Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và trang web thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành thương mại

  • 64 trang
  • file .pdf
Bé th−¬ng m¹i
ViÖn nghiªn cøu th−¬ng m¹i
B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé
X©y dùng, qu¶n lý c¬ së d÷ liÖu
vµ trang web th«ng tin
phôc vô ho¹t ®éng nghiªn cøu khoa häc
cña ngµnh th−¬ng m¹i
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: nguyÔn thÞ thanh hµ
6471
24/8/2007
hµ néi - 2007
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
CSDL Cơ sở dữ liệu
CNTT Công nghệ thông tin
NSD Người sử dụng
HTML Hypertext Markup Language - Ngôn ngữ
đánh dấu siêu văn bản
FPT File Transfer Protocol - giao thức truyền file
trên mạng dựa theo chuẩn TCP
SQL Structure Query Language - Ngôn ngữ truy
vấn có cấu trúc
RDBMS Relational Database Management System -
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
ASP Active Server Pages - môi trường cho phép
tạo và chạy các các ứng dụng Web server
động
3
MỞ ĐẦU
Hiện nay trong ngành thương mại đã có nhiều trang thông tin về kinh tế
thương mại khá phong phú như trang www.mot.gov.vn là trang thông tin
chính thức của bộ Thương mại, trang vinanet.com.vn của trung tâm Thông
tin thương mại, trang www.vietrade.gov.vn v.v... cập nhật khá nhiều thông
tin kinh tế thương mại cần thiết cho người đọc. Tuy vậy, trang thông tin
phục vụ hoạt động và quản lý nghiên cứu khoa học của ngành thương mại
vẫn chưa được tổ chức và thực hiện. Do thiếu thông tin nên đã dẫn đến tình
trạng có sự trùng lắp trong việc lựa chọn và triển khai các đề tài nghiên
cứu, các dự án hợp tác giữa các cơ quan. đồng thời lại có sự bỏ sót những
vấn đề và những lĩnh vực bức xúc từ thực tiễn mà không có cơ quan nghiên
cứu nào triển khai.
Việc xây dựng CSDL và trang web thông tin kinh tế thương mại phục vụ
hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành Thương mại là thực hiện đưa
công nghệ hiện đại vào công tác nghiên cứu và quản lý phù hợp với chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, chủ động hội nhập kinh tế thế giới và tham gia thương mại điện tử...
Tạo tiền đề hợp tác, cung cấp và trao đổi thông tin hai chiều giữa các tổ
chức nghiên cứu và các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Xây dựng CSDL và trang web thông tin sẽ thực hiện tốt chức năng trợ
giúp nghiên cứu như: Cung cấp thông tin, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu
triển khai cũng như công tác đào tạo do tính cập nhật và tính hệ thống của
của hệ thống thông tin này; Thuận tiện cho các đối tác liên hệ làm việc
cũng như tìm kiếm, tra cứu; Tạo một môi trường thuận lợi trực tuyến, các
diễn đàn trao đổi thông tin thuận lợi và thân thiện với người sử dụng... do
đó có thể nâng cao và mở rộng các CSDL về ngành thương mại để phục vụ
cho công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ điện tử trong
tương lai.
Hầu hết các Viện nghiên cứu các cấp, các thư viện Quốc gia các cơ sở đào
tạo đều có trang web đưa lên Internet, giới thiệu về các hoạt động nghiên
cứu cũng như các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu. Hiện đã có
4
CSDL và trang web thông tin về các đề tài khoa học, luận án khoa học của
Trung tâm Thông tin và tư liệu quốc gia; của các viện nghiên cứu của các
bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư... nhưng chưa có trang web thông tin về các đề tài khoa
học, luận án khoa học riêng của ngành thương mại. Vì vậy việc xây dựng
CSDL và trang web thông tin phục vụ công tác nghiên cứu của ngành
thương mại là rất cần thiết.
Đề tài này tập trung vào xây dựng và tổ chức trang web về Thông tin khoa
học, các hoạt động nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học của ngành
thương mại nhằm đóng góp một phần nhỏ cho công tác phát triển thương
mại của ngành.
