trước hao chịu theo kế trước nhuận kế
khấu theo thuế toán thuế toán trước
hao và thuế TNDN theo kế thuế
thuế toán
A B C = A-B D = C*25% E F=A-E G=D/F*100%
1 5,000 2,000 3,000 750 4,000 1,000 75%
2 8,500 2,000 6,500 1,625 4,000 4,500 36%
3 9,000 2,000 7,000 1,750 9,000 19%
4 10,000 2,000 8,000 2,000 10,000 20%
11
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán thuế TNDN hoãn lại:
Năm Giá Cơ sở Chênh Tài sản Chi Tổng Lợi Tỷ lệ
trị tài tính lệch tạm thuế phí chi phí nhuận thuế/Lợi
sản thuế thời TNDN thuế thuế trước nhuận kế
theo được hoãn lại TND TNDN thuế toán trước
sổ kế khấu trừ cuối N (hiện theo kế thuế
toán năm hoãn hành + toán
lại hoãn
lại)
H I K = H-I L= M N= F =
25%*K M+D N/F*100%
1 4,000 6,000 -2,000 500 (500) 250 1,000 25%
2 0 4,000 -4,000 1,000 (500) 1,125 4,500 25%
3 0 2,000 -2,000 500 500 2,250 9,000 25%
4 0 0 0 0 500 2,500 10,000 25%
Trong ví dụ trên, khi có tính thuế TNDN hoãn lại thì chi phí thuế luôn
chiếm 25% lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, nếu không tính thì tỷ lệ này
thay đổi khá lớn dù thuế suất không đổi là 25%.
Như vậy, có thể thấy rằng việc kế toán thuế TNDN hoãn lại là điều hết
sức cần thiết để phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; nhất
là trong trường hợp chính sách thuế và kế toán có những khác biệt lớn, hay
khi doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế.
Thuế TNDN hoãn lại có thể là một khoản tài sản hoặc nợ phải trả và có
tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Thuế TNDN hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong
tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm
hiện hành.
12
Tài sản thuế TNDN hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong
tương lai tính trên các khoản:
a) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
b) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính
thuế chưa sử dụng; và
c) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi
thuế chưa sử dụng.
1.3CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ THUẾ TNDN
1.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về thuế TNDN – IAS 12
Chuẩn mực kế toán quốc tế thuế TNDN IAS 12 hiện nay là trên phiên
bản 1996 và cập nhật các lần sửa đổi sau đó. Trong đó, IAS 12 đã quy định:
- IAS 12 ghi nhận cả chi phí TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại.
- IAS 12 ghi nhận theo phương pháp nợ phải trả tiếp cận theo bảng cân
đối kế toán
1.3.1.1. IAS 12 ghi nhận cả chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN
hoãn lại:
Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí
thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Chi phí thuế TNDN hiện hành là thuế TNDN phải nộp tính trên thu
nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.