Bài báo cáo thực tập- tác động của hai gói kích cầu đến nền kinh tế việt nam

  • 26 trang
  • file .doc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHỦ ĐỀ 7
TÁC ĐỘNG CỦA HAI GÓI KÍCH CẦU ĐẾN
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN: TS. HAY SINH
LỚP 78 – K35 – GIẢNG ĐƯỜNG B215
1. NGUYỄN THỊ DUYÊN THƠ (nhóm trưởng)
2. VŨ KHẮC TRỌNG
3. PHAN THỊ TUYẾT
4. LÊ HUYỀN BẢO TRÂN
5. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
6. TRẦN LỆ BẢO TRÂM
7. ĐẶNG LÊ VIỆT TRINH
8. BÙI THANH LỊCH
9. TRẦN ĐỨC SƠN
10.LƯƠNG HOÀNG KIM
2
MỤC LỤC:
I. TỔNG QUAN KINH TẾ 4
1. Kinh tế thế giới 4
2. Tình hình kinh tế Việt Nam 4
3. Các nguyên tắc sử dụng gói kích cầu 9
II. GÓI KÍCH CẦU LẦN 1 12
1. Bù đắp lãi suất 4% cho doanh nghiệp 13
2. Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp 15
3. Hỗ trợ người nghèo ăn tết và kích cầu tiêu dùng 19
4. Tác động
III. GÓI KÍCH CẦU LẦN 2 19
1.Gói kích cầu lần 2 có thật sự cần thiết...........................24
2.Nội dung của gói kích cầu lần 2.....................................25
3.Kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm 2010...........................27
IV. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ......29
2
I. TỔNG QUAN KINH TẾ:
1. Kinh tế thế giới:
Năm 2008, nền kinh tế Thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng mở đầu bằng cuộc
khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất ở Mỹ. Để cứu vãn tình hình, chính phủ Mỹ đã thông
qua hai gói kích cầu trị giá 150 tỉ USD và 700 tỉ USD. Tiếp sau Mỹ là các nước châu Âu,
Nhật Bản cũng rơi vào khủng hoảng. Cũng tương tự như Mỹ EU cũng đưa ra gói kích cầu
trị giá 200 tỉ Euro, Nhật đưa ra gói kích cầu trị giá 255 tỉ USD. Theo nhận định của một số
học giả kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế này xó thể sẽ không ảnh hưởng đến các nước
đang phát triển, và là cơ hội tốt để Trung Quốc vượt mặt các đối thủ khác. Tuy nhiên thực
tế trái ngược hoàn toàn, động lực kinh tế chính của Trung Quốc là xuất khẩu bị sụt giảm
nghiêm trọng, kéo theo sự sụt giảm của sản xuất, làm cho kinh tế nước này có nguy cơ rơi
vào suy thoái. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào cầu hàng hóa
của Mỹ đối với hàng hóa của mình. Trước tình hình ấy Việt Nam khó có thể tránh khỏi
những tác động xấu, làm suy sụp nền kinh tế trong nước.
2. Tình hình việt nam:
Để dự báo sự ảnh hưởng này, trước hết chúng ta xét đẳng thức:
Y = C + I +G + (X-M)
Trong đó
Y: tổng cầu của nền kinh tế
C: tiêu dùng của hộ gia đình I: đầu tư
của khu vực tư nhân G: chi tiêu của
chính phủ X: xuất khẩu
M: nhập khẩu
(X-M): thâm hụt hoặc thặng dư thương mại.
Qua đó ta thấy kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước
qua các kênh sau:
- Suy giảm đầu tư nước ngoài ( I giảm)
- Suy giảm cầu đối với đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam , bao gồm cả
xuất khẩu tại chỗ ( chẳng hạn du lịch) làm giảm X, giảm tổng cầu.
- Giảm nhập khẩu đầu vào cho xuất khẩu làm tăng tổng cầu, qua đó làm
tăng tổng cầu.
Tuy nhiên mức độ thâm dụng lao động của xuất khẩu của Việt Nam cao
hơn so với nhập khẩu, nên suy giảm kinh tế thông qua kênh đầu tư nước ngoài
có tác động giảm việc làm và qua đó giảm thu nhập. Giảm thu nhập sẽ làm cho
tiêu dùng của hộ gia đình thấp đi, và đầu tư của khu vực tư nhân cũng giảm .
2
Qua đó tổng cầu sụt giảm hơn nữa. Sự sụt giảm này còn bị khuếch đại bởi yếu tố
tâm lí trong bối cảnh các doanh nghiệp và người dân cảm thấy rủi ro ngày một
tăng ở cấp độ toàn cầu, dẫn đến sự điều chỉnh tiêu dùng và đầu tư một cách thái
quá, không phù hợp với mức điều chỉnh tối ưu. Điều này đòi hỏi sự can thiệp
của Chính phủ để khôi phục lại các hành vi kinh tế ở mức tối ưu, với nguyên tắc
chung là có các biện pháp kích khi thị trường quá sợ hãi và kìm hãm khi thị
trường quá hưng phấn.
Do đó, khó có một nước nào có thể đứng ngoài lề một cuộc khủng hoảng như
vậy. Đối với Việt Nam, là một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào các nền kinh
tế khác, tỉ lệ xuất khẩu của nước ta tính trên GDP lên đến 70%, và sự tăng
trưởng của Việt Nam trong nhiều năm qua phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư
từ nước ngoài , nên có thể kết luận rằng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc
đại suy thoái kinh tế thế giới.
Những dấu hiệu đáng ngại của sự sụt giảm thể hiện rõ trong những tháng
cuối năm 2008, đầu năm 2009, đặc biệt qua kênh xuất khẩu. Theo báo cáo Chính
phủ ngày 18/12/2008, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm 2008 đã biểu
hiện sự sụt giảm rõ nét. Kim ngạch tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9, và tháng
11 giảm 4,8% so với tháng 10. Kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam 1/2009 đã
sụt giảm nghiêm trọng theo đà giảm của những tháng cuối năm 2008. Kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2009 ước chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 16,8% so với
12/2008 và giảm 24,2 so với cùng kì năm trước. So với cùng kì năm 2008, hầu
hết các mặt hàng đều cho thấy có sự giảm sút kim ngạch trong tháng 1/2009.
