Các yếu tố liên hệ đến kiến thức về thực hành chăm sóc của điều dưỡng trên bệnh nhân oxy hóa qua màng ngoài cơ thể

  • 113 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
CÁC YẾU TỐ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC VỀ THỰC HÀNH
CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRÊN BỆNH NHÂN
OXY HÓA QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
CÁC YẾU TỐ LIÊN HỆ ĐẾN KIẾN THỨC VỀ THỰC HÀNH
CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRÊN BỆNH NHÂN
OXY HÓA QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
2. GS.TS. LORA CLAYWELL
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hoàng Yến
.
.
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
1.1 Đại cương về ECMO ................................................................................ 5
1.2 Thành phần hệ thống ECMO .................................................................... 6
1.3 Chỉ định ECMO ........................................................................................ 9
1.4 Chống chỉ định........................................................................................ 10
1.5 Tình hình sử dụng ECMO ...................................................................... 10
1.6 Chăm sóc người bệnh ECMO................................................................. 13
1.7 Biến chứng ECMO ................................................................................. 24
1.8 Mô hình học thuyết .................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 31
2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 31
2.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 31
2.3 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 31
2.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 31
2.5 Cỡ mẫu.................................................................................................... 31
2.6 Thu thập số liệu ...................................................................................... 31
2.7 Xử lý số liệu............................................................................................ 34
2.8 Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ..................................................................................... 46
3.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu (n = 39) ............................................................. 46
.
.
3.2 Kiến thức về thực hành chăm sóc người bệnh ECMO .............................. 51
3.3. Thái độ tự tin về thực hành chăm sóc người bệnh ECMO ....................... 55
3.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ tự tin của điều dưỡng .......... 56
3.5. Mô hình đa biến các yếu tố liên quan tới kiến thức về thực hành chăm sóc
người bệnh ECMO của điều dưỡng ................................................................. 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 63
4.1. Đặc tính của điều dưỡng nghiên cứu ........................................................ 64
4.2. Kiến thức về thực hành chăm sóc người bệnh ECMO ............................. 65
4.3. Thái độ tự tin về chăm sóc người bệnh ECMO ........................................ 69
4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ tự tin về thực hành chăm sóc
người bệnh ECMO của điều dưỡng. ................................................................... 71
4.5 Hạn chế ....................................................................................................... 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... 7
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 22
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACT : Activated coagulation
Thời gian đông máu hoạt hóa
AHA : American Heart Association
Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ
Anti-Xa : Anti-facror Xa
Kháng yếu tố X hoạt hóa
aPTT : Activated prothrombin time
Thời gian prothrombin hoạt hóa
ARDS : Acute Respiratory Distress Syndrome
Hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch
CO2 : Carbon dioxide
CRRT : Continous renal replacement therapy
Điều trị thay thế thận liên tục
CT : Computed tomography
Chụp cắt lớp điện toán
D-Dimmer : Dấu chỉ gián tiếp quá trình tiêu fibrin
ECMO : Extracoreal membrane oxygenation
Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể
ECPR : Extracorporeal cardiopulmonary resuscitation or
ECMO-assisted cardiopulmonary resuscitation
Hồi sức tim phổi qua màng ngoài cơ thể
Hoặc
Hồi sức tim phổi hỗ trợ bởi ECMO
ELSO : Extracorporeal Life Support Organization
.
.
Tổ chức hỗ trợ sự sống qua màng ngoài cơ thể
FiO2 : Fraction of inspired oxygen
Tỉ lệ oxy hít vào
ICH : Intracerebral hemorrhage
Xuất huyết não hay xuất huyết nội sọ
ICU : Intensive Care Unit
Đơn vị Hồi Sức Tích Cực
KSTNMT : Kiểm soát hạ thân nhiệt mục tiêu
O2 : Oxy
PaO2 : Partial pressure of O2 in arterial blood
Phân áp O2 trong máu động mạch
ROTEM : Rotation ThromboElastoMetry
Đo đàn hồi cục máu, ức chế tiêu sợi huyết
TT : Thrombin Time
Thời gian Thrombin
V-A ECMO : Veno – Arterial (VA) ECMO
Hệ thống ECMO tĩnh mạch – động mạch
VV-A ECMO : Veno-venous-arterial ECMO
Hệ thống ECMO tĩnh mạch, tĩnh mạch, động mạch
V-V ECMO : Veno – venous (VV) ECMO
Hệ thống ECMO tĩnh mạch – tĩnh mạch
.
