Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại tp.hcm

  • 137 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ĐẶNG THỊ BẠCH VÂN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
TẠI TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
ĐẶNG THỊ BẠCH VÂN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
TẠI TP.HCM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn tốt nghiệp là nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả
nghiên cứu là trung thực. Những trích dẫn có ghi tên nguồn cụ thể, các tài liệu tham
khảo được liệt kê rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn tốt
nghiệp.
Tác giả: Đặng Thị Bạch Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp chương trình đào
tạo thạc sĩ chuyên ngành Tài chính nhà nước tại trường đại học Kinh tế Tp.HCM, tôi
đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều người. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn
sâu sắc đến:
Tập thể giảng viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã truyền đạt kiến thức
chuyên sâu của ngành Tài chính nhà nước cũng như phương pháp nghiên cứu
khoa học tạo nền tảng cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi đặc biệt gửi lời cám ơn
chân thành đến PGS.TS Sử Đình Thành – Trưởng khoa Tài chính nhà nước đã
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đồng gửi lời cám ơn
sâu sắc đến Quý thầy cô khoa Tài chính nhà nước đã không ngừng động viên
tôi học tập và nghiên cứu.
Các anh chị công tác tại Cục thuế Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi về việc
cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này cũng như sự nhiệt tình của các
anh chị đã tham gia hoàn thành phiếu khảo sát của đề tài nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè và các anh chị em đã cùng tôi chia sẻ khó khăn trong quá
trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình hoàn thành đề tài, mặc dù đã cố gắng tiếp cận với hệ thống cơ sở lý
thuyết từ các tài liệu trong và ngoài nước, cũng như phương pháp xử lý số liệu khoa
học, tuy nhiên thiếu sót là điều có thể không tránh khỏi. Kính mong nhận được sự đóng
góp quý báu từ Quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả: Đặng Thị Bạch Vân
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị.
Danh mục phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 01
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 01
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................... 02
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 05
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 06
5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 06
6. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 07
7. Kết cấu của đề tài........................................................................................................ 07
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ. ...................................................... 09
1.1. Tuân thủ thuế ..................................................................................................... 09
1.1.1 Khái niệm tuân thủ thuế ...................................................................................... 10
1.1.2 Hành vi không tuân thủ thuế............................................................................... 13
1.2. Các thước đo về mức độ tuân thủ và không tuân thủ ................................. 15
1.3. Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế ....................................................... 17
1.3.1. Các nhân tố liên quan đến chính sách thuế ...................................................... 17
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến quản lý thuế.............................................................. 21
iv
1.3.3. Các nhân tố liên quan đến người nộp thuế ........................................................ 29
Kết luận chương 1 ................................................................................................ 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TUÂN THỦ THUẾ TẠI CỤC THUẾ
TP.HCM .................................................................................................. 41
2.1. Xu hướng cải cách quản lý thuế của Việt Nam ............................................ 41
2.2. Chiến lược quản lý tuân thủ ............................................................................ 48
2.3. Thực trạng quản lý tuân thủ thuế tại cục thuế Tp.HCM ........................... 50
2.3.1. Quản lý kê khai, kế toán thuế ............................................................................. 50
2.3.2. Kiểm tra, thanh tra thuế ...................................................................................... 51
2.3.3. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ................................................ 52
2.3.4. Cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế ............................................................... 54
2.3.5. Cổng thông tin điện tử Cục thuế Tp.HCM ......................................................... 55
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 58
Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI TP.HCM ............................................ 59
3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 59
3.2. Khung khái niệm mô hình nghiên cứu ............................................................... 61
3.3. Nghiên cứu định tính............................................................................................. 62
3.3.1. Mục tiêu................................................................................................................. 62
3.3.2. Phỏng vấn sâu....................................................................................................... 62
3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính............................................................................... 62
3.4. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 63
3.4.1. Mục tiêu................................................................................................................. 63
3.4.2. Biến đo lường trong mô hình ............................................................................... 63
3.4.3 Thiết kế bảng khảo sát........................................................................................... 64