Sự sụt giảm này vừa do giá hàng xuất khẩu giảm, vừa do nhu cầu nhập khẩu
đối với hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường chủ lực giảm. Mặc dù Chính
phủ đã thực hiện nhiều chính sách để giữ không cho đồng Việt Nam lên giá, và
làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khảu của Việt Nam.
Một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ bị biến động nhiều
khi nền kinh tế thế giới suy thoái. Một ngành công nghiệp XK mới nổi của Việt
Nam là ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc ngành du lịch phải
giảm giá phòng và giá dịch vụ hàng loạt. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh
hưởng đến lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đối với kênh đầu tư nước ngoài, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có
những đánh giá lạc quan vào nền kinh tế của Việt Nam, song cơ hội để chúng ta
có thể thu hút được vốn FID là rất khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư thì kế
hoạch thu hút vốn FDI trong năm 2009 chỉ là 30 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với
năm 2008. Nhưng trên thực tế thì tình hình thu hút vốn FDI dường như khó khăn
hơn, và con số 30 tỉ USD cũng chưa thể đạt được.
Rõ ràng là từ cuối năm 2008 đầu năm 2009, Việt Nam đã phải chịu những tác
động của cuộc suy thoái kinh tế, mà cụ thể là trong nước sản xuất đình đốn, đầu
tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu châm lại, dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng
2
lực sản xuất, trong đó đặc biệt là dư thừa lao động. Hiện nay tình trạng mất việc
làm ở Việt Nam tăng nhanh, do lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động như
dệt may, dày da, thủy sản, mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp bị cắt giảm mạnh
đơn hàng. Đó là dấu hiệu cho thấy, tình trạng thiếu việc làm đang tiến gần đến
ngưỡng nhạy cảm có thể đấy sự suy giảm kinh tế vào tình trạng nguy kịch. Điều
này cho thấy cần phải có những hành động, chính sách nhanh và phù hợp.
Trong tình hình đó, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thực hiện
nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an
sinh xã hội. Một trong những biện pháp đó là sử dụng gói kích cầu. Biện pháp
trên đã có tác động tích cực đối với nền kinh tế đất nước. “ Liệu pháp kích cầu”
về bản chất là việc Nhà nước chủ động tác động tích cực tới tổng cung và tổng
cầu xã hội một cách thống nhất, có tổ chức và có mục đích, theo khuynh hướng
khuyến khích đầu tư và mở rộng quy mô tiêu dùng; kích hoạt và tăng động lực
phát triển kinh tế trong bối cảnh có sự suy giảm các động lực kinh tế do các khó
khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhất là khu vực
kinh tế tư nhân.
Cha đẻ của biện pháp kích cầu kinh tế có một câu nói nổi tiếng về mức độ
ảnh hưởng của chính sách này: “chỉ cần Chính phủ chôn tiền xuống đất rồi chỉ
người dân đến đó đào lên cũng đủ làm cho nền kinh tế tăng trưởng”.Dĩ nhiên
đây chỉ là một cách nói quá của Keynes, nhưng quả thật đấy cũng là một cách
kích cầu kinh tế nếu đơn giản chỉ nhằm mục tiêu việc làm và tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn.
Câu nói trên được lí giải như sau: Khi người dân đào được tiền, họ sẽ dùng
tiền ấy mua các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chẳng hạn như bánh mì, quần
áo, giày dép,… Điều này làm cho cầu về hàng hóa tăng lên, các doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, làm kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên việc đào
đất lấy tiền không làm tăng của cải cho xã hội mà chỉ làm tăng cầu về hàng hóa.
Do vậy, nền kinh tế sẽ rơi tiếp vào vòng xoáy lạm phát. Nền kinh tế lại rơi vào
khủng hoảng khi người dân không đủ tiền mua hàng hóa, vòng xoáy khủng
hoảng sẽ tiếp tục ở mức sau cao hơn mức trước. Như vậy thay vì chôn tiền
xuống đất, chính phủ sẽ thực hiện một dự án nông nghiệp trả tiền cho người dân
tham gia vào cày cuốc, vỡ hoang ruộng đất để trồng cấy hoa màu. Điều này
trong ngắn hạn vừa kích thích kinh tế, vừa làm tăng tổng cầu, đồng thời cũng
làm tăng năng lực sản xuất, tăng lượng cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường,
sẽ góp phần giải quyết khó khăn của nền kinh tế ổn thỏa hơn nhiều so với cách
chôn tiền.
Các gói kích cầu không chỉ có ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU,
Australia, … mà còn xuất hiện ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như
Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan…
2
Ngày 2/12/2008 trong cuộc họp báo Chính phủ thường kì Chính Phủ Việt
Nam đã thông qua kế hoạch dành khoảng 1 tỉ USD để kích thích đầu tư và tiêu
dùng trong nước. Gói kích cầu thứ nhất trị giá 17.000 tỉ đồng đã giải ngân nhanh
chóng để kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của đại suy thoái đến
tiến trình phát triển kinh tế của đất nước.
Gói kích cầu kinh tế thứ hai cũng được Chính phủ thông qua sau khi nhận
được đa số ý kiến tán đồng của các thành viên vào 30/10/2009.
Vậy dựa vào đâu mà Chính phủ các nước đưa ra các gói kích cầu kinh
tế? Và cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo lí thuyết kinh tế, khi nền kinh tế gặp khó khăn, phát triển quá nóng hoặc
suy thoái, thì hai công cụ chính mà chính phủ dựa vào là:
(i) Chính sách tiền tệ - tăng giảm lãi xuất và một số biện pháp khác để
điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế
(ii) Chính sách tài khóa – chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ, chẳng
hạn các gói kích cầu.