.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố điều dưỡng theo giới ......................................................... 46
Biểu đồ 3.2. Phân bố điều dưỡng theo nhóm tuổi ............................................... 47
Biểu đồ 3.3 Trình độ chuyên môn của điều dưỡng ............................................. 47
Biểu đồ 3.4 Thâm niên công tác và thâm niên chăm sóc người bệnh ECMO của
điều dưỡng ........................................................................................................... 48
Biểu đồ 3.5 Số lượt chăm sóc người bệnh ECMO.............................................. 49
Biểu đồ 3.6 Tham gia đào tạo của điều dưỡng ................................................... 49
Biểu đồ 3.7 Thời gian tham gia đào tạo của điều dưỡng .................................... 50
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Độ tin cậy bộ câu hỏi dành cho điều dưỡng chăm sóc người bệnh ECMO
............................................................................................................................. 33
Bảng 3.1: Đặc điểm kiến thức của điều dưỡng về hệ thống ECMO.................. 51
Bảng 3.2. Đặc điểm kiến thức về theo dõi trên người bệnh ECMO ................... 52
Bảng 3.3: Đặc điểm kiến thức về biến chứng ECMO ........................................ 53
Bảng 3.4: Đặc điểm kiến thức về xử trí tình huống trên người bệnh ECMO ..... 54
Bảng 3.5: Kiến thức chung về chăm sóc người bệnh ECMO ............................. 55
Bảng 3.6: Đặc điểm thái độ tự tin của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh ECMO
............................................................................................................................. 55
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa kiến thức chung với các đặc điểm nhân khẩu học
của điều dưỡng .................................................................................................... 56
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa thái độ tự tin với các đặc điểm nhân khẩu học của
điều dưỡng ........................................................................................................... 59
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ tự tin của điều dưỡng khi chăm
sóc người bệnh ECMO ........................................................................................ 61
Bảng 3.10. Mô hình đa biến các yếu tố liên quan tới kiến thức và thái độ tự tin của
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh ECMO ...................................................... 62
.
.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hệ thống VV-ECMO và VA-ECMO .................................................... 6
Hình 1.2: Hệ thống dây đẫn ECMO .................................................................... 15
Hình 1.3: Màng ECMO ....................................................................................... 15
Hình 1.4: Hệ thống trao đổi khí .......................................................................... 16
Hình 1.5: Bộ phận bơm ...................................................................................... 17
Hình 1.6 Hệ thống trao đổi nhiệt......................................................................... 17
Hình 1.7: Theo dõi các thông số áp lực .............................................................. 19
Hình 1.8 Đường huyết áp thẳng do không có sự co bóp của tim........................ 20
Hình 1.9 Cố định ngang giữ cannula trên người bệnh ECMO ........................... 23
Hình 1.10 Nhánh Backflow bị đông trên người bệnh ECMO ............................ 27
.
.
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình KAS được sử dụng trong nghiên cứu trên điều dưỡng chăm
sóc người bệnh oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể ......................................... 30
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO - Extracoreal membrane
oxygenation) hoặc hỗ trợ sự sống ngoài cơ thể (ECLS - Extracorporeal life
support) là biện pháp hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp khi một trong hai hoặc cả hai hệ
cơ quan không thể hoạt động bình thường. ECMO được sử dụng để điều trị bệnh
nhân suy hô hấp cấp hoặc suy tim cấp đe dọa tính mạng, khi các phương pháp
điều trị khác thất bại. Cùng với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại,
ECMO ngày càng trở nên phổ biến, góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ tử vong trong
các bệnh lý viêm cơ tim và suy hô hấp không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy
nhiên, ECMO chỉ là liệu pháp hỗ trợ, không là phương pháp điều trị nguồn gốc
căn bệnh. ECMO chỉ tạm thay thế hoạt động của tim và phổi để các cơ quan này
nghỉ ngơi trong lúc chờ điều trị đặc hiệu cho nguyên nhân gây bệnh hoặc chờ các
cơ quan tự hồi phục. Ngoài ra, ECMO còn được xem là phương tiện “cầu nối”
trong lúc chờ ghép tim hoặc ghép phổi cho bệnh nhân [29]. Năm 2020, thế giới
phải đối phó đại dịch Covid-19, một bệnh truyền nhiễm gây ra do chủng mới
Coronavirus. Các bệnh nhân Covid-19 nặng sẽ rơi vào hội chứng suy hô hấp cấp,
cần hỗ trợ VV-ECMO. Sử dụng ECMO an toàn và hiệu quả trong dịch bệnh Covid
19 là chìa khóa để cải thiện tình trạng lâm sàng của người bệnh [33].
Tại Việt Nam, hiện đã có 4 bệnh viện (bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện
Vinmec, bệnh viện Đà Nẵng và bệnh viện Chợ Rẫy) đăng ký là thành viên của tổ
chức hỗ trợ sự sống (ELSO – Extracorporeal Life Support Organization), giúp
quản lý các trung tâm ECMO trên toàn thế giới. Trong các trung tâm ECMO, điều
dưỡng là một trong những thành viên rất quan trọng của đội ngũ nhân sự [24].
Điều dưỡng có vai trò không thể thiếu được trong chăm sóc và theo dõi người
bệnh ECMO [30, 35]. Lực lượng điều dưỡng là người luôn túc trực bên giường
bệnh, theo dõi, quản lý, đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như hệ thống
.
.
ECMO, cảnh báo kịp thời các biến chứng giúp cho các bác sĩ đưa ra các quyết
định lâm sàng đúng đắn, nâng cao hiệu quả của ECMO [30]. Chăm sóc người
bệnh đang có hệ thống ECMO đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức chuyên
môn sâu để có thể thực hành tốt trên lâm sàng. Theo Go-Woon Kim và cộng sự:
việc tăng cường kinh nghiệm và nâng cao tinh thần đồng đội của lực lượng điều
dưỡng, thông qua giáo dục, có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến ECMO
[31]. Khi đội ngũ y tế được đào tạo trang bị thêm kiến thức, tỷ lệ tử vong của
người bệnh được thực hiện ECMO tại bệnh viện giảm 24,6% [9]. Năm 2019, một
nghiên cứu cho thấy gần 94,1% điều dưỡng không tham gia bất kỳ khóa học đào
tạo về chăm sóc người bệnh đang có hỗ trợ ECMO [41]. Trong những năm gần
đây, người ta bắt đầu quan tâm đến vai trò của người điều dưỡng trong việc quản
lý, chăm sóc người bệnh ECMO. Một nghiên cứu khảo sát trên 177 trung tâm
ECMO trên toàn thế giới ghi nhận: tại 59% trung tâm, điều dưỡng là người chịu
trách nhiệm chính về quản lý người bệnh và hệ thống ECMO [12]. Phần lớn các
nghiên cứu về ECMO đều cho thấy điều dưỡng chăm sóc người bệnh ECMO cần
một kiến thức vững chắc, thể hiện sự hiểu biết, năng lực thực hành chuyên sâu,
tạo sự tự tin để họ có thể đối mặt với những thách thức và xử trí linh hoạt các tình
huống khẩn cấp, phức tạp có thể diễn ra khi chăm sóc người bệnh ECMO. Bên
cạnh đó, mỗi quốc gia, mỗi trung tâm có bối cảnh khác nhau, chỉ định thực hiện
ECMO không giống nhau nên việc đánh giá kiến thức của điều dưỡng về thực
hành chăm sóc người bệnh ECMO phải phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia,
từng trung tâm.
Bệnh Viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt, thuộc tuyến trung ương, đã
triển khai ECMO từ năm 2010. Theo thống kê của ELSO vào tháng 8 năm 2019,
bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện 163 ca ECMO trong 1 năm [23]. Bên cạnh đó, trong
năm 2017 và 2019, bệnh viện đã tổ chức chương trình đào tạo theo dõi và chăm
.
.
sóc người bệnh ECMO với sự tham gia của 118 điều dưỡng đến từ các đơn vị hồi
sức tích cực của các bệnh viện phía Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước
về kiến thức thực hành chăm sóc của điều dưỡng trên người bệnh ECMO và những
yếu tố liên quan còn tương đối hạn chế. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về thực hành của điều
dưỡng chăm sóc người bệnh ECMO và những khó khăn, trở ngại trong công tác
chăm sóc. Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi mong muốn góp phần từng bước
hoàn thiện chương trình đào tạo và giáo dục mô phỏng toàn diện hệ thống ECMO
cho điều dưỡng của Việt Nam.
.
.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt, có thái độ tự tin về kiến thức thực hành
chăm sóc trên người bệnh oxy hóa máu ngoài màng cơ thể (ECMO) tại Khoa Hồi
Sức Cấp Cứu, bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020 là bao nhiêu và có những yếu tố liên
quan nào đến kiến thức chăm sóc người bệnh ECMO của điều dưỡng?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt và có thái độ tự tin khi chăm sóc
người bệnh ECMO tại Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện Chợ Rẫy.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức đạt và thái độ tự tin của điều
dưỡng về chăm sóc người bệnh ECMO tại Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh
viện Chợ Rẫy.
.
.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về ECMO
ECMO là hệ thống đưa máu ra ngoài cơ thể, sau đó loại bỏ carbon dioxit
và thêm oxy vào tế bào hồng cầu. Kỹ thuật này nhằm điều trị các ca bệnh suy tim,
suy hô hấp nghiêm trọng. Một số trung tâm còn dùng ECMO cho người bệnh
ngưng tim nhằm kéo dài sự sống giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ngưng tim.
Nguyên lý cơ bản của ECMO là cho dòng máu đi qua một thiết bị cung cấp
oxy để trao đổi khí. Dòng máu được đẩy đi bởi một bơm, nên áp suất tạo ra có thể
thay thế một phần hoặc toàn bộ chức năng tim. Bộ phận trao đổi khí là không thể
thiếu để bổ sung oxy vào đường máu về. Hệ thống ECMO có thể hỗ trợ tình trạng
suy tim (bằng hỗ trợ của hệ thống bơm) hoặc tình trạng suy phổi (bằng hệ thống
trao đổi khí), hoặc cả hai. Từ cách tiếp cận trên, kết hợp thêm đường lấy máu ra
hoặc trả máu về (đường trả máu về có thể cả động mạch và tĩnh mạch). Mô hình
nào được lựa chọn để xác định cơ quan nào được hỗ trợ từ đó xuất hiện các thuật
ngữ như: ECMO tim, ECMO phổi, V-V ECMO, V-A ECMO, V-V-A, V-A-V
ECMO. Sử dụng thuật ngữ ECMO tim khi hỗ trợ tim và phổi và ECMO phổi khi
hỗ trợ trao đổi khí [40].
Có hai loại ECMO phổ biến nhất:
- V-V ECMO: khi dòng máu lấy từ 1 tĩnh mạch và trở về qua tĩnh mạch khác.
- V-A ECMO: khi dòng máu lấy ra qua tĩnh mạch và trở về qua động mạch.
Cannula trả máu về có thể được đặt ở động mạch ngoại biên hoặc động mạch chủ.
Đường lấy máu ra có thể từ cannula tĩnh mạch ngoại biên và cannula trả máu về
đặt xuyên lồng ngực vào động mạch chủ [15].
.
.
Hình 1.1: Hệ thống VV-ECMO và VA-ECMO
Nguồn: Theo Chaves, R. C. F., et al. (2019)[15]
1.2 Thành phần hệ thống ECMO
1.2.1 Dây dẫn
Dây dẫn gồm những ống trong suốt, liên kết nhiều thành phần của hệ thống
ECMO. Dòng máu chảy qua dây dẫn và qua các thành phần khác như bơm và bộ
phận trao đổi khí. Nhân viên y tế có thể quan sát dòng máu chảy trong dây dẫn để
biết màu sắc và huyết khối trong lòng ống. Hầu hết dây dẫn làm từ vật liệu
polyvinyl chloride được lót một lớp heparin để tăng khả năng tương thích với mô
sống, giảm khả năng hình thành huyết khối, giảm phản ứng viêm khi máu tiếp xúc
với vật liệu ngoài.
Chiều dài dây dẫn nên ngắn nhất có thể, nhưng đủ dài để người bệnh di
chuyển thụ động (vận chuyển người bệnh đi CT) hoặc chủ động (tập đạp xe đạp).
Dây ngắn giúp giảm thể tích priming, giảm diện tích tiếp xúc của máu với bề mặt
lạ và giảm mất nhiệt. Việc điều chỉnh dây dẫn rất nguy hiểm vì cần cắt đoạn dây,
dẫn đến lọt khí vào, mất máu, huyết khối hoặc nhiễm trùng, cũng như vỡ dây dẫn
hay mất kết nối sau đó.
Đường kính dây dẫn ở người lớn là 3/8 inch đảm bảo đủ dòng.
.
.
Dây dẫn có các cổng bên để kết nối với hệ thống khác như CRRT. Cổng
bên cũng có thể dùng để chảy dịch hoặc thuốc. Chỗ nối là nơi nguy cơ tạo huyết
khối, tán huyết [40].
1.2.2 Bộ phận bơm
Bộ phận bơm có nhiệm vụ đẩy dòng máu đi trong hệ thống ECMO. Có hai
loại bơm đó là bơm ly tâm và bơm trục. Bơm ly tâm được sử dụng rộng rãi hơn
vì nó ít gây tán huyết và sử dụng ít kháng đông hơn.
Nguyên lý vận hành của bơm: tạo dòng dịch xoáy bởi cánh bơm xoay
quanh. Việc tương tác trực tiếp giữa cánh bơm và khung máy bơm là không xảy
ra ở máy quay ly tâm, loại bỏ tạo hạt và tạo nhiệt. Vì thế giúp giảm tán huyết,
huyết khối và nguy cơ hỏng máy là thấp.
Nếu không có dòng nào đi qua thì năng lượng của cánh bơm có thể tán xạ
thành nhiệt nhưng chủ yếu là năng lượng động học. Do đó ta nhận thấy sẽ có áp
suất âm ở trước bơm tại nhánh lấy máu đi và áp suất dương tại nhánh còn lại đưa
máu về.
Tiền tải và hậu tải ảnh hưởng đến bơm ly tâm. Lưu lượng dòng qua hệ thống
không chỉ số vòng/phút của cánh bơm là quyết định tất cả. Nếu tiền tải giảm có
thể do người bệnh giảm thể tích hoặc bất kỳ tắc nghẽn trên dòng máu đi vào bơm
thì bơm vẫn tiếp tục quay nhưng năng lượng chủ yếu thành nhiệt hơn là thành
dòng vì không có dịch hút vào bơm.
Kháng lực đối với dòng máu sau bơm tăng thì hậu tải của bơm sẽ tăng.
Trường hợp có huyết khối hoặc gập dây dẫn và cannula đường về hoặc có huyết
khối trong bộ phận trao đổi khí xảy ra giữa bơm và người bệnh. Kháng lực của
dòng máu cũng bị ảnh hưởng bởi việc lựa chọn đường kính, chiều dài của cannula.
Đường kính đường máu ra nên rộng hơn đường kính máu về để tối ưu dòng.
.
.
Bộ đo lưu lượng dòng siêu âm giúp theo dõi dòng máu liên tục qua hệ thống,
tốc độ dòng máu không đổi nhưng lưu lượng dòng sẽ phụ thuộc vào kháng trở
trước và sau bơm.
Trong mô hình VV-ECMO sẽ gây ra tình trạng ứ trệ dòng máu hoặc trong
VA-ECMO dòng có thể đảo chiều (do áp suất trong động mạch cao hơn áp suất
tĩnh mạch sẽ đẩy dòng máu từ động mạch qua tĩnh mạch) nếu bơm dừng hoạt
động [15, 40].
1.2.3 Bộ phận trao đổi oxy
Nếu như bộ phận bơm được ví là trái tim nhân tạo thì bộ phận trao đổi oxy
(hay màng trao đổi oxy) được xem là phổi nhân tạo nhưng nhiệm vụ chủ yếu là
trao đổi oxy. Thành phần của bộ phận trao đổi khí là các sợi rỗng tạo kênh, với
chất liệu là sợi polymethylpentene. Nguyên lý làm việc là trộn máu với bóng khí,
máu và khí được phân tách bởi màng, chỉ cho khí di chuyển qua lại. Màng ECMO
có hình dạng như một chiếc hộp hình thoi được kết nối với đồng hồ nhiệt để điều
hòa nhiệt độ. Dòng máu đi qua bộ phận trao đổi oxy tiếp xúc với các sợi rỗng
polymethypentene nơi trao đổi O2 và CO2 diễn ra. Khí được qua một bộ trộn có
dòng kế để điều chỉnh dòng khí. Oxy được vận chuyển thì phụ thuộc vào: (1) diện
tích bề mặt màng, (2) tỉ lệ O2 trong khí quét (sweep gas) và (3) thời gian tiếp xúc
với màng. Khi tăng lưu lượng dòng thì sẽ tăng số sợi tiếp xúc có ý nghĩa tăng
nồng độ O2 trong máu cao hơn.
CO2 thì phụ thuộc vào lưu lượng của khí quét, nồng độ CO2 trong máu cao
hơn nồng độ CO2 trong khí nên dễ dàng khuếch tán từ máu vào khí. CO2 được
đào thải ra khỏi hệ thống ECMO một cách dễ dàng. Tuy nhiên cần lưu ý đến việc
ngưng tụ tại bộ phận trao đổi oxy nên thường xuyên đẩy dòng khí cao để loại bỏ
hơi ẩm tích tụ tránh giảm hiệu quả làm việc của nó [15, 40].
.