v
3.4.4. Xác định kích thước mẫu và tiến hành khảo sát ................................................. 65
3.4.5. Thang đo ............................................................................................................... 66
3.5 . Mô tả mẫu khảo sát .............................................................................................. 68
3.5.1. Thông tin về đối tượng được khảo sát................................................................. 68
3.5.2. Kết quả thống kê mô tả......................................................................................... 70
3.6. Phân tích độ tin cậy ............................................................................................... 72
3.7. Phân tích nhân tố khám phá ................................................................................ 73
3.8. Phân tích hồi quy ................................................................................................... 76
3.9. So sánh kết quả phân tích định lượng với một số nghiên cứu trước ............. 78
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 80
Chương 4: NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 81
4.1. Những phát hiện chính ....................................................................................... 81
4.2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 82
4.2.1. Không ngừng hoàn thiện chính sách thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch, công
khai và đầy đủ ...................................................................................................... 82
4.2.2. Xây dựng hình ảnh cơ quan thuế hướng đến khách hàng với chất lượng dịch vụ
được nâng cấp ..................................................................................................... 83
4.2.3. Cải thiện và nâng cao giá trị sử dụng của trang thông tin điện tử Cục thuế
TP.HCM theo xu hướng phù hợp với yêu cầu của hệ thống thuế điện tử........ 84
4.2.4. Tăng cường hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra thuế ................................. 85
4.2.5. Tăng cường giáo dục kiến thức thuế nhằm cải thiện nhận thức của người nộp
thuế ....................................................................................................................... 85
4.2.6. Xây dựng văn hóa tự giác tuân thủ thuế một cách hiệu quả. ............................ 86
4.2.7. Tăng cường thiết lập một hệ thống hoạt động dựa trên cơ chế tiếp nhận thông tin
và phản hồi, kết hợp với việc đánh giá các phản hồi ........................................ 87
4.2.8. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp về người nộp thuế.......................... 87
vi
4.2.9. Xem xét việc xây dựng chức năng cung ứng dịch vụ cho người nộp thuế ........ 88
4.2.10. Một số giải pháp khác ........................................................................................ 89
4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................... 90
Kết luận chương 4 ................................................................................................. 91
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATO Sở thuế vụ Úc
CBNV Cán bộ nhân viên
CCT Chi cục thuế
CNTT Công nghệ thông tin
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
EFA Phân tích nhân tố khám phá
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT Giá trị gia tăng
HMRC Sở thuế vương quốc Anh
IRS Sở thuế vụ Mỹ
MST Mã số thuế
NNT Người nộp thuế
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PL Phụ lục
TAMP Dự án hiện đại hóa ngành thuế
TCT Tổng cục thuế
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Các cách tiếp cận tuân thủ thuế 12
Bảng 1.2 Tóm tắt các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế 39
Bảng 1.3 Kết quả một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới tính và tuân PL8
thủ thuế
Bảng 1.4 Kết quả một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức thu nhập và PL8
tuân thủ thuế
Bảng 2.1 Khung giám sát kết quả hoạt động mới 47
Bảng 2.2 Kết quả công tác quản lý kê khai thuế 50
Bảng 2.3 Kết quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế 51
Bảng 2.4 Kết quả công tác cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế 54
Bảng 3.1 Kết quả phân tích định tính các nhân tố tác động đến tuân thủ 62
thuế
Bảng 3.2 Mã hóa thang đo 61
Bảng 3.3 Kết quả thống kê mô tả 74
Bảng 3.4 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo 76
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình Tên hình Trang
Hình 2.1 So sánh khoảng cách trong quy trình nhiệm vụ thuế của Việt Nam so với 42
thông lệ quốc tế
Hình 2.2 Mục tiêu và các chỉ số hiện đại hóa quản lý thuế 46
Hình 2.3 Chiến lược quản lý tuân thủ 48
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 60
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu – Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại 66
Tp.HCM
Hình 3.3 Các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại Tp.HCM (Mô hình điều chỉnh) 64
Hình 3.4 Thông tin về giới tính đối tượng được khảo sát 69
Hình 3.5 Thông tin về độ tuổi đối tượng được khảo sát 69
Hình 3.6 Thông tin về trình độ đối tượng được khảo sát 69
Hình 3.7 Thông tin về việc tham gia khóa học bổ sung về thuế của đối tượng được 69
khảo sát
x
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT Phụ lục
01 Phỏng vấn chuyên gia
02 Phiếu khảo sát các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế tại Tp.HCM
03 Phân tích thống kê mô tả
04 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
05 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
06 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
07 Các tiêu chí cơ bản đánh giá trang thông tin điện tử trên mạng Internet của các
đơn vị trực thuộc Bộ khoa học và công nghệ
08 Các nhân tố khác tác động đến tuân thủ thuế.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác đang đối mặt với một trong
những thách thức lớn trong công tác quản lý thuế là làm thế nào hạn chế thất thoát
nguồn thu thuế và nhờ đó nâng cao mức độ tuân thủ thuế. Mức tuân thủ thấp ảnh
hưởng nhất định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ở một số khía cạnh như: các
nước có nguồn lực hạn hẹp hơn để phát triển, hệ thống thuế có xu hướng trở nên méo
mó hơn và ít công bằng hơn, và chính sách thuế sẽ dễ bị tác động bởi những thay đổi.