Mục tiêu của đề tài:
− Nghiên cứu nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa
học, định hướng và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành
thương mại: bao gồm các thông tin có hệ thống về các công trình
nghiên cứu khoa học của ngành thương mại; các tư liệu phục vụ hoạt
động nghiên cứu.
− Tổ chức thu thập các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến
thương mại, các hoạt động nghiên cứu triển khai và hợp tác của các tổ
chức trong và ngoài nước về lĩnh vực thương mại.
− Thiết kế, xây dựng CSDL và trang Web thông tin phục vụ hoạt động
nghiên cứu khoa học của ngành thương mại; Đưa trang Web lên
Internet.
− Các kiến nghị, giải pháp về tổ chức quản lý, khai thác, cập nhật thông
tin và duy trì hệ thống.
Đối tượng và Phạm vi của đề tài
Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào các thông tin phục vụ cho
công tác nghiên cứu khoa học của ngành Thương mại
− Các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thương mại
− Các tư liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học
Đối tượng chủ yếu của đề tài là các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực
thương mại, trong đó lấy đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Thương
mại làm hạt nhân. Đây cũng là đặc thù và tính riêng biệt của trang web này.
5
Đối tượng sử dụng:
− Các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài ngành thương mại, nghiên cứu
sinh và sinh viên
− Lãnh đạo và các nhà quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ
Thương mại
Phạm vi
Về không gian và nội dung
Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ của Bộ thương
mại; các Sở Thương mại; các trường đại học khu vực phía Bắc: đại học
Thương mại, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Ngoại thương; Các đề tài
liên quan đến lĩnh vực thương mại của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Tư liệu về kinh tế thương mại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu: thông tin
tổng quan về một số tổ chức kinh tế quốc tế; một số nước có quan hệ
thương mại với Việt nam; sách tài liệu về kinh tế thương mại hiện có ở Thư
viện Viện Nghiên cứu Thương mại; Một số thuật ngữ kinh tế thương mại...
Về thời gian:
Các đề tài nghiên cứu khoa học từ năm 1990 đến nay (2004)
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần
Chương I: Thiết kế trang Web thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
khoa học của ngành Thương mại
Chương II: Tổ chức cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu
khoa học của ngành Thương mại
Chương III: Một số kiến nghị nhằm tăng cường và phát triển CSDL thông
tin phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của ngành Thương mại
6
CHƯƠNG I
THIẾT KẾ TRANG WEB THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI
1. MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ
Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý
Nhà nước đối với các hoạt động thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế
trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại
diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Để phục vụ công tác quản lý của ngành, hàng năm Bộ Thương mại đều có
kế hoạch triển khai nghiên cứu các vấn đề các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại; các chiến lược, quy hoạch phát triển,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; thông tin, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh
vực thương mại. Nội dung nghiên cứu là những vấn đề bức xúc trong thực
tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại đang còn vướng
mắc được cụ thể hóa thành từng vấn đề như:
− Đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu
− Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
− Phát triển thương mại điện tử.
− Làm tốt công tác quản lý thị trường
− Đẩy mạng công tác xúc tiến thương mại:
− Thúc đẩy Hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế
7
− Xây dựng các chủ trương, biện pháp và hướng dẫn việc thực hiện cơ chế
hoạt động của các tổ chức dịch vụ công; quản lý và chỉ đạo hoạt động
đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
− Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu
phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ.
− Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân, hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực do Bộ
quản lý.
− Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà
nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
− …
Thông tin cần phục vụ nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế thương mại rất
rộng, bao gồm các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế thương mại trong
nước và trên thế giới; các tư liệu số liệu có hệ thống ở cả tầm vi mô và vĩ
mô; hệ thống các tư liệu nghiên cứu, sách kinh điển và chuyên ngành; hệ
thống các văn bản chính sách v.v… mà trong phạm vi một đề tài khoa học
cấp Bộ thì không thể bao quát hết được. Hơn nữa các thông tin tuy chưa có
thể tập hợp thành một “cổng thông tin” phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
nhưng bạn đọc có thể khai thác chúng ở hàng trăm website của các đơn vị
làm thông tin có lượng thông tin cập nhật hệ thống và rất phong phú như
vinanet.com.vn của trung tâm Thông tin Thương mại, các báo điện tử… cả
trong và ngoài nước, website của các bộ, ngành, các hiệp hội v.v…
Website thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của
ngành Thương mại giới hạn với mục tiêu cơ bản là:
− Giới thiệu hoạt động nghiên cứu khoa học, và hoạt động đào tạo sau
đại học của Bộ Thương mại
− Làm phương tiện để thực hiện một số chức năng của quản lý hoạt
động nghiên cứu triển khai của Bộ Thương mại
8
− Cung cấp thông tin hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học và hợp
tác nghiên cứu của ngành Thương mại bao gồm: Các công trình
nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thương mại; Các tư liệu phục vụ
hoạt động nghiên cứu khoa học…
Website thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành
Thương mại chứa các thông tin chuyên môn được sắp xếp thành nhiều đề
mục, nhiều tiêu đề để tra cứu. Website này có tính chất như một thư viện
điện tử lưu trữ các tư liệu về kết quả nghiên cứu khoa học của ngành
thương mại và các tư liệu, tài liệu, sách tham khảo. Website này sẽ được
cập nhật thường xuyên thông tin mới và được sắp xếp sao cho người xem
tìm ngay được thông tin mình muốn tìm. Các nhà nghiên cứu, nghiên cứu
sinh và sinh viên cần có phần lưu trữ thông tin này để có thể cập nhật kiến
thức mới. Để tạo thư viện điện tử, cần có kế hoạch và tầm nhìn xa để dễ
phát triển mở rộng về sau.
Việc thu thập, tập hợp xây dựng CSDL và trang web giới thiệu kết quả
nghiên cứu về lĩnh vực thương mại trong thời gian qua sẽ hỗ trợ các hoạt
động nghiên cứu triển khai cũng như công tác đào tạo do tính cập nhật và
tính hệ thống của của hệ thống thông tin này; Thuận tiện cho các đối tác
liên hệ làm việc cũng như tìm kiếm, tra cứu;
Đưa trang web giới thiệu kết quả nghiên cứu về lĩnh vực thương mại lên
Internet là đã tham gia cung cấp, chia sẻ thông tin trong hệ thống thông tin
toàn cầu. Tạo một môi trường thuận lợi trực tuyến, các diễn đàn trao đổi
thông tin thuận lợi và thân thiện với người sử dụng... do đó có thể nâng cao
và mở rộng các CSDL về ngành thương mại để phục vụ cho công tác quản
lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ điện tử trong tương lai.
2. NHU CẦU THÔNG TIN VÀ NỘI DUNG CỦA WEBSITE
Để thiết kế Website thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa
học của ngành Thương mại trước tiên phải xác định sẽ “xuất bản” cái gì
với website. Nghiên cứu nhu cầu thông tin, thiết kế cẩn thận và định hướng
rõ ràng là chìa khoá dẫn đến thành công trong việc xây dựng một website.
Để xây dựng một website chúng ta phải xác định đối tượng sử dụng hay
người sử dụng và nhu cầu thông tin của người sử dụng từ đó sẽ
9
• Thiết lập các chủ đề chính của website.
• Thiết kế các khối thông tin chủ yếu mà website sẽ cung cấp.
Đầu tiên là phải việc xác định nguồn tài nguyên về nội dung, hình ảnh
thông tin mà chúng ta cần đến để tạo nền website phù hợp với mục đích
được đề ra - đó là nguồn thông tin sẽ duy trì cho web site hoạt động sau này
nữa.
2.1. Nhu cầu thông tin
Nghiên cứu, xác đụnh nhu cầu thông tin của NSD để chúng ta có thể thiết
kế cấu trúc và nội dung phù hợp với nhu cầu, mong muốn của NSD.
Với chức năng hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu triển khai cũng như công
tác đào tạo và hợp tác nghiên cứu, Website thông tin phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu khoa học của ngành Thương mại hướng tới các đối
tượng sử dụng chính là các cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực thương mại, các
nghiên cứu sinh và sinh viên chuyên ngành kinh tế thương mại, các đối tác
có nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu triển khai và các nhà quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học.
— Nhu cầu thông tin đối với các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài
ngành thương mại, nghiên cứu sinh và sinh viên
Theo dõi tin tức, thông tin cập nhật về hoạt động nghiên cứu, đào tạo và
tìm kiếm thông tin theo yêu cầu
Tim kiếm, lựa chọn những tư liệu đã được nghiên cứu theo từng vấn đề và
theo yêu cầu cũng như tìm các đối tác có khả năng cho công việc của mình.
Các tư liệu, tài liệu đã được hệ thống hóa giúp cho việc tìm kiếm được
thuận tiện, nhanh chóng.
1. Thông tin về các đề tài, luận án khoa học về lĩnh vực thương mại đã
được đánh giá, nghiệm thu để làm tư liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu; tìm kiếm các đối tác để hợp tác nghiên cứu.
2. Danh mục sách, tài liệu chuyên ngành Thương mại.
10
3. Thông tin tổng quan về các tổ chức kinh tế quốc tế và một số nước có
quan hệ thương mại với Việt Nam
4. Từ điển giải nghĩa một số thuật ngữ kinh tế thương mại thường dùng.
— Đối với Lãnh đạo và các nhà quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
Nắm được thông tin về quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu, đào
tạo trong ngành thương mại, Đồng thời chỉ đạo và thông báo nhanh chóng,
kịp thời các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành.
Nắm được nội dung những thông tin về những định hướng nghiên cứu
nhằm xúc tiến các hoạt động thương mại, nội dung kết quả đã được nghiên
cứu cũng như những số liệu thống kê về kết quả nghiên cứu đã triển khai
thực hiện, trên cơ sở đó có những kế hoạch bổ sung, mở rộng triển khai
hướng nghiên cứu và các vấn đề cần nghiên cứu nhằm đáp ứng những yêu
về phát triển thương mại của ngành, cụ thể là:
− Nội dung những định hướng nghiên cứu về kinh tế thương mại và lựa
chọn những vấn đề nghiên cứu.
− Các cơ quan chủ trì thực hiện đề tài bao gồm số lượng, chất lượng đề tài
đã được nghiên cứu.
− Các cán bộ nghiên cứu và khả năng nghiên cứu trong từng lĩnh vực.
− Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu
2.2. Các chủ đề chính của Website
Các chủ đề chính của website sẽ được thiết lập dựa trên nhu cầu thông tin
của người sử dụng. Việc hoạch định “bản đồ website” một cách cẩn trọng,
sắp xếp các trang web với một mô hình phân cấp hợp lý, nhóm các trang
web có thể vào một chủ đề. tổ chức thành các chủ đề chính và các trang thứ
cấp trong một tổng thể chặt chẽ và logic sẽ tạo cho người đọc cảm giác rõ
ràng, sáng sủa và dễ hiểu.
¾ Giới thiệu
¾ Hội đồng Khoa học Bộ Thương mại
¾ Chức năng, nhiệm vụ
11
¾ Viện Nghiên cứu Thương mại
¾ Hoạt động nghiên cứu triển khai
¾ Tin tức hoạt động
¾ Các văn bản về hoạt động khoa học công nghệ
¾ Hội thảo khoa học
¾ Hoạt động đào tạo
¾ Nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ của Viện
¾ Tin tức về hoạt động đào tạo
¾ Cơ sở dữ liệu
¾ Đề tài khoa học
¾ Luận án
¾ Sách, tài liệu
¾ Thuật ngữ kinh tế thương mại
¾ Tư liệu
¾ Các tổ chức kinh tế quốc tế
¾ Các nền kinh tế
¾ Hướng dẫn sử dụng
¾ Download
− AcorobatReader
− Font chữ
2.3. Nội dung thông tin trên Website
X Tin tức cập nhật và các thông báo về các hoạt động nghiên cứu đang
triển khai; hoạt động đào tạo nghiên cứu sinh và hoạt động hội thảo khoa
học của Hội đồng Khoa học Bộ, Vụ Kế hoạch đầu tư và Viện Nghiên cứu
Thương mại…
12
Y Thông tin về các đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ về lĩnh vực
thương mại đã và đang được triển khai được phân thành 6 nhóm nội dung
lớn và có thông tin chi tiết về nội dung hồ sơ đăng ký thực hiện:
(1) Tên đề tài
(2) Mã số đề tài
(3) Vấn đề nghiên cứu: đề tài nghiên cứu thuộc 1 trong các vấn đề sau
I Quản lý Nhà nước
II Phát triển thương mại trong nước
III Phát triển thương mại ngoài nước
IV Hội nhập kinh tế
V Ứng dụng công nghệ, đào tạo
VI Thương mại – môi trường
VII Khác
Vấn đề nghiên cứu được phân thành 6 nhóm, theo phân nhóm về các đề
tài nghiên cứu khoa học của Bộ Thương mại từ năm 1996 đến nay của
Vụ Kế hoạch và đầu tư:
‰ Nhóm I: Quản lý Nhà nước. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
quản lý Nhà nước về thương mại bao gồm các vấn đề về định hướng
phát triển thương mại Việt Nam; Hoàn thiện pháp luật chính sách và
cơ chế quản lý Nhà nước về thương mại; Xây dựng chiến lược, qui
hoạch, kế hoạch phát triển thương mại
‰ Nhóm II: Phát triển thương mại trong nước. Nghiên cứu các vấn
đề nhằm phát triển thương mại ngoài nước bao gồm các vấn đề về
tổ chức phát triển thị trường nước ngoài thúc đẩy phát triển xuất
khẩu, nhập khẩu và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của hàng hoá Việt
nam.
‰ Nhóm III: Phát triển thương mại ngoài nước. Nghiên cứu các vấn
đề nhằm phát triển thương mại trong nước bao gồm các vấn đề về tổ
chức phát triển thị trường và thương nghiệp trong nước. Nâng cao
vai trò của quản lý Nhà nước về thương mại đối với thị trường và th-
ương nhân trong nước; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp thương mại
13
‰ Nhóm IV: Hội nhập kinh tế. Nghiên cứu các vấn đề thực hiện
đường lối hội nhập kinh tế thương mại quốc tế bao gồm các vấn đề
về thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế thương mại Thế giới và khu
vực của Việt Nam; Các vấn đề về tự do hoá thương mại, cơ hội và
thách thức; Thực hiện cam kết quốc tế với vấn đề bảo hộ sản xuất
kinh doanh trong nước
‰ Nhóm V: Ứng dụng công nghệ, đào tạo. Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ, đào tạo, vốn, tài chính... bao gồm các vấn đề về nghiên
cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá; những vấn đề về đào tạo; ứng
dụng công nghệ thông tin và Thương mại điện tử...
‰ Nhóm VI: Thương mại – môi trường. Nghiên cứu các vấn đề về
bảo vệ môi trường trong phát triển thương mại bao gồm nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến phát triển thương mại và bảo vệ môi tr-
ường nhằm mục tiêu phát triển bền vững
Các đề tài khoa học của Bộ thương mại từ 1991-1995 và các đề tài
nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế thương mại của các bộ, ngành khác và
các trường đại học được xếp nhóm khác không thuộc các nhóm được
xếp trên.
(4) Cơ quan chủ quản
(5) Cơ quan chủ trì thực hiện
(6) Chủ nhiệm đề tài
(7) Thời gian (số tháng) nghiên cứu
(8) Thời gian bắt đầu
(9) Thời gian kết thúc
(10) Mục tiêu nghiên cứu
(11) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(12) Hướng áp dụng kết quả nghiên cứu
(13) Tóm tắt nội dung nghiên cứu (Theo chương, mục của báo cáo
tổng hợp)
(14) Toàn văn nội dung nghiên cứu (theo báo cáo tổng hợp)
14
(15) Mã lưu Thư viện
Z Thông tin về các luận án tiến sĩ khoa học giới thiệu các luận án đã được
nghiên cứu và bảo vệ tại Viện Nghiên cứu Thương mại, một số luận án
nghiên cứu về lĩnh vực thương mại thu thập từ các trường đại học Thương
mại, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương và ở Thư viện quốc gia.