Trong kinh tế học, gói kích cầu thường được hiểu là việc sử dụng chính sách
tài khóa ( miễn giảm thuế, tăng chi tiêu của chính phủ) để hỗ trợ nền kinh tế
trong cơn suy thoái. Mục tiêu của các gói kích cầu thông qua chính sách tài
khóa là nhằm tăng cường hoạt động của nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái
bằng việc tăng tổng cầu trong ngắn hạn. Ý tưởng của gói kích cầu là kh tăng chi
tiêu sẽ hạn chế đượ khả năng tổng cầu sụt giảm hơn nữa gây đổ vỡ nền kinh tế.
Trong giai đoạn kinh tế suy yếu, vấn đề cơ bản của nền kinh tế là thiếu hụt cầu,
chứ không phải là thiếu năng lực sản xuất. Trong các điều kiện bình thường thì
chính phủ nên có các biện pháp giúp tăng trưởng dài hạn thông qua nâng cao
năng lực sản xuất của nền kinh tế. Tuy nhiên khi suy thoái thì mục tiêu của gói
kích cầu là tạo thêm cầu để đối ứng với năng lực sản xuất hiện tại của nền kinh
tế, tránh để dư thừa năng lực sản xuất ở mức quá cao gây lãng phí nguồn lực
cũng như gây ra những vấn đề xã hội do nạn thất nghiệp tăng cao. Nếu không
nhanh chóng ngăn chặn, thất nghiệp sẽ tiến đến ngưỡng nguy hiểm đẩy uy giảm
kinh tế vào vòng xoáy luẩn quẩn: thất nghiệp sẽ dẫn đến cắt giảm thu nhập do
đó làm giảm tiêu dùng, càng làm khó khăn về đầu ra dẫn đến các doanh nghiệp
phải tiếp tục cắt giảm sản xuất và lao động, đẩy thất nghiệp lên ở vòng tiếp theo
và cứ tiếp tục như vậy. Do vậy, mục đích lớn nhất của gói kích cầu là duy trì
việc làm.
Các nền kinh tế khác nhau có thể thiết kế các gói kích cầu kinh tế khác nhau.
Đối với các nước như Mỹ và EU, thì gói kích cầu được hiểu là gói kích thích
kinh tế, sử dụng các biện pháp tài khóa ( bao gồm tăng chi tiêu của chính phủ và
cắt giảm thuế) – Điều này là do thông thường, khi nền kinh tế gặp khó khăn, thì
các nước này thường sử dụng chính sách kinh tế là chính sách tiền tệ ( điều
2
chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở), và chỉ cân nhắc sử
dụng chính sách tài khóa khi dường như chính sách tiền tệ dường như không còn
tác dụng, hoặc không thể thực hiện được ( ví dụ như khi lãi suất đã giảm xuống
rất thấp). Trong trường hợp của Việt Nam, Chính phủ kết hợp cả hai chin sách
tiền tệ và tài khóa. Nhưng cho dù một chính sách kích cầu được kết hợp hay
thiết kế theo kiểu nào đi nữa thì một gói kích cầu muốn có hiệu quả phải tuân
thủ ít nhất 3 tiêu chí, đó là: kịp thời, đúng đối tượng và ngắn hạn hay nhất thời.
Riêng đối vơi nước ta, một nền kinh tế có độ mở cao với tỉ trọng nhập khẩu
chiếm gần 90% GDP, cần có thêm tiêu chí thứ 4 là ít rò rỉ ra hàng ngoại nhập.
3. Nguyên tắc sử dụng gói kích cầu:
 Nguyên tắc 1 – Kích cầu phải kịp thời:
Kích cầu phải kịp thời ở đây không phải chỉ là việc kích cầu phải được chính
phủ thực hiện một cách nhanh chóng khi xuất hiện nguy cơ suy thoái, mà kịp
thời còn có nghĩa là một khi chính phủ thực hiện thì những biện pháp này sẽ có
hiệu ứng kích thích ngay, tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế. Do đó,
việc kích cầu chỉ có thể thực hiện được một cách có ý nghĩa trong một khoảng
thời gian nhất định. Các chính sách quá mất thời gian có thể không có tác dụng,
vì khi đó nền kinh tế tự nó đã có khả năng phục hồi, và việc sử dụng gói kích
cầu lúc đó có thể gây ra hậu quả xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế,
dẫn đến lạm phát và mất cân đối vĩ mô.
Các chương trình đầu tư, dự án có tốc độ giải ngân chậm không phải là
những công cụ kích cầu tốt. Điều này bởi vì là khi tổng cầu sụt giảm, thì các
biện pháp này lại không có tác động gì tới tổng cầu trong lúc phải làm tăng nó
lên nhiều nhất ( để tránh các tác động tiêu cực của suy thoái như việc sa thải
công nhân). Đến khi các chương trình này phát huy tác dụng thì có thể phản tác
dụng, làm cho nền kinh tế lạm phát nặng nề.
 Nguyên tắc 2 – Kích cầu phải đúng đối tượng:
Gói kích cầu có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào xu hướn
chi tiêu và đầu tư của các đối tượng nằm trong gói kích cầu. Để kích thích được
cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, thì gói kích cầu phải được nhắm đến đối tượng
sao cho gói kích cầu được sử dụng ngay ( chi tiêu ngay) và qua đó, làm tăng
tổng cầu trong nền kinh tế. Những biện pháp kích cầu đúng đối tượng là những
biện pháp nhắm đến các đối tượng sẽ chi tiêu toàn bộ lượng kích cầu dành cho
họ. Mục tiêu của gói kích cầu là làm tăng cầu, nên chìa khóa để thực hiện điều
này là cấp tiền cho những người ( có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
và chin quyền) – sẽ sử dụng những đồng tiền này và qua đó đưa thêm tiền vào
nền kinh tế. Tiền kích cầu phải được sử dụng để khuyến khích các nhóm đối
tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới, hoặc hạn chế các nhóm này cắt
giảm chi tiêu.
2
Để việc kích cầu có hiệu quả thì gói kích cầu phải nhắm vào những đối tượng
sao cho một đồng tiền chi ra có hiệu ứng kích thích tiêu dùng và đầu tư cao nhất.
Theo một số nghiên cứu trên thế giới là hiệu ứng cao nhất dành cho bảo hiểm thất
nghiệp. Các nhóm khác nhau trong xã hội sẽ có xu hướng tiêu dùng biên khác
nhau. Những người có khoản thu nhập cao sẽ chỉ dùng một phần nhỏ khoản
hoàn/miễn thuế ( hoặc khoản tiền trợ cấp) mà họ nhận được sẽ được chi tiêu,
trong khi những người có thu nhập thấp và vừa, sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hơn
tính trên khoản hoàn thuế. Số nhân tổng cầu của nền kinh tế giải thích tại sao các
chính sách kích cầu nhắm vào các đối tượng khác nhau lại mang đến những kết
quả không giống nhau. Như vậy mức độ thành công của một gói kích cầu đến đâu
là phụ thuộc vào đối tượng mà gói kích cầu kinh tế hướng đến. Mức độ “đúng đối
tượng” của gói kích cầu chính phủ phụ thuộc vào:
(i) Mức độ chi tiêu của đối tượng nhận được thu nhập nhờ có gói kích cầu
thông qua tác động của số nhân tổng cầu.
(ii) Mức độ rò rỉ ra hàng ngoại nhập của các chi tiêu ( vì sẽ làm tăng M
trong đẳng thức tính tổng cầu Y của nền kinh tế).
Nhìn chung, những người có mức thu nhập thấp thường có mức tiêu dùng
cao (tức là mức tiết kiệm thấp) trên 1 đồng thu nhập có thêm được và lại thường
tiêu dùng hàng nội. Do vậy nếu kích cầu đúng nhóm đối tượng này, sẽ đạt được
đồng thời cả hai mục tiêu là hiệu quả và công bằng, khác với sự đánh đổi giữa
hiệu quả và công bằng mà ta thườn gặp trong kinh tế.
 Nguyên tắc 3 - Kích cầu chỉ được thực hiện trong ngắn hạn:
Nguyên tắc ngắn hạn có nghĩa là sẽ chấm dứt kích cầu khi nền kinh tế được
cải thiện. Khi thực hiện các biện pháp kích cầu phải đảm bảo rằng các biện pháp
giảm thuế tăng chi tiêu của chính phủ đều chỉ có tính tạm thời và sẽ chấm dứt
khi nền kinh tế vượt qua suy thoái. Và thông thường, sau khi vượt qua suy thoái,
chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế và cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Nguyên tắc ngắn hạn có 2 ý nghĩa:
(1) Ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu:
Những chính sách vẫn còn hiệu lực khi nền kinh tế phục hồi, ví dụ như chính
sách cắt giảm thuế cố định là những biện pháp kích cầu kém hiệu quả, vì những
biện pháp kích thích này sẽ trở thành những khoản chi phí của chính phủ hoặc
khoản thất thu khi thời gian kích cầu đã kết thúc. Hon thế nữa các biện pháp tín
dụng như đầu tư, hoặc ưu đãi khấu hao tài sản sẽ là những biện pháp kích cầu
hiệu quả hơn khi được thực hiện. Điều này là do các biện pháp nếu chỉ được
thực hiện trong ngắn hạn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ
đầu tư để tận dụng ưu đãi. Những biện pháp dài hạn như cắt giảm thuế quá lâu
2
sẽ không phải là những biện pháp kích cầu tốt, bởi sẽ tạo cho các doanh nghiệp
tín ỷ lại.
(2) Ngắn hạn để bảo đảm không làm ảnh hưởng đến ngân sách trong dài hạn:
Thông thường khi thực hiện các biện pháp kích thích nên kinh tế bằng việc
mở rộng chi tiêu tạm thời của chin phủ sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. Do đó
một nguyên tắc vô cùng quan trọng là các chính sách trong ngắn hạn không có
tác động xấu đến nền kinh tế trong dài hạn, hoặc gây ra khó khăn cho ngân sách
trong dài hạn. Việc bảo đảm rằng trong dài hạn, tình hình kinh tế không kém đi
cũng là yếu tố quan trọng để gói kích cầu đạt hiệu quả hơn. Thâm hụt ngân sách
lớn trong tương lai cũng có nghĩa là tiết kiệm trong dài hạn giảm đi, dẫn đến đầu
tư giảm và ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đó là chưa kể đến việc thâm hụt ngân
sách sẽ ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai và lạm phát.
Khi cân nhắc xem xét các biện pháp kích cầu cụ thể của gói kích cầu, thì cả
ba nguyên tắc trên phải được tuân thủ và xem xét một cách đồng thời. Nếu một
biện pháp kích cầu mà vi phạm một trong ba nguyên tắc trên thì đó không phải
là một biện pháp kích cầu tốt. Để tăng hiệu quả kích cầu cần có các chính sách
bổ trợ khác liên quan đến việc định giá đồng tiền trong nước so với ngoại tệ, sao
cho tăng tính linh hoạt của tỉ giá, nhằm sử dụng công cụ này như van tự động
điều chỉnh thâm hụt thương mại ở mức hợp lí và bền vững.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách kích cầu kinh
tế, do vậy rất cần sự xem xét và tuân thủ thận trọng các nguyên tắc trên, để có
thể đề ra những chính sách, biện pháp đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu chống
suy thoái kinh tế. Thực hiện các gói kích cầu trong hoàn cảnh Việt Nam có
những thuận lợi và khó khăn nhất định sau:
 Khó khăn:
1. Khác với nhiều nước khác cũng đang thực hiện kích cầu kinh tế
có ngân sách nhà nước thặng dư, trong khi đó thâm hụt ngân
sách và thương mại ở mức cao và kéo dài.
2. Lạm phát ở Việt Nam ở trong 2 năm vừa qua rất cao, gây bất lợi
về tâm lí, mặc dù nguy cơ lạm phát trong năm 2009 là không
cao.
3. Việc hoạch định chính sách nói chung và gói kích cầu nói riêng
dược thực hiện trong một môi trường đầy biến động, sẽ gây ra
những trở ngại lớn trong việc hoạch định chính sách.
 Thuận lợi:
1. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cung như bất động sản ở tất cả các
phân khúc còn rất lớn, tạo thuận lợi cho đầu tư công.
2. Tỉ trọng đầu tư công của Việt Nam thuộc loại cao nhất trên thế
giới, cùng với sự hiện diện của một số chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo đã được thực hiện khoảng 10 năm nay, cũng là
2
điểm thuận lợi khi thưc hiện các nội dung về an sinh xã hội của gói
kích cầu, đặc biệt là trong việc xác định các đối tượng kích cầu.
3.
II. GÓI KÍCH CẦU LẦN MỘT:
Gói kích cầu kinh tế của Việt Nam được triển khai thành các phần sau:
(i) Gói hỗ trợ lãi suất 4%.
(ii) Gói hỗ trợ tiêu dùng, bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân, và hỗ trợ
người nghèo ăn tết.
(iii) Gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, dãn thuế doanh thu, thuế VAT
cho các doanh nghiệp, và nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết
bị, máy móc sản xuất công nghiệp.
(iv) Đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và
khu chung cư cho người có thu nhập thấp.
1. Về cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp:
Sau khi thảo luận với Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Thường
trực Chính phủ đã thống nhất mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm.
Căn cứ vào quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ, kí ngày 23/01/2009,
về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất –
kinh doanh. Theo đó, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
ngân hàng để sản xuất kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm, hàng hóa,
duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác
động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Các khoản vay
ngắn hạn bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được kí kết và giải
ngân trong năm 2009 của các tổ chức: doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ
gia đình,.., cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất kinh doanh, được thống kê tín
dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống
kê.
Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại cho vay theo nhu cầu
vốn lưu động để sản xuất kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực
hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản
vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp
đồng tín dụng được kí kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến
31/12/2009.
2
Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và
thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoản thời gian qui định thuộc quyết định
này, khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả
cho khách hàng vay.
Đồng thường áp dụng cơ chế cho vay và lãi suất thông thường khi kí kết hợp
đồng tín dụng, đến kì hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương
mại thực hiện việc giảm trừ số tiền lãi bằng 4%/năm tính trên số tiền vay và thời
hạn cho vay thực tê phát sinh trong năm 2009, các ngân hàng thương mại được
hoàn trả số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên sơ sở
báo cáo định kì hàng quí.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mục đích của việc cấp bù lãi suất là
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tiếp cận được với nguồn vốn ngân
hàng với chi phí hợp lí, tạo động lực cho hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng
mở rộng hoạt động huy động vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Rõ ràng, Thủ tướng giao cho Ngân hàng Nhà nước phối hợp vơi Bộ Tài
chính triển khai ngay phương án cấp bù lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng
thương mại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan khẩn trương
nghiên cứu thủ tục cho vay nhanh, đơn giản, hiệu quả đối với các dự án, công
trình kinh tế xã hội đang triển khai và có khả năng hoàn thành trong năm 2009
và 2010 cũng như một số công trìn quan trọng khác.
Cùng thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất cơ bản còn 7%/
năm so với mức cũ là 8,5%/năm. Việc ban hành quyết định này sẽ làm cho các
ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động xuống còn 5,5 –
7%/năm thay cho mức 7 – 8%/năm. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế
thì việc cắt giảm lãi suất cùng với hỗ trợ lãi suất sẽ tạo không khí hưng phấn
trong kinh doanh.
Với gói kích cầu kinh tế của Việt Nam, Chính phủ chỉ hỗ trợ lãi suất cho vay
chứ không hạ lãi suất tiền gởi để tránh bẫy thanh khoản. Nếu như ở Mỹ cho dù
lãi suất hạ xuống bằng “zero” thì dân chúng vẫn gởi tiền vào ngân hàng như
thường, không có gì thay đổi, bởi vì tài khoản của người dân trong ngân hàng là
để thanh toán, để trả mua sắm hàng ngày,… Hầu như họ không mấy quan trọng
đến vấn đề lãi suất. Trong khi ở Việt Nam, nếu hạ lãi suất cho vay xuống còn 5 –
6% thì buộc phải hạ lãi suất tiền gởi xuống 3%, khi đó sẽ chẳng còn ai gởi tiền
vào ngân hàng nữa. Người ta sẽ cầm tiền mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất
động sản, hoặc cho nhau vay để hưởng lãi suất cao hơn. Bẫy thanh khoản là ở
chỗ ấy, khi người ta không gởi tiền vào ngân hàng thì hệ thống ngân hàng sẽ sụp
đổ nhanh chóng.
Thứ hai, việc hỗ trợ lãi suất cho vay cũng có giá trị kích thích về mặt tâm lí.
Tức là các doanh nghiệp sẽ đua nhau vay vốn ưu đĩa để gia tăng sản xuất. Như
vậy duy trì được sản xuất, phục hồi sản xuất cho các doanh nghiệp.
2
Về phía các ngân hàng họ cũng thấy rằng chỉ khi cho vay thì học mới được
hưởng 4% đó, chứ không thì không được hưởng. Đồng thời ngân hàng cũng thấy
rằng nếu cho vay, doanh nghiệp được phục hồi thì con nợ của họ còn sống, và
vẫn có khả năng thu hồi nợ được, …
Như vậy là có hai động lực từ phía người vay và phía người cho vay dẫn đến
chuyện đẩy tín dụng ra. Mà kích cầu, mục tiêu chủ chốt là phải đẩy được tín
dụng ra, làm cho tín dụng tăng trưởng, phá được băng của tín dụng.
2. Về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp:
Ngoài cấp bù lãi suất, Thường trực Chính phủ cũng thống nhất thông qua cơ
chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 20 tỉ đồng và
dưới 500 lao động.
Tuy nhiên, đối với các ngành nghề có tính chất dịch vụ, như tư vấn, kinh
doanh chứng khoán, vui chơi giải trí,… thì không thuộc diện ưu đãi này.
Đối với thời hạn và mức phí bảo lãnh, Chính phủ quy định: thời hạn bảo lãnh
phù hợp với thời hạn cho vay và chu kì sản xuất kinh doanh với mức bảo lãnh
tối đa bằng 100% số nợ gốc đã phát sinh. Phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số
tiền được bảo lãnh.
Đồng thời Thủ tướng giao cho Bộ Tài chính đảm bảo nguồn 200 tỷ đòng cho
Ngân hàng Phát triển Việt Nam để hình thành nguồn vốn ban đầu cho quỹ bù
đắp rủi ro bảo hiểm tín dụng.
Ngoài ra, Thường trực Chính phủ cũng có các ý kiến về việc dãn thời hạn
nộp thuế thu nhập cá nhân, chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu.
Nếu như trước đây DN phải thực hiện nghĩa vụ thuế ngay sau khi phát sinh
thu nhập, thì giờ đây, chủ trương của chính phủ giảm 30% thuế thu nhập doanh
nghiệp, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp trong một số ngành nghề đã góp
phần tháo dỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp. Mặc dù chính sách thuế
không giải quyết vấn đề cơ bản của doanh nghiệp là thiếu đầu ra cho sản phẩm
của doanh nghiệp, nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh
nghiệp hoan nghênh vì đã cắt giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm mặt hàng thuộc các
ngành hàng mà trước đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếp đối với các
doanh nghiệp để phục vụ cho việc giảm giá sản phẩm, giúp kích thích tiêu dùng
trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với một số
loại thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, từ bản quyền, chuyển nhượng
thương mại, đầu tư vốn, kế thừa và quà tặng, nhờ đó tăng thu nhập khả dụng và
chi tiêu của hộ gia đình.
2
Không chỉ thông qua việc giảm, miễn, hoàn thuế cho người nộp thuế mà còn
cải cách thủ tục hành chính thuế, nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cũng
góp phần tăng hiệu quả của các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì
tăng trưởng. Cơ quan thuế cho phép doanh nghiệp có thể chọn tự kê khai đăng
ký, giảm, giãn, hoàn thuế hoặc theo tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2008, và tự xác định số thuế, thời hạn giãn nộp thuế và cam đoan
trên tờ khai thuế TNDN hàng quý của năm 2009.
Đối với thuế giá trị gia tăng, thời hạn giải quyết tạm hoàn thuế 90% không
quá 7 ngày và khi có đủ chứng từ thì hoàn tiếp 10% không quá 4 ngày làm việc;
các trường hợp hoàn thuế khác, thời hạn tối đa không quá 8 ngày làm việc. Đối
với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế, thời hạn không quá 30 ngày làm việc.
Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu giảm 50% từ ngày 1/2/2009 đối
với một số hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp có mức thuế thay đổi so với
năm 2008 như than đá, đất, đá, cát, sỏi, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; ô tô
và linh kiện ô tô như động cơ, hộp số, bộ li hợp, sản phẩm be-tong công nghiệp;
sản phẩm luyện, cán, kéo, kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý trừ vàng
nhập khẩu…
Ngoài ra, cơ quan thuế tiến hành phân loại các đối tượng và tập trung tuyên
truyền, hỗ trợ bằng nhiều hình thức phong phú để người nộp thuế biết được
quyền và nghĩa vụ, từ đó tự giác kê khai, thực hiện, còn cơ quan thuế chỉ kiểm
tra, hậu kiểm tra.
Thêm vào đó, căn cứ theo quyết định 497 của Thủ tướng Chính phủ ra ngày
17/04/2009, về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy mọc thiết bị, vật tư phục vụ
sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Theo QĐ, Nhà nước hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn, trung hạn
bằng đồng Viêt Nam của các tổ chức, cá nhân mua máy móc, thiết bị, phương
tiện, vật tư phục vụ nông nghiệp và xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Các khoản vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay để mua
sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật
liệu xây dựng ở khu vực nông thôn, trừ các khoản vay đã được hỗ trợ lãi suất
theo quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ.
Hàng hoá sản xuất trong nước được hỗ trợ lãi suất gồm các danh mục
hàng hóa sau:
1. Sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và
chế biến nông nghiệp:
a. Các loại động cơ đốt trong: động cơ nhỏ dưới 30 CV, động cơ thuỷ
dưới 80 CV.
b. Máy gặt đập liên hợp.
2
c. Máy kéo, máy cày, máy xới, máy làm đất;
d. Máy gặt, máy tuốt lúa, máy sấy nông sản, máy xát lúa gạo, máy bơm
nước, máy phát điện, máy vò chè, máy tẻ ngô, máy gieo hạt.
đ. Máy sục khí ô xy nuôi thuỷ sản, các loại ghe xuồng có gắn động cơ.
e. Máy cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền, trộn, đóng viên, đóng bánh thức ăn
cho gia súc, gia cầm, máy vắt sữa, máy ấp, nở gia cầm.
g. Xe tải nhẹ.
h. Máy vi tính để bàn.
2. Vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp:
a. Phân bón hoá học các loại.
b. Thuốc bảo vệ thực vật.
3. Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu để làm nhà ở khu vực nông thôn.
 Các nguyên tắc cho vay theo quyết định 497 như sau:
1. Các ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế tín dụng thông
thường; thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này
và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện
giảm trừ số tiền lãi được hỗ trợ vào số tiền lãi phải trả cho các tổ
chức, cá nhân vay khi đến kỳ hạn thu lãi vay; không được từ chối
hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
2. Điều kiện được vay đối với các tổ chức, cá nhân vay:
a. Thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 1 và hàng hoá tại Điều 3 của
Quyết định này.
b. Có địa chỉ cư trú hợp pháp và được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn xác nhận là người trực tiếp sản xuất (không phải mua về để bán lại).
c. Có hợp đồng vay vốn với ngân hàng thương mại theo quy định.
Chính phủ cũng quy định cụ thể, rõ rang về mức tiền vay tối đa, mức lãi suất
hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ:
1. Mức tiền vay tối đa và mức lãi suất được hỗ trợ:
o Đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện
phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính: mức
tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá (riêng đối với máy
vi tính, mức tiền vay tối đa không quá 05 triệu đồng/chiếc) và
được hỗ trợ 100% lãi suất vay;
o Đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp: mức tiền vay tối đa
bằng 100% giá trị hàng hoá nhưng không vượt quá 07 triệu
đồng/ha và được hỗ trợ 4% lãi suất vay;
o Đối với vật liệu xây dựng các loại để làm nhà ở: mức tiền vay
tối đa bằng 100% giá trị hàng hoá nhưng không vượt quá 50
triệu đồng và được hỗ trợ 4% lãi suất vay.
2. Thời hạn hỗ trợ lãi suất:
2
Các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong
khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009
của các tổ chức, cá nhân đối với:
o Các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ
sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính: thời hạn vay
được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng.
o Các sản phẩm vật tư nông nghiệp và vật liệu xây dựng các
loại để làm nhà ở: thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là
12 tháng.
Việc hoàn trả số tiền hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng được thục hiện như
sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hoàn trả số tiền cho các ngân
hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân theo định kỳ hàng
tháng trên cơ sở báo cáo và đề nghị của các ngân hàng thương mại.
2. Kinh phí hỗ trợ theo các quy định tại Quyết định này lấy từ nguồn hỗ
trợ lãi suất của Chính phủ.
Điều kiện để một hàng hóa đuộc xét hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất
được quy định là:
1. Sản phẩm được sản xuất trong nước.
2. Sản phẩm phải được đăng ký, niêm yết giá bán và có nhãn hàng hoá
theo quy định hiện hành của pháp luật.
3. Hỗ trợ người nghèo đón Tết và kích cầu tiêu dùng:
Tại phiên họp thường kì Chính phủ ra quyết định hỗ trợ cho các hộ nghèo
mức 200000 đồng/người nhưng không vượt quá 1 triệu đồng/hộ nghèo.
Việc xác định hộ nghèo được thực hienj theo qiu định tại Quyết định số
170/2005/QĐ-TTTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2006 – 2010.
Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, Chính phủ sẽ hỗ trợ
100% từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ người nghèo.
Các địa phương có khoản điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách
trung ương dưới 50% thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 50% kinh phí. Các địa
phương còn lại ngân sách do địa phương tự thu xếp.
Theo ước tính, tổng kinh phí hỗ trợ người nghèo ăn tết Kỉ Sửu với mức nêu
trên là khoảng 3800 tỉ đồng.
Về kích cầu tiêu dùng, Chính phủ tiếp tục điều hành giá than, điện, nước
sạch, cước vận chuyển xe buýt… theo cơ chế thị trường. Trong tháng 1 năm tới,
Bộ Tài chính và Công Thương cùng các cơ quan liên quan sẽ báo cáo với Thủ
tướng lộ trình thực hiện. Để tăng tiêu dùng của người dân, Bộ Công Thương sẽ
2
trình Thủ tướng đề án về hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, và khuyến
khích doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá trong dịp Tết 2009.
Dưới đây là bảng số liệu báo cáo về gói kích cầu 1 vào tháng 5/2009
( Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/sotay/26165)
Gói kích cầu lần 1 có hiệu quả rất tích cực. Theo báo cáo của Chính phủ,
năm 2009 nước ta cơ bản thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế,
duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững. Khả năng năm 2009 có 7/25 chỉ
tiêu không đạt kế hoạch nghị quyết QH đề ra. Tuy nhiên, với 18 chỉ tiêu đạt và
vượt kế hoạch; trong đó tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt
5,2%; chỉ số giá tiêu dùng ở mức 7%; bội chi ngân sách là 6,9%... là thành tích
lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp.
4. Tác động của gói kích cầu lần 1:
Các hoạt động kinh tế đã được thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh
vực
Việt Nam - Các biện pháp kích thích chính
Chính sách tài chính Áp dụng giảm 30% thuế thu
nhập doanh nghiệp
Gia hạn thêm 9 tháng cho các
khoản nợ phải nộp cho năm 2009
2
Tạm thời hoàn lại 90% thuế giá
trị gia tăng cho các sản phẩm
xuất khẩu trước khi nộp chứng từ
thanh toán hợp lí
Chính sách tiền tệ/ Tài chính Từ 10/01/2008 đến 01/2009,
NHNN Việt Nam cắt giảm lãi
suất cơ bản 6 lần từ 14% xuống
còn 7%.
Mức dự trữ bắt buộc giảm 1
điểm % đối với đồng Việt Nam
và 2 điểm % đối với ngoại tê.
2% + Nới rộng hoạt động tỉ giá
USD/VND trong tháng 11/2008,
vào tháng 3 năm 2009 là + 3%
và tăng lên đến + 5%.
Hỗ trợ lãi suất đối với các khoản
tín dụng cấp trong thời gian tối
đa là 8 tháng bắt đầu từ 01/02
đến 31/12/2009.
Chính sách xã hội Bảo hiểm thất nghiệp được đưa
ra vào ngày 01/01/2009
Hỗ trợ những khoản vay vốn
không tính lãi dành cho các
doanh nghiệp trả lương, đóng
bảo hiểm xã hội và trợ cấp cho
người lao động.
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hang ANZ – Tổng hợp từ trang web của các
cơ quan Chính phủ Việt Nam)
Các thị trường đồng loạt tăng trưởng, Việt Nam là nước duy nhất có GDP
dương năm 2009.
2
Điều mà Chính phủ quan ngại nhất la việc áp dụng gói kích cầu sẽ làm
cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào lạm phát, nhưng thực tế đã cho thấy, tỉ lệ lạm
phát của nước ta năm 2009 là 7%, một con số không đáng lo ngại lạm phát sẽ tái
xảy ra.
Đối với gói bù lãi suất, đã giúp cho nhiều DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa
giải quyết được vốn, giảm được giá thành, giải quyết hàng tồn kho, nâng sức
cạnh tranh. Đây là liều thuốc cứu nguy có hiệu quả và đến rất đúng lúc cho
nhiều DN. Việc giãn, hoãn, miễn giảm thuế cũng giúp các DN giảm bớt khó
khăn do tác động của suy giảm kinh tế, giúp họ có thể trụ vững rồi vươn lên. Đối
với bảo lãnh tín dụng, tuy chưa thực hiện được nhiều nhưng mở ra cơ hội tốt cho
nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn được bảo lãnh cho vay. Nhìn chung, tất cả
những biện pháp kích cầu này đã giúp các DN trụ vững, giúp nền kinh tế vượt
qua thời điểm khó khăn nhất.
Chính sách hỗ trợ lãi suất được đánh giá là có tác dụng rất tốt
trong việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại cung ứng tín dụng
cho nền kinh tế, đồng thời giúp các doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ
lãi suất tăng cường vay cho quá trình sản xuất. Nhưng luồng ý kiến
biểu dương tác dụng tích cực của chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất
4% lại chỉ thuộc về một số doanh nghiệp lớn. Còn với những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi này lại là
việc không dễ dàng.
Xoay quanh vấn đề tác dụng của gói kích cầu 1 cũng có rất nhiều vấn đề
đáng thảo luận. Rất khó để đánh giá xem việc thụ hưởng gói kích cầu bao nhiêu
phần trăm là đúng đôi tượng, bao nhiêu phần trăm dùng để đảo nợ, bao nhiêu
phần trăm dùng tiền vay ưu đãi đi gởi ngân hàng để lấy lãi suất cao hơn.
Theo các đánh giá khác nhau, có tời 80 – 90% số doanh nghiệp không được
hưởng chính sách ưu đãi này, và tổng tín dụng ưu đãi lãi suất cũng chỉ chiếm
80% tổng tín dụng. Mức hỗ trợ lãi suất 4% là quá lớn, nên kéo dài chính sách hỗ
trợ này sẽ tạo sức ỳ đối với các doanh nghiệp. Hiệu quả của chính sách hỗ trợ lãi
suất mang lại là không nhỏ, nhưng những hệ lụy, tồn tại đằng sau nó cũng đang
cần sự lưu tâm của Nhà nước.
Quyền Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, cho rằng gói “cứu
trợ” nền kinh tế của Chính phủ là cần thiết. Tuy nhiên, phải chọn đúng điểm rơi
và chỉ xem đây là khoản tiền mồi cho nền kinh tế “lấy đà” để “chạy”. Nếu kích
không đúng chỗ thì càng tai hại. Nên rót tiền vào các ngành sử dụng nhiều lao
động chứ không nên đầu tư vào những ngành thâm dụng vốn.
Với khoản bù lãi suất và bảo lãnh vay vốn mà Chính phủ đã thông qua, thì năng
2
lực vốn có thể cho vay lên tới xấp xỉ 20 tỷ USD, bằng nửa tổng giá trị đầu tư của
Việt Nam một năm (cụ thể là năm 2008 vừa qua). Lượng 17.000 tỷ đồng, do đó,
theo TS Nguyễn Đức Thành (GĐ CEPR) là “thừa đủ để hỗ trợ khối doanh
nghiệp.
Tuy vậy, vì các DNNN cũng tham gia mạnh mẽ vào chương trình, nên tình
hình đã khác. DNNN, với thế mạnh về tài chính và nhất là về quan hệ - những
mối liên hệ mật thiết với hệ thống ngân hàng - có thể dễ dàng tận dụng lợi thế để
nhận phần lớn khoản hỗ trợ. Số tiền còn lại mới đến tay doanh nghiệp tư nhân.
Trong khi trên thực tế, doanh nghiệp tư nhân mới là lực lượng chủ đạo của nền
kinh tế. Việt Nam tăng trưởng chủ yếu nhờ khu vực tư nhân. Doanh nghiệp tư
nhân cũng là nơi sử dụng nhiều lao động nhất.
Tại hội thảo “Biến động kinh tế năm 2008 và dự báo năm 2009: Giải pháp và
tầm nhìn cho doanh nghiệp Việt Nam”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã
khuyến nghị: “Nhà nước dành khoảng 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh
nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, chủ yếu là hỗ trợ các DNNVV vay
đầu tư phát triển, duy trì SXKD, giữ và tạo thêm việc làm”. Do đó các DNNVV
“nên chủ động lên tiếng, đừng im lặng”.
Trong các phần của gói kích cầu thứ nhất, dường như chỉ có gói hỗ trợ lãi
suất là phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế, gói xây dựng công trình cơ bản,
nhà ở cho người có thu nhập thấp, sinh viên là lớn nhất, nhưng hầu như đã
không triển khai được vì nguồn vốn không có, do Chính phủ phát hành trái phiếu
không thành công. Về phần gói hỗ trợ tiêu dùng và đầu tư được triển khai ít
nhiều nhưng sức lan tỏa không mạnh. Trong đó có những gói cụ thể hầu như
không có tác dụng thậm chí còn gây tác dụng ngược ( gói cho nông dân vay mua
máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp không tính lãi). Đặc biệt là chính sách
trợ cấp người nghèo ăn tết còn xảy ra nhiều bê bối, số tiền trợ cấp của Chính phủ
không đến được tay người đáng nhận bởi nó đã bị nhiều cán bộ địa phương bớt
xén.
Cũng trong vấn đề về đối tượng hỗ trợ lãi suất 4%, có nhiều ý kiến cho
rằng tiền chính phủ kích cầu dùng để hỗ trợ cho nhà giàu, bởi lẽ gói kích cầu
chính phủ đưa ra chưa có địa chỉ cụ thể. Tại sao lại dành sự hỗ trợ cho doanh
nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tức là các doanh nghiệp không nợ đọng
thuế và nợ tín dụng quá hạn, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là
người đang cầu cứu. Còn các công ty, tập đoàn lớn sẽ không bao giờ chết vì
được nâng đỡ toàn phần.
Tuy nhiên về cơ bản, gói kích cầu kinh tế thứ nhất đã hoàn thành được sứ
mạng của mình.
III. GÓI KÍCH CẦU LẦN HAI:
2