Việt Nam đã và đang thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, người nộp thuế tự khai, tự
nộp thuế với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân. Tự khai, tự nộp thuế là cơ
chế quản lý thuế, trong đó người nộp thuế được chủ động và tự giác thực hiện nghĩa
vụ thuế của mình theo quy định của pháp luật. Người nộp thuế tự kê khai, tự tính toán
số thuế phải nộp, tự nộp thuế cho ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn luật quy
định và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai, nộp thuế của mình. Cơ quan quản lý thuế
không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của người nộp thuế trừ trường
hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu không tuân thủ thuế. Tuy
nhiên, trong trường hợp động cơ tuân thủ của người nộp thuế kém cùng với năng lực
quản lý của cơ quan thuế cũng yếu kém, không thể phát hiện các hành vi gian lận
thuế của người nộp thuế, cơ chế tự khai tự nộp sẽ không phát huy được hiệu quả.
Chính vì vậy, nền tảng của quản lý thuế hiện đại hướng đến và phát huy cao nhất tính
tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Vấn đề đặt ra là từ khi Việt Nam chính
thức áp dụng cơ chế tự khai tự nộp cho đến nay, hoàn toàn chưa có một nghiên cứu
chính thức hay một động thái tích cực từ phía cơ quan thuế hay các cơ quan chức
năng khác quan tâm đến việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế, cũng như tiến hành nghiên cứu những yếu tố nào giúp cho
người nộp thuế tuân thủ thuế tốt hơn. Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu đã có về
2
vấn đề này đều thống nhất rằng yêu cầu tất yếu là các cơ quan thuế cần quan tâm
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế, nhất là
khi áp dụng hệ thống tự khai tự nộp, nhằm đảm bảo hiệu quả và hiệu lực công tác
trong quản lý thuế. Ngoài ra, hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chịu sự tác
động phức tạp của nhiều nhân tố khác nhau, và thay đổi tùy theo tình hình riêng của
mỗi quốc gia. Chính vì vậy, nhất thiết cơ quan thuế phải quan tâm cải thiện tuân thủ
thuế cho người nộp thuế sau khi đã xác định các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế
của người nộp thuế nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất vai trò của mình.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy, và với vai trò là một học viên chuyên ngành Tài
chính nhà nước, tôi đã chọn đề tài “ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TUÂN THỦ
THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI TP.HCM” làm đề tài thạc sĩ của mình để
khám phá những nhân tố thực tế tác động đến tuân thủ thuế tại một địa phương đóng
góp ngân sách (chủ yếu là số thu thuế) hàng đầu cả nước, từ đó góp phần cải thiện
mức độ tuân thủ của người nộp thuế.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) thực hiện nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện quản lý thu
thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp_ Nghiên cứu
tình huống của Hà Nội” tập trung phân tích từ hoạt động quản lý thu thuế của nhà
nước, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp. Về
phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp khác nhau như kết hợp
lịch sử với logic, tổng hợp và phân tích để rút ra kết luận (Nguyễn, 2009), tuy nhiên,
đề tài chưa sử dụng các phương pháp phân tích định lượng nhằm cung cấp những
luận cứ xác đáng và thuyết phục hơn. Kết quả, tác giả kết luận các hành vi gian lận về
thuế là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và quyền lợi từ khoản tiền
thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ tính thuế,
kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê
3
khai, nộp thuế của mình, cũng như các hình thức xử phạt nếu doanh nghiệp vi phạm
luật thuế. Tính tuân thủ, tự nguyện chưa cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế.
Võ Đức Chín (2011) nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế
của doanh nghiệp – trường hợp tỉnh Bình Dương” sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng đã định danh và định lượng được các nhân tố tác động đến hành vi tuân
thủ thuế của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu theo đề xuất của tác giả gồm nhóm
nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp, ngành kinh doanh, nhóm nhân tố về xã hội, về
kinh tế, hệ thống thuế và tâm lý ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh
nghiệp. Kết quả cho thấy yếu tố kinh tế, hệ thống thuế, các yếu tố về tâm lý, đặc điểm
doanh nghiệp và yếu tố xã hội của doanh nghiệp đều tác động đến hành vi tuân thủ
của doanh nghiệp tại Bình Dương. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ phù hợp với thực tế
các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra, giai đoạn từ năm 2010 đến 2011 cũng có khá nhiều luận văn thạc sĩ nghiên
cứu về các lĩnh vực có liên quan đến việc tuân thủ thuế của người nộp thuế, mặc dù
đó không phải là những nhân tố tác động trực tiếp đến hành vi tuân thủ thuế, chẳng
hạn những nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế, ... Tuy nhiên, cho
đến hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào tại Tp.HCM nghiên cứu các
nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của bản thân những người trực tiếp làm
công việc kê khai, kế toán thuế cho các doanh nghiệp.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tuân thủ thuế đã được phát triển thành một chủ đề nghiên cứu lớn trong lĩnh vực tâm
lý học kinh tế. Vấn đề này đã được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, làm sáng
tỏ nhiều khía cạnh khác nhau về hành vi của người nộp thuế.