(1) Tên luận án
(2) Mã số luận án
5.02.01 Kinh tế chính trị
5.02.04 Lịch sử kinh tế
5.02.05 Kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá
5.02.07 Kinh tế lao động
5.02.09 Tài chính - Tiền tệ
5.02.10 Thống kê
5.02.11 Phân tích hoạt động kinh tế
5.02.13 Vật giá
5.02.19 Phân bố lực lượng sản xuất và Phân vùng kinh tế
5.02.20 Điều khiển học kinh tế
5.02.21 Tổ chức và quản lý sản xuất
(3) Cơ quan quản lý
(4) Cơ quan đào tạo
(5) Nghiên cứu sinh
(6) Người hướng dẫn khoa học
(7) Thời gian nghiên cứu
(8) Thời gian bắt đầu
(9) Thời gian kết thúc
(10) Mục đích nghiên cứu của luận án
(11) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(12) Tóm tắt nội dung nghiên cứu
(13) Mã lưu Thư viện
15
[ Thông tin về danh mục sách, tài liệu, tư liệu được lưu trữ và phục vụ bạn
đọc của Thư viện chuyên ngành Thương mại. Nguồn tư liệu này được bổ
sung thường xuyên tại Thư viện và danh mục được cập nhật khi có sách
mới với nội dung giới thiệu chi tiết các thông tin :
(1) Tên sách
(2) Tên tác giả
(3) Danh mục phân loại tài liệu:
1 Sách
2 Báo
3 Tạp chí
4 Phim
5 Bài trích
6 Đĩa mềm, đĩa CD
7 Đề tài khoa học
8 Bài viết
9 Loại khác
(4) Danh mục phân loại sách
01 Sách kinh điển
02 Sách tra cứu
03 Từ điển
04 Luật, văn bản
05 Sách kinh tế
06 Sách khoa học
07 Sách kỹ thuật
08 Sách văn hóa
09 Sách thống kê
(5) Năm xuất bản
(6) Nhà Xuất bản (NXB)
0001 NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
0002 NXB Thống kê
16
0003 NXB Phụ nữ
0004 NXB Nông nghiệp
0005 NXB Bộ KH & ĐT
0006 NXB Khoa học xã hội
0007 NXB Tài chính
0008 NXB Đại học quốc gia HN
0009 NXB Thế giới
0010 NXB Bản đồ địa chính
0011 NXB Giao thông VT
0012 NXB Khoa học và Kinh tế
0013 NXB Lao động
0014 NXB Hà Nội
0015 NXB Thanh niên
0016 NXB Xây dựng
0017 NXB Văn hoá thông tin
0018 NXB Từ điển bách khoa
0019 Các NXB khác
(7) Nơi xuất bản
(8) Ngôn ngữ
CH Trung Quốc
EN Anh
FR Pháp
JP Nhật Bản
RS Nga
SP La tinh
VN Việt Nam
(9) Số trang
(10) Tóm tắt nội dung cuốn sách
(11) Mã lưu kho sách
\ Thông tin về các tổ chức về kinh tế thương mại trên thế giới đang hoạt
động tại Việt nam, phương hướng hoạt động và kết quả hợp tác với Việt
17
nam; Thông tin các nước có quan hệ thương mại với Việt nam, các qui
định, chính sách thương mại của các nước, quan hệ thương mại với Việt
nam và những thông tin cần thiết để thâm nhập thị trường này. Nguồn
thông tin tin được Ban chủ nhiệm sưu tầm từ các nguồn tư liệu sách, các tài
liệu dự án và tư liệu trên Internet.
˜Các tổ chức kinh tế quốc tế
− Tên tổ chức
− Tổng quan về tổ chức
− Hoạt động của tổ chức: Tin tức cập nhật về hoạt động của tổ chức
− Địa chỉ các website đến các tổ chức này.
˜Các quốc gia, khu vực
− Tên quốc gia, khu vực.
− Tổng quan tình hình kinh tế xã hội
− Hoạt động ngoại thương qua các năm
− Một số địa chỉ website hữu ích
] Từ điển giải nghĩa một số thuật ngữ kinh tế thương mại thường dùng :
bao gồm 300 thuật ngữ kinh tế thương mại được Ban chủ nhiệm tập hợp,
biên soạn từ các từ điển kinh tế, các tài liệu nghiên cứu để giúp cho bạn đọc
1 nguồn tham khảo cần thiết
− ID
− Thuật ngữ tiếng Anh
− Thuật ngữ tiếng Việt
− Giải nghĩa nội dung tiếng Việt
^ Hướng dẫn sử dụng
u Download : Chứa một số những phần mềm tiện ích cần thiết giúp bạn
đọc đọc, tham khảo những tài liệu mà website cung cấp
AcrobatReader : phần mềm đọc toàn văn tài liệu được lưu ở dạng .pdf
Font chữ : phần mềm trợ giúp gõ font chữ Việt UniKey để tra cứu thông tin
18
3. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBSITE
3.1. Nguyên tắc chung:
Website thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành
Thương mại sẽ kết nối với mạng của Bộ thương mại chuyên cung cấp
thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo nghiên cứu sinh của
ngành và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thông qua tra cứu thư viện điện tử
các tài liệu, tư liệu, sách, báo và đề tài nghiên cứu khoa hoc, luận án tiến sĩ
về kinh tế thương mại do đó phải phù hợp với website của Bộ thương mại
các yêu cầu về giao diện, thiết kế CSDL lựa chọn hệ điều hành và quản trị
CSDL.
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế
- §¬n gi¶n nh−ng ph¶i ®ñ nh÷ng yÕu tè cÇn tr×nh bµy.
- H×nh thøc ®−îc thiÕt kÕ ®Ñp.
- C¸c th«ng tin ®−a lªn trang Web ph¶i ®−îc biªn tËp râ rµng.
- Th«ng tin ®−îc tæ chøc khoa häc, ®¸p øng nhu cÇu th«ng tin cña b¹n ®äc.
- Th«ng tin ph¶i ®−îc cËp nhËp th−êng xuyªn, cã thÓ ®−îc t×m kiÕm theo
thêi gian, chñng lo¹i vµ theo tõ kho¸.
- Font ch÷ ViÖt: font Unicode.
- Ph©n chia kh«ng gian tr×nh bµy ph¶i hîp lý, néi dung thùc cña mét trang
ph¶i chiÕm Ýt nhÊt 60% kh«ng gian
- Ph¶i cã c¸c liªn kÕt ®Õn c¸c trang kh¸c, trë vÒ trang chñ.
- KiÓu trang ph¶i hiÖn thÞ thèng nhÊt trong toµn Website và c¸c thµnh
phÇn d÷ liÖu trªn c¸c trang cïng cÊp
3.1.2. Nguyên tắc bảo mật và an toàn dữ liệu
− Bảo mật ở mức truy cập mạng
− Mức CSDL
− Mức ứng dụng
− Ph¶i cã phÇn mÒm chèng virut.
19
− D÷ liÖu ph¶i ®−îc sao l−u ®Ò phßng sù cè mÊt m¸t d÷ liÖu do: virut,
do m¸y tÝnh háng hãc, do con ng−êi v« t×nh hoÆc cè t×nh lµm mÊt
th«ng tin,..
3.1.3.Một số nguyên tắc khác
− Tối ưu về dung lượng nhớ
− Tối ưu về tốc độ truy cập, khác thác dữ liệu.
3.2. Các nguyên tắc kỹ thuật của hệ thống
3.2.1. Hệ điều hành mạng
Việc chọn lựa một hệ điều hành mạng cho máy chủ Server của hệ thống
đóng vai trò quan trọng hơn bất kỳ thành phần nào khác, sẽ quyết định
thành công của hệ thống. Các tiêu chuẩn để đánh giá mạng cục bộ là: Khả
năng thực thi, tính dễ dùng, tính năng của mạng, tính tương thích, tiềm
năng, bảo mật, giá cả...
Để cài đặt trang web thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học
của ngành Thương mại chúng tôi quyết định chọn hệ điều hành Microsoft
Windows 2000 Server bởi những lý do chính sau:
Khả năng tính toán: Hệ điều hành Microsoft Windows 2000 Server có
khả năng hỗ trợ nhiều bộ vi xử lý chạy theo cấu hình xử lý đối xứng
(SMP) với bộ nhớ RAM tối đa hỗ trợ là 8GB. Với khả năng tính toán
như trên hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu hệ thống hiện tại và
trong tương lai.
Khả năng mở rộng, độ ổn định cao: Ngoài khả năng hỗ trợ tính năng
SMP, hệ điều hành Microsoft Windows 2000 Server còn hỗ trợ khả
năng Clustering cho phép tăng năng lực tính toán đồng thời đảm bảo
tính ổn định cao cho hệ thống.
Khả năng hỗ trợ hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft Windows 2000
Server là hệ điều hành có khả năng hỗ trợ nhiều hệ cơ sở dữ liệu khác
nhau trong đó có khả năng hỗ trợ tốt các sản phẩm như SQL Server
2000, DB2, Informix và Oracle.
Tính an toàn và bảo mật: Microsoft Windows 2000 Server tích hợp bên
20
trong khả năng bảo mật theo các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất trên thế
giới hiện nay, bên cạnh đó dữ liệu được lưu trữ với hệ thống file NTFS
5.0 cho phép bảo vệ dữ liệu cả ở mức vật lý.
Hỗ trợ các giao thức mạng: Microsoft Windows 2000 Server hỗ trợ
nhiều giao thức mạng bao gồm NetBEUI, TCP/IP (giao thức mạng phổ
biến nhất hiện nay), IPX/SPX (giao thức hệ điều hành Novell
Netware),... Khả năng hỗ trợ nhiều giao thức mạng khác nhau cho phép
dễ dàng tích hợp các hệ điều hành khác nhau trên cùng một hệ thống
mạng thông tin.
Hỗ trợ dịch vụ: Microsoft Windows 2000 Server hỗ trợ rất nhiều loại
dịch vụ khác nhau phù hợp đáp ứng nhiều yêu cầu quản trị khác nhau,...
Với phạm vi yêu cầu của hệ thống hiện nay cũng như mở rộng hệ thống
mạng, triển khai các ứng dụng với hàng nghìn người sử dụng, việc sử dụng
hệ điều hành Microsoft Windows 2000 Server làm hệ điều hành nền tảng
của hệ thống thông tin Web là một lựa chọn hợp lý, phù hợp với điều kiện
thực tế.
Đặc trưng của Windows 2000 Server
Windows 2000 Server đưa ra đặc trưng chính gồm độ tin cậy, hỗ trợ
Internet, khả năng quản trị và hỗ trợ nhiều loại thiết bị phần cứng.
Windows 2000 Server cung cấp độ tin cậy cao, hạn chế tối đa lỗi máy
chủ
Windows 2000 Server hỗ trợ triển khai, thiết lập cấu hình và sử dụng dễ
dàng, cung cấp những dịch vụ quản trị có thể tùy biến.
Windows 2000 Server cung cấp những công nghệ phần cứng và thiết bị
ngoại vi mới bao gồm nhiều bộ xử lý, những thiết bị USB, wireless,
smart cards, IEEE 1394 (Firewire), infrared, và nhiều thiết bị khác.
Windows 2000 Advanced Server bao gồm tất cả các đặc trưng của
Windows 2000 Server, thêm vào đó là khả năng mở rộng và độ tin cậy cao.
Nó cũng có các đặc tính cho phép các ứng dụng phát triển để hỗ trợ số
lượng lớn người sử dụng và dữ liệu.
Tăng khả năng tính toán của Server: Cho phép nâng cấp tài nguyên tính
21