Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa trung quốc trên truyền hình tới giới trẻ việt nam
- 104 trang
- file .pdf
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn
Thị Vân đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin
khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện Luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Tác giả
Cát Song Song
(Ge Shuang Shuang)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn..................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. 10
1.1. Một số khái niệm............................................................................................. 10
1.1.1. Giới trẻ......................................................................................................10
1.1.2. Truyền hình............................................................................................... 11
1.1.3. Phim truyền hình...................................................................................... 12
1.1.4. Sức mạnh mềm văn hóa............................................................................13
1.2. Làn sóng văn hóa Trung Quốc........................................................................ 16
1.3. Vai trò của truyền hình trong việc truyền bá văn hóa và góp phần gia tăng sức
mạnh mềm của nhà nước........................................................................................20
Tiểu kết Chương 1.................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA TRUYỀN
HÌNH TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM............................................................... 24
2.1. Quá trình phát triển của truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam..................... 24
2.1.1. Giai đoạn giao lưu văn hóa (từ 1991 - 1999)..........................................25
2.1.2. Giai đoạn thương mại hóa (từ năm 2000 đến nay )................................ 28
2.2. Tình hình phát triển của truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam.....................33
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của các chương trình truyền hình Trung Quốc
tại Việt Nam............................................................................................................ 35
2.3.1. Thuận lợi:................................................................................................. 35
2.3.2. Khó khăn:................................................................................................. 38
Tiểu kết Chương 2.................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: SỰ TIẾP NHẬN CỦA LÀN SÓNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC
TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI GIỚI TRẺ
VIỆT NAM................................................................................................................ 42
3.1. Sự tiếp nhận của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình trong giới trẻ
Việt Nam................................................................................................................. 42
3.1.1. Thói quan xem truyền hình của giới trẻ Việt Nam...................................42
3.1.2. Các thể loại chương trình truyền hình Trung Quốc được giới trẻ Việt
Nam yêu thích..................................................................................................... 47
3.1.3. Các thể loại phim truyền hình Trung Quốc được giới trẻ Việt Nam yêu
thích.....................................................................................................................52
3.1.4. Sự tiếp nhận các sản phẩm văn hóa Trung Quốc trong giới trẻ Việt Nam58
3.2. Những tác động của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình tới giói
trẻ Việt Nam............................................................................................................63
3.2.1. Những ảnh hưởng tích cực:......................................................................64
3.2.2.Những ảnh hưởng tiêu cực........................................................................73
Tiểu kết Chương 3.................................................................................................. 78
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC VÀ PHÁT TRIỂN GIAO LƯU VĂN HÓA TRUYỀN
HÌNH GIỮA HAI NƯỚC........................................................................................ 80
4.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng văn
hóa Trung Quốc trên truyền hình tới giới trẻ Việt Nam.........................................80
4.1.1. Tăng cường quản lý của các cơ quan chức năng về sản phẩm truyền
hình Trung Quốc................................................................................................. 80
4.1.2. Phát huy vai trò định hướng của các đài truyền hình đối với làn sóng
văn hóa Trung Quốc........................................................................................... 82
4.1.3. Nâng cao trách nhiệm của gia đình đối với việc trang bị kiến thức cho
giới trẻ.................................................................................................................83
4.2. Một vài ý kiến để phát triển giao lưu văn hóa truyền hình giữa hai nước..... 84
Tiểu kết Chương 4.................................................................................................. 88
KẾT LUẬN................................................................................................................89
PHỤ LỤC...................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................97
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Phân loại đề tài của phim truyền hình Trung Quốc.................................13
Bảng 1-2: Dữ liệu tăng trưởng của ngành xuất khẩu phim truyền hình Trung Quốc
(từ 2006 đến 2015)......................................................................................................19
Bảng 2-1: Một số phim truyền hình Trung Quốc phổ biến ở Việt Nam (những năm
90 của thế kỷ 20).........................................................................................................27
Bảng 2-2: Lịch chiếu phim truyền hình Trung Quốc trên một số đài truyền hình Việt
Nam (từ 2000 đến 2016).............................................................................................29
Bảng 3-1: Sử dụng thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động của giới trẻ (%)............. 42
Bảng 3-2: So sánh thời gian xem truyền hình mỗi ngày của giới trẻ năm 2003 và
năm 2017.....................................................................................................................44
Bảng 3-3: Tỷ lệ xem trên 5 bộ phim một năm của các bạn trẻ theo trình độ học vấn...........46
Bảng 3-4: Bảng điều tra mục đích xem truyền hình của giới trẻ..............................46
Bảng 3-5: Các thể loại chương trình truyền hình được giới trẻ yêu thích............... 47
Bảng 3-6: Một số bài hát tiếng Trung được hát bằng tiếng Việt...............................50
Bảng 3-7: Các thể loại phim truyền hình Trung Quốc được giới trẻ Việt Nam yêu thích..... 53
Bảng 3-8: Những game online Trung Quốc được game thủ Việt Nam yêu thích..... 63
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa, Trung Quốc cũng như các nước khác đang
dành nhiều mối quan tâm đối với "sức mạnh mềm văn hóa" nhằm nâng cao vị
thế quốc tế và tăng cường ảnh hưởng của quốc gia mình trên toàn cầu. Trung
Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách để thúc đẩy sự phát triển của "sức mạnh
mềm văn hóa" như thành lập Học viện Khổng Tử, giảm phí du học cho sinh
viên nước ngoài và xuất khẩu văn hóa truyền hình điện ảnh... Trong đó, xuất
khẩu văn hóa truyền hình đã trở thành một ngành mang tính toàn cầu và đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các chương trình truyền hình Trung Quốc
đã được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Việt Nam, các loại phim và chương trình giải trí của Trung Quốc trên
truyền hình cũng phát triển rất mạnh mẽ. Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến
nay, phim truyền hình Trung Quốc là một trong những thể loại phim được yêu
thích của người Việt Nam. Hàng loạt các bộ phim truyền hình Trung Quốc đã
tạo ra những cơn sốt cho khán giả Việt Nam, đặc biệt là khán giả trẻ. Đây
chính là minh chứng sống động cho sức sống của làn sóng văn hóa Trung
Quốc ở Việt Nam. Các kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đều
đặn phát sóng những tác phẩm phim truyền hình và âm nhạc Trung Quốc.
Cùng với đó là sự hỗ trợ của mạng Internet làm cho những sản phẩm văn hóa
Trung Quốc được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Hầu như người Việt Nam
nào cũng biết đến các bộ phim như "Tây du ký", "Tam quốc diễn nghĩa",
"Hoàn Châu cách cách", "Dòng sông ly biệt", "Anh hùng xạ điêu"... hay các
diễn viên, ca sĩ như: Lục Tiểu Linh Đồng, Thành Long, Triệu Vi, Lâm Tâm
Như, Lưu Diệc Phi, Vương Phi, Châu Kiệt Luân... Với các bạn thanh niên
Việt Nam, một số chương trình giải trí trên truyền hình như "Happy camp",
1
"Bố ơi, mình đi đâu thế", "Mẹ là siêu nhân"... cũng được theo dõi. Còn trong
những năm gần đây, rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt - Trung đã
được tổ chức tại Việt Nam và Trung Quốc, nhiều nghệ sĩ Trung Quốc đã đến
Việt Nam giao lưu biểu diễn.
Sự tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán làm cho văn hóa Trung
Quốc dễ dàng định vị trong lòng công chúng Việt Nam và có những ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Có thể nói, truyền hình đã góp một
phần lớn tạo lên làn sóng văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam cũng như nhiều
nước Đông Nam Á. Truyền hình là một phương thức hữu ích cho việc gia
tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam. Vậy làn sóng văn
hóa Trung Quốc đang hiện diện trên truyền hình Việt Nam như thế nào? Có
ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam ra sao? Sự tiếp nhận các sản phẩm văn hóa
Trung Quốc như thế nào và những giải pháp để tránh được các ảnh hưởng tiêu
cực từ làn sóng văn hóa Trung Quốc là gì? Đây chính là những lý do để tác
giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Trung
Quốc trên truyền hình tới giới trẻ Việt Nam" làm đề tài luận văn cao học của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về các chương trình truyền hình
Trung Quốc vào thị trường Việt Nam chưa nhiều. Một trong những hướng
nghiên cứu quan tâm nổi bật là nghiên cứu từ góc độ sức mạnh mềm văn hóa.
Tiêu biểu nhất phải kể đến các công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu
Phương với cuốn "Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những
vấn đề đặt ra cho Việt Nam" hay "Các kênh tác động sức mạnh mềm ở khu
vực Đông Nam Á". Thông qua hai bài viết này, tác giả đã chỉ ra những chính
sách văn hóa cũng như sự tác động của sức mạnh mềm văn hóa trên các
2
phương diện, trong đó có đề cập đến truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam.
Việc nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của phim truyền hình và các
chương trình truyền hình cũng đã được một số học giả quan tâm đến, trong đó
phải kể đến "Ảnh hưởng của phim truyền hình trong đời sống người Việt qua
hai thập kỷ 1990 & 2000" của Đinh Mỹ Linh. Trong bài viết này tác giả đã
cho rằng tình cảm của khán giả Việt Nam với truyền hình đã có sự thay đổi,
tuy nhiên phim truyền hình vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người
dân Việt Nam.