Jackson và Million (1986) thực hiện một sự tổng hợp toàn diện về lý thuyết tuân thủ
thuế và xác định 14 nhân tố chính đã được các nhà nhiên cứu trước đó phát hiện có
tác động đến hành vi tuân thủ thuế. Những nhân tố này đã được Fischer và cộng sự
4
tổng hợp thành 4 nhóm trong mô hình mở rộng của ông (mô hình Fischer) bao gồm
các nhân tố tác động đến cơ hội không tuân thủ, quan điểm và nhận thức của người
nộp thuế, các nhân tố liên quan đến hệ thống thuế và các nhân tố nhân khẩu học. Mô
hình này cung cấp cho người đọc một khuôn khổ để hiểu tác động của những nhân tố
kinh tế xã hội và tâm lý học đến quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Gerald Chau và Patrick Leung (2009) đã mở rộng mô hình tuân thủ thuế của Fisher
bằng cách bổ sung thêm các nhân tố môi trường quan trọng khác _ văn hóa và sự
tương tác giữa cơ hội không tuân thủ với hệ thống thuế tác động đến hành vi tuân thủ
thuế (mô hình Fischer mở rộng) và đề nghị các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung xác
định tác động của từng nhân tố và tương tác giữa những nhân tố này tác động như thế
nào đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu này cũng cho rằng hầu hết những nghiên cứu hiện
có về tuân thủ thuế đều được thực hiện ở các quốc gia đã phát triển, trong khi các
quốc gia đang phát triển lại dễ bị tổn thương hơn khi hành vi không tuân thủ thuế
diễn ra. Vì vậy họ đề nghị cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về hành
vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở các quốc gia đang phát triển.
Một nghiên cứu tổng hợp khác về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế được thực
hiện bởi Nicoleta BARBUTA-MISU (2011) cũng phân chia các nhân tố quan trọng
nhất tác động đến tuân thủ thuế thành 2 nhóm: các nhân tố về kinh tế (thuế suất, kiểm
tra thuế, hình phạt, …) và các nhân tố phi kinh tế (nhận thức về công bằng, thái độ
của người nộp thuế, chuẩn mực xã hội, ..). Nghiên cứu này một lần nữa cung cấp nền
tảng lý thuyết quý báu cho những nhà nghiên cứu sau thực hiện nghiên cứu về các
nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Alm và Torgler (2011) cho rằng chiến lược tuân thủ về hành chính dựa trên việc bắt
buộc sẽ là điểm khởi đầu hợp lý nhưng chưa phải là điểm kết thúc tốt để giải quyết
khoảng cách thuế. Vấn đề ở chỗ chất lượng những dịch vụ do cơ quan thuế cung cấp
và đặc biệt là niềm tin của người nộp thuế. Tương tự, Molero và Pujol (2011) cho
rằng tuân thủ thuế cần được phân tích trong một khuôn khổ rộng hơn về hành vi con
5
người, không phải chỉ dựa trên các biến về kinh tế mà còn dựa trên các nhân tố khác
chẳng hạn như sự bất bình, ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ chung, các vấn đề về
đạo đức, tinh thần vị tha, tinh thần quốc gia, … (Buchanan, 1995; Gintis và cộng sự
2003, Torgler và Werner 2005; Alm và Torgler 2006). Nghiên cứu này cho rằng khi
công chúng cho rằng chất lượng dịch vụ công do chính phủ cung cấp không tốt, cách
duy nhất để gia tăng đạo đức về thuế cho người nộp thuế là tăng cường chất lượng
của những dịch vụ này. Ngược lại, một khi họ cảm nhận chất lượng dịch vụ công tốt,
bản thân họ sẽ có quan điểm nhìn nhận và tuân thủ thuế tốt hơn.
