Các tỉnh, thành uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay
- 195 trang
- file .pdf
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN DE
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN DE
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Đinh Ngọc Giang
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Bùi Văn De
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 7
1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 21
1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những
vấn đề luận án tập trung giải quyết 25
CHƯƠNG 2: CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN 28
2.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long và ứng phó
với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 28
2.2. Những vấn đề cơ bản về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo ứng phó với biến đổi
khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 42
CHƯƠNG 3: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TỈNH, THÀNH
ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 66
3.1. Thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phố đồng bằng
sông Cửu Long 66
3.2. Các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với
biến đổi khí hậu - thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm 75
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NĂM 2030 108
4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo
của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long trong ứng phó với
biến đổi khí hậu đến năm 2030 108
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo ứng phó với biến đổi
khí hậu của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 117
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 167
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HTCT : Hệ thống chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành thách thức lớn nhất của nhân loại
trong thế kỷ XXI. Sự tác động của biến đổi khí hậu đang hàng ngày, hàng giờ
làm thay đổi toàn diện sâu sắc hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, đe
dọa nghiêm trọng an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên
phạm vi toàn cầu. Ở phạm vi quốc gia BĐKH đã tác động đến các chủ trương,
chính sách làm thay đổi quá trình định hướng phát triển kinh tế của các quốc gia.
Đặt cho từng quốc gia phải đối mặt với vấn đề cấp bách như năng lượng, nước
sạch, lương thực, dịch bệnh, việc làm, v.v.. Một mặt tạo cho các quốc gia xích lại
gần nhau hơn vì trách nhiệm chung đối với một thế giới bền vững, mặt khác nó
cũng tạo ra những sự chia rẽ về chính sách giữa các nước khi không tuân thủ
những quy định chung về ứng phó với BĐKH.
Với điều kiện vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, Việt
Nam đã tận dụng phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, Việt Nam lại là
quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
BĐKH đang ảnh hưởng đến nước ta ngày càng rõ nét và gây thiệt hại ngày
càng nặng nề hơn. Thiệt hại do thiên tai ngày càng gia tăng, gây tổn thất to lớn
về người, tài sản, và ngân sách quốc gia. Các loại thiên tai trong thời gian qua
ước tính gây thiệt hại về tài sản chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo tính toán
của các chuyên gia, nếu mực nước biển dâng 1mét sẽ có khoảng 1% dân số bị
ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP nông nghiệp lên đến 25%. Tác động
của BĐKH ngày một gia tăng và khó lường, làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài
nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương của các
ngành kinh tế; làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi
nhiều thành quả đã đạt được trong thời gian trước; làm xuất hiện các nguy cơ
rủi ro trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chiến lược và quy hoạch phát
triển của các ngành và địa phương.
2
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp, là vựa lúa lớn của cả nước. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, ĐBSCL phải chịu những tác động và những thách thức
không nhỏ do BĐKH và mực nước biển dâng. Ở những vùng đầu nguồn ảnh
hưởng của lũ chiếm diện tích 1,4 đến 1,9 triệu ha diện tích đất tự nhiên; mùa
khô, nguồn nước suy giảm dẫn đến mặn xâm nhập sâu trên diện tích khoảng
1,2 đến 1,6 triệu ha ở vùng ven biển; nhiễm phèn và lan truyền nước chua trên
diện tích khoảng 1,2-1,4 triệu ha ở những vùng thấp trũng; thiếu nước ngọt
cho sản xuất và sinh hoạt cho khoảng 2,1 triệu ha ở những vùng xa sông; xói
lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt,
BĐKH đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông
nghiệp của khu vực như: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nước biển
dâng; tác động đến năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng; tăng nguy cơ lây
lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng truyền dịch
trên gia súc, gia cầm. Đó là những rào cản rất lớn đối với tiến trình phát triển
kinh tế xã hội, quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở
đây. Trước những vấn đề lớn đặt ra, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã kịp thời
tham mưu với Trung ương để có những giải pháp phù hợp, kịp thời xác định
những nội dung lãnh đạo cấp thiết trước mắt đó là vấn đề phát triển kinh tế
nông nghiệp để thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu của vùng, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp gắn
với xây dựng nông thôn mới, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường và ứng phó với BĐKH.
Quán triệt thực hiện các Nghị quyết số 24-NQ/TW về "Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường".
của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã lãnh
đạo các tổ chức đảng trong toàn đảng bộ, chính quyền các cấp, huy động các tổ
chức xã hội cùng tham gia ứng phó với BĐKH. Với những giải pháp công trình
và phi công trình đã mang lại kết quả bước đầu trong công tác ứng phó, không
để xảy ra những hậu quả xấu do BĐKH gây ra. Bằng sự nỗ lực của người dân
3
và sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL, trong thời gian qua, kinh tế xã
hội của cả khu vực được ổn định và phát triển, nhiều chủ trương, giải pháp và
mô hình ứng phó với BĐKH được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Trong quá trình lãnh đạo ứng phó với BĐKH, bên cạnh những ưu điểm,
các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL vẫn còn những yếu kém và bất cập: tổ chức triển
khai thực hiện một số chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà
nước về ứng phó với BĐKH chưa kịp thời; chậm ban hành văn bản để lãnh
đạo. Chậm đổi mới phương thức lãnh đạo (PTLĐ) ứng phó với BĐKH, còn
lúng túng trong quá trình chỉ đạo ứng phó với BĐKH. Vẫn còn một số tỉnh,
thành ủy, chưa gắn phát triển kinh tế với ứng phó BĐKH, trình độ năng lực
lãnh đạo, và sự am hiểu về BĐKH của một vài cấp ủy còn hạn chế. Vẫn còn
tình trạng giao khoán cho các ngành chuyên môn thực hiện ứng phó với
BĐKH, thiếu sự quan tâm, đôn đốc và tìm ra những giải pháp thích hợp cho
người dân trong quá trình sản xuất gắn với ứng phó BĐKH. Vẫn còn số ít cán
bộ sai phạm trong việc hỗ trợ chính sách cho người dân ứng phó với BĐKH.
Việc phát huy vai trò của chính quyền trong ứng phó với BĐKH chưa mạnh
mẽ, còn nhiều hạn chế. Một số cấp ủy chưa quyết tâm còn trông chờ ngân sách
trên đưa xuống, chưa quan tâm sơ kết, tổng kết sự lãnh đạo; vai trò của Mặt
trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chưa phát huy hết trong vận động, tuyên
truyền người dân chủ động ứng phó với BĐKH...
Từ nay đến năm 2030, BĐKH sẽ có những diễn biến phức tạp, hậu quả
gây ra ngày càng nặng nề hơn nhưng cấp ủy và người dân trong vùng còn thiếu
nhận thức, chưa thật sự quan tâm tìm ra những giải pháp thích ứng và ứng phó,
nguồn lực của vùng còn hạn chế, nghiên cứu khoa học về BĐKH của vùng còn
nhiều bất cập. Những thách thức đó đã và đang tác động rất lớn đối với sự lãnh
đạo của tỉnh, thành ủy, yêu cầu các tỉnh, thành ủy phải đổi mới nội dung và
PTLĐ kịp thời có giải pháp ứng phó với BĐKH bảo vệ vùng ĐBSCL không để
xảy ra những hậu quả về người và của, góp phần vào an ninh lương thực cho cả
nước là yêu cầu cấp thiết rất cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng cả về lý
luận và thực tiễn.
4
Để góp phần luận giải vấn đề nghiên cứu cấp thiết nêu trên, tác giả chọn
và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành uỷ ở đồng bằng sông Cửu
Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng phó với
BĐKH và lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH, đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành
ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến ứng phó với BĐKH
và lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
- Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng phó với BĐKH; tỉnh,
thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng ứng phó với BĐKH và các tỉnh,
thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH từ năm 2010 đến nay, chỉ ra
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự
lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó
với BĐKH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Thời gian: Giai đoạn hiên nay mà luận án xác định là mốc thời gian từ
năm 2010 đến nay, đề xuất giải pháp đến năm 2030.
- Không gian: Luận án nghiên cứu ở 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL gồm:
Thành phố Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.
5
Trong đó tập trung khảo sát điểm ở: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp,
Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang và Cà Mau.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển các lĩnh vực đời sống xã
hội, nhất là môi trường, bảo vệ môi trường, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống
xã hội.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động ứng phó với BĐKH và hoạt
động lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL.
Luận án tập trung vào nghiên cứu các nghị quyết, chương trình hành động của
các tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH. Các báo cáo sơ, tổng kết của cấp ủy,
Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố về hoạt động ứng phó với
BĐKH từ 2010 đến nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các
phương pháp chủ yếu như lịch sử kết hợp với lôgíc; phân tích kết hợp với
tổng hợp; điều tra xã hội học, khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp
chuyên gia...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, quan niệm các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với
BĐKH là hoạt động của các tỉnh, thành ủy ĐBSCL xác định những mục tiêu,
chủ trương giải pháp ứng phó với BĐKH; lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm
tra, giám sát thực hiện chủ trương đó; đảm bảo thực hiện tốt quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu,
góp phần vào phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ hai, kinh nghiệm lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy
ở ĐBSCL từ 2010 đến nay: Một là, các tỉnh, thành ủy càng chủ động lãnh đạo
6
chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững càng đạt hiệu quả
cao hơn trong lãnh đạo thích ứng với BĐKH; Hai là, sự liên kết, phối hợp chặt
chẽ giữa các tỉnh ủy, thành ủy trong vùng và cả nước có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, đề xuất hai giải pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường hiệu
quả lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm
2030: một là, đổi mới một số nội dung phương thức lãnh đạo ứng phó biến đổi
khí hậu của tỉnh, thành ủy; hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy, chính
quyền tỉnh, thành phố ở ĐBSCL trong lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh,
thành ủy đối với các lĩnh vực, cụ thể là ứng phó với BĐKH.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ công tác lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở đồng ĐBSCL lãnh đạo ứng
phó với BĐKH đến năm 2030.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đưa vào các trường Đại học, Cao
đẳng phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học về công tác Xây dựng Đảng, có
thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của
tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục và 4 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo của Đảng
- Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt, Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [120].
Các tác giả đã nêu lên những hạn chế trong việc đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan chính quyền, đoàn thể cùng cấp chưa thật
rõ và chưa thống nhất, vẫn còn tình trạng bao biện, làm thay và buông lỏng
sự lãnh đạo. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế đó là cấp
ủy không đủ năng lực để lãnh đạo. Các tác giả chỉ rõ những vấn đề đang đòi
hỏi phải tiếp tục tháo gỡ để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng trong thời kỳ mới.
- Trần Khắc Việt, Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng, Tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới [147].
Tập thể tác giả đã trình bày một cách sâu sắc về phương thức lãnh
đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đáng chú ý, trong quá trình đổi mới
phương thức lãnh đạo cần tránh sự tùy tiện hoặc không theo đa số khi đề ra
nghị quyết, chủ trương. Cần có sự thay đổi quy trình chuẩn bị các Nghị
quyết, kết luận quan trọng của Đảng đòi hỏi cơ quan nhà nước phải thể chế
hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. Cần xác định rõ trách
nhiệm của đảng đoàn, Ban cán sự đảng và người đứng đầu cơ quan nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc cụ thể
hóa nghị quyết của Đảng.
8
- Nguyễn Văn Huyên, Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương
thức cầm quyền của Đảng [52].
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp đổi
mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng đối với các lĩnh vực công
tác. Trong các giải pháp, đáng chú ý là giải pháp đổi mới công tác tư tưởng của
Đảng. Yêu cầu đổi mới công tác tư tưởng là tăng cường công tác lý luận, lấy
các tiêu chí khoa học, khách quan làm trọng tâm, lấy công khai, minh bạch và
phản biện độc lập làm hàng đầu, phát huy tính chủ động của các tổ chức gắn
với các hoạt động thực tế.
- Lê Văn Lý, Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội nước ta [63]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn đề ra
nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội; đối với từng lĩnh vực, Đảng cần có nội dung và phương thức
lãnh đạo sao cho phù hợp. Theo đó, tác giả đã trình bày đặc điểm, nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác tư tưởng, lý luận; đối với kinh
tế; quốc phòng, an ninh - trật tự và lĩnh vực văn học - nghệ thuật.
- Ngô Huy Tiếp, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí
thức nước ta hiện nay [116]. Tác giả đề xuất những giải pháp cần thiết đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức như: nâng cao nhận
thức, đổi mới công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo;
xây dựng chính sách thu hút và sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh.
- Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Bôn, Đổi mới quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính
trị ở Việt Nam [75]. Tài liệu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Các tác giả đã luận bàn về nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước.
Để lãnh đạo Nhà nước đạt được mục tiêu Đảng cần thực hiện các nội dung
lãnh đạo sau: Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết định hướng cho các hoạt
9
động của Nhà nước; Đảng lãnh đạo bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ;
lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đảng
trong các cơ quan Nhà nước.
- Hoàng Chí Bảo, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung,
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [2].
Tác giả cho rằng, để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc thì Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ nhận
thức lý luận về Mặt trận và quan tâm giáo dục nhận thức trong Đảng và trong xã
hội. Đảng lãnh đạo Mặt trận một cách dân chủ và khoa học bằng sức mạnh của
đạo đức và văn hóa. Đảng lãnh đạo Mặt trận vừa trực tiếp thông qua Cương lĩnh,
đường lối, nghị quyết của Đảng vừa gián tiếp thông qua Nhà nước nhất là lãnh
đạo Nhà nước để thể chế hóa sự lãnh đạo bằng pháp luật và chính sách phát triển
kinh tế xã hội.
- Lê Hữu Nghĩa, Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị
ở nước ta [76].
Tác giả cho rằng, để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với hệ thống chính trị, cần đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan
lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến địa phương. Đổi mới cách ra nghị quyết
theo hướng “thà ít mà tốt” tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện
nghị quyết.
- Võ Văn Thưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước phát
triển nhanh, bền vững [92].
Theo tác giả, nhiều công trình, dự án phát triển xanh, tiêu dùng xanh, sử
dụng tiết kiệm vật tư nguyên liệu, năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng
mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường được khuyến khích phát triển. Việc
xây dựng đê, kè, trồng rừng ngập mặn để chống sạt lỡ đất ven sông, ven biển,
xây dựng cống ngăn mặn, chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng để ứng phó và
thích ứng với BĐKH được tăng cường.
10
- Ngô Huy Tiếp, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và phương thức
cầm quyền của Đảng hiện nay [117].
Tác giả đã xác định một số phương thức cầm quyền, đáng chú ý là
phương thức Đảng cầm quyền bằng thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước và kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan
nhà nước một cách khoa học, dân chủ, tuân theo pháp luật và kỷ luật Đảng.
- Nhị Lê, Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không
ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền
hiện nay [58].
Tác giả cho rằng, điểm quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng là tiếp tục nắm chắc và quán triệt hơn nữa một số vấn đề về nguyên
tắc Đảng cầm quyền trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập kinh tế, quốc tế và không ngừng hoàn thiện cơ chế vận hành của hệ thống
chính trị.
- Nguyễn Trung Thanh, Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới [87].
Tác giả xác định các phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong điều kiện mới, đáng chú ý là phương thức Đảng Cộng sản Việt Nam
cầm quyền bằng thiết lập và hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy
nhà nước; Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng phát huy vai trò của
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hành quyền dân chủ, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Lê Thị Minh Hà, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo
chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay [38].
Điểm mới của tác giả là chỉ ra nội dung tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh:
lãnh đạo chính quyền tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác chăm lo và
11
bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia quản lý nhà nước và
thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Luận án, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện
nay của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên [136].
Luận án rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh ủy đồng bằng sông Hồng. Trong đó
có một số kinh nghiệm đáng chú ý như: sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh ủy
và quản lý điều hành của chính quyền cơ sở bảo đảm thắng lợi cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phải coi trọng công tác
cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và trách nhiệm cao; chú
trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trần Thị Hà Vân, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ
môi trường giai đoạn hiện nay [138].
Luận án đã đưa ra khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
bảo vệ môi trường, xác định chủ thể lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường là cấp
ủy đảng các cấp, khách thể là Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân.
Luận án đã xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo vệ môi trường gồm các phương thức quan trọng sau: một là, Đảng lãnh đạo
bằng các nghị quyết, chỉ thị và định hướng chủ trương, chính sách lớn về bảo
vệ môi trường; hai là, Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường bằng tuyên
truyền, thuyết phục, vận động, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ
môi trường; ba là, lãnh đạo thông qua phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thực hiện
nghị quyết chỉ thị của Đảng về bảo vệ môi trường.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó với
biến đổi khí hậu
- Viện Khí tượng thủy văn, Những kết quả bước đầu đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu ở Việt Nam [139].
12
Tài liệu đã cung cấp đầy đủ và chính xác những số liệu về tác động của
BĐKH đối với năng lượng, tài nguyên nước, đối với nông nghiệp... Việc giảm
năng suất trong nông nghiệp do BĐKH có thể thúc đẩy việc tìm tòi các giống
mới. Giá cả và chính sách cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Việc giảm năng suất
sẽ làm thiếu hụt lương thực và dẫn đến tăng giá cả. Giá tăng sẽ dẫn đến tăng
diện tích gieo trồng, tăng khả năng đầu tư về lao động và vốn.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh [10].
Từ sự luận giải về sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết, tài liệu đã
phác họa kịch bản BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam và đánh giá những
tác động của nó trên các lĩnh vực trọng yếu: ảnh hưởng đến tài nguyên nước,
nông nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao
thông vận tải, công nghiệp xây dựng, sức khỏe con người và ảnh hưởng đến hệ
sinh thái và đa dạng sinh học.
- Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Báo cáo đặc
biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc
đẩy thích ứng với biến đổi khái hậu (SREX) [144].
Báo cáo phân tích và đánh giá các hiện tượng cực đoan tác động đến môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt
là các hiện tượng: nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt và sương muối, rét đậm
đang diễn ra ngày càng nhiều, với tần suất ngày một tăng lên.
- Bảo Thạnh, Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long [88].
Tác giả đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH như:
Nâng cao nhận thức về BĐKH và phát triển nguồn nhân lực, lồng ghép BĐKH
trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường năng lực tổ chức,
thể chế, chính sách về BĐKH. Quy hoạch tổng thể lưu vực sông phải đảm bảo
khoa học, công nghệ; giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước,
kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng, chống xâm nhập mặn và giữ ngọt.
13
- Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, Chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn [48].
Trong các bài viết, có bài của PGS.TS Nguyễn Quang, vai trò, trách
nhiệm tham mưu của các cơ quan đảng Trung ương trong việc chủ động ứng
phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Theo tác
giả, các cơ quan Đảng Trung ương có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc
tham mưu, nghiên cứu đề xuất giúp Ban Chấp hành Trung ương xây dựng
chương trình, đừơng lối về chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác
bảo vệ tài nguyên, môi trường… và đề ra những phương hướng, nhiệm vụ công
tác tham mưu về chủ động ứng phó với BĐKH.
- Trần Hồng Thái, Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
và ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long [86].
Qua đánh giá thực trạng về tài nguyên nước ở ĐBSCL, tác giả đã chỉ ra
những thách thức trong sử dụng nước ở ĐBSCL là thiếu hụt nguồn nước trong
mùa cạn. Mùa nước nổi, lũ lụt và thiên tai về nước sẽ khắc nghiệt hơn, ngập lụt
gia tăng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển bền vững. Đối với các
giải pháp chung, các tác giả chú ý đến hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy các hoạt
động trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế về tài nguyên nước, định hướng cho
ĐBSCL phát triển thủy lợi theo hướng ứng phó với BĐKH; nghiên cứu chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, các giải pháp ứng phó
với tình trạng suy giảm dòng chảy.
- Nguyễn Huy Hoàng, Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước
ASEAN trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí
hậu [46].
Tác giả đã vận dụng những chính sách tăng trưởng xanh vào Việt Nam,
tác giả khẳng định: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của chiến
14
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, nhằm thúc đẩy quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới sử dụng ít và hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, tránh gây nguy hại cho môi trường, giảm phát thải khí nhà kính thông
qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng xanh để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững
trong tương lai.
- Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, Phát triển bền vững ở Việt Nam
trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu [62].
Các tác giả đã dự báo những ảnh hưởng của BĐKH đối với phát triển
bền vững ở Việt Nam. Các tác giả kết luận rằng: theo đuổi mô hình tăng trưởng
xanh là lựa chọn tất yếu của Việt Nam vì mô hình này đem đến cho Việt Nam
không chỉ cơ hội làm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà còn đem đến
cơ hội hội nhập lớn hơn với thị trường quốc tế và phát triển các công nghệ sạch
làm giảm các chi phí môi trường và giảm thiểu tác động của BĐKH.
- Trần Ngọc Ngoạn, Chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh. Kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam [79]. Trên cơ sở các chính sách đã được
ban hành và thực trạng phát triển xanh, nhóm tác giả đã đưa ra các kiến nghị và
đề xuất chính sách thực thi chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam như:
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu để chuyển sang
quỹ đạo tăng trưởng mới; tạo lập thể chế và thiết lập cơ chế điều phối quốc gia
thực thi chiến lược tăng trưởng xanh; tạo lập và đẩy mạnh thị trường ngành
dịch vụ môi trường; phát triển năng lượng tái tạo.
- Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc, Đổi mới phân cấp quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường ở Việt Nam [122].
Tác giả đã trình bày những giải pháp nhằm đổi mới phân cấp quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường là rất thiết thực. Tác giả tập trung vào phân tích giải
pháp đổi mới thể chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chú trọng đến
tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch của Nhà nước thông qua sự
15
tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Giải pháp làm
sao để hình thành các cơ chế thu hút sự tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng
trong bảo vệ môi trường.
- Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Kinh tế xanh cho
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu [47].
Quyển sách đề cập nhiều nhất là việc huy động nguồn lực, trước hết là
tài lực cho phát triển kinh tế xanh và các tác giả trình bày tổng quan các mô
hình thực tiễn của một số quốc gia và tổ chức quốc tế đi đầu trong phát triển
kinh tế xanh.
- Phạm Quang Hà, Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía) tại đồng bằng sông
Cửu Long và đồng bằng sông Hồng [39].
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH đến diện
tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía
tại đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL; Dự báo tiềm năng thay đổi năng suất,
sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương và mía theo các kịch
bản đến năm 2030, 2050; Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do tác
động của BĐKH đến sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại đồng bằng sông
Hồng và ĐBSCL.
- Ngô Thọ Hùng, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành
nông nghiệp Cà Mau [51].
Tác giả đã tính toán được chỉ số tổn thương cho ngành nông nghiệp ở
tỉnh Cà Mau và xây dựng được bản đồ đánh giá mức độ tổn thương cho
ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và nhấn mạnh rằng phương pháp này có
thể áp dụng để tính toán cho các tỉnh khác hoặc các ngành khác trong phạm
vi cả nước.
- Ngô Công Chính, Joseph Vile, Vũ Phạm Hải Đăng và Nguyễn Thanh
Ly, Sự năng động trong nhận thức về biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình ở
một cộng đồng ven biển đồng bằng Sông Cửu Long [21].
BÙI VĂN DE
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN DE
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Đinh Ngọc Giang
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Bùi Văn De
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 7
1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 21
1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những
vấn đề luận án tập trung giải quyết 25
CHƯƠNG 2: CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN 28
2.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long và ứng phó
với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 28
2.2. Những vấn đề cơ bản về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo ứng phó với biến đổi
khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 42
CHƯƠNG 3: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TỈNH, THÀNH
ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 66
3.1. Thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phố đồng bằng
sông Cửu Long 66
3.2. Các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với
biến đổi khí hậu - thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm 75
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NĂM 2030 108
4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo
của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long trong ứng phó với
biến đổi khí hậu đến năm 2030 108
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo ứng phó với biến đổi
khí hậu của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 117
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 167
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HTCT : Hệ thống chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành thách thức lớn nhất của nhân loại
trong thế kỷ XXI. Sự tác động của biến đổi khí hậu đang hàng ngày, hàng giờ
làm thay đổi toàn diện sâu sắc hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, đe
dọa nghiêm trọng an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên
phạm vi toàn cầu. Ở phạm vi quốc gia BĐKH đã tác động đến các chủ trương,
chính sách làm thay đổi quá trình định hướng phát triển kinh tế của các quốc gia.
Đặt cho từng quốc gia phải đối mặt với vấn đề cấp bách như năng lượng, nước
sạch, lương thực, dịch bệnh, việc làm, v.v.. Một mặt tạo cho các quốc gia xích lại
gần nhau hơn vì trách nhiệm chung đối với một thế giới bền vững, mặt khác nó
cũng tạo ra những sự chia rẽ về chính sách giữa các nước khi không tuân thủ
những quy định chung về ứng phó với BĐKH.
Với điều kiện vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, Việt
Nam đã tận dụng phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, Việt Nam lại là
quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
BĐKH đang ảnh hưởng đến nước ta ngày càng rõ nét và gây thiệt hại ngày
càng nặng nề hơn. Thiệt hại do thiên tai ngày càng gia tăng, gây tổn thất to lớn
về người, tài sản, và ngân sách quốc gia. Các loại thiên tai trong thời gian qua
ước tính gây thiệt hại về tài sản chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo tính toán
của các chuyên gia, nếu mực nước biển dâng 1mét sẽ có khoảng 1% dân số bị
ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP nông nghiệp lên đến 25%. Tác động
của BĐKH ngày một gia tăng và khó lường, làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài
nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương của các
ngành kinh tế; làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi
nhiều thành quả đã đạt được trong thời gian trước; làm xuất hiện các nguy cơ
rủi ro trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chiến lược và quy hoạch phát
triển của các ngành và địa phương.
2
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp, là vựa lúa lớn của cả nước. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, ĐBSCL phải chịu những tác động và những thách thức
không nhỏ do BĐKH và mực nước biển dâng. Ở những vùng đầu nguồn ảnh
hưởng của lũ chiếm diện tích 1,4 đến 1,9 triệu ha diện tích đất tự nhiên; mùa
khô, nguồn nước suy giảm dẫn đến mặn xâm nhập sâu trên diện tích khoảng
1,2 đến 1,6 triệu ha ở vùng ven biển; nhiễm phèn và lan truyền nước chua trên
diện tích khoảng 1,2-1,4 triệu ha ở những vùng thấp trũng; thiếu nước ngọt
cho sản xuất và sinh hoạt cho khoảng 2,1 triệu ha ở những vùng xa sông; xói
lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt,
BĐKH đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông
nghiệp của khu vực như: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nước biển
dâng; tác động đến năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng; tăng nguy cơ lây
lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng truyền dịch
trên gia súc, gia cầm. Đó là những rào cản rất lớn đối với tiến trình phát triển
kinh tế xã hội, quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở
đây. Trước những vấn đề lớn đặt ra, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã kịp thời
tham mưu với Trung ương để có những giải pháp phù hợp, kịp thời xác định
những nội dung lãnh đạo cấp thiết trước mắt đó là vấn đề phát triển kinh tế
nông nghiệp để thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu của vùng, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp gắn
với xây dựng nông thôn mới, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường và ứng phó với BĐKH.
Quán triệt thực hiện các Nghị quyết số 24-NQ/TW về "Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường".
của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã lãnh
đạo các tổ chức đảng trong toàn đảng bộ, chính quyền các cấp, huy động các tổ
chức xã hội cùng tham gia ứng phó với BĐKH. Với những giải pháp công trình
và phi công trình đã mang lại kết quả bước đầu trong công tác ứng phó, không
để xảy ra những hậu quả xấu do BĐKH gây ra. Bằng sự nỗ lực của người dân
3
và sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL, trong thời gian qua, kinh tế xã
hội của cả khu vực được ổn định và phát triển, nhiều chủ trương, giải pháp và
mô hình ứng phó với BĐKH được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Trong quá trình lãnh đạo ứng phó với BĐKH, bên cạnh những ưu điểm,
các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL vẫn còn những yếu kém và bất cập: tổ chức triển
khai thực hiện một số chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà
nước về ứng phó với BĐKH chưa kịp thời; chậm ban hành văn bản để lãnh
đạo. Chậm đổi mới phương thức lãnh đạo (PTLĐ) ứng phó với BĐKH, còn
lúng túng trong quá trình chỉ đạo ứng phó với BĐKH. Vẫn còn một số tỉnh,
thành ủy, chưa gắn phát triển kinh tế với ứng phó BĐKH, trình độ năng lực
lãnh đạo, và sự am hiểu về BĐKH của một vài cấp ủy còn hạn chế. Vẫn còn
tình trạng giao khoán cho các ngành chuyên môn thực hiện ứng phó với
BĐKH, thiếu sự quan tâm, đôn đốc và tìm ra những giải pháp thích hợp cho
người dân trong quá trình sản xuất gắn với ứng phó BĐKH. Vẫn còn số ít cán
bộ sai phạm trong việc hỗ trợ chính sách cho người dân ứng phó với BĐKH.
Việc phát huy vai trò của chính quyền trong ứng phó với BĐKH chưa mạnh
mẽ, còn nhiều hạn chế. Một số cấp ủy chưa quyết tâm còn trông chờ ngân sách
trên đưa xuống, chưa quan tâm sơ kết, tổng kết sự lãnh đạo; vai trò của Mặt
trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chưa phát huy hết trong vận động, tuyên
truyền người dân chủ động ứng phó với BĐKH...
Từ nay đến năm 2030, BĐKH sẽ có những diễn biến phức tạp, hậu quả
gây ra ngày càng nặng nề hơn nhưng cấp ủy và người dân trong vùng còn thiếu
nhận thức, chưa thật sự quan tâm tìm ra những giải pháp thích ứng và ứng phó,
nguồn lực của vùng còn hạn chế, nghiên cứu khoa học về BĐKH của vùng còn
nhiều bất cập. Những thách thức đó đã và đang tác động rất lớn đối với sự lãnh
đạo của tỉnh, thành ủy, yêu cầu các tỉnh, thành ủy phải đổi mới nội dung và
PTLĐ kịp thời có giải pháp ứng phó với BĐKH bảo vệ vùng ĐBSCL không để
xảy ra những hậu quả về người và của, góp phần vào an ninh lương thực cho cả
nước là yêu cầu cấp thiết rất cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng cả về lý
luận và thực tiễn.
4
Để góp phần luận giải vấn đề nghiên cứu cấp thiết nêu trên, tác giả chọn
và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành uỷ ở đồng bằng sông Cửu
Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng phó với
BĐKH và lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH, đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành
ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến ứng phó với BĐKH
và lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
- Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng phó với BĐKH; tỉnh,
thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng ứng phó với BĐKH và các tỉnh,
thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH từ năm 2010 đến nay, chỉ ra
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự
lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó
với BĐKH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Thời gian: Giai đoạn hiên nay mà luận án xác định là mốc thời gian từ
năm 2010 đến nay, đề xuất giải pháp đến năm 2030.
- Không gian: Luận án nghiên cứu ở 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL gồm:
Thành phố Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.
5
Trong đó tập trung khảo sát điểm ở: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp,
Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang và Cà Mau.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển các lĩnh vực đời sống xã
hội, nhất là môi trường, bảo vệ môi trường, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống
xã hội.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động ứng phó với BĐKH và hoạt
động lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL.
Luận án tập trung vào nghiên cứu các nghị quyết, chương trình hành động của
các tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH. Các báo cáo sơ, tổng kết của cấp ủy,
Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố về hoạt động ứng phó với
BĐKH từ 2010 đến nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các
phương pháp chủ yếu như lịch sử kết hợp với lôgíc; phân tích kết hợp với
tổng hợp; điều tra xã hội học, khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp
chuyên gia...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, quan niệm các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với
BĐKH là hoạt động của các tỉnh, thành ủy ĐBSCL xác định những mục tiêu,
chủ trương giải pháp ứng phó với BĐKH; lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm
tra, giám sát thực hiện chủ trương đó; đảm bảo thực hiện tốt quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu,
góp phần vào phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ hai, kinh nghiệm lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy
ở ĐBSCL từ 2010 đến nay: Một là, các tỉnh, thành ủy càng chủ động lãnh đạo
6
chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững càng đạt hiệu quả
cao hơn trong lãnh đạo thích ứng với BĐKH; Hai là, sự liên kết, phối hợp chặt
chẽ giữa các tỉnh ủy, thành ủy trong vùng và cả nước có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, đề xuất hai giải pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường hiệu
quả lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm
2030: một là, đổi mới một số nội dung phương thức lãnh đạo ứng phó biến đổi
khí hậu của tỉnh, thành ủy; hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy, chính
quyền tỉnh, thành phố ở ĐBSCL trong lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh,
thành ủy đối với các lĩnh vực, cụ thể là ứng phó với BĐKH.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ công tác lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở đồng ĐBSCL lãnh đạo ứng
phó với BĐKH đến năm 2030.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đưa vào các trường Đại học, Cao
đẳng phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học về công tác Xây dựng Đảng, có
thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của
tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục và 4 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo của Đảng
- Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt, Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [120].
Các tác giả đã nêu lên những hạn chế trong việc đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan chính quyền, đoàn thể cùng cấp chưa thật
rõ và chưa thống nhất, vẫn còn tình trạng bao biện, làm thay và buông lỏng
sự lãnh đạo. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế đó là cấp
ủy không đủ năng lực để lãnh đạo. Các tác giả chỉ rõ những vấn đề đang đòi
hỏi phải tiếp tục tháo gỡ để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng trong thời kỳ mới.
- Trần Khắc Việt, Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng, Tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới [147].
Tập thể tác giả đã trình bày một cách sâu sắc về phương thức lãnh
đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đáng chú ý, trong quá trình đổi mới
phương thức lãnh đạo cần tránh sự tùy tiện hoặc không theo đa số khi đề ra
nghị quyết, chủ trương. Cần có sự thay đổi quy trình chuẩn bị các Nghị
quyết, kết luận quan trọng của Đảng đòi hỏi cơ quan nhà nước phải thể chế
hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. Cần xác định rõ trách
nhiệm của đảng đoàn, Ban cán sự đảng và người đứng đầu cơ quan nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc cụ thể
hóa nghị quyết của Đảng.
8
- Nguyễn Văn Huyên, Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương
thức cầm quyền của Đảng [52].
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp đổi
mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng đối với các lĩnh vực công
tác. Trong các giải pháp, đáng chú ý là giải pháp đổi mới công tác tư tưởng của
Đảng. Yêu cầu đổi mới công tác tư tưởng là tăng cường công tác lý luận, lấy
các tiêu chí khoa học, khách quan làm trọng tâm, lấy công khai, minh bạch và
phản biện độc lập làm hàng đầu, phát huy tính chủ động của các tổ chức gắn
với các hoạt động thực tế.
- Lê Văn Lý, Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội nước ta [63]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn đề ra
nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội; đối với từng lĩnh vực, Đảng cần có nội dung và phương thức
lãnh đạo sao cho phù hợp. Theo đó, tác giả đã trình bày đặc điểm, nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác tư tưởng, lý luận; đối với kinh
tế; quốc phòng, an ninh - trật tự và lĩnh vực văn học - nghệ thuật.
- Ngô Huy Tiếp, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí
thức nước ta hiện nay [116]. Tác giả đề xuất những giải pháp cần thiết đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức như: nâng cao nhận
thức, đổi mới công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo;
xây dựng chính sách thu hút và sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh.
- Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Bôn, Đổi mới quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính
trị ở Việt Nam [75]. Tài liệu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Các tác giả đã luận bàn về nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước.
Để lãnh đạo Nhà nước đạt được mục tiêu Đảng cần thực hiện các nội dung
lãnh đạo sau: Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết định hướng cho các hoạt
9
động của Nhà nước; Đảng lãnh đạo bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ;
lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đảng
trong các cơ quan Nhà nước.
- Hoàng Chí Bảo, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung,
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [2].
Tác giả cho rằng, để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc thì Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ nhận
thức lý luận về Mặt trận và quan tâm giáo dục nhận thức trong Đảng và trong xã
hội. Đảng lãnh đạo Mặt trận một cách dân chủ và khoa học bằng sức mạnh của
đạo đức và văn hóa. Đảng lãnh đạo Mặt trận vừa trực tiếp thông qua Cương lĩnh,
đường lối, nghị quyết của Đảng vừa gián tiếp thông qua Nhà nước nhất là lãnh
đạo Nhà nước để thể chế hóa sự lãnh đạo bằng pháp luật và chính sách phát triển
kinh tế xã hội.
- Lê Hữu Nghĩa, Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị
ở nước ta [76].
Tác giả cho rằng, để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với hệ thống chính trị, cần đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan
lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến địa phương. Đổi mới cách ra nghị quyết
theo hướng “thà ít mà tốt” tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện
nghị quyết.
- Võ Văn Thưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước phát
triển nhanh, bền vững [92].
Theo tác giả, nhiều công trình, dự án phát triển xanh, tiêu dùng xanh, sử
dụng tiết kiệm vật tư nguyên liệu, năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng
mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường được khuyến khích phát triển. Việc
xây dựng đê, kè, trồng rừng ngập mặn để chống sạt lỡ đất ven sông, ven biển,
xây dựng cống ngăn mặn, chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng để ứng phó và
thích ứng với BĐKH được tăng cường.
10
- Ngô Huy Tiếp, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và phương thức
cầm quyền của Đảng hiện nay [117].
Tác giả đã xác định một số phương thức cầm quyền, đáng chú ý là
phương thức Đảng cầm quyền bằng thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước và kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan
nhà nước một cách khoa học, dân chủ, tuân theo pháp luật và kỷ luật Đảng.
- Nhị Lê, Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không
ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền
hiện nay [58].
Tác giả cho rằng, điểm quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng là tiếp tục nắm chắc và quán triệt hơn nữa một số vấn đề về nguyên
tắc Đảng cầm quyền trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập kinh tế, quốc tế và không ngừng hoàn thiện cơ chế vận hành của hệ thống
chính trị.
- Nguyễn Trung Thanh, Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới [87].
Tác giả xác định các phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong điều kiện mới, đáng chú ý là phương thức Đảng Cộng sản Việt Nam
cầm quyền bằng thiết lập và hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy
nhà nước; Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng phát huy vai trò của
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hành quyền dân chủ, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Lê Thị Minh Hà, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo
chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay [38].
Điểm mới của tác giả là chỉ ra nội dung tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh:
lãnh đạo chính quyền tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác chăm lo và
11
bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia quản lý nhà nước và
thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Luận án, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện
nay của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên [136].
Luận án rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh ủy đồng bằng sông Hồng. Trong đó
có một số kinh nghiệm đáng chú ý như: sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh ủy
và quản lý điều hành của chính quyền cơ sở bảo đảm thắng lợi cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phải coi trọng công tác
cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và trách nhiệm cao; chú
trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trần Thị Hà Vân, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ
môi trường giai đoạn hiện nay [138].
Luận án đã đưa ra khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
bảo vệ môi trường, xác định chủ thể lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường là cấp
ủy đảng các cấp, khách thể là Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân.
Luận án đã xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo vệ môi trường gồm các phương thức quan trọng sau: một là, Đảng lãnh đạo
bằng các nghị quyết, chỉ thị và định hướng chủ trương, chính sách lớn về bảo
vệ môi trường; hai là, Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường bằng tuyên
truyền, thuyết phục, vận động, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ
môi trường; ba là, lãnh đạo thông qua phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thực hiện
nghị quyết chỉ thị của Đảng về bảo vệ môi trường.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó với
biến đổi khí hậu
- Viện Khí tượng thủy văn, Những kết quả bước đầu đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu ở Việt Nam [139].
12
Tài liệu đã cung cấp đầy đủ và chính xác những số liệu về tác động của
BĐKH đối với năng lượng, tài nguyên nước, đối với nông nghiệp... Việc giảm
năng suất trong nông nghiệp do BĐKH có thể thúc đẩy việc tìm tòi các giống
mới. Giá cả và chính sách cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Việc giảm năng suất
sẽ làm thiếu hụt lương thực và dẫn đến tăng giá cả. Giá tăng sẽ dẫn đến tăng
diện tích gieo trồng, tăng khả năng đầu tư về lao động và vốn.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh [10].
Từ sự luận giải về sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết, tài liệu đã
phác họa kịch bản BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam và đánh giá những
tác động của nó trên các lĩnh vực trọng yếu: ảnh hưởng đến tài nguyên nước,
nông nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao
thông vận tải, công nghiệp xây dựng, sức khỏe con người và ảnh hưởng đến hệ
sinh thái và đa dạng sinh học.
- Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Báo cáo đặc
biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc
đẩy thích ứng với biến đổi khái hậu (SREX) [144].
Báo cáo phân tích và đánh giá các hiện tượng cực đoan tác động đến môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt
là các hiện tượng: nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt và sương muối, rét đậm
đang diễn ra ngày càng nhiều, với tần suất ngày một tăng lên.
- Bảo Thạnh, Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long [88].
Tác giả đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH như:
Nâng cao nhận thức về BĐKH và phát triển nguồn nhân lực, lồng ghép BĐKH
trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường năng lực tổ chức,
thể chế, chính sách về BĐKH. Quy hoạch tổng thể lưu vực sông phải đảm bảo
khoa học, công nghệ; giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước,
kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng, chống xâm nhập mặn và giữ ngọt.
13
- Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, Chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn [48].
Trong các bài viết, có bài của PGS.TS Nguyễn Quang, vai trò, trách
nhiệm tham mưu của các cơ quan đảng Trung ương trong việc chủ động ứng
phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Theo tác
giả, các cơ quan Đảng Trung ương có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc
tham mưu, nghiên cứu đề xuất giúp Ban Chấp hành Trung ương xây dựng
chương trình, đừơng lối về chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác
bảo vệ tài nguyên, môi trường… và đề ra những phương hướng, nhiệm vụ công
tác tham mưu về chủ động ứng phó với BĐKH.
- Trần Hồng Thái, Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
và ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long [86].
Qua đánh giá thực trạng về tài nguyên nước ở ĐBSCL, tác giả đã chỉ ra
những thách thức trong sử dụng nước ở ĐBSCL là thiếu hụt nguồn nước trong
mùa cạn. Mùa nước nổi, lũ lụt và thiên tai về nước sẽ khắc nghiệt hơn, ngập lụt
gia tăng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển bền vững. Đối với các
giải pháp chung, các tác giả chú ý đến hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy các hoạt
động trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế về tài nguyên nước, định hướng cho
ĐBSCL phát triển thủy lợi theo hướng ứng phó với BĐKH; nghiên cứu chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, các giải pháp ứng phó
với tình trạng suy giảm dòng chảy.
- Nguyễn Huy Hoàng, Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước
ASEAN trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí
hậu [46].
Tác giả đã vận dụng những chính sách tăng trưởng xanh vào Việt Nam,
tác giả khẳng định: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của chiến
14
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, nhằm thúc đẩy quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới sử dụng ít và hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, tránh gây nguy hại cho môi trường, giảm phát thải khí nhà kính thông
qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng xanh để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững
trong tương lai.
- Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, Phát triển bền vững ở Việt Nam
trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu [62].
Các tác giả đã dự báo những ảnh hưởng của BĐKH đối với phát triển
bền vững ở Việt Nam. Các tác giả kết luận rằng: theo đuổi mô hình tăng trưởng
xanh là lựa chọn tất yếu của Việt Nam vì mô hình này đem đến cho Việt Nam
không chỉ cơ hội làm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà còn đem đến
cơ hội hội nhập lớn hơn với thị trường quốc tế và phát triển các công nghệ sạch
làm giảm các chi phí môi trường và giảm thiểu tác động của BĐKH.
- Trần Ngọc Ngoạn, Chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh. Kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam [79]. Trên cơ sở các chính sách đã được
ban hành và thực trạng phát triển xanh, nhóm tác giả đã đưa ra các kiến nghị và
đề xuất chính sách thực thi chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam như:
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu để chuyển sang
quỹ đạo tăng trưởng mới; tạo lập thể chế và thiết lập cơ chế điều phối quốc gia
thực thi chiến lược tăng trưởng xanh; tạo lập và đẩy mạnh thị trường ngành
dịch vụ môi trường; phát triển năng lượng tái tạo.
- Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc, Đổi mới phân cấp quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường ở Việt Nam [122].
Tác giả đã trình bày những giải pháp nhằm đổi mới phân cấp quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường là rất thiết thực. Tác giả tập trung vào phân tích giải
pháp đổi mới thể chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chú trọng đến
tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch của Nhà nước thông qua sự
15
tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Giải pháp làm
sao để hình thành các cơ chế thu hút sự tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng
trong bảo vệ môi trường.
- Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Kinh tế xanh cho
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu [47].
Quyển sách đề cập nhiều nhất là việc huy động nguồn lực, trước hết là
tài lực cho phát triển kinh tế xanh và các tác giả trình bày tổng quan các mô
hình thực tiễn của một số quốc gia và tổ chức quốc tế đi đầu trong phát triển
kinh tế xanh.
- Phạm Quang Hà, Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía) tại đồng bằng sông
Cửu Long và đồng bằng sông Hồng [39].
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH đến diện
tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía
tại đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL; Dự báo tiềm năng thay đổi năng suất,
sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương và mía theo các kịch
bản đến năm 2030, 2050; Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do tác
động của BĐKH đến sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại đồng bằng sông
Hồng và ĐBSCL.
- Ngô Thọ Hùng, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành
nông nghiệp Cà Mau [51].
Tác giả đã tính toán được chỉ số tổn thương cho ngành nông nghiệp ở
tỉnh Cà Mau và xây dựng được bản đồ đánh giá mức độ tổn thương cho
ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và nhấn mạnh rằng phương pháp này có
thể áp dụng để tính toán cho các tỉnh khác hoặc các ngành khác trong phạm
vi cả nước.
- Ngô Công Chính, Joseph Vile, Vũ Phạm Hải Đăng và Nguyễn Thanh
Ly, Sự năng động trong nhận thức về biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình ở
một cộng đồng ven biển đồng bằng Sông Cửu Long [21].