Đa số các bài nghiên cứu về ảnh hưởng của phim truyền hình với giới trẻ
tập trung về những tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam như
"Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay"của Hà
Thanh Vân, "Tác động của điện ảnh Hàn Quốc đến đời sống văn hóa của giới
trẻ Việt Nam hiện nay (khảo sát tại nội thành Hà Nội)" của Nguyễn Thị Hoa,
"Nghiên cứu về ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đối với sinh viên Hà Nội" của
Võ Ngọc Hoa, ... Trong bài "Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc -
Hanllyu ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó", Lê Đình Chinh đã nhận định
rằng:" Cho đến nay, mặc dù không còn nở rộ như những năm cuối của thập kỷ
90 thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhưng làn sóng văn hóa Hàn Quốc (còn được
gọi là Hanllyu) vẫn tiếp tục được quảng bá tại Việt Nam như các bộ phim
điện ảnh, truyền hình vẫn trình chiếu đều đặn hàng ngày trên các kênh thông
tin, truyền hình hoặc thương hiệu của hàng hóa Hàn Quốc vẫn được ưa
chuộng tại thị trường Việt Nam"1.
Nói chung ở Việt Nam, vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc tới giới trẻ Việt Nam từ khía cạnh truyền hình vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
1
Lê Đình Chinh, Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc - Hanllyu ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó
http://dongphuonghoc.org/article/245/quyen-luc-mem-cua-van-hoa-han-quoc-hanllyu-o-viet-nam-va-anh-huo
ng-cua-no.html
3
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Do tác động của các chính sách nhà nước về khuyến khích xuất khẩu văn
hóa để tăng cường sức mạnh mềm quốc gia, các nghiên cứu liên quan đến
phim truyền hình, điện ảnh của Trung Quốc tại hải ngoại đã được nhiều học
giả nghiên cứu đến. Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu được chia thành hai
hướng, một hướng là nghiên cứu về lịch sử phát triển và hiện trạng của ngành
xuất khẩu truyền hình Trung Quốc từ khía cạnh toàn cầu hóa, một hướng là
chuyên nghiên cứu về tình hình phát triển của ngành văn hóa truyền hình
Trung Quốc từ khía cạnh của một quốc gia nào đó hoặc một khu vực nhất
định. Trong đó, các công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển và hiện trạng
của ngành xuất khẩu truyền hình từ khía cạnh toàn cầu hóa đang chiếm tỷ lệ
lớn. Có thể kể ra những công trình nghiên cứu sau đây:
- 董文杰,中国电视剧的对外传播;山东大学,济南,2011 (Đổng Văn Kiệt,
Quá trình truyền bá ra nước ngoài của phim truyền hình Trung Quốc; Trường
Đại học Sơn Đông, Tế Nam, 2011).
- 何晓燕,全球化语境下中国电视剧的跨文化传播分析;中国艺术研究院, 北
京,2012 (Hà Hiểu Yến, Phân tich về quá trình truyền bá văn hóa Trung Quốc
qua phim truyền hình ra nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa; Viện
Nghiên cứu Nghệ thuật Trung Quốc, Bắc Kinh, 2012).
- 江曼,中国影视出口的问题与对策;首都经济贸易大学,北京,2014 (Giang
Man, Các vấn đề và đối sách trong việc xuất khẩu điện ảnh Trung Quốc;
Trường Đại học Ngoại thương Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2014).
Nhóm những bài nghiên cứu trên đã cho thấy, ngành điện ảnh - truyền
hình là ngành văn hóa quan trọng tại Trung Quốc và đang dần dần trở thành
một phần quan trọng trong sức mạnh mềm của Trung Quốc, có vai trò truyền
bá văn hóa dân tộc và tăng cường sức mạnh toàn diện của quốc gia. Những
bài viết trên cũng đưa ra những vấn đề chủ yếu trong quá trình xuất khẩu văn
4
hóa truyền hình mà Trung Quốc đang gặp phải: Một là sự phát triển của
ngành công nghiệp truyền hình Trung Quốc đang bị hạn chế về mặt tài chính
và thị trường; Hai là chất lượng của sản phẩm truyền hình vẫn đang có nhiều
vấn đề về nội dung, sản phẩm đơn điệu và công nghệ sản xuất lạc hậu; Ba là
sự khác biệt trong văn hóa lịch sử đã gây khó khăn cho khán giả nước ngoài
trong việc tiếp nhận sản phẩm truyền hình Trung Quốc.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển của
truyền hình Trung Quốc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực
Đông Nam Á. Có thể kể ra là:
- 凌婉月, 中国大陆电视剧在韩国的传播研究;中央民族大学,北京,2013
(Lăng Uyển Nguyệt, Nghiên cứu về việc truyền bá phim truyền hình của
Trung Quốc đại lục tại Hàn Quốc; Trường Đại học Dân tộc Trung ương, Bắc
Kinh, 2013).
- 王晨, 中国古装电视剧在日本的跨文化分析 ;天津师范大学,天津 2014
(Vương Thần, Phân tích về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc qua phim
truyền hình cổ trang Trung Quốc tại Nhật Bản; Trường Đại học Sư phạm
Thiên Tân, Thiên Tân 2014).
- 周静, 论中国偶像剧在泰国的传播 ;浙江大学,杭州, 2015 (Chu Tĩnh,
Nghiên cứu về sự truyền bá của phim thần tượng Trung Quốc tại Thái Lan;
Trường Đại học Chiết Giang, Hàng Châu, 2015).
Luận văn thạc sĩ của Tông Sảnh Sảnh "Nghiên cứu về sự phát triển của
phim truyền hình Đại lục Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á -- từ khía
cạnh khán giả"1 đã nhận định rằng do vị trí địa lý gần gũi, văn hóa tương
đồng nên khán giả Đông Nam Á dễ tiếp nhận các sản phẩm truyền hình Trung
Quốc. Các nước Đông Nam Á đã trở thành một trong những khu vực nhập
khẩu sản phẩm truyền hình Trung Quốc nhiều nhất.
1
宗倩倩,中国大陆电视剧在东南亚的传播研究——基于受众视角;浙江大学,杭州,2014.
5
Đồng thời, nhiều bài báo cáo, công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến
sự phát triển của phim truyền hình Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, như:
- 朱景和,访越记事——中国电视剧在越南;当代电视,1997(09):6 - 7.
(Chu Cảnh Hòa, Phỏng Việt ký sự - Phim truyền hình Trung Quốc tại Việt
Nam; Đương đại truyền hình, 1997(09): 6 - 7).
- 李法宝,王长潇,从文化认同看中国电视剧在越南的传播;现代视听,2013
(11):29-31 (Lí Pháp Bảo, Vương Trường Tiêu, Từ một góc nhìn văn hóa
tương đồng đến nghiên cứu quá trình truyền bá của phim truyền hình Trung
Quốc tại Việt Nam; Nghe nhìn hiện đại, 2013(11): 29 - 31).
- 陈海丽,中国影视剧对越南文化生活的影响;社科论坛,2009(8): 84
- 87. (Trần Hải Lệ, Sự ảnh hưởng của phim điện ảnh - truyền hình tới cuộc
sống văn hóa của người dân Việt Nam; Diễn đàn Xã khoa, 2009(8): 84 - 87 ).
Nhưng các bài trên chỉ là giới thiệu sơ lược về những bộ phim truyền
hình đang phát sóng và được người Việt Nam đón nhận như thế nào (chẳng
hạn như "Khát vọng", "Tây du ký", "Một gia đình Thượng Hải",..) mà chưa có
sự phân tích sâu sắc, thâu đáo.
Nhiều lưu học sinh và học giả Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc
cũng đã quan tâm đến sự phát triển và những ảnh hưởng của phim truyền hình
Trung Quốc tại Việt Nam, như:
- Le Lan Huong (2012) , 1991 年后中国电视剧在越南的跨文化传播; 华东师
范大学,上海 (Lê Lan Hương (2012), Quá trình truyền bá của văn hóa phim
truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam sau năm 1991; Trường Đại học Sư
phạm Hoa Đông, Thượng Hải).
- 柯玲,Do Thi Thanh Phuong (2012),电视剧《西游记》在越南;南京师
范大学文学院学报 ,2011(6):170-174 (Khả Linh, Đỗ Thị Thanh Phương
(2012), Phim truyền hình Trung Quốc "Tây du kí" ở Việt Nam; Báo Trường
6
Đại học sư phạm Nam Kinh, 2011(6): 170 - 174).
- Ha Thi Thao (2012), 中国电视剧在越南发展之路初探 ;电视研究, 2012
(4):78-80 (Hà Thị Thảo, Sơ thảo con đường phát triển của phim truyền
hình Trung Quốc ở Việt Nam; Nghiên cứu điện ảnh, 2012(4): 78 - 80).
Các bài nghiên cứu trên đã giới thiệu một cách khá toàn diện về quá trình
phát triển của truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam, đặc biệt là bài "Sơ thảo
con đường phát triển của phim truyền hình Trung Quốc ở Việt Nam" của Hà
Thị Thảo. Bài viết này đã chia lịch sử phát triển của phim truyền hình Trung
Quốc tại Việt Nam thành hai giai đoạn: Giai đoạn giao lưu văn hóa (1993 -
1999) và giai đoạn thương mại hóa (từ 2000 đến nay). Nhưng các bài viết trên
đều chủ yếu nghiên cứu về phim truyền hình Trung Quốc và ít đề cập đến các
chương trình truyền hình khác.
Có thể thấy rằng, những nghiên cứu trên là tiền đề quan trọng cho các
công trình nghiên cứu tại Việt Nam về làn sóng văn hóa Trung Quốc liên quan
đến luận văn này. Nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng, ở cả Việt Nam lẫn
Trung Quốc chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề mà chúng tôi nghiên
cứu là "Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình tới giới
trẻ Việt Nam".
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình phát triển và thực trạng của truyền hình Trung Quốc tại
Việt Nam.
Phân tích và đánh giá sự tiếp nhận làn sóng văn hóa Trung Quốc trên
truyền hình và những ảnh hưởng của nó tới giới trẻ Việt Nam (qua các số
liệu điều tra cụ thể).
Đề xuất một số giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của làn
sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình Việt Nam và đưa ra một số ý
kiến nhằm phát triển giao lưu văn hóa truyền hình giữa hai nước.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Nghiên cứu những tác động của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên
truyền hình đối với giới trẻ tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
4.2. Phạm vi
- Phim ảnh truyền hình và các chương trình giải trí truyền hình của
Trung Quốc ở Việt Nam (từ 1991 - 2016).
- Khảo sát nhu cầu và sở thích của giới trẻ xem chương trình truyền hình
tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành công trình nghên cứu này, tác giả đã sử dụng một số
phương pháp cơ bản này:
- Phương pháp điều tra xã hội học: cuộc điều tra được tiến hành đối với
300 sinh viên và các bạn thanh niên đã đi làm (được lựa chọn ngẫu nhiên tại
Làng sinh viên Hacinco, Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHQGHN) và
Học viện Ngân Hàng, Trung tâm thương mại Royal City trong nội thành Hà
Nội, Khu công ngiệp Chương Mỹ tại Hà Tây và Khu công nghiệp Rạng Đông
tại tỉnh Nam Định). Bảng hỏi có 25 câu hỏi xoay quanh các chương trình
truyền hình Trung Quốc và việc tiếp nhận các sản phẩm văn hóa Trung Quốc.
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân: trên cơ sở những kết quả định lượng
từ phương pháp xã hội học, chúng tôi còn tiến hành việc phỏng vấn cá nhân.
Để phóng vấn có hiệu quả hơn, chúng tôi đã chuẩn bị câu hỏi dựa trên các
thông tin từ phương pháp điều tra xã hội học thu được và tiếp tục tổng hợp
phân tích.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp cực kỳ quan
8
trọng trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi đã thực hiện việc phân tích tổng
hợp các nội dung thu được từ cuộc điều tra xã hội học, phỏng vấn cá nhân và
những thông tin trên tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học và tài
liệu lưu trữ thông tin đại chúng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo ra,
luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Lịch sử phát triển và hiện trạng của truyền hình Trung Quốc
tại Việt Nam
Chương 3: Sự tiếp nhận của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền
hình và những ảnh hưởng của nó tới giới trẻ Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và
phát triển giao lưu văn hóa truyền hình giữa hai nước
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
Để tìm hiểu một cách rõ ràng các nội dung trong luận văn, đầu tiên
chúng tôi xin giới thiệu một số khái niệm xuất hiện trong luận văn.
1.1.1. Giới trẻ
Giới trẻ là một khái niệm liên quan đến độ tuổi và đây là một khái niệm
chưa được thống nhất.
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản chi tiết nào giới hạn cụ thể về độ tuổi
cho khái niệm này. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học biên
soạn và xuất bản vào năm 2011 của Nhà xuất bản Đà Nẵng đã định nghĩa
"Giới" có nghĩa là:" lớp người trong xã hội được phân theo một đặc điểm
chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội, v.v" [12, tr.632]. Còn "Trẻ" mang
ý nghĩa là:" ở vào thời kì còn ít tuổi, cơ thể đang phát triển mạnh, đang sung
sức" [12, tr.1603]. Vậy khái niệm "giới trẻ " theo chúng tôi là: một lớp người
trong xã hội được phân theo đặc điểm độ tuổi, họ đang ở vào thời kì còn ít
tuổi và cơ thể của họ đang phát triển mạnh mẽ và sung sức.
Thực ra, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm "giới trẻ"
đều giải thích khái niệm "giới trẻ" tương đương với khái niệm "thanh niên"
hoặc "thanh thiếu niên". Ví dụ, trong phần mở đầu của cuốn sách Văn hóa
nghe nhìn và giới trẻ, tác giả đã viết: "khái niệm giới trẻ ở đây được hiểu như
"thanh thiếu niên"[8, tr.11]; Và trong bài viết của báo Việt Báo viết rằng:" nói
tới khái niệm giới trẻ là nói tới tuổi thanh niên"1.
Thuật ngữ "tuổi thanh thiếu niên" có nguồn gốc từ động từ tiếng La tinh
1
Bao nhiêu tuổi được gọi là tuổi "thanh niên"?
http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Bao-nhieu-tuoi-duoc-goi-la-thanh-nien/45114532/275/
10
adolescere có nghĩa là lớn lên hoặc trưởng thành. Tổ chức Y tế Thế giới (WTO)
quy định thanh niên là lứa tuổi từ 19 - 24 tuổi. Còn chương trình Sức khỏe
sinh sản & Sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh
châu Âu (EU) và Qũy Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đều lấy độ tuổi thanh
niên là 15 - 24 tuổi1. Trong Dự án Luật Thanh Niên năm 2005, Ủy ban thường
vụ Quốc hội đã thống nhất độ tuổi của thanh niên Việt Nam là từ 16 đến 30
tuổi2.
Tổng hợp các quy định và ý kiến trên, công trình nghiên cứu này chúng
tôi sẽ giới hạn độ tuổi của các đối tượng điều tra là từ 18 đến 25 tuổi, tức là
khoảng vào lứa tuổi học đại học.
1.1.2. Truyền hình
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô
tuyến điện [17, tr. 9].
Thuật ngữ truyền hình (Television, viết tắt TV) có nguồn gốc từ tiếng
Latinh và tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp "truyền hình" là "Television",
viết tắt giống tiếng Anh là TV được ghép từ "tele" (ở xa) và "videre" (nhìn
được) để chỉ sự truyền tin bằng cách kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh thông
qua công cụ chuyển đổi ánh sáng và âm thanh thành sóng điện tử rồi tái tạo
chúng thành những tia sáng thấy được và những âm thanh nghe được. Những
hình ảnh này có thể là hình ảnh tĩnh hoặc động của đối tượng hay vật thể. Nói
chung, truyền hình được hiểu là thông tin kết hợp hình ảnh và âm thanh thông
qua phát sóng hoặc các hình thức dẫn truyền khác và được người xem tiếp
nhận trên truyền hình. Hiện nay, truyền hình thường được khán giả hiểu là các
1
Tuổi vị thành niên
http://trungtamkhcnthanhhoa.vicet.vn/ArticleDetail/230/463/TUOI-VI-THANH-NIEN.aspx
2
Luật Thanh Niên năm 2005 và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2159
11
chương trình và phim được chiếu trên màn hình TV. Nói tới xem truyền hình
có nghĩa gần với xem chương trình truyền hình hoặc xem phim truyền hình.
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, khán giả
không nhất thiết phải ngồi tại nhà, trước màn hình TV để xem truyền hình. Dù
ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chúng ta cũng có thể nắm được thông tin của cả
thế giới. Truyền hình không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện
giải trí thuần túy, truyền hình còn đáp ứng được các nhu cầu của người dân
trong rất nhiều lĩnh vực. Ngày nay, truyền hình đã trở thành một phương tiện
rất quan trọng để người dân hưởng thụ các sản phẩm văn hóa.
1.1.3. Phim truyền hình
Phim truyền hình là một thể loại phim được sản xuất và dùng để phát
sóng trên hệ thống truyền hình. Phim truyền hình được sản xuất với chuẩn
mực riêng và phụ thuộc vào hệ thống truyền hình (có những định dạng khung
hình khác nhau) [17, tr. 16].
Phim truyền hình là một loại hình có tính hấp dẫn và đã được đón nhận
một cách rộng rãi. Phim truyền hình bao gồm các đề tài và thể loại phim khác
nhau. Để thống nhất tiêu chuẩn sản xuất phim truyền hình các nước đều đưa
ra những quy định riêng của mình. Tại Trung Quốc, năm 2012 Tổng cục Phát
thanh Điên ảnh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã phân loại phim
truyền hình thành 5 đề tài (phân theo thời gian lịch sử):
12
Bảng 1- 1:
Phân loại đề tài của phim truyền hình Trung Quốc
Tên đề tài Thời gian
Đề tài cổ đại Trước năm 1911 (thời phong kiến Trung Quốc kết thúc)
Từ 1911 - 1949 (từ Cách mạng Tân Hợi đến
Đề tài cận đại
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập )
Từ 1949 - 1979 (từ khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Đề tài hiện đại thành lập đến khi Chính phủ Trung Quốc đưa ra Chính sách
Cải cách mở cửa )
Đề tài đương đại Từ1979 - nay (Từ Cải cách mở cửa đến nay)
Đề tài trọng đại Những phim sáng tạo từ các sự kiện
(Nguồn: 张志华(2012),电视剧分类;北京师范大学出版,北京)
Từ 5 đề tài trên, phim truyền hình lại được phân thành các thể loại khác
nhau. Theo thống kê của các nhà truyền thông, phim truyền hình tại Trung
Quốc đại thể bao gồm 12 thể loại, gồm phim thần tượng, phim hài ngắn tập,
phim hài loại thường, phim võ thuật kiếm hiệp, phim hình sự phá án, phim
hành động, phim ngôn tình, phim gia đình, phim viễn tưởng, phim thần thoại,
phim lịch sử, phim cổ trang, phim quân sự [29, tr. 12].
1.1.4. Sức mạnh mềm văn hóa
Thuật ngữ "sức mạnh mềm"(soft power), hay thực lực mềm, hoặc có
người còn gọi là quyền lực mềm là do giáo sư Joseph S. Nye Jr.- nguyên Viện
trưởng Học viện John F. Kennedy, Hoa Kỳ nghiên cứu và đưa ra định nghĩa
lần đầu tiên vào năm 1990 trong cuốn sách "Bound to Lead - The Changing
Nature of American Power"(Vượt lên để dẫn đầu: Bản chất đang thay đổi của
sức mạnh Mỹ). Theo đó, một quốc gia xây dựng nguồn sức mạnh mềm thành
công là dựa trên sức hấp dẫn của văn hóa, quan điểm chính trị và chính sách
ngoại giao đủ sức lôi cuốn nước khác đi theo mình. Không như sức mạnh
cứng (hard power) bao gồm tiềm lực về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và
13
nguồn tài nguyên cơ bản, mà xưa nay là những sức mạnh hữu hình chi phối
các quan hệ quốc tế [24, tr. 26].
Trong cuốn sách "Ràng buộc để dẫn dắt: Bản chất sức mạnh đang thay
đổi của Mỹ" đã xuất bản vào năm 1990, J.Nye đã đưa ra nội hàm khái niệm
"sức mạnh mềm" bao gồm những nội dung sau: ① Sức mạnh mềm là sự hấp
dẫn và mê hoặc chứ không phải cưỡng chế hay ép buộc. Một quốc gia có thể
khiến đối tượng có hành vi học tập và làm theo những điều mình mong muốn
thông qua sức lan tỏa về văn hóa, hình thái ý thức và chế độ, từ đó thực hiện
mục tiêu chiến lược của quốc gia; ② Sức mạnh mềm phản ánh khả năng của
một quốc gia đề ra và xây dựng các thể chế quốc gia, đó cũng chính là hình
thức quyền lực mới mà chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới đề
cập đến; ③ Sức mạnh mềm mang tính thừa nhận, có thể là thừa nhận về giá trị
hay thể chế, cũng có thể là thừa nhận trong phán đoán hệ thống quốc tế.
Quyền lực mang tính thừa nhận giúp cho một quốc gia đạt được sự hợp pháp
trên trường quốc tế [14, tr. 14].
Theo lý thuyết của J. Nye, nền văn hóa của một quốc gia có sức hấp dẫn
đối với các quốc gia khác sẽ là nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm. Trong bối
cảnh nhất định, văn hóa có thể được coi như một nguồn lực quan trọng của
sức mạnh mềm. Văn hóa hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng, các nền văn
hóa khác nhau tương tác theo những cách thức khác nhau, là kênh truyền bá
giá trị và tư tưởng chính trị của một quốc gia.
Về khái niệm sức mạnh mềm văn hóa, hệ thống lý luận sức mạnh mềm
của Joseph Nye đã chỉ ra, sức mạnh mềm văn hóa là một loại sức mạnh mềm,
có sức hấp dẫn, thu phục, có khả năng ảnh hưởng và lôi cuốn của một quốc
gia đối với các quốc gia khác bằng các giá trị văn hóa, tinh thần, hệ tư tưởng
được thực hiện thông qua các phương thức mang tính phi cưỡng chế và nhằm
14
đạt được các mục tiêu chiến lực quốc gia đó trong quan hệ quốc tế1. Sức mạnh
mềm văn hóa đề cập tới sức mạnh vô hình của một quốc gia như hệ thống
chính trị, các giá trị văn hóa cùng với hình ảnh quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, trong chiến lược phát huy sức mạnh mềm thì
sức mạnh mềm văn hóa là cốt lõi. Nhiều quốc gia đã chú trọng đến việc xây
dựng chiến lược phát triển văn hóa, hướng tới mục tiêu tìm cách đưa hình ảnh
của đất nước và văn hóa của đất nước đó ngày càng trở nên thu hút hơn đối
với thế giới. Các nước phương Tây đã khá thành công trong chiến lực đó, ví
như khi nhắc đến nước Pháp, người ta sẽ nghĩ ngay đến Tháp Eifel, Khải
Hoàn Môn, rượu vang Bordeaux; nói đến nước Ý, sẽ nghỉ ngay đến bánh
Pizza, Nhà thờ Milan, Giải bóng đá Serie A; hay nói đến Úc, sẽ nghỉ đến Nhà
hát con sò Sydney, chuột túi Kangaroo, thịt bò Úc,... Trong thời đại bùng nổ
thông tin ngày nay, hệ thống mạng Internet, công nghệ điện ảnh, truyền hình
kỹ thuật số... cũng đã trở thành những công cụ hữu ích của sức mạnh mềm
văn hóa vượt trội giới hạn không gian và thời gian. Các nước như Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc... là những quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong việc sử
dụng sức mạnh mềm văn hóa như một quyền lực thứ hai trong chiến lực gia
tăng vị thế, quyền lực cũng như ảnh hưởng đối với thế giới thông qua truyền
hình, điện ảnh, âm nhạc, thời trang của ngành công nghệ giải trí. Dựa trên sức
hấp dẫn của văn hóa là phương thức hiệu quả xây dựng thành công sức mạnh
mềm của một quốc gia.
Đồng thời, trong quá trình truyền bá văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa
cũng có những hạn chế khó thể tránh khỏi. Trước tiên, sức mạnh mềm văn
hóa chỉ phát huy hiệu quả khi đất nước đó mang những hệ giá trị văn hóa hấp
dẫn và nhận được sự đón nhận của nhiều người nên không phải bất kỳ quốc
1
Sức mạnh mềm văn hóa và lựa chọn của Việt Nam
http://www.vhnt.org.vn/tin-tuc/y-kien-trao-doi/27721/suc-manh-mem-van-hoa-va-lua-chon-chinh-sach-cua-v
iet-nam
15
gia nào cũng có thể xây dựng được sức mạnh đó. Thứ hai, nếu sức mạnh mềm
được triển khai một cách qua mạnh mẽ cũng sẽ dẫn tới những hậu quả không
mong muốn. Ví dụ trong thế kỷ XX, chủ nghĩa phát xít thông qua nhiều cách
đã ép buộc nhân dân các nước khác tiếp nhận và chào đón văn hóa của họ,
như phát máy thu thanh miễn phí và phát sóng những nội dung liên quan đến
chủ nghĩa phát xít để thay đổi tư duy và mua chuộc lòng người nhưng cuối
cùng chúng đã hoàn toàn thất bại. Vì sức mạnh mềm văn hóa là thứ sức mạnh
có thể thông qua lực hút một cách tự nhiên từ những giá trị văn hóa sẵn có mà
không phải những biện pháp ép buộc, cưỡng chế nào có thể thực hiện được.
Trong quan hệ quốc tế, những tác động mà sức mạnh mềm văn hóa
mang lại cho một quốc gia không chỉ là nhãn tiền mà nó mang tính lâu dài và
bền vững. Hiện nay, sức mạnh mềm văn hóa ngày càng trở thành sức hội tụ
dân tộc và là mạch nguồn quan trọng của sự sáng tạo, là nhân tố quan trọng
của sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia
là một biện pháp chiến lược quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa.
1.2. Làn sóng văn hóa Trung Quốc
Từ xưa đến nay, trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đã vận dụng đạo lý
"binh pháp không đánh mà khuất phục lòng người" thông qua sự hấp dẫn về
văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để quy phục thiên hạ.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với việc gia tăng "sức mạnh cứng" trên bình diện
chính trị, kinh tế, quân sự, Trung Quốc đã và đang dành nhiều mối quan tâm
đối với "sức mạnh mềm"[14, tr. 9].
Năm 2006, thuật ngữ "sức mạnh mềm" lần đầu tiên xuất hiện chính thức
trong văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại Đại
hội Đại biểu Toàn quốc Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc và Đại
hội Đại biểu Toàn quốc Hiệp hội nhà văn Trung Quốc, nguyên Chủ tịch nước
Hồ Cầm Đào nhấn mạnh:"Tìm hướng phát triển đúng cho văn hóa Trung
16
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn
Thị Vân đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin
khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện Luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Tác giả
Cát Song Song
(Ge Shuang Shuang)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn..................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. 10
1.1. Một số khái niệm............................................................................................. 10
1.1.1. Giới trẻ......................................................................................................10
1.1.2. Truyền hình............................................................................................... 11
1.1.3. Phim truyền hình...................................................................................... 12
1.1.4. Sức mạnh mềm văn hóa............................................................................13
1.2. Làn sóng văn hóa Trung Quốc........................................................................ 16
1.3. Vai trò của truyền hình trong việc truyền bá văn hóa và góp phần gia tăng sức
mạnh mềm của nhà nước........................................................................................20
Tiểu kết Chương 1.................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA TRUYỀN
HÌNH TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM............................................................... 24
2.1. Quá trình phát triển của truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam..................... 24
2.1.1. Giai đoạn giao lưu văn hóa (từ 1991 - 1999)..........................................25
2.1.2. Giai đoạn thương mại hóa (từ năm 2000 đến nay )................................ 28
2.2. Tình hình phát triển của truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam.....................33
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của các chương trình truyền hình Trung Quốc
tại Việt Nam............................................................................................................ 35
2.3.1. Thuận lợi:................................................................................................. 35
2.3.2. Khó khăn:................................................................................................. 38
Tiểu kết Chương 2.................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: SỰ TIẾP NHẬN CỦA LÀN SÓNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC
TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI GIỚI TRẺ
VIỆT NAM................................................................................................................ 42
3.1. Sự tiếp nhận của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình trong giới trẻ
Việt Nam................................................................................................................. 42
3.1.1. Thói quan xem truyền hình của giới trẻ Việt Nam...................................42
3.1.2. Các thể loại chương trình truyền hình Trung Quốc được giới trẻ Việt
Nam yêu thích..................................................................................................... 47
3.1.3. Các thể loại phim truyền hình Trung Quốc được giới trẻ Việt Nam yêu
thích.....................................................................................................................52
3.1.4. Sự tiếp nhận các sản phẩm văn hóa Trung Quốc trong giới trẻ Việt Nam58
3.2. Những tác động của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình tới giói
trẻ Việt Nam............................................................................................................63
3.2.1. Những ảnh hưởng tích cực:......................................................................64
3.2.2.Những ảnh hưởng tiêu cực........................................................................73
Tiểu kết Chương 3.................................................................................................. 78
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC VÀ PHÁT TRIỂN GIAO LƯU VĂN HÓA TRUYỀN
HÌNH GIỮA HAI NƯỚC........................................................................................ 80
4.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng văn
hóa Trung Quốc trên truyền hình tới giới trẻ Việt Nam.........................................80
4.1.1. Tăng cường quản lý của các cơ quan chức năng về sản phẩm truyền
hình Trung Quốc................................................................................................. 80
4.1.2. Phát huy vai trò định hướng của các đài truyền hình đối với làn sóng
văn hóa Trung Quốc........................................................................................... 82
4.1.3. Nâng cao trách nhiệm của gia đình đối với việc trang bị kiến thức cho
giới trẻ.................................................................................................................83
4.2. Một vài ý kiến để phát triển giao lưu văn hóa truyền hình giữa hai nước..... 84
Tiểu kết Chương 4.................................................................................................. 88
KẾT LUẬN................................................................................................................89
PHỤ LỤC...................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................97
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Phân loại đề tài của phim truyền hình Trung Quốc.................................13
Bảng 1-2: Dữ liệu tăng trưởng của ngành xuất khẩu phim truyền hình Trung Quốc
(từ 2006 đến 2015)......................................................................................................19
Bảng 2-1: Một số phim truyền hình Trung Quốc phổ biến ở Việt Nam (những năm
90 của thế kỷ 20).........................................................................................................27
Bảng 2-2: Lịch chiếu phim truyền hình Trung Quốc trên một số đài truyền hình Việt
Nam (từ 2000 đến 2016).............................................................................................29
Bảng 3-1: Sử dụng thời gian rảnh rỗi cho các hoạt động của giới trẻ (%)............. 42
Bảng 3-2: So sánh thời gian xem truyền hình mỗi ngày của giới trẻ năm 2003 và
năm 2017.....................................................................................................................44
Bảng 3-3: Tỷ lệ xem trên 5 bộ phim một năm của các bạn trẻ theo trình độ học vấn...........46
Bảng 3-4: Bảng điều tra mục đích xem truyền hình của giới trẻ..............................46
Bảng 3-5: Các thể loại chương trình truyền hình được giới trẻ yêu thích............... 47
Bảng 3-6: Một số bài hát tiếng Trung được hát bằng tiếng Việt...............................50
Bảng 3-7: Các thể loại phim truyền hình Trung Quốc được giới trẻ Việt Nam yêu thích..... 53
Bảng 3-8: Những game online Trung Quốc được game thủ Việt Nam yêu thích..... 63
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa, Trung Quốc cũng như các nước khác đang
dành nhiều mối quan tâm đối với "sức mạnh mềm văn hóa" nhằm nâng cao vị
thế quốc tế và tăng cường ảnh hưởng của quốc gia mình trên toàn cầu. Trung
Quốc đã đưa ra hàng loạt chính sách để thúc đẩy sự phát triển của "sức mạnh
mềm văn hóa" như thành lập Học viện Khổng Tử, giảm phí du học cho sinh
viên nước ngoài và xuất khẩu văn hóa truyền hình điện ảnh... Trong đó, xuất
khẩu văn hóa truyền hình đã trở thành một ngành mang tính toàn cầu và đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các chương trình truyền hình Trung Quốc
đã được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Việt Nam, các loại phim và chương trình giải trí của Trung Quốc trên
truyền hình cũng phát triển rất mạnh mẽ. Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến
nay, phim truyền hình Trung Quốc là một trong những thể loại phim được yêu
thích của người Việt Nam. Hàng loạt các bộ phim truyền hình Trung Quốc đã
tạo ra những cơn sốt cho khán giả Việt Nam, đặc biệt là khán giả trẻ. Đây
chính là minh chứng sống động cho sức sống của làn sóng văn hóa Trung
Quốc ở Việt Nam. Các kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương đều
đặn phát sóng những tác phẩm phim truyền hình và âm nhạc Trung Quốc.
Cùng với đó là sự hỗ trợ của mạng Internet làm cho những sản phẩm văn hóa
Trung Quốc được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Hầu như người Việt Nam
nào cũng biết đến các bộ phim như "Tây du ký", "Tam quốc diễn nghĩa",
"Hoàn Châu cách cách", "Dòng sông ly biệt", "Anh hùng xạ điêu"... hay các
diễn viên, ca sĩ như: Lục Tiểu Linh Đồng, Thành Long, Triệu Vi, Lâm Tâm
Như, Lưu Diệc Phi, Vương Phi, Châu Kiệt Luân... Với các bạn thanh niên
Việt Nam, một số chương trình giải trí trên truyền hình như "Happy camp",
1
"Bố ơi, mình đi đâu thế", "Mẹ là siêu nhân"... cũng được theo dõi. Còn trong
những năm gần đây, rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt - Trung đã
được tổ chức tại Việt Nam và Trung Quốc, nhiều nghệ sĩ Trung Quốc đã đến
Việt Nam giao lưu biểu diễn.
Sự tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán làm cho văn hóa Trung
Quốc dễ dàng định vị trong lòng công chúng Việt Nam và có những ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Có thể nói, truyền hình đã góp một
phần lớn tạo lên làn sóng văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam cũng như nhiều
nước Đông Nam Á. Truyền hình là một phương thức hữu ích cho việc gia
tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam. Vậy làn sóng văn
hóa Trung Quốc đang hiện diện trên truyền hình Việt Nam như thế nào? Có
ảnh hưởng tới giới trẻ Việt Nam ra sao? Sự tiếp nhận các sản phẩm văn hóa
Trung Quốc như thế nào và những giải pháp để tránh được các ảnh hưởng tiêu
cực từ làn sóng văn hóa Trung Quốc là gì? Đây chính là những lý do để tác
giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Trung
Quốc trên truyền hình tới giới trẻ Việt Nam" làm đề tài luận văn cao học của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về các chương trình truyền hình
Trung Quốc vào thị trường Việt Nam chưa nhiều. Một trong những hướng
nghiên cứu quan tâm nổi bật là nghiên cứu từ góc độ sức mạnh mềm văn hóa.
Tiêu biểu nhất phải kể đến các công trình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu
Phương với cuốn "Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những
vấn đề đặt ra cho Việt Nam" hay "Các kênh tác động sức mạnh mềm ở khu
vực Đông Nam Á". Thông qua hai bài viết này, tác giả đã chỉ ra những chính
sách văn hóa cũng như sự tác động của sức mạnh mềm văn hóa trên các
2
phương diện, trong đó có đề cập đến truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam.
Việc nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của phim truyền hình và các
chương trình truyền hình cũng đã được một số học giả quan tâm đến, trong đó
phải kể đến "Ảnh hưởng của phim truyền hình trong đời sống người Việt qua
hai thập kỷ 1990 & 2000" của Đinh Mỹ Linh. Trong bài viết này tác giả đã
cho rằng tình cảm của khán giả Việt Nam với truyền hình đã có sự thay đổi,
tuy nhiên phim truyền hình vẫn là món ăn tinh thần không thể thiếu của người
dân Việt Nam.
Đa số các bài nghiên cứu về ảnh hưởng của phim truyền hình với giới trẻ
tập trung về những tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam như
"Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam hiện nay"của Hà
Thanh Vân, "Tác động của điện ảnh Hàn Quốc đến đời sống văn hóa của giới
trẻ Việt Nam hiện nay (khảo sát tại nội thành Hà Nội)" của Nguyễn Thị Hoa,
"Nghiên cứu về ảnh hưởng của phim Hàn Quốc đối với sinh viên Hà Nội" của
Võ Ngọc Hoa, ... Trong bài "Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc -
Hanllyu ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó", Lê Đình Chinh đã nhận định
rằng:" Cho đến nay, mặc dù không còn nở rộ như những năm cuối của thập kỷ
90 thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhưng làn sóng văn hóa Hàn Quốc (còn được
gọi là Hanllyu) vẫn tiếp tục được quảng bá tại Việt Nam như các bộ phim
điện ảnh, truyền hình vẫn trình chiếu đều đặn hàng ngày trên các kênh thông
tin, truyền hình hoặc thương hiệu của hàng hóa Hàn Quốc vẫn được ưa
chuộng tại thị trường Việt Nam"1.
Nói chung ở Việt Nam, vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc tới giới trẻ Việt Nam từ khía cạnh truyền hình vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
1
Lê Đình Chinh, Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc - Hanllyu ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó
http://dongphuonghoc.org/article/245/quyen-luc-mem-cua-van-hoa-han-quoc-hanllyu-o-viet-nam-va-anh-huo
ng-cua-no.html
3
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Do tác động của các chính sách nhà nước về khuyến khích xuất khẩu văn
hóa để tăng cường sức mạnh mềm quốc gia, các nghiên cứu liên quan đến
phim truyền hình, điện ảnh của Trung Quốc tại hải ngoại đã được nhiều học
giả nghiên cứu đến. Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu được chia thành hai
hướng, một hướng là nghiên cứu về lịch sử phát triển và hiện trạng của ngành
xuất khẩu truyền hình Trung Quốc từ khía cạnh toàn cầu hóa, một hướng là
chuyên nghiên cứu về tình hình phát triển của ngành văn hóa truyền hình
Trung Quốc từ khía cạnh của một quốc gia nào đó hoặc một khu vực nhất
định. Trong đó, các công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển và hiện trạng
của ngành xuất khẩu truyền hình từ khía cạnh toàn cầu hóa đang chiếm tỷ lệ
lớn. Có thể kể ra những công trình nghiên cứu sau đây:
- 董文杰,中国电视剧的对外传播;山东大学,济南,2011 (Đổng Văn Kiệt,
Quá trình truyền bá ra nước ngoài của phim truyền hình Trung Quốc; Trường
Đại học Sơn Đông, Tế Nam, 2011).
- 何晓燕,全球化语境下中国电视剧的跨文化传播分析;中国艺术研究院, 北
京,2012 (Hà Hiểu Yến, Phân tich về quá trình truyền bá văn hóa Trung Quốc
qua phim truyền hình ra nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa; Viện
Nghiên cứu Nghệ thuật Trung Quốc, Bắc Kinh, 2012).
- 江曼,中国影视出口的问题与对策;首都经济贸易大学,北京,2014 (Giang
Man, Các vấn đề và đối sách trong việc xuất khẩu điện ảnh Trung Quốc;
Trường Đại học Ngoại thương Bắc Kinh, Bắc Kinh, 2014).
Nhóm những bài nghiên cứu trên đã cho thấy, ngành điện ảnh - truyền
hình là ngành văn hóa quan trọng tại Trung Quốc và đang dần dần trở thành
một phần quan trọng trong sức mạnh mềm của Trung Quốc, có vai trò truyền
bá văn hóa dân tộc và tăng cường sức mạnh toàn diện của quốc gia. Những
bài viết trên cũng đưa ra những vấn đề chủ yếu trong quá trình xuất khẩu văn
4
hóa truyền hình mà Trung Quốc đang gặp phải: Một là sự phát triển của
ngành công nghiệp truyền hình Trung Quốc đang bị hạn chế về mặt tài chính
và thị trường; Hai là chất lượng của sản phẩm truyền hình vẫn đang có nhiều
vấn đề về nội dung, sản phẩm đơn điệu và công nghệ sản xuất lạc hậu; Ba là
sự khác biệt trong văn hóa lịch sử đã gây khó khăn cho khán giả nước ngoài
trong việc tiếp nhận sản phẩm truyền hình Trung Quốc.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về tình hình phát triển của
truyền hình Trung Quốc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực
Đông Nam Á. Có thể kể ra là:
- 凌婉月, 中国大陆电视剧在韩国的传播研究;中央民族大学,北京,2013
(Lăng Uyển Nguyệt, Nghiên cứu về việc truyền bá phim truyền hình của
Trung Quốc đại lục tại Hàn Quốc; Trường Đại học Dân tộc Trung ương, Bắc
Kinh, 2013).
- 王晨, 中国古装电视剧在日本的跨文化分析 ;天津师范大学,天津 2014
(Vương Thần, Phân tích về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc qua phim
truyền hình cổ trang Trung Quốc tại Nhật Bản; Trường Đại học Sư phạm
Thiên Tân, Thiên Tân 2014).
- 周静, 论中国偶像剧在泰国的传播 ;浙江大学,杭州, 2015 (Chu Tĩnh,
Nghiên cứu về sự truyền bá của phim thần tượng Trung Quốc tại Thái Lan;
Trường Đại học Chiết Giang, Hàng Châu, 2015).
Luận văn thạc sĩ của Tông Sảnh Sảnh "Nghiên cứu về sự phát triển của
phim truyền hình Đại lục Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á -- từ khía
cạnh khán giả"1 đã nhận định rằng do vị trí địa lý gần gũi, văn hóa tương
đồng nên khán giả Đông Nam Á dễ tiếp nhận các sản phẩm truyền hình Trung
Quốc. Các nước Đông Nam Á đã trở thành một trong những khu vực nhập
khẩu sản phẩm truyền hình Trung Quốc nhiều nhất.
1
宗倩倩,中国大陆电视剧在东南亚的传播研究——基于受众视角;浙江大学,杭州,2014.
5
Đồng thời, nhiều bài báo cáo, công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến
sự phát triển của phim truyền hình Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, như:
- 朱景和,访越记事——中国电视剧在越南;当代电视,1997(09):6 - 7.
(Chu Cảnh Hòa, Phỏng Việt ký sự - Phim truyền hình Trung Quốc tại Việt
Nam; Đương đại truyền hình, 1997(09): 6 - 7).
- 李法宝,王长潇,从文化认同看中国电视剧在越南的传播;现代视听,2013
(11):29-31 (Lí Pháp Bảo, Vương Trường Tiêu, Từ một góc nhìn văn hóa
tương đồng đến nghiên cứu quá trình truyền bá của phim truyền hình Trung
Quốc tại Việt Nam; Nghe nhìn hiện đại, 2013(11): 29 - 31).
- 陈海丽,中国影视剧对越南文化生活的影响;社科论坛,2009(8): 84
- 87. (Trần Hải Lệ, Sự ảnh hưởng của phim điện ảnh - truyền hình tới cuộc
sống văn hóa của người dân Việt Nam; Diễn đàn Xã khoa, 2009(8): 84 - 87 ).
Nhưng các bài trên chỉ là giới thiệu sơ lược về những bộ phim truyền
hình đang phát sóng và được người Việt Nam đón nhận như thế nào (chẳng
hạn như "Khát vọng", "Tây du ký", "Một gia đình Thượng Hải",..) mà chưa có
sự phân tích sâu sắc, thâu đáo.
Nhiều lưu học sinh và học giả Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc
cũng đã quan tâm đến sự phát triển và những ảnh hưởng của phim truyền hình
Trung Quốc tại Việt Nam, như:
- Le Lan Huong (2012) , 1991 年后中国电视剧在越南的跨文化传播; 华东师
范大学,上海 (Lê Lan Hương (2012), Quá trình truyền bá của văn hóa phim
truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam sau năm 1991; Trường Đại học Sư
phạm Hoa Đông, Thượng Hải).
- 柯玲,Do Thi Thanh Phuong (2012),电视剧《西游记》在越南;南京师
范大学文学院学报 ,2011(6):170-174 (Khả Linh, Đỗ Thị Thanh Phương
(2012), Phim truyền hình Trung Quốc "Tây du kí" ở Việt Nam; Báo Trường
6
Đại học sư phạm Nam Kinh, 2011(6): 170 - 174).
- Ha Thi Thao (2012), 中国电视剧在越南发展之路初探 ;电视研究, 2012
(4):78-80 (Hà Thị Thảo, Sơ thảo con đường phát triển của phim truyền
hình Trung Quốc ở Việt Nam; Nghiên cứu điện ảnh, 2012(4): 78 - 80).
Các bài nghiên cứu trên đã giới thiệu một cách khá toàn diện về quá trình
phát triển của truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam, đặc biệt là bài "Sơ thảo
con đường phát triển của phim truyền hình Trung Quốc ở Việt Nam" của Hà
Thị Thảo. Bài viết này đã chia lịch sử phát triển của phim truyền hình Trung
Quốc tại Việt Nam thành hai giai đoạn: Giai đoạn giao lưu văn hóa (1993 -
1999) và giai đoạn thương mại hóa (từ 2000 đến nay). Nhưng các bài viết trên
đều chủ yếu nghiên cứu về phim truyền hình Trung Quốc và ít đề cập đến các
chương trình truyền hình khác.
Có thể thấy rằng, những nghiên cứu trên là tiền đề quan trọng cho các
công trình nghiên cứu tại Việt Nam về làn sóng văn hóa Trung Quốc liên quan
đến luận văn này. Nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng, ở cả Việt Nam lẫn
Trung Quốc chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề mà chúng tôi nghiên
cứu là "Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình tới giới
trẻ Việt Nam".
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình phát triển và thực trạng của truyền hình Trung Quốc tại
Việt Nam.
Phân tích và đánh giá sự tiếp nhận làn sóng văn hóa Trung Quốc trên
truyền hình và những ảnh hưởng của nó tới giới trẻ Việt Nam (qua các số
liệu điều tra cụ thể).
Đề xuất một số giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của làn
sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền hình Việt Nam và đưa ra một số ý
kiến nhằm phát triển giao lưu văn hóa truyền hình giữa hai nước.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Nghiên cứu những tác động của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên
truyền hình đối với giới trẻ tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
4.2. Phạm vi
- Phim ảnh truyền hình và các chương trình giải trí truyền hình của
Trung Quốc ở Việt Nam (từ 1991 - 2016).
- Khảo sát nhu cầu và sở thích của giới trẻ xem chương trình truyền hình
tại địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành công trình nghên cứu này, tác giả đã sử dụng một số
phương pháp cơ bản này:
- Phương pháp điều tra xã hội học: cuộc điều tra được tiến hành đối với
300 sinh viên và các bạn thanh niên đã đi làm (được lựa chọn ngẫu nhiên tại
Làng sinh viên Hacinco, Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHQGHN) và
Học viện Ngân Hàng, Trung tâm thương mại Royal City trong nội thành Hà
Nội, Khu công ngiệp Chương Mỹ tại Hà Tây và Khu công nghiệp Rạng Đông
tại tỉnh Nam Định). Bảng hỏi có 25 câu hỏi xoay quanh các chương trình
truyền hình Trung Quốc và việc tiếp nhận các sản phẩm văn hóa Trung Quốc.
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân: trên cơ sở những kết quả định lượng
từ phương pháp xã hội học, chúng tôi còn tiến hành việc phỏng vấn cá nhân.
Để phóng vấn có hiệu quả hơn, chúng tôi đã chuẩn bị câu hỏi dựa trên các
thông tin từ phương pháp điều tra xã hội học thu được và tiếp tục tổng hợp
phân tích.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp cực kỳ quan
8
trọng trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi đã thực hiện việc phân tích tổng
hợp các nội dung thu được từ cuộc điều tra xã hội học, phỏng vấn cá nhân và
những thông tin trên tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học và tài
liệu lưu trữ thông tin đại chúng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo ra,
luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Lịch sử phát triển và hiện trạng của truyền hình Trung Quốc
tại Việt Nam
Chương 3: Sự tiếp nhận của làn sóng văn hóa Trung Quốc trên truyền
hình và những ảnh hưởng của nó tới giới trẻ Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và
phát triển giao lưu văn hóa truyền hình giữa hai nước
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm
Để tìm hiểu một cách rõ ràng các nội dung trong luận văn, đầu tiên
chúng tôi xin giới thiệu một số khái niệm xuất hiện trong luận văn.
1.1.1. Giới trẻ
Giới trẻ là một khái niệm liên quan đến độ tuổi và đây là một khái niệm
chưa được thống nhất.
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản chi tiết nào giới hạn cụ thể về độ tuổi
cho khái niệm này. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học biên
soạn và xuất bản vào năm 2011 của Nhà xuất bản Đà Nẵng đã định nghĩa
"Giới" có nghĩa là:" lớp người trong xã hội được phân theo một đặc điểm
chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội, v.v" [12, tr.632]. Còn "Trẻ" mang
ý nghĩa là:" ở vào thời kì còn ít tuổi, cơ thể đang phát triển mạnh, đang sung
sức" [12, tr.1603]. Vậy khái niệm "giới trẻ " theo chúng tôi là: một lớp người
trong xã hội được phân theo đặc điểm độ tuổi, họ đang ở vào thời kì còn ít
tuổi và cơ thể của họ đang phát triển mạnh mẽ và sung sức.
Thực ra, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm "giới trẻ"
đều giải thích khái niệm "giới trẻ" tương đương với khái niệm "thanh niên"
hoặc "thanh thiếu niên". Ví dụ, trong phần mở đầu của cuốn sách Văn hóa
nghe nhìn và giới trẻ, tác giả đã viết: "khái niệm giới trẻ ở đây được hiểu như
"thanh thiếu niên"[8, tr.11]; Và trong bài viết của báo Việt Báo viết rằng:" nói
tới khái niệm giới trẻ là nói tới tuổi thanh niên"1.
Thuật ngữ "tuổi thanh thiếu niên" có nguồn gốc từ động từ tiếng La tinh
1
Bao nhiêu tuổi được gọi là tuổi "thanh niên"?
http://vietbao.vn/The-gioi-tre/Bao-nhieu-tuoi-duoc-goi-la-thanh-nien/45114532/275/
10
adolescere có nghĩa là lớn lên hoặc trưởng thành. Tổ chức Y tế Thế giới (WTO)
quy định thanh niên là lứa tuổi từ 19 - 24 tuổi. Còn chương trình Sức khỏe
sinh sản & Sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh
châu Âu (EU) và Qũy Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đều lấy độ tuổi thanh
niên là 15 - 24 tuổi1. Trong Dự án Luật Thanh Niên năm 2005, Ủy ban thường
vụ Quốc hội đã thống nhất độ tuổi của thanh niên Việt Nam là từ 16 đến 30
tuổi2.
Tổng hợp các quy định và ý kiến trên, công trình nghiên cứu này chúng
tôi sẽ giới hạn độ tuổi của các đối tượng điều tra là từ 18 đến 25 tuổi, tức là
khoảng vào lứa tuổi học đại học.
1.1.2. Truyền hình
Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô
tuyến điện [17, tr. 9].
Thuật ngữ truyền hình (Television, viết tắt TV) có nguồn gốc từ tiếng
Latinh và tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp "truyền hình" là "Television",
viết tắt giống tiếng Anh là TV được ghép từ "tele" (ở xa) và "videre" (nhìn
được) để chỉ sự truyền tin bằng cách kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh thông
qua công cụ chuyển đổi ánh sáng và âm thanh thành sóng điện tử rồi tái tạo
chúng thành những tia sáng thấy được và những âm thanh nghe được. Những
hình ảnh này có thể là hình ảnh tĩnh hoặc động của đối tượng hay vật thể. Nói
chung, truyền hình được hiểu là thông tin kết hợp hình ảnh và âm thanh thông
qua phát sóng hoặc các hình thức dẫn truyền khác và được người xem tiếp
nhận trên truyền hình. Hiện nay, truyền hình thường được khán giả hiểu là các
1
Tuổi vị thành niên
http://trungtamkhcnthanhhoa.vicet.vn/ArticleDetail/230/463/TUOI-VI-THANH-NIEN.aspx
2
Luật Thanh Niên năm 2005 và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung
http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2159
11
chương trình và phim được chiếu trên màn hình TV. Nói tới xem truyền hình
có nghĩa gần với xem chương trình truyền hình hoặc xem phim truyền hình.
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, khán giả
không nhất thiết phải ngồi tại nhà, trước màn hình TV để xem truyền hình. Dù
ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chúng ta cũng có thể nắm được thông tin của cả
thế giới. Truyền hình không chỉ là một phương tiện truyền thông, phương tiện
giải trí thuần túy, truyền hình còn đáp ứng được các nhu cầu của người dân
trong rất nhiều lĩnh vực. Ngày nay, truyền hình đã trở thành một phương tiện
rất quan trọng để người dân hưởng thụ các sản phẩm văn hóa.
1.1.3. Phim truyền hình
Phim truyền hình là một thể loại phim được sản xuất và dùng để phát
sóng trên hệ thống truyền hình. Phim truyền hình được sản xuất với chuẩn
mực riêng và phụ thuộc vào hệ thống truyền hình (có những định dạng khung
hình khác nhau) [17, tr. 16].
Phim truyền hình là một loại hình có tính hấp dẫn và đã được đón nhận
một cách rộng rãi. Phim truyền hình bao gồm các đề tài và thể loại phim khác
nhau. Để thống nhất tiêu chuẩn sản xuất phim truyền hình các nước đều đưa
ra những quy định riêng của mình. Tại Trung Quốc, năm 2012 Tổng cục Phát
thanh Điên ảnh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã phân loại phim
truyền hình thành 5 đề tài (phân theo thời gian lịch sử):
12
Bảng 1- 1:
Phân loại đề tài của phim truyền hình Trung Quốc
Tên đề tài Thời gian
Đề tài cổ đại Trước năm 1911 (thời phong kiến Trung Quốc kết thúc)
Từ 1911 - 1949 (từ Cách mạng Tân Hợi đến
Đề tài cận đại
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập )
Từ 1949 - 1979 (từ khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Đề tài hiện đại thành lập đến khi Chính phủ Trung Quốc đưa ra Chính sách
Cải cách mở cửa )
Đề tài đương đại Từ1979 - nay (Từ Cải cách mở cửa đến nay)
Đề tài trọng đại Những phim sáng tạo từ các sự kiện
(Nguồn: 张志华(2012),电视剧分类;北京师范大学出版,北京)
Từ 5 đề tài trên, phim truyền hình lại được phân thành các thể loại khác
nhau. Theo thống kê của các nhà truyền thông, phim truyền hình tại Trung
Quốc đại thể bao gồm 12 thể loại, gồm phim thần tượng, phim hài ngắn tập,
phim hài loại thường, phim võ thuật kiếm hiệp, phim hình sự phá án, phim
hành động, phim ngôn tình, phim gia đình, phim viễn tưởng, phim thần thoại,
phim lịch sử, phim cổ trang, phim quân sự [29, tr. 12].
1.1.4. Sức mạnh mềm văn hóa
Thuật ngữ "sức mạnh mềm"(soft power), hay thực lực mềm, hoặc có
người còn gọi là quyền lực mềm là do giáo sư Joseph S. Nye Jr.- nguyên Viện
trưởng Học viện John F. Kennedy, Hoa Kỳ nghiên cứu và đưa ra định nghĩa
lần đầu tiên vào năm 1990 trong cuốn sách "Bound to Lead - The Changing
Nature of American Power"(Vượt lên để dẫn đầu: Bản chất đang thay đổi của
sức mạnh Mỹ). Theo đó, một quốc gia xây dựng nguồn sức mạnh mềm thành
công là dựa trên sức hấp dẫn của văn hóa, quan điểm chính trị và chính sách
ngoại giao đủ sức lôi cuốn nước khác đi theo mình. Không như sức mạnh
cứng (hard power) bao gồm tiềm lực về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và
13
nguồn tài nguyên cơ bản, mà xưa nay là những sức mạnh hữu hình chi phối
các quan hệ quốc tế [24, tr. 26].
Trong cuốn sách "Ràng buộc để dẫn dắt: Bản chất sức mạnh đang thay
đổi của Mỹ" đã xuất bản vào năm 1990, J.Nye đã đưa ra nội hàm khái niệm
"sức mạnh mềm" bao gồm những nội dung sau: ① Sức mạnh mềm là sự hấp
dẫn và mê hoặc chứ không phải cưỡng chế hay ép buộc. Một quốc gia có thể
khiến đối tượng có hành vi học tập và làm theo những điều mình mong muốn
thông qua sức lan tỏa về văn hóa, hình thái ý thức và chế độ, từ đó thực hiện
mục tiêu chiến lược của quốc gia; ② Sức mạnh mềm phản ánh khả năng của
một quốc gia đề ra và xây dựng các thể chế quốc gia, đó cũng chính là hình
thức quyền lực mới mà chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới đề
cập đến; ③ Sức mạnh mềm mang tính thừa nhận, có thể là thừa nhận về giá trị
hay thể chế, cũng có thể là thừa nhận trong phán đoán hệ thống quốc tế.
Quyền lực mang tính thừa nhận giúp cho một quốc gia đạt được sự hợp pháp
trên trường quốc tế [14, tr. 14].
Theo lý thuyết của J. Nye, nền văn hóa của một quốc gia có sức hấp dẫn
đối với các quốc gia khác sẽ là nguồn lực tạo nên sức mạnh mềm. Trong bối
cảnh nhất định, văn hóa có thể được coi như một nguồn lực quan trọng của
sức mạnh mềm. Văn hóa hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng, các nền văn
hóa khác nhau tương tác theo những cách thức khác nhau, là kênh truyền bá
giá trị và tư tưởng chính trị của một quốc gia.
Về khái niệm sức mạnh mềm văn hóa, hệ thống lý luận sức mạnh mềm
của Joseph Nye đã chỉ ra, sức mạnh mềm văn hóa là một loại sức mạnh mềm,
có sức hấp dẫn, thu phục, có khả năng ảnh hưởng và lôi cuốn của một quốc
gia đối với các quốc gia khác bằng các giá trị văn hóa, tinh thần, hệ tư tưởng
được thực hiện thông qua các phương thức mang tính phi cưỡng chế và nhằm
14
đạt được các mục tiêu chiến lực quốc gia đó trong quan hệ quốc tế1. Sức mạnh
mềm văn hóa đề cập tới sức mạnh vô hình của một quốc gia như hệ thống
chính trị, các giá trị văn hóa cùng với hình ảnh quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, trong chiến lược phát huy sức mạnh mềm thì
sức mạnh mềm văn hóa là cốt lõi. Nhiều quốc gia đã chú trọng đến việc xây
dựng chiến lược phát triển văn hóa, hướng tới mục tiêu tìm cách đưa hình ảnh
của đất nước và văn hóa của đất nước đó ngày càng trở nên thu hút hơn đối
với thế giới. Các nước phương Tây đã khá thành công trong chiến lực đó, ví
như khi nhắc đến nước Pháp, người ta sẽ nghĩ ngay đến Tháp Eifel, Khải
Hoàn Môn, rượu vang Bordeaux; nói đến nước Ý, sẽ nghỉ ngay đến bánh
Pizza, Nhà thờ Milan, Giải bóng đá Serie A; hay nói đến Úc, sẽ nghỉ đến Nhà
hát con sò Sydney, chuột túi Kangaroo, thịt bò Úc,... Trong thời đại bùng nổ
thông tin ngày nay, hệ thống mạng Internet, công nghệ điện ảnh, truyền hình
kỹ thuật số... cũng đã trở thành những công cụ hữu ích của sức mạnh mềm
văn hóa vượt trội giới hạn không gian và thời gian. Các nước như Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc... là những quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong việc sử
dụng sức mạnh mềm văn hóa như một quyền lực thứ hai trong chiến lực gia
tăng vị thế, quyền lực cũng như ảnh hưởng đối với thế giới thông qua truyền
hình, điện ảnh, âm nhạc, thời trang của ngành công nghệ giải trí. Dựa trên sức
hấp dẫn của văn hóa là phương thức hiệu quả xây dựng thành công sức mạnh
mềm của một quốc gia.
Đồng thời, trong quá trình truyền bá văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa
cũng có những hạn chế khó thể tránh khỏi. Trước tiên, sức mạnh mềm văn
hóa chỉ phát huy hiệu quả khi đất nước đó mang những hệ giá trị văn hóa hấp
dẫn và nhận được sự đón nhận của nhiều người nên không phải bất kỳ quốc
1
Sức mạnh mềm văn hóa và lựa chọn của Việt Nam
http://www.vhnt.org.vn/tin-tuc/y-kien-trao-doi/27721/suc-manh-mem-van-hoa-va-lua-chon-chinh-sach-cua-v
iet-nam
15
gia nào cũng có thể xây dựng được sức mạnh đó. Thứ hai, nếu sức mạnh mềm
được triển khai một cách qua mạnh mẽ cũng sẽ dẫn tới những hậu quả không
mong muốn. Ví dụ trong thế kỷ XX, chủ nghĩa phát xít thông qua nhiều cách
đã ép buộc nhân dân các nước khác tiếp nhận và chào đón văn hóa của họ,
như phát máy thu thanh miễn phí và phát sóng những nội dung liên quan đến
chủ nghĩa phát xít để thay đổi tư duy và mua chuộc lòng người nhưng cuối
cùng chúng đã hoàn toàn thất bại. Vì sức mạnh mềm văn hóa là thứ sức mạnh
có thể thông qua lực hút một cách tự nhiên từ những giá trị văn hóa sẵn có mà
không phải những biện pháp ép buộc, cưỡng chế nào có thể thực hiện được.
Trong quan hệ quốc tế, những tác động mà sức mạnh mềm văn hóa
mang lại cho một quốc gia không chỉ là nhãn tiền mà nó mang tính lâu dài và
bền vững. Hiện nay, sức mạnh mềm văn hóa ngày càng trở thành sức hội tụ
dân tộc và là mạch nguồn quan trọng của sự sáng tạo, là nhân tố quan trọng
của sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia
là một biện pháp chiến lược quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa.
1.2. Làn sóng văn hóa Trung Quốc
Từ xưa đến nay, trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đã vận dụng đạo lý
"binh pháp không đánh mà khuất phục lòng người" thông qua sự hấp dẫn về
văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để quy phục thiên hạ.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với việc gia tăng "sức mạnh cứng" trên bình diện
chính trị, kinh tế, quân sự, Trung Quốc đã và đang dành nhiều mối quan tâm
đối với "sức mạnh mềm"[14, tr. 9].
Năm 2006, thuật ngữ "sức mạnh mềm" lần đầu tiên xuất hiện chính thức
trong văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại Đại
hội Đại biểu Toàn quốc Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc và Đại
hội Đại biểu Toàn quốc Hiệp hội nhà văn Trung Quốc, nguyên Chủ tịch nước
Hồ Cầm Đào nhấn mạnh:"Tìm hướng phát triển đúng cho văn hóa Trung
16