Một nghiên cứu khác rộng hơn và khá phù hợp với tình hình của Việt Nam với đề tài
“ Các yếu tố quyết định của hành vi tuân thủ thuế ở Châu Á – trường hợp của
Malaysia” được thực hiện bởi Palil và Mustapha (2011). Chín nhân tố quyết định tuân
thủ thuế được xác định gồm khả năng/ xác suất bị kiểm tra, nhận thức về chi tiêu
chính phủ, nhận thức về sự công bằng, hình phạt, những áp lực về tài chính, những
thay đổi trong chính sách của chính phủ hiện tại, ảnh hưởng từ các nhóm tham chiếu,
hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế và kiến thức về thuế, đặc biệt khi áp dụng cơ
chế tự khai tự nộp. Nghiên cứu cũng giúp các nhà quản lý thuế nhận thấy tầm quan
trọng của kiến thức thuế với việc hỗ trợ thiết kế một chương trình giáo dục về thuế,
đơn giản hóa hệ thống thuế và phát triển một sự hiểu biết rộng hơn về hành vi của
người nộp thuế. Nghiên cứu này được xem là khá phù hợp với thực tế Việt Nam.
Như vậy, tuân thủ thuế là một vấn đề phức tạp, chịu sự tác động của hàng loạt các
nhân tố khác nhau và thay đổi theo từng chủ thể nghiên cứu khác nhau
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ
thuế của người nộp thuế tại Tp.HCM, từ đó đề ra những kiến nghị tốt nhất có thể
nhằm cải thiện tính tuân thủ của người nộp thuế. Để đạt được mục tiêu phân tích này,
đề tài tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
6
1) Những yếu tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế
trường hợp tại Tp.HCM ?
2) Mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế tại Tp.HCM như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu:
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu được trình bày ở phần tổng quan, vấn đề đặt ra là tại
sao NNT tuân thủ hoặc không tuân thủ thuế và tại sao NNT lại tuân thủ ở một cấp độ
nhất định nào đó. Muốn nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT thì cần phải hiểu
tính tuân thủ bị tác động bởi những yếu tố nào và mức độ tác động của những yếu tố
này ra sao để từ đó có biện pháp nâng cao tính tuân thủ thuế. Khi người nộp thuế tự
nguyện tuân thủ thuế, công tác quản lý thuế sẽ đơn giản hơn nhưng vẫn đạt được hiệu
quả nhất định. Hành vi tuân thủ của người nộp thuế không phải là một yếu tố độc lập,
bất biến, nó chịu tác động của các yếu tố trong môi trường hoạt động và các yếu tố
trong bản thân người nộp thuế. Chính vì vậy, đề tài tập trung khảo sát ý kiến của
những nhân viên đang trực tiếp thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế cho các
doanh nghiệp tại TP.HCM do đặc thù SXKD tại Tp.HCM là nơi hoạt động kinh tế
năng động nhất, với các lĩnh vực SXKD đa dạng nhằm đảm bảo tính đại diện tốt cho
mẫu nghiên cứu.
5. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài căn cứ trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế và sử
dụng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người
nộp thuế của tác giả Mohd Rizal Palil (2011) để đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó,
tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng kiểm định mô
hình này tại Tp.HCM, với số lượng đối tượng được khảo sát là 346 đối tượng. Toàn
bộ dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, qua các bước:
7
 Làm sạch dữ liệu.
 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm
định sự tương quan giữa các biến và loại bỏ các biến có độ tin cậy không phù
hợp.
 Phân tích nhân tố khám phá EFA tìm ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hành
vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.
 Phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố
đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Trước hết, đề tài là kết quả của việc thực hành một nghiên cứu khoa học bằng phương
pháp định tính kết hợp định lượng nhằm hiểu rõ và thực hiện đúng những yêu cầu cơ
bản của một nghiên cứu khoa học.
Về mặt lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, đề tài mạnh dạn thử nghiệm kỹ thuật
lấy mẫu snowball trong quá trình tiến hành nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn, tác giả mong muốn đề tài thật sự xác định được những nhân tố thực
tế có tác động đến hành vi tuân thủ thuế của những người đang trực tiếp thực hiện
công việc kê khai, kế toán thuế cho các doanh nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp
xác đáng nhằm giúp cơ quan thuế thấu hiểu hơn người nộp thuế, tăng cường tính tuân
thủ tự nguyện cho người nộp thuế.
7. Kết cấu của đề tài:
Đề tài được kết cấu gồm các chương:
LỜI MỞ ĐẦU.
Chương 1: LÝ THUYẾT TUÂN THỦ THUẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ.
8
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TUÂN THỦ THUẾ TẠI CỤC THUẾ
TP.HCM.
Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI TP.HCM
Chương 4: NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN